28 thg 3, 2021

TRỞ LẠI VỀ CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC...Trần Phong Vũ

 Hơn 50 năm trước, tôi đứng trên bậu cửa sổ lầu một của ngôi trường Trung học thân yêu nhìn xuống sân và chứng kiển cảnh một bạn học bị đánh hội đồng. Đánh thật sự chứ không đùa, một đám học sinh quây thành vòng tròn vây kín nạn nhân ở giữa... không có lối thoát. Cứ mỗi lần bạn ấy lao tới đâu cũng đều ăn một cú đấm hoặc đá. Thời đó tệ nạn bạo lực đã có rồi, chuyện lận dao đi học hay vác mã tấu rượt đuổi trước cổng trường cũng đã xuất hiện...

Chỉ có điều tôi nhớ lại những học sinh có dính đến những chuyện đó đều ít nhiều có máu mặt ( bây giờ gọi là có số má ). Tôi vẫn nhớ hình ảnh bạn học đó tuy bị đâm ( bằng tua vít thôi ) máu rỉ ra chút chút trên áo mà vẫn đi hiên ngang trong trường. Thời đó không ai đánh những học sinh hiền lành chỉ lo học, có thể ăn hiếp, có thể dọa nạt nhưng không ai đánh một người dưới tay mình. Cái đó gọi là nghĩa khí giang hồ. Một vài người trong số những người bạn hiền lành học giỏi ai cũng kính nể giờ đây đã thành danh và ở nước ngoài.

Nhắc lại việc này ý tôi muốn nói là nạn bạo lực trong học đường đã có cách đây gần nửa thế kỷ. Lúc đó còn có thể đổ lỗi cho chiến tranh, cho xã hội băng hoại còn thời nay đổ lỗi cho ai...?
Trường học là một xã hội thu nhỏ, ở đó học sinh được học hành theo giờ giấc giống như ngưới lớn phải tham gia lao động vậy. Có tình thầy trò, có tình bè bạn, có lòng nhân ái và cũng có bè nhóm, có dối trá có ... lừa thầy phản bạn như ngoài xã hội. Để điều hành và duy trì trật tự ngòai xã hội người ta phải dùng đến luật pháp còn trong nhà trường thì ngoài những bài đạo đức thông thường, không chỉ dựa vào uy tín và đạo đức của thầy cô mà còn phải có nội quy, quy chế để răn đe và... trừng phạt nếu cần thiết.
Bạn tôi ở nước ngoài kể : một học sinh mẫu giáo khoe với bạn là có dao trong cặp, a lê bị đuổi học 3 ngày cảnh cáo, còn nếu có dao thật sự thì ... đuổi thẳng và không giải quyết vào học lớp 1 dù đúng tuyến... cũng phải thôi vì còn phải bảo vệ bao nhiêu học sinh khác và bảo vệ uy tín nhà trường.
Một bạn khác cũng ở nước ngoài và là hiệu trưởng một trường tiểu học kể : khi mới đi dạy làm bảo mẫu... Chỉ vì nhìn thấy một học sinh lớp hai đi học đeo kính đen bị té mà bật cười. Khi đở em này đứng dậy cô bị em đấm cho một phát vào giữa mặt... Cô ấy còn bị hiệu trưởng rầy vì ... thấy người bị nạn mà cười là xúc phạm nhân cách. Ngay một học sinh lớp hai cũng đã biết tức giận khi nghĩ rằng mình bị xúc phạm.
Một bạn khác kể : con gái học trung học được phép mang điện thoại di động nhưng phải để chế độ rung, không được nghe và gọi trong giờ học. Vi phạm lần nhất phạt cảnh cáo 3 ngày nếu tái phạm thì đuổi thẳng và chẳng có phũ huynh hs. nào đi kiện cả. Đó là quy định của trường. Muốn học thì chấp hành không thì ... đi học trường khác
Kể lại những chuyện này tôi không nhắm vào một ai hay một tổ chức nào cả chỉ muốn ôn lại kinh nghiệm và nói lên suy nghĩ của mình
Dù có Luật giáo dục, có công ước quyền trẻ em hay hàng tá kinh điển về tâm lý giáo dục, luận lý về sư phạm.... vẫn không được quyền bỏ qua khâu tổ chức... Trách nhiệm , quyền hạn phải tương xứng và phù hợp không thể giao trách nhiệm giáo dục chung chung cho giáo viên mà không cho họ quyền hạn thực thi trách nhiệm của mình và ở đâu không có luật lệ quy định rõ ràng thì ở đó sẽ có tình trạng vô tổ chức.
Nếu ngoài xã hội bạn thấy người ta bạo hành công khai hay cướp giật công khai. Bạn có gào lên " Bớ công an..." mà nếu lực lượng thực thi luật pháp không xuất hiện ở đó, liệu bạn có dám lên tiếng đòi trừng phạt chính quyền sở tại và những người có trách nhiệm bảo vệ dân không..?
Cũng giống như khi bạn đặt vấn đề phải xử lý giáo viên và ban giám hiệu vì để cho tình trạng bạo lực tồn tại trong nhà trường....

TRẦN PHONG VŨ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét