30 thg 9, 2020

Dòng Sông Trăng Mộng Mơ - Thơ Quách Như Nguyệt

Dòng Sông Trăng Mộng Mơ

Dòng sông dài cả dậm

Gặp nhau trong đời này

Anh là người vẽ mộng

Cũng là người đập nát

Trái tim em, buồn không?

 

Ở nơi nào anh đến

Xin cho em đi cùng

Ta lãng du thế giới

Cầu vòng nơi cuối cùng

Hai đứa mình cùng ngắm

Và sẽ cùng mơ chung

Cầu bẩy mầu sặc sỡ

Hỡi người em yêu dấu

Dòng sông trăng mộng mơ

Tình thật đẹp, tình thơ!

Quách Như Nguyệt

🌸 Mời Xem :Moon River.  Audrey Heptburn


🌸🌸  Em Đi - Thơ: Quách Như Nguyệt / Nhạc: Lê Hữu Nghĩa / Trình bày: Quang Châu

Mỹ: Phát hiện biến thể virus corona lây lan nhanh gấp 10 lần (Trithuc.vn)

 Nghiên cứu được thực hiện tại Houston, Mỹ cho thấy một biến thể virus corona mới có khả năng lây lan nhanh gấp 10 lần so với những biến thể khác. Đồng thời, nó còn có thể vượt qua các chướng ngại vật như khẩu trang, qua đó khiến cho các biện pháp phòng dịch phổ biến hiện nay như đeo khẩu trang và rửa tay trở nên không hiệu quả.


Theo tờ Washington Post, các nhà khoa học ở Houston hôm 23/9 vừa qua đã công bố một nghiên cứu về việc giải mã 5.085 bộ gen của virus corona được thu thập ở Houston kể từ tháng 3/2020, qua đó cho thấy sự tích tụ liên tục của các biến thể virus. Một trong số những biến thể này là D614G, được biết đến với khả năng siêu lây nhiễm. Tại đợt bùng phát thứ 2 ở Houston (một thành phố với khoảng 7 triệu dân), nghiên cứu phát hiện ra biến thể D614G đã tăng đến mức 99,9%.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chủng đột biến này làm tăng số lượng “gai” (spike) của virus corona – thành phần giúp virus liên kết và lây nhiễm cho tế bào vật chủ, từ đó làm tăng khả năng lây nhiễm của virus đột biến vào các tế bào.

Theo các nghiên cứu tại Houston, vào lần chẩn đoán đầu tiên, những bệnh nhân bị nhiễm chủng đột biến này có lượng virus tăng lên đáng kể. Các chuyên gia từ Đại học Chicago và Đại học Texas tại Austin cho biết, chủng D614G hiện đã “vượt xa các đối thủ cạnh tranh”. Họ phát hiện ra rằng, những người bị nhiễm chủng virus đột biến này có lượng virus ở đường hô hấp cao hơn, điều này khiến virus lây lan mạnh hơn.

Biến thể D614G chưa cho thấy dấu hiệu có khả năng gây chết người cao hơn các chủng khác. Tuy nhiên, theo những nhà nghiên cứu, biến thể virus này dường như có khả năng lây lan dễ dàng hơn giữa người với người, khiến các biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang và rửa tay không hiệu quả.

“D614G ngày càng xuất hiện nhiều ở Houston và các khu vực khác bởi nó thích nghi tốt hơn khi lây lan giữa người với người,” tác giả nghiên cứu James Musser tại Bệnh viện Giám lý Houston cho hay.

Nhà virus học David Morens thuộc Viện Dị ứng và Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (National Institute of Allergy and Infmission Diseases) cho biết kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng chủng virus này có thể dễ lây lan hơn và “có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát của chúng ta”.

Ông cho rằng, chủng virus này có thể sẽ phát sinh biến đổi đến mức có khả năng vô hiệu hóa các biện pháp phòng chống dịch như rửa tay và giãn cách xã hội.

“Đeo khẩu trang và rửa tay, những biện pháp này là rào cản ngăn lây truyền và lây nhiễm. Tuy nhiên, khi mức độ lây nhiễm của virus mạnh hơn, về mặt thống kê, nó có khả năng đột phá những chướng ngại vật này,” ông Morens cho hay.

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng một số khu vực của protein hình gai, mục tiêu chính mà vắc-xin ngừa virus corona hiện nay đang hướng tới, có tồn tại một số biến thể. Điều này chỉ ra rằng virus đang thay đổi nhằm lẩn tránh phản ứng miễn dịch của cơ thể. Các nghiên cứu trước đây cho thấy virus corona sẽ trở nên đột biến sau khi thích nghi với vật chủ là người.

Trước đó, trong một bài đăng trên trang Facebook cá nhân hôm 16/8 vừa qua, Giám đốc Cơ quan Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah cho biết biến thể D614G có khả năng lây nhiễm cao gấp 10 lần so với chủng virus đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán.

Ông Noor Hisham Abdullah đưa ra cảnh báo về biến thể D614G trên trang Facebook cá nhân. (Ảnh: Chụp màn hình)

Bên cạnh đó, theo ông Abdullah, loại biến thể này được các nhà khoa học tìm ra vào tháng 7/2020, xuất hiện phần lớn ở khu vực châu Âu và Mỹ, ngoài ra còn được phát hiện tại Anh, Ấn Độ, Philippines, Malaysia. Ông Abdullah cũng cho biết thêm rằng các loại vắc-xin ngừa virus corona hiện nay là không đầy đủ tính năng và không hiệu quả để chống lại biến thể này.

Phan Anh (tổng hợp)

NÊN CHO TRẺ HỌC GÌ và HỌC NHƯ THẾ NÀO? (FB.Phượng Nguyễn )

 Cách đây mấy hôm, một pgs ts có nêu quan điểm cá nhân của mình về một trong những nguyên nhân tạo nên thực trạng giáo dục Việt Nam hiện tại trên báo.

Kết quả, vị này bị dân cư mạng tổng sỉ vả và hầu như không được một ai bênh vực.
Mình không bênh cũng không chống quan điểm của vị pgs ts đó vì mình biết vị đó cũng là một người giỏi từng được mời thỉnh giảng bên Singapore cùng nhiều trường đại học ngoại quốc khác và ngoài ra, mình luôn ủng hộ sự dân chủ cùng tôn trọng những khác biệt.
Mình cũng là phụ huynh và mình luôn luôn muốn làm một phụ huynh tốt cho dù mình phải chịu đựng một nền giáo dục như thế nào đi nữa.
Bởi thế mà mình rất thích stt ngắn dưới đây của một người có học trẻ tuổi.
Đầu đề do mình đặt.
NÊN CHO TRẺ HỌC GÌ và HỌC NHƯ THẾ NÀO?
(từ FB của Vũ Hưng Hưng)
Mình sang Anh tu nghiệp ngắn hạn, lúc ở Tp Coventry thì ở nhà anh Luke, người bản xứ còn ở Tp Manchester thì ở nhà chị Hoà, Việt kiều. Anh Luke là chủ doanh nghiệp lớn về công nghệ sinh học. Hôm ở nhà anh Luke, mình bị lệch múi giờ nên khó ngủ, 12h đêm rồi mà vẫn không nhắm mắt được. Bỗng nhiên mình thấy thằng con trai anh, cỡ 10 tuổi, đi vô bếp dọn dẹp 1 tí (dù mẹ nó đã dọn xong nhưng nó vẫn double-check tức kiểm tra lại), rồi ra bật đèn ngoài sân, kiểm tra cửa cổng đã đóng chưa, coi con chó đã yên vị trong cái chuồng nó trên bãi cỏ chưa, rồi mới vào khoá cửa nhà, tắt điện, nhẹ nhẹ đi vô phòng của nó để ngủ. Mình ngạc nhiên ghê lắm, sáng sớm ăn sáng hỏi thì nó nói đó là môn học Home Maintenance, trường nó bắt buộc phải làm từ lớp mẫu giáo, cha và mẹ nó làm cùng với nó cả 2 năm nay. Sau 2 năm nó đã quen, không sợ ma khi ra ngoài sân nữa, có ma là con Ken (con chó của nó sẽ sủa bảo vệ nó ngay). Nó nói tối qua nó thức khuya để nghiên cứu tài liệu cho buổi thuyết trình vào tuần sau, nên mới thức khuya vậy. Anh Luke nói cái kỹ năng Home Maintenance này do gia đình hướng dẫn chủ yếu, mùa đông thì dọn tuyết này nọ kiểu khác, mùa hè thì trồng cây cắt cỏ. Nhưng tối trước khi ngủ phải double check 1 vòng, sáng dậy, sau khi vệ sinh cá nhân là phải đi tắt đèn sân, bật đèn nhà, cho chó cho mèo ăn, tưới cây cỏ nếu không mưa, dọn dẹp phân chó phân mèo, để đồ ăn cho chim trên cành cây trước sân, đẩy xe rác ra ngoài nếu ngày đó họ đi lấy rác. Cuối tuần, con anh Luke phụ anh làm vườn, trồng hoa, tắm và sấy chó mèo, hoặc rảnh thì tập trung bạn bè lại, pha nước chanh đứng bán ở góc đường, nhằm gây quỹ từ thiện. Chúng nó tự lên kế hoạch, tự hái chanh, tự mua nước đường, tự làm và dọn dẹp mọi thứ dù chỉ mới có 10-11 tuổi.

Còn lúc mình ở nhà chị Hoà thì thấy tối, con cái chị giải bài tập xong thì lăn ra ngủ. Trên bếp vẫn nồi bún riêu nấu dở dang, thùng rác thì đầy ắp đồ. Sáng dậy thì chị phải gõ cửa phòng kêu tụi nó ra ăn sáng, các con chị dậy vứt chăn mền đó chứ không gấp, chị phải làm vừa làm vừa cằn nhằn. Con chị ăn xong thì vứt bát trong bồn, rồi vội thay đồ để đi học. Cây cỏ nhà chị héo úa, vật nuôi thì chẳng có con nào vì chồng chị nói "nuôi tụi nó cho ăn dọn phân mệt lắm". Anh làm công nhân nhà máy dược phẩm cách khá xa còn chị đi phụ nhà hàng, dù ở Việt Nam cả hai đều đang là giảng viên ĐH. Anh chị từng học thạc sĩ ở đây ngày xưa, nên khi có con thì tìm cách sang học tiến sĩ nhưng bỏ học, ra ngoài, xoay sở tìm cách định cư. Chị nói "anh chị hy sinh để cho con cái học môi trường quốc tế tốt nhất, nhằm phát huy hết năng lực, và 1 số trường công bên này miễn phí".
Ngoài giờ học, chị chở con đi học đàn, học cờ, học võ, học toán tư duy, học vẽ, học thêm tất cả vì chị nói, tụi nó học trường công, mấy môn này học qua loa chứ không được dạy kỹ như bên trường tư. Mình hỏi có môn Home Maintenance không, chị Hoà nói chưa nghe, chắc trường này không có, chắc bên trường tư mới dạy.
Sau này mình hỏi anh Luke thì ảnh nói đúng rồi, trường công mà, nó chỉ dạy cái cơ bản thôi, thế mới miễn phí, không tiền thì đành chịu học ở trường công chứ có tiền thì nên "mua sản phẩm giáo dục". Còn như con anh, học trường tư học phí cả chục ngàn bảng/năm, thì mới có các môn kia. Anh nói cũng tuỳ, vì giáo dục 1 đứa trẻ, nhà trường 30, gia đình 70, tức phải có sự phối hợp của gia đình nữa. Ví dụ cái Home Maintenance kia, mà cha mẹ cũng lười, chẳng cắt cỏ bón phân, không yêu chó mèo, không chịu khó làm lụng dọn dẹp....thì con cái chẳng thể có được.

Khi về Việt Nam, mình ngồi trên máy bay và nghĩ. Hoá ra, cái để một người có thể làm lãnh đạo, làm quản lý, làm chủ...không phải là kiến thức mình học ở trường, mà là cái tích luỹ mỗi ngày ở nhà. Nhiều người cứ ngây ngô tìm ĐH Kinh tế, ĐH quản trị kinh doanh để học và nghĩ là học ra sẽ trở thành chủ lớn, trở thành big boss, nhưng không thể. Hoặc cứ nghĩ đi du học, ra nước ngoài học về là thành danh được. Không có đâu. Năng lực của một người là cả một quá trình từ ấu thơ, được gia đình dạy dỗ khuôn phép về sự quán xuyến và làm lụng, óc quan sát và sắp xếp, sự chăm chút và tỉ mỉ trong công việc hàng ngày. Một người nếu cái giường ngủ cũng bẩn, cái phòng trọ cũng bẩn, cái bếp cũng để bẩn, cái tủ lạnh cũng để đồ lộn xộn, cái thùng rác đầy ụ và bốc mùi...thì dù chữ nghĩa bằng cấp thế nào đi nữa, cũng không thể trở thành lãnh đạo hay quản lý được. Họ không biết như thế là bẩn, là lộn xộn, là bất cập....để có thể thay đổi.
Trường trung học Lime House School


29 thg 9, 2020

NẾU - Thơ Trần Phong Vũ

 NẾU...



Nếu được vìa quê theo em chăn trâu
Gõ sừng mục tử và nâng chén tiêu sầu
Giả làm trẻ dại đòi nâng khăn sửa túi
Nhứt định là huynh
Sẽ tút lại hàm răng
Cạo ba vá mái đầu
Nếu được về đồng ca bài cá đã cắn câu
Được lót ủ rơm đêm hai đứa ngắm sao
Sao Ngưu lang ngoéo tay sao Chức Nữ
Thì huynh thề sẽ ủi sạch bộ râu
Nếu được giả làm con dế thò thập trong hang
Được rúc rích cười bên xuân nữ nghìn vàng
Thì huynh nhất định là luyện thêm tiếng gáy
Để bất ngờ hót vào lỗ tai địch râm ran
Mà cứ nếu hoài e không chừng phải tới sáng mai
Thuốc uống cầm hơi đâu đủ dỗ đêm dài
Thôi thôi mượn tiếng tình nhân ngãi
Em đấm lưng dùm kẻo cà cuống hết cay
TRẦN PHONG VŨ

🌸🌸🌸🌸

Giọng Sài Gòn “chuẩn” là như thế nào?

 

Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại:

Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong

Chuyện con gái Sài Gòn “mỏ” có cong không thì hổng có biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái đầu môi cong cong, dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ “hônggg…” khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, đem gương hay kiếng soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.

Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy…

Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam, có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ còn có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào… mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt. Giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng… Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu… Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.

Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” – Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.

Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói“Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau, lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.

Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”

Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen”, “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài Gòn. Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” “xong dzồi”.

Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn..

Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm “v” như “về, vui, vườn, võng” có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào…

Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh… cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer… Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.

Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì, cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, mình ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ… Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.

Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ “dạ” khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ “vâng”. Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ “vâng”. Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói “vâng!” là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.

Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ “dạ” vào mỗi câu nói. “Mày ăn cơm chưa con? – Dạ, chưa!”; “Mới dìa/dzề hả nhóc? – Dạ, con mới!”… Cái tiếng “dạ” đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó “thương” lạ… dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng “dạ” là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳng hay…

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”… người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)

Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem… ”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.

Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.

Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói“Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. “coi dzậy mà hổng phải dzậy”.

Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”. Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.

Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau, nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô thiển mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.

Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó… tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như “cậu cậu – tớ tớ” của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.

Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn “ưa” tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì“Dì ơi dì… cho con hỏi chút…!” – còn lớn hơn thì dĩ nhiên là “Bác ơi bác…” rồi. Khi gọi một cách thân mật có ý khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài gòn thường nói “Này, chú em…”

Những tiếng mợ, thím, cậu,… cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.

Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :

Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ

Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên trở nên giữ vai trò quan trọng… ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay, đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ – Sài Gòn á nghen.

Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo… số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm…Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo …

Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng “anh-chị-em” đôi khi được….giản lược mất luôn, trở thành “Hai ơi Hai, em nói nghe nè…” và “Gì dzậy Út?”…Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ “Út ơi… con nhờ chút!” hoặc với mấy chị tôi thì “Hai ơi Hai… em nói nghe nè!”.

Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi… rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể “anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba…” một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi… lâu.

Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh. Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…

(Không thấy ghi tên tác giả)


(H.Phi chuyển)

THÔNG TIN : Kỷ Niệm 48 Năm Ngày Khóa 9 Ra Trường

 5 Tập Thơ của Đỗ Mỹ Loan-Khoá 10 SPSG

Khúc Tương Tư-Chỉ Còn Ta Và Thơ-Ngồi Ôm Cổ Tích-Bắt Gặp Trăm Năm-Chải Tóc Chờ Thu
Thân tặng quý Thầy Cô & Thành Viên Khoá 9
Nhân Kỷ Niệm 48 Năm Ngày Khoá 9 Ra Trường

(FB.Xuân Lộc )


Tàn Thu Vỗ Giấc Mộng Du - Thơ Thuyên Huy

Tàn Thu Vỗ Giấc Mộng Du

Nhớ Nguyễn T. C. –  QGSPSG sáu chín bảy mốt


Nắng chiều đuổi sóng xa bờ

Ngữa tay buông khúc thương hờ tàn Thu

Người ngồi vỗ giấc mộng du

Áo tà quên khép tình thơ gọi mời

Xôn xao sóng ngở ai cười

Tương tư trói chặt kiếp đời lãng quên

Tàn Thu vàng lá buồn tênh

Con sông bỏ mặc sóng chênh vênh sầu

Gió lùa nhung nhớ ngang đầu

Đong đưa đếm nhịp chờ nhau cuối trời

Cuối trời cũng lá Thu rơi

Cuốn theo định mạng mù khơi thiên đường


Thuyên Huy

Mt Macedon - chưa hẳn là mùa thu 2020

🌿🌿🌿🌿🌿

 Mời Xem :Có Chút Gì Đó Bốn Mùa - Thơ Thuyên Huy

Công ty Nhật Bản phát triển đèn UV đầu tiên tiêu diệt coronavirus một cách an toàn

 


Một công ty Nhật Bản hợp tác với Đại học Columbia đã phát triển một loại đèn cực tím đầu tiên có thể tiêu diệt coronavirus mà không gây hại cho sức khỏe con người, theo một báo cáo.

Đèn UV của nhà sản xuất thiết bị ánh sáng Ushio’s Care 222 dự kiến sẽ được sử dụng để khử trùng các không gian bị buôn bán nặng nề, nơi mọi người có nguy cơ nhiễm loại bọ chết người, bao gồm xe buýt, tàu hỏa, thang máy và văn phòng, Japan Today đưa tin.

Đèn UV đã được sử dụng rộng rãi để khử trùng, đặc biệt là trong ngành y tế và chế biến thực phẩm, và JetBlue gần đây đã công bố kế hoạch sử dụng công nghệ này trên máy bay của mình.

Tuy nhiên, tia UV thông thường không thể được sử dụng khi có người vì chúng gây ung thư da và các vấn đề về mắt.

Nhưng đèn UV mới của Ushio phát ra các tia có bước sóng 222 nanomet, trái ngược với bước sóng 254 nanomet thông thường, khiến chúng có thể gây chết vi trùng nhưng vô hại đối với con người, hãng tin này đưa tin.

Ở độ cao 222 nanomet, tia UV không thể xuyên qua da và mắt để gây ra các khuyết tật di truyền gây ung thư và các tổn thương khác, theo Ushio.

Khi được phát ra từ trần nhà, tia UV từ chiếc máy mới này sẽ loại bỏ 99% vi rút và vi khuẩn trong không khí và lên đến bề mặt 32 foot vuông của các vật thể cách đèn khoảng 8 feet, trong vòng sáu đến bảy phút, Nhật Bản Hôm nay báo cáo.

Thiết bị Care 222 nặng 2,6 pound, có kích thước bằng một cuốn sách bìa cứng, có giá khoảng 2.800 USD.

Ushio cho biết hiện tại họ chỉ nhận đơn đặt hàng từ các tổ chức y tế nhưng sẽ phục vụ các khách hàng khác khi sản xuất bắt kịp nhu cầu.


Trong túi Kangaroo có gì?

 Chiếc túi da này đóng vai trò như tử cung thứ hai tạo môi trường ấm áp, an toàn cho Kangaroo con phát triển. Và giống như bụng bầu, chiếc túi có thể co giãn phù hợp với Kangaroo con khi lớn hơn.

Thoạt nhìn túi Kangaroo không khác gì chiếc địu trẻ em nhưng nếu nhìn vào trong bạn sẽ thấy nó phức tạp hơn nhiều chiếc túi đơn giản. Nó phải như vậy vì Kangaroo bên trong không phải em bé bình thường.

Một con chuột túi đỏ đực trưởng thành có thể cao hơn 1,5m và nặng 90kg , to hơn cả một người đàn ông trưởng thành nhưng những con Kangaroo sơ sinh có kích thước chỉ bằng hạt đậu. Chúng bị mù, điếc và không có lông để giữ ấm. Rốt cuộc chúng chỉ ở trong bụng mẹ 33 ngày trước khi được sinh ra.

Điều này giống như người phụ nữ sinh con khi mới ở tháng thứ 2. Nên Kangaroo con chưa sẵn sàng đối mặt với vùng đất hoang vu khắc nghiệt của Úc.



Đó là khi túi trở nên vô cùng hữu ích. Chiếc túi da này đóng vai trò như tử cung thứ hai tạo môi trường ấm áp, an toàn cho Kangaroo con phát triển. Và giống như bụng bầu, chiếc túi có thể co giãn phù hợp với Kangaroo con khi lớn hơn. Túi nằm dọc với các cơ và dây chằng vững chắc nhưng vô vùng linh hoạt. Để bảo vệ Kangaroo con được an toàn, Kangaroo mẹ sẽ siết chặt các cơ đó để đóng túi sát lại cơ thể giống như kéo dây túi rút. Trong suốt 8 tháng Kangaroo con nhỏ bằng hạt đậu sẽ đạt kích cỡ của một con mèo lớn, to hơn hàng ngàn lần trọng lượng lúc mới sinh. Sự tăng trưởng nhanh chóng đó là nhờ bốn núm vú trong túi mẹ tạo ra dòng sữa chứa các kháng thể chống vi trùng bảo vệ Kangaroo con khỏi bệnh. Mức độ dinh dưỡng cũng cần thay đổi để đáp ứng nhu cầu Kangaroo con ở mỗi độ tuổi. Ví dụ, sữa sẽ có lượng lưu huỳnh một thành phần chính của lông đạt đỉnh trong tháng thứ 3 đó cũng là thời điểm Kangaroo con bắt đầu mọc lông. Kangaroo mẹ có thể tạo ra nhiều loại sữa cùng một lúc từ núm vú của nó, vì vậy Kangaroo mẹ có thể cho 2 con ở các nhóm tuổi khác nhau bú cùng một lúc.



Một điểm thú vị khác về túi của Kangaroo là nó được lót bằng các tuyến mồ hôi tiết ra các chất kháng khuẩn giúp bảo vệ Kangaroo con khỏi virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại. Còn một đặc điểm nữa của chiếc túi sẽ giữ cho Kangaroo con an toàn, nó hoàn toàn không có lông nên sự tiếp xúc da kề da sẽ giữ cho Kangaroo con ấm áp. Về cơ bản đó chính là '' nhà trẻ'' cuối cùng. Nhưng không có gì tồn tại mãi mãi, cuối cùng Kangaroo con vẫn cần rời khỏi túi. Khi được khoảng 5 tháng tuổi nó sẽ thò đầu ra và một tháng sau nó sẽ bước ra thế giới bên ngoài lần đầu tiên. Ở đó nó sẽ khám phá trong vài giây ngắn ngủi trước khi trở lại túi, nhưng khi lớn lên và cứng cáp hơn chúng sẽ ở bên ngoài lâu hơn. Cho đến 8 tháng nó sẽ sẵn sàng rời khỏi túi hoàn toàn.

(H.Phi chuyển)

28 thg 9, 2020

Mùa Thu Ở Lại - Thơ Ngu Uyên


 MÙA THU Ở LẠI

Heo may khua lá tiển người
Mùa thu ở lại giữ lời trăm năm
Nhà thơ giờ mấy người thăm ?
Thu nghiêng trãi lá trăng nằm núi cao
Người đi vượt chốn ba đào
Mùa thu ở lại ngắm sao nguyện cầu
Thời gian cõi tạm bao lâu ...? 
Mùa thu ở lại ngậm sầu lá rơi ...!
Mong người đến chốn đúng nơi
Thành tâm chung sức giúp đời an yên

                 25 - 09 - 2020
                   Ngu  uyên

🌼🌼🌼🌼🌼

Mời Xem Thơ Ngu uyên:Trăng Thu

GÀ ÐẸP LẠ

Gà không có một cọng lông, gà lùn, gà không đuôi và những giống gà kỳ lạ nhất trên thế giới.

Tạp chí My Pet Chicken đã bình chọn 12 giống gà kỳ lạ nhất thế giới. Nước Nhật có giống gà đuôi dài vài mét, trong khi ở Mỹ có gà đẻ trứng màu xanh và nhiều giống gà lạ mắt khác.

1. Onagadori của hoàng gia Nhật.

Gà Onagadori có đuôi dài tới hơn 6m, vào thời phong kiến chỉ những quan lại cao cấp mới có dịp nhìn thấy chúng ở trong vườn ngự uyển. Chúng là những sự trang hoàng lộng lẫy cho khu vườn của nhà vua. Ngày nay, giống gà này đã được nhiều cơ sở nuôi gà ở Nhật nuôi và bán.

Để cái đuôi dài 6m của chúng không bị gẫy, và luôn bóng mượt là một kỳ công. Ngoài thức ăn đặc biệt, chúng còn phải được nâng niu từ bé để tránh những nguy cơ bị hư bộ lông đặc sắc.

2. Gà Ba Lan

 Gà  Ba Lan

Tuy gọi là gà Ba Lan, nhưng nguồn gốc xa xôi của chúng là từ Hà Lan. Nét đặc biệt của giống gà Ba Lan là lông ở đầu của chúng mọc dài và tủa ra 2 bên, như những anh chàng để đầu 2 mái.


Điều này là do ngay từ bé, xương đầu của giống gà này có 1 mảnh nhô lên cao, như thể chúng đội 1 cái nón vậy.

3. Gà La Fleche của Pháp

Gà La Fleche của Pháp

Nét đặc biệt của giống gà này là cái mào của chúng nhìn như 2 cái sừng. Hai sừng cùng với bộ lông màu đen của nó đã khiến nhiều người gọi chúng là giống gà Satan.

Tuy vậy, gà La Fleche là niềm tự hào của nhiều người Pháp.

4. Gà ác Silkie Bantams


Đây là gà Trung Quốc. Chúng có nét đặc trưng của gà ác là thịt đen xương đen và lông trắng. Đặc biệt, chân của chúng có 5 ngón.

Hiện nay gà này được nhiều người Mỹ nuôi làm thú cưng, nhưng thịt của chúng cũng là 1 món ăn chứa nhiều dinh dưỡng hơn thịt gà thông thường, đặc biệt là có chất carnosine giúp cho hệ miễn dịch của con người chống lại được sự xâm nhập của nhiều loại bệnh.

5. Gà cụt đuôi Nam Mỹ

 Gà cụt đuôi Nam Mỹ

Việc thiếu đi cái đuôi khiến chúng có vẻ mất đi sự cân xứng, nhưng giống gà này vẫn được nuôi khá phổ biến ở châu Mỹ.


Trứng của chúng cũng rất đặc biệt với màu xanh xám.

6. Gà lùn Scotland

 Gà lùn Scotland

Khi trưởng thành, gà lùn Scotland nặng khoảng 3.5kg nhưng chân chỉ dài 5cm. Với cặp chân ngắn, gà lùn Scotland khó chạy khắp nơi như những con gà khác, vì thế thịt của chúng không săn chắc, nhưng nhiều người Mỹ và Âu châu lại chuộng loại thịt gà mọng nước, nên vẫn tìm mua. Mặc dù vậy, việc nuôi đại trà giống gà này không dễ, vì tỉ lệ ấp trứng thành công của giống gà lùn này rất thấp. Khoảng 25% số trứng ấp sẽ bị ung, có lẽ vì gen của gà bố mẹ không được khỏe cho lắm.

7. Gà chọi Modern Game


Khoảng từ 100 năm trước, người dân Anh và Mỹ đã cố gắng lai tạo 1 giống gà chọi lợi hại, dù chọi gà là trò chơi ăn tiền bị chính phủ cấm.


Các tay chơi gà cố gắng làm sao cho giống gà mơ ước của họ có đôi chân thật dài, và cơ thể thì nhỏ gọn lại để dễ dàng tấn công kẻ địch bằng những cú ra đòn thật nhanh. Cuối cùng họ cũng tạo ra được sản phẩm ưng ý, và đặt tên nó là gà Modern Game. Ngày nay giống gà này xuất hiện khá nhiều tại các hội chợ gà hoặc các show biểu diễn gia cầm.

8. Gà Serama

Trông chú gà này rất lạ, cái ngực ưỡn ra và cái cổ cong ra phía sau. Đây là giống gà đến từ Malaysia. Serama là tên của 1 cánh đồng nơi người dân Malaysia hay đem loại gà này ra biểu diễn, và khi giống gà có hình dáng kỳ lạ này được xuất khẩu sang Mỹ và Âu châu, người ta đã lấy tên cánh đồng Serama đặt cho chúng.
Kích thước chỉ bằng một con bồ câu – nhỏ nhất trong thế giới loài gà - nhưng rất được ưa chuộng làm thú cưng vì chúng hiền lành và thích được cưng chiều.

. Gà Legbar

Gà Legbar


Nét nổi bật của gà Legbar là nó đẻ ra những trái trứng màu xanh. Bên cạnh đó, gà con mới nở có đặc điểm riêng để biết con nào là đực con nào là cái. Chỉ có gà đực mới có nhúm lông màu trắng trên đỉnh đầu. Trong khi các loài gà khác, chỉ khi nó lớn bạn mới biết con nào đực con nào cái.

10. Gà đẻ trứng Phục Sinh

Gà đẻ trứng Phục Sinh

Tên chính thức của giống này là Araucana


Người dân phương Tây rất thích nuôi giống gà này, vì chúng đẻ ra những trái trứng đỏ, trắng, xanh, và cả trứng đốm giống hệt những trái trứng họ sử dụng trong dịp lễ Phục sinh. Cũng vì thế, người ta còn gọi chúng là Gà Phục Sinh.

11. Gà Buttercup


Nhìn vào hình trên, bạn sẽ thấy ngay nét đặc biệt của gà Buttercup, đó là cái mào của nó. 
Trong khi gà bình thường chỉ có 1 mào, thì con gà này lại có 2 mào trên đầu, trông thật oai vệ và kiêu hãnh.

12. Gà trụi lông

Gà trụi lông


Đây là giống gà do các nhà khoa học Israel mới lai tạo được. Họ hi vọng rằng với khí hậu nóng của Israel, gà trụi lông sẽ dễ dàng sống thoải mái và người nuôi không phải tốn nhiều tiền trang bị hệ thống làm mát ở các trang trại.