11 thg 9, 2019

Giai Thoại Về Một Câu Đối Khó Nhất Việt Nam

Tôi vừa mới đọc trên mạng Internet có kể giai thoại giữa nữ sĩ Hồng Hà Đoàn Thị Điểm và ông Cống Quỳnh mà trong dân gian gọi là Trạng Quỳnh.
Nữ sĩ ra một vế đối mà ngót hai thế kỷ nay, chưa ai đối chỉnh:
“ Da trắng vỗ bì bạch “

Tôi không được học về chữ Hán chỉ hiểu đại khái: Da là danh từ tiếng Việt,trắng là tính từ gộp lại là tính danh từ. Vỗ là động từ, bì tiếng Hán cũng gọi là da chỉ danh từ. Bạch cũng là tính từ tiếng Hán nghĩa là trắng. Bì bạch mang tính từ xu hướng động nên tôi gọi là tính động từ phát ra tiếng kêu, hay là một phó trạng từ bổ nghĩa cho động từ vỗ. Bì bạch còn là danh tính từ nữa cho nên vế
thách đối của bà Đoàn thị Điểm cầu kỳ rắc rối đa nghĩa thâm sâu vô cùng mà cho đến nay, đã làm biết bao nhà nho, nhà văn, nhà thơ phải tốn bao công tốn sức tìm câu đối lại mà chưa ai đối chính, như đắp cái chăn che kín đầu lại hở đuôi, thì làm sao mà hy vọng đưọc hú hí với cô Điểm đây? Da trắng cũng có nghĩa là bì bạch được nối với nhau bởi chữ vỗ, chính bởi chữ vỗ mà tạo ra một
ngữ cảnh cực hay trong cảnh người phụ nữ đang tắm. Nếu viết da trắng là bì bạch, hay da trắng nghĩa là bì bạch. Thì không còn gọi là văn chương câu đối
Ông Trạng nhà ta đối lại là:
“ Trời xanh màu thiên thanh “
Theo tôi chưa ổn vì màu là hư từ, từ nhẹ không phải là thực từ chỉ động từ, từ mạnh như vỗ. Trời là thiên như Trạng nói là được nhưng thiên thanh đối chưa chỉnh với bì bạch vì bì bạch có âm thanh nhưng thiên thanh chỉ là hư từ, như hư không. Màu thiên thanh rất khó xác định như bì bạch là da trắng. Trời xanh là màu thiên thanh thì ai mà chả biết, lúc trưa nắng hè là trộn giữa hai màu xanh biếc, xanh nuớc biển hay xanh lơ rất khó xác định. Trạng đối: Trời xanh là thiên thanh hay trời xanh nghĩa là thiên thanh, hay trời xanh màu thiên thanh. Nên câu vế đối của trạng tôi chê dở bởi chữ màu. Nếu ông Cống Quỳnh còn sống tôi xin ông phải thay vào đó một động từ nào đó cho hợp với ý đồ mơn trớn ghẹo gái
của ông, phải bỏ chữ màu đi mới được. Tôi xin đề nghị: “Trời xanh thấm thiên thanh “ hay “ Trời xanh cực thiên thanh “ hay “ trời xanh nhuốm thiên thanh “ hay “ Trời xanh nựng thiên thanh “dứt khoát nên bỏ chữ màu đi để chữ màu thành ra vô duyên. Làm hỏng cả cái hay cái thâm thúy tình tứ của câu đối đi.

Ông Nguyễn Tài Cẩn là một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng thì đối:

“ Rừng sâu mưa lâm thâm “
Theo tôi vẫn chưa ổn vì rừng là danh từ, sâu chưa hẳn là tính từ chỉ trạng thái màu sắc, có thể gọi là mạo từ? Cũng chỉ là một hư từ? Lâm cũng là từ Hán chỉ rừng tương tự như bì với da, hay thiên với trời theo tôi là hay đấy. Lâm thâm theo tôi là một tính từ ở thể tĩnh không phát ra tiếng động như bì bạch. Còn mưa chưa hẳn là một động từ như vỗ, mưa rất có thể là một danh từ, sự vật rất cụ thể tồn tại trong không gian và thời gian. Rừng sâu không phải là lâm thâm như da trắng tức là bì bạch. Nếu thêm tí mưa vào có thể gọi là lâm thâm. Đồi hoang trái nhà mảnh vườn cũng mưa lâm thâm kia mà. Theo tôi có thể đối là: “ Rừng sâu móc lâm dâm “ liệu có được không? Thay chữ mưa bằng chữ móc là một động từ đối với vỗ của bà Điểm. Đằng ấy vỗ thì tớ đây móc chứ có kém gì. Đằng ấy bì bạch thì tớ đây lên cơn lâm dâm. Lâm cũng có nghĩa là rừng, chữ dâm là dậm đọc trại đi để ghẹo cô Điểm. Rừng sâu chả là rừng dậm là gì? Còn mưa theo tôi là một danh từ chứ không phải động từ. Nói đến mưa là người ta nghĩ đến tên gọi như các danh từ mây gió hoa lá cỏ cây sông núi v. v…
Thật ra tôi ngẫm thấy ông Nguyễn Tài Cẩn đối còn nhỉnh hơn cụ trạng Quỳnh nổi tiếng hay chữ nhà ta. Theo tôi ông cống Quỳnh chỉ là người lanh lợi láu cá trong đám dân đen tầng lớp bình dân. Ông luôn luôn đứng về phía tầng lớp dân đen để làm thơ đả kích chống lại bọn vua chúa quan lại cường hào mà người ta phong ông là Trạng chứ văn chương của ông tôi đã đọc so với các ông trạng thật
Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn kém một bực.
Tôi ở nuớc ngoài đã lâu có thể tiếng Việt chưa sành sỏi mong các vị cao minh chỉ giáo. Cho nên đối lại được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cánh mày râu ta có lẽ đành phải chắp tay lạy cô Điểm thôi. Không đối được làm sao hy vọng được bồng bế nàng để mà hôn mà nựng đậy?
Tôi xin đối lại “ Da trắng vỗ bì bạch “ tàm tạm là:
Vế đối 1: “ Lông đen điểm mao hồng “ vì mao cũng là lông như bì và da
Lông đen đối với da trắng, điểm đối với vỗ, mao hồng đối với bì bạch. Đặc biệt tôi dùng ngay chính tên cô Điểm làm động từ điểm để ghẹo cô. Giá như cô ấy còn sống thì cũng đến chết thôi với Hà mỗ này.hay là: “ Lông đen điểm mao tuyền “hay là :“ Lông đen điểm mao hắc “? Mao hắc đối với bì bạch thì đối được ý chỉ hiềm nỗi hắc và bạch đều vần trắc cả. Trong câu đối nhiều khi người ta bỏ qua yếu tố trắc bằng nếu ý đối được hay.
Nhưng nếu ta gọi: “ Lông đen điểm hắc mao “ ? Liệu cô Điểm đã chịu ngả bàn đèn chưa? Mao đối với bạch chữ cuối thành ra là bạch mao.
Cô Điểm thành ra là Bạch Mao Nữ rồi, không khéo bị cô ta cho mấy cái guốc  vào mặt. Vì dám tỉa cô ấy là lão bà bà. trên rừng xanh núi đỏ. Bạch Mao Nữ là ột nhân vật trong truyện cổ dân gian của Tàu.
Vế đối 2:Bướm vàng xuyên điệp hồ “ vì bướm cũng là điệp từ Hán, hồ – vàng chỉ màu sắc. hồ còn nghĩa là bột hồ màu trắng.
Bướm vàng đối với da trắng, động từ xuyên đối với động từ vỗ, điệp hồ đối với bì bạch

Vế đối 3: “ Suối vàng ngập hoàng tuyền “ Suối vàng cũng có nghĩa là hoàng tuyền, màu vàng cũng gọi là hoàng tiếng Hán, suối và tuyền cũng là hai danh từ hỉ khác tiếng Hán đọc ngược lại mà thôi.
Suối vàng đối với da trắng, ngập đối với vỗ, hoàng tuyền đối với bì bạch.

Vế đối 4: Tơ hồng mọc sợi non “

Tơ là sợi, hồng là non. Tơ hồng đối với da trắng, mọc đối với vỗ, sợi non đối với bì bạch.
Gọi là cây nhà lá vườn quấy quá vài chữ cho vui. Nếu có thời gian và có hứng Lu Hà tôi tìm câu khác đối lại nàng Đoàn Thị Điểm .

14.4.2014 Lu Hà

(Quang Ngãi Nghĩa Thục )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét