28 thg 3, 2021

THẤT LẠC VĂN HOÁ QUA CÁCH BỎ DẤU TIẾNG VIỆT

 Viết về một sự thất lạc không nên có : Cách bỏ dấu Tiếng Việt.

Từ khi máy tính thịnh hành có một vấn đề là cách bỏ dấu Tiếng Việt như thế nào.
Có nhiều bộ gõ nhưng thịnh hành nhất là bộ gõ UniKey và VietKey. Trong các bộ gõ này các tác giả là những nhà Tin học nên không nắm rõ quy luật bỏ dấu và có lẽ cũng không biết hỏi ai và tìm đâu cho nên đưa ra các cách : kiểu cũ, kiểu mới v,v,v thậm chí trong UniKey còn có mục cho phép đặt oà, uý thay vì òa, úy.
Năm 2004 có xuất bản cuốn “Từ điển chính tả Tiếng Việt thông dụng” của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Trọng Báu. Tác giả đã dành đến 6,5 trang để viết về cách bỏ dấu Tiếng Việt, đặc biệt là trình bày không theo quy luật cụ thể mà như mù tả voi.
Lên Wikipedia Tiếng Việt thì có đến 3 cách bỏ dấu là : KIỂU CŨ, KIỂU MỚI và TRONG ĐỜI SỐNG. Kiểu cũ thì đơn giản nhưng trình bày không rõ ràng, kiều mới và trong đời sống thì quá phức tạp không dễ nhớ. Cả 3 kiểu đều là mù tả voi hoặc mộng du trong đêm.
Tiếng Việt là công trình kéo dài hàng trăm năm của các Linh mục Dòng Tên, chắc chắn rằng không để lại một bộ ngôn ngữ rối rắm như thế (Alexandre de Rhodes chỉ là người truyền bá – Theo học giả Nguyễn Văn Vĩnh) . Rối rắm là do hậu thế làm thất lạc những gì người trước truyền lại.
Thật ra cách bỏ dấu Tiếng Việt rất đơn giản :

1. Các nguyên âm có mũ hoặc móc... luôn luôn mang dấu. Ví dụ : nguyệt, thuở, muốn, hoặc.

2. Từ có 1 nguyên âm thì nguyên âm đó mang dấu. Ví dụ : hạt, cộm.

3. Từ có 2 nguyên âm tận cùng thì dấu nằm nguyên âm trước. Ví dụ : hòa, kéo.

4. Từ có 2 nguyên âm nhưng tận cùng là phụ âm thì dấu nắm nguyên âm sau.
Ví dụ : hoàn
Lưu ý : QU và GI là phụ âm kép cho nên U hoặc I ở đây không được tính là nguyên âm nên không mang dấu. Ví dụ : già, quà.

5. Từ có 3 nguyên âm thì dấu nằm nguyên âm giữa. Ví dụ : thoại, hoài, khuỷu.
Chỉ thế thôi. Tư liệu này tôi lấy từ giáo trình Thư ký – Đánh máy của Miền Nam trước 1975. Điều này chứng tỏ Miền Nam trước 1975 chỉ có một cách và cách đó là do các Linh mục Dòng Tên đặt ra. Thời gian qua chúng ta đã có sự thất lạc : Thất lạc về văn hóa.
( @ Phuong Dong Nguyen )

TIẾNG VIỆT CÓ BAO NHIÊU MẪU TỰ
Nguyễn Hy Vọng
Việt ngữ có bao nhiêu mẫu tự?
Một người Mỹ hỏi tôi, Việt ngữ có bao nhiêu mẫu tự? Câu hỏi đó làm tôi lúng túng. Tôi hỏi ngược lại, Anh ngữ có bao nhiêu mẫu tự? Sau khi biết số mẫu tự của Anh ngữ, tôi hỏi vài người Việtnam, Việt ngữ có bao nhiêu mẫu tự, họ trả lời trật lất, làm cho tôi phì cười. Điều này có vẻ vô lý mà có thật !
Để có câu trả lời chính xác, tôi chia sẻ với bạn cách này:
Tôi lấy số mẫu tự Anh ngữ là 26 mà người bạn Mỹ cho biết:
26 – 4 = 22
Trừ 4 vì có 4 mẫu tự Việt ngữ không dùng là: F, J, W, Z
Việt ngữ có thêm 7 mẫu tự là: Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư và Đ

Vậy số mẫu tự của Việtngữ là: 22 + 7 = 29

Xếp đặt như sau:
A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L
M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y
Với 29 mẫu tự và 5 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, tạo cho Việt ngữ có 6 âm giọng, làm cho tiếng nói uyển chuyển mà nhiều người nước ngoài họ nói, khi nghe hai cô gái Việtnam nói chuỵện với nhau, họ tưởng hai cô đang ca hát.
Về ráp vần, không có chữ nước nào ráp vần hợp lý như Việt ngữ. Nhờ sự ráp vần hợp lý, giúp cho người Việtnam, sau it năm học có thể đọc báo, viết thư.
Cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho dân tộc Việtnam chữ viết dễ xử dụng mà nhiều dân tộc, như: Tàu, Nhật, Hàn, Cambốt, Tháilan, Ấnđộ... ao ước mà không được.
Có một người bạn chia sẻ, anh đã tiếng học Tiếng Tàu hơn 2O năm mà vẫn viết sai, và nhiều chữ vẫn không biết đọc.
NguyễnHyVọng

Khưu Kim Hoa chuyển

Tranh từ FB DungkhanhHo)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét