21 thg 6, 2017

3 ngộ nhận về giáo dục Phần Lan

Trước đây dân mạng chia sẻ rất mạnh và cảm thấy rất khoái chí về một cái clip nói về giáo dục Phần Lan (Finland). Clip đó đến từ một bộ phim tài liệu tên Where To Invade Next (Nên xâm chiếm nơi nào nữa?) của nhà làm phim tài liệu người Mỹ Michael Moore. Nếu bạn chưa biết ông ta là ai thì đây là sự tóm tắt:
  1. Ông ta là một người cánh tả.
  2. Ông ta tự phong là một người rất ghét chủ nghĩa tư bản và chế độ đế quốc của Mỹ.
  3. Ông ta cho rằng quân đội Mỹ là quân lực xâm chiếm và nguyên nhân của các cuộc xung đột.
  4. Ông ta đã làm bộ phim tài liệu chỉ trích Chủ Nghĩa Tư Bản và ca ngợi chủ nghĩa xã hội tên Capitalism – A Love Story (Chủ nghĩa tư bản – một chyện tình).
  5. Ông ta đã làm phim chỉ trích hệ thống y tế Mỹ.
  6. Ông ta đã ca ngợi Cuba, hệ thống CNXH Cuba và hệ thống y tế CNXH của Cuba.
Michael Moore làm một phóng sự ngắn về giáo dục Phần Lan để dìm hàng nền giáo dục tư nhân và phát triển của Mỹ. Trong đó, ông ta đề cao những điều như về giáo dục Phần Lan:
  1. Không có bài tập về nhà làm.
  2. Giáo dục miễn phí.
  3. Cấm trường tư nhân, tất cả trẻ em và học sinh đều công bằng.
  4. Giáo dục đề cao sự công bằng và thoải mái – không khuyến khích sự cạnh tranh.
Nhưng sự thật là gì? Hoàn toàn trái ngược với những gì Michael Moore trình bày. Giờ bỏ qua chi tiết rằng Phần Lan là một nước rất nhỏ, dân số chỉ 5.5 triệu người, tương đương với một thành phố của Mỹ. Bỏ qua việc nền giáo dục Mỹ lại thu hút chất xám nhiều và mạnh nhất. Và cũng bỏ qua chi tiết rằng nền giáo dục Mỹ đã sản sinh ra một nền kinh tế hàng đầu và những sáng chếđột phá. Giờ chỉ tập trung nói về những ngộ nhận về giáo dục Phần Lan.
Sau đây là bình luận của một giáo viên ở Phần Lan tên Tyler Watson. Nếu bình luận này không đủ để thuyết phục bạn thì bạn có thể tự tìm hiểu. Sau đây là những ngộ nhận về giáo dục Phần Lan.
  1. Ở Phần Lan, học sinh không có bài tập về nhà 
  2.  – Điều này có thể đúng ở những lớp nhỏ, như mẫu giáo tới lớp 2. Không chỉ ở Phần Lan mà nhiều nước Phương Tây cũng vậy. Học sinh có bài tập về nhà, nhưng ít. Ít không có nghĩa là không có. Gần như tất cả những trường học hàng đầu ở Phần Lan đều có bài tập về nhà. Các trường tuyển thì nổi tiếng là những nơi đưa nhiều bài tập cho các học sinh có năng khiếu. Cho nên ai đó nói Phần Lan không có bài tập về nhà là ngộ nhận hoàn toàn.
  3. Ở Phần Lan, trường học tư nhân không tồn tại 
  4.  – Phần Lan có trường học tư. Ông Tyler Watson là một giáo viên đang dạy ở một trường tư nhân. Tuy nhiên, chính phủ vẫn cung cấp kinh phí và nhà trường nhận được đa số tiền từ chính phủ quốc gia. Các trường tư nhân cũng học một chương trình tương tự như trường công. Vì dân số Phần Lan quá nhỏ cho nên số lượng trường tư cũng vậy. Phần Lan có trường tư, nhưng ít, chứ không phải là không có. Bạn có thể Google “finland private school” để kiểm chứng.
  5. Phần Lan không có các kỳ thi quan trọng 
  6.  – Sao lại không có chứ? Ai nói không có? Học sinh thường xuyên có những bài thi nhỏ kiểm tra và các kỳ thi hàng năm. Nhất là ở cuối cấp 9, vốn là năm giáo dục bắt buộc cuối cùng. Và kết quả trong học sinh trong kỳ thi cuối cấp đó quyết định học sẽ đi học ở trường trung học phổ thống nào (lớp 10-12). Và vào cuối trung học, tất cả học sinh đều phải trải qua kỳ thi tú tài để tốt nghiệp và xét điểm tuyển vào đại học. Và khi học vào đại học, họ phải trải qua những buổi thi để kiểm tra trình độ. Cho nên nói giáo dục Phần Lan không có kỳ thi, nhỏ hay lớn, là sai hoàn toàn. Hoàn toàn vô căn cứ.
Đó là sự thật về giáo dục Phần Lan theo lời của Tyler Watson, một giáo viên ở Phần Lan. Cho dù ý kiến của bạn là gì đối với giáo dục Phần Lan thì phải nói sự thật. Và xin đừng tin mấy cái clip hay mấy bộ phim tuyên truyền của Michael Moore.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét