Chữ nghĩa làng văn
“Chữ nghĩa làng văn” đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa, diễn giải một áng thơ văn hoặc một thể tài nào đó. Những trích dẫn được góp nhặt qua sách vở, trên mạng lưới của nhiều tác giả thành danh hay khuyết danh, không ngoài góc nhìn tận tín thư bất như vô thư. Ấy là chưa kể nhiều từ ngữ, đề mục trong bộ sưu tập đang còn trong vòng nghi vấn, cần phải thẩm định lại nếu có thể được với những bậc thức giả văn kiến súc tích. Những phụ chú, dẫn chứng hay giai thoại do người viết kể lại, với chủ quan, khách quan chỉ cách nhau một sợi tóc. Vì vậy người sưu tầm không đặt ra “sai” hay “đúng”, vì cái sai hiện tại có thể là cái đúng ở một thời điểm nào khác. Xin chân thành cảm tạ và cáo lỗi những tác giả đã đóng góp bài vở trong sưu tập này, nhưng vì phương tiện eo hẹp nên người sưu tầm không thể thỉnh ý tác giả trước khi đăng tải – Ngộ Không Phi Ngọc Hùng.
*
Vực
Vực : giúp đỡ
(vực lên ngựa)
(Tự điển tiếng Việt cổ - Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện)
Từ điển chính tả sai lỗi…chính tả
“rò: rò lan. → không viết: dò, giò”. (Gs Nguyễn Văn Khang)
Viết “dò” mới đúng. dò phong lan ~ dò thuỷ tiên”.
(Hòang Tuấn Công)
Tiếng nói miền Nam xưa
Làm nhăng: Làm chuyện gì không đúng.
(Chuyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký
Nguyễn Văn Sâm chú thích từ ngữ)
Nõ
nõ : bộ phận sinh dục của phái nữ
(cái nõ nường)
(Tự điển tiếng Việt cổ - Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện)
Từ điển chính tả sai lỗi…chính tả
“rỏ = nhỏ rãi”. (Gs Nguyễn Văn Khang)
Viết “nhỏ dãi” mới đúng. “Về đến nhà, con bé khóc hết hơi. Con lớn thì lem luốc, mũi dãi (…) bôi đầy mặt.” (Nam Cao)”.
(Hòang Tuấn Công)
Chữ Việt cổ
Do điều kiện về thời gian những từ cổ đã bị đẩy khỏi vị trí vốn có của chúng nhưng vẫn còn để lại dấu vết của mình, trở thành thành tố cấu tạo trong một vài từ nào đó
Quan: cái hòm chôn người chết
Quàn: để quan cửu lại một ít lâu, chưa chôn
(Đại Nam quốc âm tự vị - Huỳnh Tịnh Paulus Của)
Từ điển chính tả sai lỗi…chính tả
“ròm: ống ròm. → không viết: dòm”. (Gs Nguyễn Văn Khang)
Viết chuẩn là “nhòm”. “ống nhòm dụng cụ quang học dùng để quan sát những vật ở xa. quan sát bằng ống nhòm - ống dòm”.
(Hòang Tuấn Công)
Tự điển thành ngữ
Câu “bám anh em xa, mua láng giềng gần” là cách nghĩ và ứng xử mối quan hệ nhân văn trong nhà ngoài ngõ bị biến thành: “bán anh em xa? Mua láng giềng gần”. “bám” biến thành “bán”, thì quả là sai một li, đi một dặm, chỉ vì nghĩ chữ “bán” đối với chữ “mua”.
Từ điển chính tả sai lỗi…chính tả
“ron: con ron. → không viết: don”. (Gs Nguyễn Văn Khang)
Viết “don” mới đúng. Loài hến nhỏ, sống ven biển”.
(Hòang Tuấn Công)
Qua với bậu
Theo Giáo sư Hán nôm Nguyễn Văn Sâm chữ qua là tiếng biến âm từ tiếng quá (hóa) giọng Triều Châu của chữ ngã 我 (tôi).
Dùng tiếng “tôi” bình thường, thấy không thân mật, nên người ta dùng tiếng qua.
(Nguyễn thị Cỏ May)
Văn bút, nhân sự và sự kiện
Những gương mặt tiêu biểu
Lần chót tôi (Mai Thảo) tới Gác Mây, nhà của Mộng Tuyết, Vũ Hoàng Chương thuật lại nguyên nhân trường hợp Mộng Tuyết bị tẩy chay cho tôi nghe. Ông nói:
– Tao không trách Mộng Tuyết. Chẳng thể bình tĩnh thản nhiên như mình được. Vợ Đinh Hùng lên nhiều lần, lần nào cũng khẩn khoản mời vợ chồng tao về ở cùng, nói sống chết thế nào còn có nhau. Chính tao cũng đã định về phường Cây Bàng từ lâu. Chỉ ngại dọn nhà. Gặp Vũ Hạnh xong, Mộng Tuyết không dám nói rõ sợ tao giận, nhưng tao đã hiểu. Mày nghĩ tao có nên rời khỏi Gác Mây của Mộng Tuyết không?
Đó là một tòa biệt thự lạnh lẽo. Hai cánh cổng sáng chiều đóng chặt. Một nữ chủ nhân hoang mang lo sợ trước đổi đời. Thời thế tối thẳm, hung dữ đã giết chết cái không khí thanh lịch. Gác Mây đâu còn là Gác Mây nữa. Từ ngày Vũ Hoàng Chương bị làm khó ở căn nhà vách ván lụp xụp ở khu Bàn Cờ, rồi Mộng Tuyết hết lời mời mọc, thi sĩ đành tới nhờ Úc Viên, có Gác Mây.
Trong truyền thống những thi sĩ lớn của dòng thơ Việt mọi thời, hoàn cảnh đời sống hàng ngày của Vũ Hoàng Chương phải được trải mãi trên tấm thảm bần bách và đạm bạc như trên tấm thảm ấy đã Tú Xương, đã Tản Đà, đã Nguyễn Bính…. Tôi mừng rỡ:
– Bọn nó làm khó mày rồi đấy. Làm khó từ chỗ ở trước. Ở đây ra vào kiểu cách, khó chịu lắm. Về phường Cây Bàng đi.
Vũ Hoàng Chương có vẻ vui thích trước ý nghĩ ông về sống trên căn gác xép ngày trước của Đinh Hùng. Ông đã gần Đinh Hùng một đời. Bây giờ gần thêm nữa. Ông nói:
– Một tuần lễ nữa, tao đi.
Năm ngày sau tôi trở lại Úc Viên, để thấy Vũ Hoàng Chương đã đi sớm hơn ông đã hẹn. Hai ngày trước, một nhóm sinh viên luật, trước là học trò ông, tới thăm thầy đã đi mướn xe, khuân đồ đạc dùm thầy xuống khỏi Gác Mây.
Lần trở lại Úc Viên này, tôi không vào. Chỉ đứng lại với Mộng Tuyết ít phút ở cổng. Mộng Tuyết có vẻ ngượng:
– Anh Chương đi rồi. Giữ ảnh ở thêm ít ngày cũng không chịu.
Tôi không giấu được buồn bã:
– Từ phút anh Chương rời khỏi đây, Hà Nội chấm dứt tẩy chay chị rồi chứ? Ai đã tới thăm chị rồi? Chúng mình cùng một cảnh ngộ, đã sống thân thiết với nhau mấy chục năm trời, bây giờ chết cũng phải tình nghĩa cố kết hơn lúc nào hết. Cho họ khỏi coi thường. Không ai đến thăm thì thôi. Chị đã bẩy mươi tuổi, còn sợ gì nữa?
Về sau tôi được biết Vũ Hoàng Chương về phường Cây Bàng buổi chiều thì ngay buổi tối ngày hôm đó, Vũ Hạnh chở vespa Xuân Diệu tới thăm Mộng Tuyết. Rồi hôm sau, Huy Cận, Chế Lan Viên tới. Khi Mộng Tuyết nói thi sĩ đã rời khỏi Gác Mây, đám nhà thơ miền Bắc đã giả vờ tỏ vẻ hối tiếc là không biết trước để tới thăm thi sĩ sớm hơn…”
(Trung tâm Văn bút Việt Nam 1957-1975 - Nhật Tiến)
Bên lề chữ nghĩa
Hà Nội những điều nhỏ bé bạn nên làm khi…”quởn”
Đi mua sách ở phố sách Đinh Lễ
(Nguồn: Tôi đi đâu)
Nhà văn Nhất Linh với những ấn tích
Ông có thói quen viết làm hai bản tất cả những tài liệu quan trọng. Ngay cả lúc cuối đời thói quen đó ông cũng không bỏ. Giây phút trước khi tự kết liễu đời mình ông cũng cẩn thận ngồi chép hai bản chúc thư giống hệt nhau. Ðời tôi để lịch sử xử...
Tôi nhớ tới niềm vui bèo bọt của tôi lúc ấy khi thấy ông trở lại vẻ thanh thản, tới thái độ quả quyết của ông như sẵn sàng với phiên tòa xử ông ngày hôm sau, tới việc ông lừa anh Triệu và tôi đi mua rượu cho ông uống và đôi mắt cuối cùng của ông nhìn tôi rất lạ.
Lúc tôi sắp bước xuống cầu thang, cha tôi gọi giật tôi lại, tôi nghe ông gọi tên tôi bằng một giọng xúc động nhưng ngay lúc ấy tôi không để ý. Ông nhìn lâu vào mắt tôi, ngập ngừng đưa một cánh tay về phía trước như muốn nói điều gì lại thôi, chỉ hỏi:
‘’Ði có 15 phút thôi à?’’.
Ðến bây giờ nghĩ lại tôi còn nhớ rõ cái nhìn của cha tôi lúc ấy ánh mắt như gửi đến tôi những điều mà ông không thể diễn tả bằng lời” (Niềm vui chết yểu - NTT Nguyệt san Văn Học - 1964).
(Chuyến tàu trong đêm - Nguyễn Tường Thiết)
Bên lề chữ nghĩa
Hà Nội những điều nhỏ bé bạn nên làm khi…”quởn”
Ăn cháo sườn chợ Đồng Xuân
(Nguồn: Tôi đi đâu)
Nhìn lại một số tạp chí miền Nam
Tạp chí có mặt cùng thời và nổi tiếng hơn nhiều so với Bách Khoa là tạp chí Sáng Tạo của chủ nhiệm Mai Thảo. Sáng Tạo có mặt vào tháng 10/1956. Tập truyện Đêm Giã Từ Hà Nội đưa Mai Thảo từ vị thế vô danh trở thành cây bút nổi tiếng thời đó không do nội dung mà chính là do hình thức nghệ thuật với phong cách và ngôn từ mang nhiều nét mới mẻ, hào hoa, bay bướm.
Hai tác giả trên Sáng Tạo thường bày tỏ quan điểm về cộng sản là Doãn Quốc Sỹ và Quách Thoại đều biểu hiện hướng nhắm chủ yếu là nỗ lực đạt tới quan điểm chính trị của mình. Điều này không khó nhận ra qua các truyện của Doãn Quốc Sỹ và các bài thơ khô lạnh của Quách Thoại, dù hình ảnh diễn tả trong thơ là hình ảnh những cuộc đấu tố man rợ kinh hoàng.
Sự có mặt của Quách Thoại cũng giúp xác nhận Sáng Tạo không hẳn là một nhóm nhà văn trẻ miền Bắc di cư, nhất là trên Sáng Tạo còn có tên Tô Thùy Yên và nối tiếp là những Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa...
Sáng Tạo sớm gây ồn ào dư luận chỉ vì lối thơ được gọi là thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền . Sáng Tạo vẫn được nhắc tới như tờ báo mở đường cho thể loại thơ tự do và đã giới thiệu nhiều tên tuổi thi sĩ trong hàng ngũ này nhưng những gì còn lưu lại trong trí nhớ người đọc chắc chắn không ngoài những bài thơ tình của Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng và các sáng tác của Tô Thuỳ Yên chẳng vướng vất chút hơi hướng nào của Thanh Tâm Tuyền qua Tôi Không Còn Cô Độc. Tác giả tiêu biểu của Sáng Tạo là Doãn Quốc Sỹ với tác phẩm Sợ Lửa.
Về hội hoạ thì Ngọc Dũng, Duy Thanh vẫn là những Ngọc Dũng, Duy Thanh của thuở xuất hiện tại Hà Nội, Thái Tuấn chưa định hình hẳn cho mình dù có những đường nét thanh thoát, nhẹ nhàng, còn Tạ Ty không rời khỏi nồng độ mầu sắc chói lói, hình thể gồ ghề kỳ dị, chen nhau nhô lên góc cạnh, lồi, lõm... cố hữu đầy bí hiểm với người xem.
(Hai mươi năm miền Nam 1955-1975 - Nguyễn Văn Lục)
Tục ngữ hiện đại, thành ngữ hiện thực
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường.
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
Ai bảo chăn trâu là khổ.
Tôi đây…chăn nàng còn khổ hơn trâu...
Thuở mơ làm văn sĩ
Tối nay công việc của tôi là đến
nhà in trông coi cho thợ lên khuôn trang báo chót. Khoảng tuần sau báo phát
hành, chỉ còn gần một tháng nữa thì tết thôi. Tôi nghĩ đến truyện ngắn của tôi
được in trên báo mà lòng mừng phấn khởi. Tờ báo và bài vở được những tay hoạ sĩ
“cây nhà lá vườn” trình bầy đẹp đáo để. Bìa in “ốp xét” kỹ thuật in tối tân
thời đó, bóng láng thơm phưng phức mùi mực in. Tôi bắt đầu say mê không khí nhà
in, nhất là làm việc đêm. Tiếng máy in tipô chạy xoành xoạch, mùi mực mùi giấy.
Người thợ in ngồi nhẫn nại trên máy giở từng tờ (cahier) giàn xếp chữ tí tách
làm việc, đám con gái ngồi đóng xếp báo, cái que gạt trong tay các cô thoăn
thoắt, tiếng giấy xoàn xoạt, chuyên nổ như bắp rang. Tôi thấy cảnh đó như cảnh
thu hoạch vụ lúc ở quê nhà, chỗ thì đập lúa, chỗ xay lúa, chỗ giã gạo và chỗ
sàng xảy. và tôi, tôi cũng thấy mình quan trọng, dù tôi chỉ là anh thầy cò tâp
sự, kiểm soát lại bản sửa lỗi cuối cùng trước khi lên khuôn. Cảnh tượng ấy như
có ma lực hấp dẫn tôi.
Tôi tới nơi và thấy anh Lê Đình
Điểu đã ở đó, anh cắm cúi sửa bản in. Anh ngẩng lên nói với tôi, giọng có vẻ
nhà nghề:
- Cái “bát chữ” đã xong, nếu không có tôi tới sớm thì cái “cliché” này nằm lộn
ngược, không đúng với “makét”.
- Sửa lại thôi, nhưng tôi đến đúng giờ mà.
- Biết rồi, tôi có trách bạn đâu, sớm thì vẫn hơn, anh em chạy máy phải “đềpa”
sớm. Cả 10 ngàn tờ báo chứ có ít đâu.
Lê Đình Điểu nháy, tôi hiểu ý ra ngay quán cà phê ngoài đường mua một ly cà phê
đá đậm và nửa gói thuốc Ruby vào mời anh chạy máy. Anh thợ tỏ ra vui vẻ, uống
cà phê và nói chuyện với chúng tôi rôm rả như nói với người lớn:
- Các cậu còn trẻ mà biết làm ăn “điệu nghệ” trong nghề này, cứ sửa khuôn kỹ
đi, tôi hứa là sẽ chạy máy không hao giấy, từ tờ đầu đến tờ cuối không khác
nhau. Tôi có kinh nghiệm 10 năm trong nghề này rồi đó, trước đó tôi chạy máy
“pê đan” chứ đâu có được chạy máy Tipô tối tân như ngày nay, tin vào tài năng
tôi đi, nhà in này tuy nhỏ nhưng tuyển toàn thợ giỏi không hà....
Chúng tôi, hai đứa loay hoay sửa bài gần một tiếng đồng hồ. Rồi đến xếp Tipô
xuống sửa lỗi lần chót. Khi máy chạy thử, cầm một cahier lên coi thấy hết hẳn
lỗi, chúng tôi mới an tâm ra về.
(Nguyễn Thụy Long)
Tục ngữ hiện đại, thành ngữ hiện thực
Lời nói chẳng mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho... lòi tiền ra!
Góp nhặt phố văn ngõ chữ
Ngọc Thứ Lang với chữ nghĩa
Theo nhà văn Hoàng Hải Thủy thì ông đã gặp Nguyễn Ngọc Tú tức Ngọc Thứ Lang, công tử Bắc Kỳ vào năm 1951 tại Sài Gòn. Đó là năm mà cả hai ông đều mới ở tuổi đôi mươi. Thế nhưng ở vào tuổi đó anh Tú đã là người chơi trội hơn Hoàng Hải Thủy nhiều: Đánh roulette ở sòng bạc Kim Chung và hút thuốc phiện.
Năm 1955, mới chừng 25 tuổi, Nguyễn Ngọc Tú đã kiếm được nhiều tiền. Anh in và bán quyển Tại sao tôi di cư cho Bộ Thông Tin chính phủ Việt Nam Cộng Hoà thời bộ trưởng Phạm Xuân Thái. Năm đó Nguyễn Ngọc Tú đã có trong tay cả trăm ngàn đồng, một số tiền rất lớn thời bấy giờ.
Anh ăn diện như một tay chơi thứ thiệt: áo sơ mi hàng nhập từ Paris chỉ có trong một cửa tiệm trên đường Tự Do, đồng hồ vuông mặt đen, mũ mossant, cặp da, máy chữ, hút thuốc lá Phillip Morris vàng loại King size, bật lửa Dupont, cơm Tây, rượu chát,...
Vào giai đoạn đó, Nguyễn Ngọc Tú gặp tình yêu. Nhưng mối tình trắc trở. Người yêu anh tự tử và cuộc đời anh bắt đầu xuống dốc không phanh. Anh nằm luôn trong căn nhà bán thuốc phiện ở hẽm Monceaux, Tân Định. Ăn, hút và ngủ luôn trong nhà đó. Để có tiền hút, Tú bán dần đồng hồ, máy chữ, cặp da,... Anh trở thành người nghiện hút nặng.
(Nguyễn Xuân Hòang)
Tục ngữ hiện đại, thành ngữ hiện thực
Thuận vợ thuận chồng, con đông mệt quá.
Những ca từ khó hiểu trong nhạc Trịnh Công Sơn
Dấu Chân Địa Đàng
Bài hát Dấu Chân Địa Đàng, ban đầu có tên làTiếng Hát Dạ Lan, được Trịnh Công Sơn viết trong thời gian ông dạy học ở B’Lao – Lâm Đồng. Trong bài này có hình ảnh ẩn dụ vô cùng khó hiểu như “loài sâu ngủ quên trong tóc chiều”, “lời ca dạ lan”…
May quá, những hình ảnh đó sẽ được chính TCS giải thích, nếu bạn đọc được cuốn Thư Tình Gửi Một Người (tổng hợp những bức thư tình ông Trịnh gửi cho Dao Ánh). Khi hiểu được những ca từ này, người nghe sẽ thấy bài hát sẽ trở nên hay hơn.
Loài sâu này chính là một phiên bản khác của phận người, ôm chất chứa những buồn vui của nhân sinh, điều này được thấy rõ hơn trong những bức thư của Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh:
“Ngôn ngữ đã mất đi với những ngày nằm co như một loài – sâu – chiếu ở Blao” (thư Đà Lạt, 19.9.1964), “Ở đây có loài sâu đất reo đêm” (thư Đà Lạt, 19.9.1964),“Đêm sáng mờ bên ngoài. Sâu đất reo rắt trong ở bãi cỏ” (thư Blao,23.10.1964), “Đêm đã lạnh và đã buồn. Cây cỏ lao xao. Anh chỉ còn nghe rõ tiếng sâu đất và tiếng dế reo…” (thư Blao, 29.12.1964), “Đêm rất dày đen. Sâu đất của núi rừng cũng đã reo lên âm thanh rất nhọn”(thư Blao, 23.9.1965).
***
Hình ảnh “dạ lan” cũng được nhắc tới trong bài này: “Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng”. Dạ lan là gì? Nhà cô gái 16 tuổi Dao Ánh ở Huế (cách nhà Trịnh Công Sơn ở Huế một cây cầu là cầu Phú Cam) trồng nhiều hoa dạ lan và loài hoa này không chỉ thơm ngát trong vườn nhà Dao Ánh mà còn lừng hương trong nhạc Trịnh và trong nhiều bức thư tình tha thiết, da diết của Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh: “Dạ lan giờ này chắc đã ngạt ngào cả một vùng tối đó rồi, đã cài lên từng sợi tóc của Ánh” (thư Blao, 31.12.1964), “Anh ao ước bây giờ mở cửa ra bỗng dưng có chiếc cầu bắc qua dòng sông và anh bước qua cầu rồi rẽ về phía tay phải đi đến căn nhà có mùi thơm dạ lan và đứng đó gọi tên Ánh thật thầm để chỉ vừa đủ Ánh nghe” (thư Blao, 26.9.1965).
(Đông Kha)
Tục ngữ hiện đại, thành ngữ hiện thực
Làm trai bốn bể là nhà.
Cái loại giai ấy chắc là... ăn xin
Đường văn ngõ chữ
Nhà thơ Bùi Giáng, Hữu Loan, lần gặp mặt - 1
Sau tháng Tư 1975, trước khi nhà thơ Hữu Loan có dịp vào Nam, đã có một số thân hữu từ miền Nam ra
Bắc thăm ông. Khó thể mô tả cảnh nghèo khó của gia đình ông thuở ấy, lại khó
thể hình dung ra cái tình cảnh cô đơn của một Hữu Loan bị cô lập trong bao
nhiêu năm. Ông vào thăm Sài Gòn khá muộn màng, có thể do điều kiện quá khó
khăn. Anh em chúng tôi có dàn xếp một ngày để tiếp ông. Cà phê sáng, dùng cơm
trưa, buổi chiều đưa ông đi dạo chơi đó đây. Thuở ấy chỉ toàn xe đạp, sang
trọng tí chút là xe gắn máy. Ông rất hồi hộp khi ngồi yên sau xe gắn máy. Ông
bảo, “Đèo nhau xe đạp, chậm rãi, thì bình an hơn”.
Quán cà phê vườn khá rộng. Khi Duy Th. đưa Hữu Loan tới, quanh bàn chúng tôi đã
có Tô Kiều
Ngân, Bùi Giáng và mấy anh em văn nghệ.
Bùi Giáng ngạo nghễ. Hữu Loan, thoạt nhìn như một pho tượng. Sạm một màu đất nung. Khuôn mặt chữ điền, trán rộng, sống mũi thẳng, cao. Tôi nghiêng người chào ông. Ông nở nụ cười. Một nụ cười cẩn thận, nói rằng thân thiện là chưa đúng. Một cái bắt tay của giao tế, dè chừng.
Sống ở miền Nam,
sau cơn dâu bể, nay gặp anh trở về, gặp chị ngoài kia vô, chào một nhà văn xứ
Bắc vừa chạm mặt, tôi nhận ra tất cả họ đều có một hành xử khá giống nhau. Luôn nhìn quanh,
ưa quay nhìn lui sau lưng. Nói ít, nói nho nhỏ. Cẩn trọng, đề phòng.
Lâu ngày thành thói quen, trong một chế độ không thể “Trong bụng có gì ta có
thể nói ra thế ấy”. “Khó thể thật tình với nhau, thì phải nói khéo, để che chắn
sự thật, đậy nắp cái cốt lõi sự việc”. Mèo phải nước sôi phải biết sợ cả nước lạnh.
Hữu Loan có khác. Trong đau đớn tột cùng hãy còn phảng phất cái thanh cao. Bắt
tay nhau, tôi chạm phải một bàn tay thô tháp. Những ngón to, cứng. Gân nổi trên
lưng bàn tay. Sau này biết, đôi bàn tay ấy từng đẽo đá, từng đẩy xe cút kít, xe thồ,
ròng rã mấy mươi năm, để sống qua ngày, nuôi vợ con trong tình thế
một nhà thơ bị vây khổn, bị khủng bố, cái giá treo cổ là không vô hình. Tất cả
là bóng tối, thất nghiệp cả nhà, đói khát, cơ cực. Là cả hoạn nạn thời thế,
cách ly, nghiệt ngã.
(Cung Tích Biền)
Tục ngữ hiện đại, thành ngữ hiện thực
Nhà sạch thì mát.
Bát mẻ thì sứt môi.
Đường văn ngõ chữ
Nhà thơ Bùi Giáng, Hữu Loan, lần gặp mặt - 2
Với ly cà phê đen, bữa nay tôi có cái để mà nhớ lại, để được ngắm nhìn Hữu Loan. Cùng một bàn. Những tách cà phê đã vơi. Sắp mời ông đi tiệc tùng buổi trưa đây. Nhưng cuộc trò chuyện càng lúc càng gần gũi hơn, dù ông chỉ lắng nghe. Ít cả nụ cười.
Ông được đón tiếp nồng hậu. Bùi Giáng khinh bạt nhưng rất mực yêu mến những tài năng, từng rất mê đắm Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Tản Đà. Lúc này, Bùi Giáng nhìn Hữu Loan một cái nhìn trôi nổi, một ánh mắt có thể gọi là thơ dại, trong ngần như ánh trăng. Thường khi ngồi uống rượu hay cà phê cùng anh em, Bùi Giáng chỉ ngồi một lúc rồi đứng dậy đi nghêu ngao, Ra đường chặn xe cộ, đùa chơi. Có khi biến mất luôn chẳng chào ai. Hôm nay, Sáu Giáng ngồi rất lâu. Bùi Trung Niên Thy Sỹ một thời trẻ chăn dê [bò đấy] nơi núi đồi Quảng Nam, là rất đắm đuối với “Lá hoa cồn”, cùng “Đồi sim trái chin”.
Trò chuyện với Hữu
Loan, mến ông là một người khá hiểu biết về văn chương, học thuật. Dễ là chốn
tri âm, tương phùng. Có thể do ông là người có học hành tử tế, trưởng thành vào
thời kỳ nước nhà còn lưu giữ những nền móng đạo lý, những thứ vốn văn hóa quý
hiếm của giống nòi. Gặp ông, ngoài những chia nhau nỗi oan giữa đời, còn là một
điều khá thú vị, vì chúng tôi có một cái thói, rất “thoái trào” trong thời đại
“cơm áo gạo tiền”, là lúc chung trà chén rượu cùng nhau, chỉ rặt bàn luận văn
chương, triết học, âm nhạc nghệ thuật.
(Cung Tích Biền)
Tục ngữ hiện đại, thành ngữ hiện thực
Cá không ăn muối cá ươn.
Chồng cãi lại vợ ra đường…bơm xe.
172 Chữ nghĩa làng văn xóm chữ
Phóng sự và tuỳ bút
Phóng sự là thể văn mới của chữ quốc ngữ có từ đầu thập niên 1930 ở nươc ta. Phóng sự là thể loại có tính cách thời sự dưới góc canh đặc biệt mà tác giả ghi lại những điều tai nghe mắt thấy với nhận xét và phê bình.
Ký sự (hay bút ký) là “phóng sự” mà thời gian tính đóng vai thứ yếu. Nếu phóng sự là con đầu lòng của nghề viết báo, thì đồng thời nó là con đẻ của ký sự. Phóng sự và ký sự cạ hai nặng về ghi chép sự việc: Nhưng “ký sự” có trước, phóng sự ra đời sau do nhu cầu của nghề báo.
Thiên ký sự đầu tiên ở nước ta là “Thượng kinh ký sự” (Ký sự lên kinh) của Hải thượng Lãn Ông, tập bút ký thuật lại hành trình từ quê lên Thăng Long để chữa bệng cho con của Trịnh Sâm.
Phóng sự có hai loại: Phóng sự xã hội và phóng sự chiến trường. “Tôi kéo xe” (1932) của Tam Lang vũ Đình Chí là phóng sự đầu tiên ở Hà Nội. Sau đó tiếp đến với Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng.
Về loại bút ký chiến tranh 1965-1975 có “Đời pháo thủ” của Nguyên Vũ, “Một ngày tại Hà Nội” của Phạm Huấn, v…v…
(Trần Bích San) *
- * Trần Bích San tên thật Trần Gia Thái, sinh ngày 31-8-1940.
- Sinh quán: Mỹ Lộc, Nam Định, Việt Nam. Mất ngày 9-1-2021.
Tác phẩm: Văn khảo (2000) - Giai thoại văn chương (2006)
Chân dung hay chân tướng nhà văn?
Bùi Huy Phồn (1911-1990)
Nhà văn Bùi Huy Phồn tức Đồ Phồn thuộc lớp tiền chiến, năm 1941 đã viết tiểu thuyết trào phúng “Một chuỗi cười”, năm 1946 cũng tiểu thuyết trào phúng “Khao”, năm 1961 ông viết tiểu thuyết “phất” hưởng ứng phong trào cải tạo tư doanh ở Hà Nội .
Ông
thuộc hàng quan chức văn hóa văn nghệ,, ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt
Nam khóa II (1962-1972)i. Trong vụ Nhân văn Giai phẩm ông viết bài “đánh”
Trương Tửu rất nặng. Xuân Sách viết chân dung ông không lấy gì làm ưu ái khi
gọi trệch “đồ phồn” thành “đồ phấn”, “đồ vôi” :
“ Phất rồi ông mới ăn khao
Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời
Ông đồ phấn, ông đồ vôi
Bao giờ xé xác cho tôi ăn mừng …”
(Nhât Tuấn)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Ta
cứ ngỡ xuống trần chơi một lát
Nào ngờ đâu.. bi đát đến hôm nay
(Thích Tánh Tuệ)
Văn hoá ẩm thực
Hủ tiếu
Hủ tiếu là món ăn gốc Tàu. Gọi người Hoa là dân Tàu hoàn toàn không có ý khi dễ. Nguyên xưa kia người Hoa "phản Thanh phục Minh" trốn chạy nhà Thanh di cư xuống bằng tàu biển nên dân Việt gọi họ là dân Tàu. Người Việt là anh Hai rồi thì người Hoa là Ba Tàu thôi chứ biết sao.
Hủ tiếu có ba loại là Hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho và hủ tiếu Tàu. Không biết ba loại này khác nhau ra sao. Có dịp ở Phnom Pênh, tui hỏi ngừơi Miên, họ gọi đó là món đọc nghe như “Ku Tíu”. Vậy có thể đoán mò món đó “Ku Tíu” (hủ tíu) từ người Tàu ở Nam Vang có trước rồi mới truyền sang miền Nam.
Hủ tiếu nước thì có nhiều quán ăn được nhưng như tui là fan của hủ tiếu khô thì hơi khó tìm quán nấu ngon. Trước kia kêu tô khô, chỉ cần trộn đều là vừa ăn, đi kèm là chén nước lèo có thịt bằm và hành lá nổi đầy mặt chén. Còn giờ bắt buộc phải xịt thêm nước tương, còn chén nước lèo trong veo, nhiều khi hơi mặn.
(Ngã thuật nhi bất tác - KT)
Lịch Tầu, lịch Ta
Người Việt nói lịch Ta là lịch Tầu. Nhưng người Tầu gọi tên 12 con giáp khác hẳn Ta:
- Thử, ngưu, hổ, miêu, long, xà, mã, dương, hầu, kê, khuyển, trư.
Với lịch Ta, riêng năm sửu bắt nguồn tiếng Mường: “tru”, sau này phiên âm Hán-Việt từ “tru” thành…”trâu”.
Với năm thìn. Chữ thìn chỉ con rồng vốn có nghĩa là…con rùa.
Xưa kia, tiếng Việt cổ gọi con rùa, con ba ba là con đìn địn. Ca dao có câu “Mồng tơi chưa chín, đìn địn đã rừ”.
Người Phúc Kiến gọi con thìn là con đìn. Cung thìn, trong thiên văn cổ Tầu gọi là cung huyền vũ và ứng với chòm sao thọ tinh (huyền vũ là rùa đen, loại rùa sống lâu).
(Trần Ngọc Thêm – Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam)
Hình ảnh cũ
Cái chạn trong miền ký ức
Đôi khi ngồi hàn huyên với nhau, chúng tôi lại tự hỏi: Ngày ấy sao chúng ta không cần tủ lạnh? Đơn giản thôi, bởi đồ ăn làm gì có nhiều như bây giờ mà cất.. Các bà mẹ luôn tính toán để thức ăn vừa hết trong ngày. Hầu như không có thức ăn nào lưu cữu quá 2 ngày.
Thức ăn để trong chạn, đóng cửa lại thì mèo, chuột không vào được nhưng lũ kiến vẫn kéo đàn vào đánh chén. Để khắc phục việc này, các nhà thường kê 4 cái chân chạn lên 4 cái bát mẻ đổ ngập nước pha dầu luyn. Thế là kiến đành chịu thua.
Thời gian trôi, giờ đây những loại tủ lạnh hiện đại, to đẹp đã thay thế cho chiếc chạn bát năm nào. Nhưng tôi tin, bất cứ ai đã từng sống qua một thời xa xưa ấy đều không thể quên chiếc chạn bát “thần thánh”. Đó không chỉ là nơi cất giữ thức ăn, bát đũa... mà còn thể hiện sự vén khéo, tình yêu thương của những người mẹ dành cho cả gia đình.
Tôi tin, trong miền ký ức của mỗi người đã từng sống qua thời đó, sẽ vẫn còn lưu dấu vài kỷ niệm nho nhỏ, vui vui về cái chạn bát.
(Vy Anh)
Phúc đại lai
Một ông phú hộ, giầu lại muốn sang, nhân thấy quan tỉnh là tay đại khoa có
tiếng văn hay chữ tốt, đến xin mấy chữ về khắc vào bức hoành treo chỗ ngồi để
tỏ rằng mình giao du với hàng quyền quý. Quan biết ý, bèn sai trải giấy, mài
mực, rồi cất bút đề cho ba chữ đại tự: Phúc đại lai
Không ai hiểu lấy ở điển nào, ai cũng khen là tay đại khoa có khác, học rộng đến
nỗi có ba chữ rất thông thường mà cũng không ai biết nổi xuất xứ. Sau có người diễn
nghĩa Phúc đại lai, nghĩa đen là phúc lớn lại, nói lái lại là phúc lái lợn.
Thì chủ nhân ông vốn xuất thân làm cái nghề lái lợn
(Chơi chữ - Lãng
Nhân Phùng Tất Đắc)
Nhớ Sài Gòn, chốn cũ đường xưa
Tân Định & Đa Kao những ngày xưa cũ
Cho đến bây giờ, dù đã xa Tân Định và Đa Kao nhiều năm, nhưng trong tôi hai cái tên lúc nào cũng là một nỗi nhớ khôn nguôi. Chúng cứ thôi thúc tôi hoài. Đã bao năm qua, tôi muốn tìm về chốn này, để sống lại với kỷ niệm thuở học trò. Tôi cứ hẹn đi, hẹn lại, nhưng chưa bao giờ thực hiện được ước mơ này. Rồi một dịp tình cờ đưa đến, năm 2010, tôi đã toại được ý nguyện. Tôi đã có hai tuần lễ đi qua, đi lại trên những con đường kỷ niệm của Tân Định và Đa Kao. Điều làm tôi rất đỗi ngạc nhiên và thích thú là tên nhiều con đường trong khu vực này vẫn như cũ.
Thật vậy, sau 1975, một số tên đường của thành phố Sài Gòn thân yêu đã bị đổi bằng những cái tên khác. Nay được thấy lại các tên đường ở khu Tân Định và Đa Kao không bị thay đổi nhiều, trong lòng tôi bỗng nhiên dâng lên một sự xúc động và niềm sung sướng vô cùng.
(Trần Đình Phước)
Giai thọai làng văn xóm chữ
Hồn bướm mơ tiên
Nhân dịp đầu xuân, vua Lê Thánh Tông (1442-1497) ngự thăm nhà Thái học
(Văn miếu), lúc về ghé qua chùa Ngọc Hà ở thôn Thanh Ngô gần đấy (1). Tới
nơi, vua thấy cảnh trí u nhã, hoa cỏ xanh tươi, lại nghe tiếng ni cô tụng kinh
vang vang trong chùa. Giọng ni cô uyển chuyển lạ thường , khiến người nghe
dường như cũng phiêu diêu trong thế giới cực lạc. Nhà vua hứng tình, nguồn thơ
lai láng, liền đề ngay lên vách chùa hai câu thơ :
Tới nơi thấy cảnh thấy người
Tuy vui đạo Phật chưa nguôi lòng trần
Rồi nhà vua lấy hai câu ấy làm đầu đề, bắt các quan tùy tòng ngâm vịnh. Lúc ấy,
Thân Nhân Trung, một trong hai vị phó soái của "Tao đàn nhị thập bát
tú" có thơ vịnh như sau :
Ngẫm sự truyền duyên khéo nực cười,
Sắc không tuy bụi, hẫy lòng người.
Chày kình một tiếng tan niềm
tục,
Hồn bướm ba canh lẳn sự đời.
Bể ái ngàn trùng mong tát cạn,
Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi.
Nào nào cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây chín rõ mười!
Vua trao bài thơ cho ni cô xem, ni cô chê hai câu "thực" thiếu ý cảnh
và sửa lại rằng:
Gió thông đưa kệ tan niềm tục,
Hồn bướm mơ tiên lẳn sự đời.
Nhà vua khen hay, rồi đưa luôn ni cô về cung. Nhưng kiệu đi tới cửa Đại Hưng (2) thi ni
cô biến mất. Lấy làm lạ, vua bèn sai dựng ở đó một cái lầu gọi là "Vọng
tiên lâu" để lưu dấu người tiên.
(1) Đền Ngọc Hà ở phố Nguyễn Khuyến (phố Sinh Từ Hà Nội)
(2) Chợ cửa Nam
bây giờ
Thành ngữ tục ngữ sai
“Xưa kia ai cấm duyên bà, bây giờ bà già, bà cấm duyên tôi”
Lời oán thán của người con gái muốn lấy chồng nhưng không được người trong gia đình ủng hộ lại chê bai, thậm chí cấm đoán.
Thực ra, nghĩa đen tục ngữ nói đến một trường hợp rất cụ thể:
Cô con dâu (tôi) là góa phụ, muốn “đi bước nữa” (tái giá), nhưng bị (bà) mẹ chồng ngăn cấm. Tuy nhiên, xưa kia khi còn trẻ, gặp chuyện “nửa đường đứt gánh”, chính bà mẹ chồng cũng từng tái giá. Ấy thế nên cô con dâu góa chồng mới “vặn” lại mẹ chồng: Xưa kia, chính bà đã từng muốn tái giá như tôi (và thực tế bà đã tái giá), không bị ai ngăn cấm, sao bây giờ tôi muốn “đi bước nữa” như bà từng đi, lại bị bà ngăn cấm?
Cái hay của câu tục ngữ ở cụm từ “bây giờ bà già”. Vì bà đã già, bà không còn lửa lòng, khát vọng của tuổi trẻ nữa nên bà mới ngăn cấm người khác một cách ích kỷ. Nghĩa bóng và cách dùng rộng hơn: Bản thân mình từng mong muốn hoặc làm việc gì đó không bị ai cấm đoán, bởi vậy, nếu người khác cũng có mong muốn giống mình thì không nên ích kỷ cấm đoán.
(Hoàng Tuấn Công)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Những sai lầm trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân
tông tích 蹤跡
Tông nghĩa là dấu vết (đọc
là tung thì đúng hơn), tích nghiã là vết chân. Nghĩa chung
của tung tích có thể hiểu là lai lịch, là nguồn gốc của một sự việc hoặc
của một nhân vật. Vì không đọc được chữ Hán, do đó không thể biết rằng, “tông”
ở đây chính là do chữ “tung” bị biến âm mà ra nên soạn giả đã giảng giải rằng, tông nghĩa là dòng họ. Chúng tôi đã tra cứu ở
các từ điển Từ nguyên và Từ hải thì chỉ thấy chữ tung là dấu vết (mà có khi được
đọc là tông) chứ không phải chữ tông là dòng họ.
(Lê Mạnh Chiến & H.H.Phúc)
***
Phụ đính I
Chân dung hay chân tướng nhà văn
Thành tích Nguyễn Quang Sáng lớn vậy nên ông
cũng được đảng và nhà nước tưởng thưởng đích đáng như:
Ông Năm Hạng - giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Thống Nhất (1959).
Tư Quắn - giải thưởng cuộc thi truyện ngắn (1959) Tạp chí Văn Nghệ Quân đội.
Con mèo của Fujita - tập truyện ngắn, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam
1994.
Cánh đồng hoang (kịch bản phim) Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc
(1980), Huy chương vàng liên hoan phim ở Moskva (1981).
Mùa gió chướng (kịch bản phim) Huy chương bạc liên hoan phim toàn quốc
(Hà Nội 1980).
Sự nghiệp văn chương Nguyễn Quang Sáng như vậy cũng đã hiển hách.
Tuy nhiên, nhà thơ Xuân Sách còn muốn ông sáng
tác sao đó cao hơn nữa chứ không chỉ dừng ở “thằng nộm hình rơm”, bởi vậy đã
làm thơ chân dung Nguyễn Quang Sáng:
“Ông Năm Hạng trở về đất lửa
Với chiếc lược ngà vượt Trường sơn
Bỗng mùa gió chướng vừa nổi dậy
Ông biến thành thằng
nộm hình rơm”.
Chẳng biết nhà thơ Xuân Sách còn muốn điều gì ở Nguyễn Quang Sáng nữa đây?
(Nhật Tuấn)
*
Phụ đính II
Chữ nghĩa làng văn
Tố Hữu - 1
Thơ Tố Hữu có những vết nhơ không thể tẩy xóa, như đoạn thơ “Yêu biết mấy nghe con tập nói / Tiếng đầu lòng con gọi “Sta-lin” ! Ý thơ ấy, ngay tầm gần, đã trái hẳn lẽ thường nhân loại: trẻ con tập nói thì gọi “mẹ” chứ đâu đã biết ai xa lạ? trẻ Việt làm sao tập nói được cái từ đa tiết xịt xoạt như thế kia? (Bài đăng tạp chí Văn nghệ 1953 là Tiếng đầu lòng nó gọi ‘Ông Lin’ , bản in vào sách Việt Bắc 1955 sửa thành Tiếng đầu lòng con gọi ‘Stalin’).
(Nhà biên khảo Hà Nội Lại Nguyên Ân)
Lại Nguyên Ân sinh ngày 18-1-1945 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.. Ông là biên tập viên sách văn học, hoạt động trong tư cách nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn học, cây bút biên dịch thông tin văn học nghệ thuật.
Chữ nghĩa làng văn
Tố Hữu - 2
Lại nữa, người đàn bà Việt dân quê làm sao có thể “Thương cha thương mẹ thương chồng / Thương mình thương một, thương Ông (Stalin) thương mười” (!?!). Đây quả là một quái tượng trong thơ ca tiếng Việt, khi nhà thơ lại ngợi ca “công đức” một Bạo chúa, một Hung thần, một Độc tài khét tiếng, một Đao phủ thủ (chữ của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn) vĩ đại, và để làm cái việc ngợi ca trái lẽ ấy, người làm thơ đã hoàn toàn xé bỏ những giới hạn thông thường của tình cảm nhân loại.
(Lại Nguyên Ân)
MỜI XEM :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét