Đọc bài viết của anh Khăm ghi về những hồi ức về ngày 30/4, tôi càng thấy khâm phục ông TT Trần Văn Hương dù tôi biết ông là người mang nặng hoài bão của một kẻ sĩ kiểu văn hóa Nho giáo (văn hóa đến từ phương bắc)
Câu nói của ông khi trao quyền TT cho ông Dương Văn Minh là :
Làm sao để máu đừng đổ, thịt xương đừng rơi thì lịch sử và nhân dân sẽ đời đời nhớ ơn Đại tướng !!
Và ông Minh đã làm đúng như vậy dù có ai đó trách ông là phản bội, là hèn nhát...mà những kẻ trách ông hầu hết là những người đã... cao chạy xa bay.
Tôi còn khâm phục ông Hương ở chỗ là khi chính quyền CS trao trả cho ông quyền công dân, ông đã khẳng khái từ chối với lý do : Ông là người lãnh đạo chịu trách nhiệm trước dân và bao nhiêu binh lính, công chức thuộc quyền thế mà họ bị còn bị tù đày thì làm sao ông nhận cái quyền đó... Làm chính trị tất nhiên ông hiểu cái bánh đó chỉ là cái bánh vẽ nhưng cách trả lời của ông đã thể hiện được ý thức trách nhiệm của một người làm chính trị.
Bài báo của VnEspress của tác giả Hạ Băng có nói đến việc Chiến tranh không bao giờ là ngày hội... Đúng thế và càng đặc biệt hơn nếu đó là nội chiến... Tôi nhớ đến thảm sát Mậu Thân ở Huế, nhớ đến xác đồng bào tôi rãi đầy trên đại lộ kinh hoàng ở Quảng Trị năm 1972, nhớ đến những gian khổ chết chóc của bao nhiêu bạn bè người thân tôi ngoài biển cả khi đi vượt biên... Không thể có chính nghĩa nào khỏa lấp được tội ác khi giết chóc đồng bào mình cho dù là nhân danh thống nhất..
Người ta có thể biện minh cho Tần Thủy Hoàng trong việc gồm thâu lục quốc và đốt sách, chôn sống học trò bằng hai từ thống nhất. Đó là văn hóa của tàu và Nho giáo.
Không có tội ác nào bằng việc giết người vô tội để nhân danh chính nghĩa cả... Nó cũng giống như thằng TT Phillipin bắn giết người không qua xét xử vậy... Thế giới văn minh xem đó là hành vi diệt chủng...
Tôi vẫn khâm phục và tưởng nhớ các vị tướng tá của VNCH đã tuẩn tiết hoặc bị xử bắn trong ngày này. Họ đã sống và chết đúng nghĩa của một võ tướng cũng như trung tá Ngụy Văn Thà đã không rời khỏi HQ10 khi tàu sắp chìm. Đó là những tấm gương lịch sử phải lưu danh cho con cháu nhớ.
Nhưng có một thứ chiến tranh buộc phải sống chết.. Đó là khi đất nước bị xâm lược, bị đồng hóa.. dù là bạn đang mang trong mình lý tưởng gì...
Tôi nhớ hình ảnh những người lính Syrie quỳ gối để chiến binh ISS xả súng vào đầu... Nhớ cảnh những trí thức Kampuchia bị Ponpot xử tử trong bộ phim Cánh Đồng Chết..
Chấp nhận bị nô lệ và bị tàn sát dễ đến thế ư ?
Chiến tranh và cả những hệ lụy của nó bây giờ không chỉ đơn thuần là súng đạn hay vũ khí hạt nhân.. Nó có thể đến từ các phương tiện bạn đang cầm trên tay... từ cái điện thoại... Từ facebook, từ Google... Từ thức ăn bạn ăn tẩm hóa chất.. từ phân bón bạn rãi xuống đồng ruộng, từ con virus Corona đang tàn phá một phần của thế giới...
Có một bài ca không bao giờ quên... Anh Trần Tiến đã hát thế khi nhớ đến những người thương binh... Tôi cũng có những bài ca để nhớ về biển... Biển ngàn đời vẫn đẹp nhưng một phần biển quê tôi đã chết. Ngày nào tôi còn không dám ăn cá biển, ngày nào những đồng bào miền Trung của tôi còn bỏ xứ tha phương cầu thực thì ngày đó tôi còn phải nhớ...
Người Việt Nam dù bất cứ ở đâu, dưới lá cờ nào mà làm nên những kỳ tích để thế giới ngưỡng mộ dân tộc Việt Nam tôi đều kính trọng đều coi họ là anh hùng, tổ quốc trong tôi là người Việt dù họ đang ở đâu...
Người Do Thái dù bị trục xuất khỏi Palestin gần 100 năm không còn đất nước nhưng khắp thế giới ai cũng biết họ là người Do Thái...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét