31 thg 1, 2021

CHÙM THƠ TỨ TUYỆT LỤC BÁT - Thơ Đỗ Mỷ Loan


NỔI TRÔI

Thương con nước lớn dập dềnh
Chở đầy hoa tím bồng bềnh tháng năm
Chợt nghe hồn thoáng băn khoăn
Cuộc đời cũng lắm nhọc nhằn nổi trôi!

GIỌT ĐẮNG

Đầy trời mây thẩn thơ bay
Về đâu vạt nắng cuối ngày bơ vơ?
Trách ai sao quá hững hờ
Để cho giọt đắng dại khờ ướt mi!

VẤN VƯƠNG

Lang thang qua những ngõ đời
Gió theo rủ rỉ những lời nhớ thương
Nắng về mấy nẻo vấn vương
Dăm câu lục bát cho đường bớt xa


Đỗ Mỹ Loan

🌸🌸🌸🌸

Trai Petrus - Ký - Gái Gia Long và Trai Chu Văn An - Gái Trưng Vương. (P.2)

 
Trường Gia Long  xưa 1915










Trường TH.Trưng Vương 1954

Có lẽ “nhân duyên tiền định” của hai trường này đều xuất phát từ “người phương Bắc”. Học sinh Chu Văn An đa số là người miền Bắc và Trường Trưng Vương cũng vậy. Điều này cũng dễ hiểu vì Trường Trưng Vương là ngôi trường có gốc gác từ Hà Nội.
Theo “gia phả”, trường được thành lập từ năm 1925, trên con đường Đồng Khánh, phía nam hồ Gươm mang tên Trường Nữ trung học (College de Jeunes Filles), ngôi trường nữ trung học đầu tiên và duy nhất của nữ giới miền Bắc. Vì nằm ở đường Đồng Khánh nên còn được gọi là Trường Đồng Khánh. Đến năm 1948 trường được chuyển đến đường Hai Bà Trưng (Hà Nội) và đổi tên là Trường Trưng Vương. Năm 1954, một số giáo sư và học sinh di cư vào Sài Gòn và thành lập lại Trường Trưng Vương.

Năm học đầu tiên phải học nhờ cơ sở của Trường nữ trung học Gia Long. Mãi cho đến năm 1957, Trường Trưng Vương dời về số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm (nguyên trước đó là Quân y viện Coste của quân đội Pháp).
Bởi vậy ta không lấy làm lạ khi đây là một trong những ngôi trường mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp và được bình chọn là ngôi trường có kiến trúc đẹp nhất Sài Gòn. Nhờ là học sinh Trưng Vương nên mỗi lần làm lễ kỷ niệm Hai Bà, nữ sinh Trưng Vương được ưu tiên tuyển chọn làm Trưng Trắc, Trưng Nhị cưỡi voi trong lễ diễu hành.
Có lần đi xem lễ diễu hành trên đường Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn), khi hai nàng học trò Trưng Vương ngồi trên voi “phất ngọn cờ vàng” đi ngang, tôi thấy thằng bạn có vẻ phấn khích. Tôi hỏi: “Mầy thích “ghệ” áo vàng hả?”. Nó trả lời buồn xo: “Không, tao thích con voi. Bây giờ tao ước gì mình được làm con voi”.
Rồi nó cảm thán nhại theo thơ của Nguyễn Công Trứ: “Kiếp sau xin chớ làm người/ làm voi nàng cưỡi, cái vòi đung đưa”. Sau này tôi mới biết cô gái đóng vai Trưng Trắc - áo vàng đó đã cho chàng leo cây, “Trưng Vương vắng xa anh dần. Mùa thu đã qua một lần. Còn đây bâng khuâng”. Ôi, tội nghiệp một thời mê gái!


3. “Áo dài trắng em mang mà anh nhớ...” đâu chỉ ở Sài Gòn. Ở một vùng trời tỉnh Gia Định, những chiếc tà áo của nữ sinh Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt vờn bay thật nhẹ nhàng, thanh khiết. Tôi khoái chữ “vờn bay” của nhà thơ Phạm Thiên Thư hơn chữ “tung bay” của nhạc sĩ Từ Huy khi nói về chiếc áo dài của nữ sinh trung học. Chữ “tung” có vẻ gì đó mạnh bạo quá khi nói về chiếc áo dài vốn dĩ đằm thắm.
Thật thiệt thòi khi ngôi trường này không được nhắc đến trong âm nhạc hoặc thơ ca, có lẽ những chàng thi sĩ, nhạc sĩ chỉ thích tụ tập ở Sài Gòn mà bỏ quên một ngôi trường nữ làm đẹp và trắng khung trời Gia Định.

Từ Sài Gòn, xuôi theo đường ĐinhTiên Hoàng, quẹo tay mặt, qua cầu Bông một đoạn, nhìn sang tay trái là một ngôi trường kiến trúc kiểu hiện đại hơn trường Gia Long và Trưng Vương. Chuyện cũng dễ hiểu vì năm 1960, tòa tỉnh trưởng Gia Định đã dùng một khu đất trước kia là ao rau muống để xây dựng trường trên đường Lê Văn, gần Lăng Ông thuộc xã Bình Hòa (tỉnh Gia Định). Trước kia trường mang tên Trương Tấn Bửu, thành lập năm 1957, có hai lớp đệ thất một nam và một nữ, học nhờ tại trường nam tỉnh lỵ (nay là Trường THCS Lê Văn Tám).

Năm 1959, lớp nam sinh chuyển về Trường Hồ Ngọc Cẩn (nay là Trường Nguyễn Đình Chiểu). Khi xây dựng xong, trường được đặt tên là Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt và chương trình học bắt đầu từ lớp đệ thất đến lớp đệ nhị. Học sinh nào đậu tú tài I sẽ chuyển sang học Trường Trưng Vương.

Khoảng năm 1965-1966 trường mới có lớp đệ nhất. So với hai trường nữ đàn chị thì nữ sinh Lê Văn Duyệt nào có kém cạnh chi, cũng làm những chàng trai thốt lên: “Ơi em, bắt hồn tôi về đâu?”...

Có những chàng trai lãng mạn thì cũng có những chàng trai rất thực tế. Hiệp mập, thằng bạn của tôi, phát biểu: “Tao không lấy vợ là “ghệ” Gia Long, yểu điệu thục nữ quá cỡ, tao chỉ muốn vợ tao là nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh”. Tôi sửng sốt vì Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh mới vừa thành lập năm 1971.
Sau Mậu Thân 1968, một góc đường Minh Mạng, Sư Vạn Hạnh gần chùa Ấn Quang bị cháy rụi. Vài năm sau đó, chung cư Minh Mạng ra đời, phía bắc của chung cư, ngay góc đường Hòa Hảo, Minh Mạng (nay là đường Nguyễn Chí Thanh), Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh cùng được xây dựng.
Không phải thằng Hiệp mập không có lý của nó, vì nữ sinh trường này được học một chương trình giáo dục hoàn toàn mới. Đây là ngôi trường nữ đầu tiên tại VN với lối giáo dục theo phương pháp tổng hợp theo mô hình của các nước tiên tiến thời ấy. Song song với việc giảng dạy như các trường công lập khác, trường còn dạy thêm kinh tế gia đình (tức nữ công gia chánh, may vá nấu ăn), môn doanh thương (tức kế toán đánh máy), âm nhạc (đàn tranh, piano), hội họa, nghệ thuật cắm hoa, và cả môn võ aikido, vovinam. (Hồi tôi vào Đệ Thất trường Gia Long năm 1955, Từ Đệ Thất đến Đệ Tứ tôi đã được học thêu thùa, cắt may quần áo, cả áo dài. Ngoài ra còn học nhạc và vẽ. Đó là những giờ học có trong chương trình. Ngoài chương trình thì có lớp Judo, học ngoài giờ chính thức. Sau này khi tôi ra trường rồi, trường GL có cả hồ bơi. Chú thích của một cựu nữ sinh Gia Long thời ấy khi đọc bài này.)
Ngay từ năm lớp 6, nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh đã được học cả hai sinh ngữ Anh và Pháp khi mà học sinh công lập các trường khác chỉ được học một sinh ngữ. (Chú thích của một cựu nữ sinh GiaLong: Hồi đó, tôi vào lớp Đệ Thất trường GL năm 1955 đã học 2 sinh ngữ: Pháp và Anh tùy học sinh chọn sinh ngữ nào ưu tiên gọi là sinh ngữ 1, còn sinh ngữ kia gọi là sinh ngữ 2) Trường được trang bị một phòng thính thị máy móc rất tối tân để luyện giọng chính xác với giáo sư ngoại quốc, một phòng thí nghiệm đầy đủ dụng cụ.
Với lối giáo dục mới mẻ này, sau bảy năm trung học, nữ sinh trường có cơ hội thành một thiếu nữ VN văn võ song toàn. Còn theo thằng bạn tôi, giúp ích xã hội được hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn là một bà xã biết dạy chồng bằng võ vovinam và tài nội trợ.
Sài Gòn, cùng với những trường nữ trung học công lập Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Sương Nguyệt Anh cũng còn trắng trời áo dài với những trường nữ trung học tư khác như Thánh Linh, Hồng Đức... đã nhốt hồn những chàng trai mặt bắt đầu nổi mụn trứng cá và vỡ giọng với những thổn thức “áo ai trắng quá nhìn không ra”...
Những cô nữ sinh với những ngôi trường ấy đã là một phần hồn của chúng tôi, một phần hồn của Sài Gòn đã đào tạo những nữ lưu anh kiệt về các mặt chính trị, văn hóa, khoa học, và tiếp tục những nữ lưu anh kiệt lại là những anh kiệt nữ lưu khác.Cảm ơn Sài Gòn đã có những ngôi trường ấy cho tôi nhớ. Cảm ơn Sài Gòn có những ngôi trường thiên đàng tuổi nhỏ dành riêng cho chàng trai mơ về những mái tóc, những chiếc áo dài trắng vờn bay... vờn bay!
Lê văn Nghĩa
Nguồn Tuổi Trẻ cuối tuần

🌾🌾🌾🌾🌾


Thêm : (FB Xuân Lộc)
Số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nơi sau 1954 được chia thành ba phần: trường Trưng Vương (phần bên trái), Võ Trường Toản (phần bên phải) và phần giữa là Nha Tổng Giám Đốc Trung Học (nơi sau này là Nha Khảo Thí, lo về các kỳ thi Trung học và Tú Tài tại miền Nam VN).

29 thg 1, 2021

TIN BUỒN VÀ PHÂN ƯU (Thân Mẫu Bạn Phan Trần Đức Tạ Thế 29/1/2021)

 
Được Tin Buồn :

Cụ Bà TRẦN THỊ NỤ,

là Thân Mẫu Bạn Phan Trần Đức (khóa 3-SPSaigon )đã từ trần tại Vũng Tàu, hưởng Thượng Thọ 96 tuổi,

Nhóm Bạn Bè K.2,3.. SPSG xin thành thật chia buồn cùng anh Phan Trần Đức và Gia Đình

Càu Nguyện Hương Hồn Cụ Được AN NGHĨ NƠI CÕI VỈNH HẰNG

Thành Kính Phân Ưu


 Nhớ Ngày còn Mẹ (8/2019 )

Ngày mai mẹ sẽ được hỏa táng để cát bụi trở về cát bui !
Xin post lại bài tôi viết cách đây 14 năm...bây giờ 78 tuổi Tây...79 tuổi Ta

Mẹ !
Mẹ là đề tài không bao giờ viết hết.
Ca tụng mẹ cũng không bao giờ đủ.
Mẹ tôi người đàn bà chỉ học chữ quốc ngữ để đọc chuyện Kiều.
Tôi chưa thấy người đàn bà nào gan dạ như mẹ tôi.
Lần đầu tiên thấy bà khóc khi Ba tôi mất.
Bà nói :" ông ấy là người tốt ".
(Viết nhân ngày Mother Day 2007 khi tôi 64 tuổi)
Năm nay tôi 73 , ngày Báo Hiếu xin gởi lại để cám ơn Mẹ
Thủa bé bị mẹ phạt đánh đòn, tôi khóc,
Mẹ giận dạy rằng :
" Là con trai không được khóc "
Nhiều khi lầm lỗi, sợ đòn, sợ mẹ, tôi nói dối,
Mẹ giận nhiều hơn :
" là người tốt không được nói dối " .
Gần hết cuộc đời, chưa một lần tôi nói yêu mẹ
Nhưng Mẹ biết tôi thương Mẹ vô cùng.
Mẹ biết tôi không nói dối, nhiều khi thiệt thòi,
Mẹ cười mắng yêu :
" con dại quá "
Những bài học đầu đời tôi nhớ mãi
Để đứng thẳng hoặc gục ngã chứ chẳng ngả nghiêng.
Mẹ ơi ! Mẹ ơi ! con cám ơn những gì mẹ dạy
Phan Trần


Truyền Thuyết Về Hoa Đỗ Quyên Và Chim Đỗ Quyên - Lê Thanh Hoàng Dân

 Các bạn có nghe câu chuyện truyền thuyết về hoa Đổ Quyên và chim Đổ Quyên chưa?


Ngày xưa có một đôi vợ chồng trẻ nhà nghèo nhưng sống hạnh phúc ở gần khu rừng nọ. Anh chồng thường vô rừng săn bắn đến tối mới về. Một hôm anh biệt tích, trời tối vẫn chưa về.
Người vợ kiên nhẫn chờ chồng, một ngày, một tháng và nhiều tháng. Một hôm người vợ quyết định ra đi tìm chồng. Nàng đi buổi sáng, chiều hôm đó Chàng trở về.
Nàng đi, đi mãi, đến lúc kiệt sức dừng lại bên một tảng đá lớn, và qua đời. Nơi đây mọc lên một loài hoa chỉ nở vào mùa xuân, màu sắc đẹp tuyệt vời.
Một ông Tiên thấy tình yêu chung thủy của cô vợ trẻ, nên đặt tên hoa này là hoa Đổ. Đổ có nghĩa là Đợi. Ý muốn nói tình yêu chung thủy tốt đẹp quá, đợi người yêu mà chết.
Người chồng về nhà không thấy vợ, ra đi tìm Nàng. Đến ngay tảng đá đó, chàng cũng kiệt sức qua đời. Chàng biến thành một loài chim đi tìm người yêu kêu la thảm thiết. Ông Tiên thấy vậy đặt tên loài chim này là chim Quyên.
Người Việt Nam lấy tên Đổ Quyên để đặt tên cho hoa Azalea nầy. Đổ Quyên là loại chim chung thủy, chim vợ chồng, một con chết, con kia sẽ kêu gào đến chết mới thôi.
Mỗi độ xuân về, vợ chồng tôi thường lang thang ở rừng đổ quyên ở đây, đẹp lắm. Rừng này rộng hơn 2 cây số, đầy hoa đổ quyên đủ màu. Đổ quyên là quốc hoa của Nepal, và là hoa biểu tượng của nhiều tiểu bang ở Mỹ. Hoa Đổ Quyên được ưa chuộng khắp thế giới..."
 (Trích sách "Thành Phố New York" thuộc bộ sách "Nước Mỹ nơi tôi đang sống" của Lê Thanh Hoàng Dân)



Tìm đọc bộ sách "Nước Mỹ nơi tôi đang sống" của Lê Thanh Hoàng Dân.
Đã xuất bản và phát hành trên Amazon và BookBaby:
(1) "42 năm sống ở Mỹ: Được gì, Mất gì?"; (2) "Our road to freedom" dịch giả Michelle Lê Nguyễn và Daniel Nguyễn; (3) "Thành Phố New York"; (4) "Tiểu Bang California"; (5) "Miền Đông Nước Mỹ"; (6) "Các Vườn Quốc Gia Lớn Nước Mỹ"; (7) Các Vườn Quốc Gia Tây-Bắc Hoa Kỳ & Canada"; (8) Tiểu Bang Florida;
Đang in: (9) "Miền Trung-Tây Nước Mỹ"








Bình luận sách Chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông


 Tác giả: Nguyễn Hải Hoành (Nghiên Cứu Quốc Tế )

Cuốn sách Mao: The Unknown Story (Chuyện chưa biết về Mao) của vợ chồng bà Jung Chang (Trương Nhung) — Jon Halliday sau khi xuất bản đã gây xôn xao dư luận phương Tây. Riêng tại Anh, sau 6 tháng đầu tiên, sách này đã bán được 60 nghìn bản, đứng đầu bảng xếp hạng của mạng Amazon. Trên toàn cầu, trong một thời gian ngắn sách bán được 12 triệu bản. Mick Jagger, ca sĩ chính của ban nhạc Rolling Stones, đi đâu cũng quảng cáo cho sách này. Ngôi sao bóng đá Davis Beckham, cựu Tổng thống Nam Phi Mandela nói họ từng đọc Mao: The Unknown Story. Tổng thống G. Bush giới thiệu nó với Thủ tướng Đức Angela Merkel khi bà tới thăm Mỹ, ông nói cuốn sách cho thấy Mao là một bạo chúa tàn ác hơn những gì người ta tưởng tượng…

Cuốn truyện ký về Mao do Jung Chang và Halliday viết đã gây ra phản ứng nhiều chiều trong giới học giả chuyên nghiên cứu vấn đề Trung Quốc. Dưới đây điểm qua một số bình phẩm của họ.

Nicholas Kristof, Trưởng nhóm phóng viên thường trú tại Bắc Kinh của báo The New York Times nhận xét: “Dựa trên cơ sở hơn 10 năm phỏng vấn tường tận và nghiên cứu các hồ sơ tư liệu, bộ truyện ký hùng vĩ này rõ ràng đã phá bỏ hết mọi chỗ dựa vững chắc cho sự đồng tình và tính hợp pháp ủng hộ Mao Trạch Đông.”  “Cuốn sách cung cấp nhiều thông tin mới, cộng thêm thủ pháp viết văn thời thượng làm cho nó trở thành sách gối đầu giường của tất cả mọi người trên thế giới.”  “Tôi có chút bảo lưu về sự đánh giá của tác giả đối với Mao và về việc họ xếp Mao cùng hàng với Hitler và Stalin. Xét theo cảm nhận của cá nhân tôi, dù cho có những thông tin khủng khiếp đến đâu đi nữa, thì Mao vẫn đem lại cho Trung Quốc những thay đổi hữu ích. Thế nhưng có chỗ tác giả thể hiện khát vọng muốn đập nát Mao, thậm chí làm cho tôi ngờ rằng tác giả đã loại bỏ những chứng cớ chứng tỏ Mao vô tội và dồn sức vào những chỉ trích vô cớ đối với Mao.” “Trong toàn bộ các nguồn trích dẫn, có một nguồn nhắc tới thầy dạy Mao học tiếng Anh là bà Chương Hàm Chi. Bà ấy là một trong những người bạn Trung Quốc quen biết lâu nhất của tôi. Vì thế tôi đã liên hệ với bà. Chương Hàm Chi nói đúng là bà có hai ba lần gặp không chính thức Jung Chang, nhưng bà từ chối trả lời phỏng vấn và chưa hề cung cấp bất cứ nội dung nào có tính thực chất. Tôi mong rằng Jung Chang và Halliday có thể cho chúng tôi chia sẻ nguồn tài liệu của họ, dù là thông qua mạng hoặc với các học giả khác. Có vậy thì mới có thể phán xét xem rốt cuộc tác giả có công bằng và chính xác hay không khi đưa ra các kết luận tương ứng về Mao.”

Theo báo Anh The Times, cựu Thống đốc Hong Kong Chris Patten nói: “Sau khi cuốn Ba thế hệ phụ nữ Trung Quốc (Wild Swans: Three Daughters of China, bản tiếng Việt đã được NXB Phụ nữ Việt Nam xuất bản) của Jung Chang thu được thành công vẻ vang, chúng tôi hằng mong chờ sự ra đời công trình nghiên cứu hùng vĩ về Mao Trạch Đông của Jung Chang và chồng bà. Mọi người cảm thấy Jung Chang đang viết lại lịch sử Trung Quốc hiện đại. Điều đó thật đáng mong đợi, quả nhiên công chúng không bị thất vọng. Đây là bộ sách có hiệu ứng bùng nổ.”

Theo tờ Dailly Mail, nhà ngoại giao Anh, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc George Walden nói: “Có nhiều chi tiết và tư liệu tuyệt vời. Những câu chuyện được vợ chồng bà Jung Chang kể lại vừa làm người ta sởn tóc gáy lại vừa có sức cuốn hút mê hồn. Trong số các truyện ký chính trị hiện đại, đây là một cuốn sách có sức chấn động lớn nhất, làm cho người đọc đã cầm sách lên là không muốn rời tay, nó phơi bày nhiều nhất những chuyện chưa ai biết. Rất hiếm những cuốn sách có thể làm thay đổi lịch sử, nhưng cuốn sách này sẽ làm thay đổi lịch sử.”

Báo The Sunday Times cho biết sử gia Simon Sebag Montefiore nhận định như sau về cuốn sách: “Thành công chưa từng thấy! Nền chính trị chuyên chế tàn bạo, giết người như ngóe, sinh hoạt đời tư thối nát v.v… tất cả đều được mô tả tới mức lóa mắt. Những điều xem ra sử sách đã có kết luận xác định rồi, nay được sửa lại với tốc độ chóng mặt. Thành quả nghiên cứu như sóng trào bão cuốn. Đây là cuốn sách truyện ký chính trị đầu tiên chứa đầy những chi tiết chân thực về con ác quỷ lớn nhất ấy.”

Jonathan Mirsky, chuyên gia vấn đề Trung Quốc, nhà báo của tờ The Independent nói: “Cống hiến của Jung Chang và Halliday rất lớn, sách của họ vượt qua tất cả các truyện ký cùng loại từng xuất bản.”

The Daily Telegraph đưa tin Max Hastings, sử gia từng là Tổng Biên tập mấy tờ báo lớn ở Anh nhận xét: “Nguồn tư liệu của cuốn sách này vừa phong phú vừa trải trên phạm vi rộng, trong đó các hồ sơ lưu trữ của Nga có giá trị quan trọng. Jung Chang và Halliday đã xua tan đám mây mù về Mao Trạch Đông từng che mắt nhiều người phương Tây, làm cho họ sáng mắt ra.”

Michael Yahuda, Giáo sư vấn đề Trung Quốc tại Trường Kinh tế London, nói: Jung Chang và Halliday dùng tầm mắt hoàn toàn mới viết lại từng giai đoạn trong cuộc đời đầy biến động của Mao Trạch Đông, đây là một tác phẩm lớn rất hay.

Donald Morrison nhà báo của tạp chí Time nhận định: “Cuốn sách này có sức mạnh như một trái bom nguyên tử.”

Tuy được giới truyền thông ca ngợi, nhưng Mao: The Unknown Story cũng bị không ít học giả phê phán. Một số lời bình tuy không phủ nhận Mao là “quái vật” nhưng nhiều chuyên gia nghiên cứu lịch sử chính trị Trung Quốc hiện đại vẫn nghi ngờ tính chân thực của một số kết luận đưa ra trong sách. Họ nói tác giả đã sử dụng chứng cứ một cách có lựa chọn, nặng về trích dẫn các chứng cứ bất lợi cho Mao, họ nghi ngờ tính khách quan của cuốn truyện ký này.

Những lời bình tương đối có uy tín được tập hợp trong cuốn “Truyện ký hay sự bịa đặt? Các học giả nước ngoài bình luận về sách Mao: The Unknown Story” [Was Mao Really a Monster? The academic response to Chang and Halliday’s Mao: The Unknown Story], do NXB Đại Phong ở Hong Kong xuất bản tháng 11/2008. Sách dầy 253 trang, do Gregor Brenton (GS khoa Sử Đại học Cadiff) và bà Lâm Xuân (Giảng sư cấp cao môn Chính trị so sánh ở Trường Kinh tế London) biên soạn. Nội dung chính gồm 14 bài phê bình cuốn sách của Jung Chang và Halliday, tác giả các bài này đều là học giả quốc tế chuyên nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có 3 tác giả Trung Quốc và Đài Loan. Tuy góc độ phê phán của mỗi người có khác nhau, nhưng lời bình của họ đều nghiêm chỉnh, dựa trên cơ sở các tư liệu tích lũy được trong thời gian dài.

Ông Trần Vĩnh Phát, Viện trưởng Viện Sử cận đại thuộc Viện Nghiên cứu Trung ương (tức Viện Hàn lâm khoa học Đài Loan) nói, giá trị của cuốn sách này là ở chỗ đưa ra những sự thực trước nay chưa ai biết, ví dụ phần nói về vợ Mao là bà Dương Khai Tuệ, bà rất yêu Mao nhưng lại bị Mao ruồng bỏ, cuối cùng bị Quốc Dân Đảng sát hại. Nhưng tác giả Jung Chang quá vội đi đến kết luận, mối quan hệ giữa chứng cớ với kết luận không chặt chẽ, vì thế chưa thể coi sách này là một tác phẩm học thuật. Chẳng hạn chưa đủ chứng cớ để nói Hồ Tôn Nam là nội gián đỏ (red sleeper) của Đảng Cộng sản Trung Quốc, không thể nói chiến tranh thắng thua là nhờ gián điệp. Vì thế cho dù lấy được nhiều hồ sơ lưu trữ mật của Liên Xô, Đông Âu, nhưng tác giả lại lệch lạc chỉ chú ý chọn các tài liệu (phê bình, chỉ thị của Quốc tế Cộng sản) bất lợi cho Mao.

GS Đại học Yale Sử Cảnh Thiên viết bài trên tạp chí London Review of Books, vạch ra một số sách tham khảo mà Jung Chang đã dùng không phải là các ấn phẩm nghiêm chỉnh, không thể tìm được bất kỳ nguồn tư liệu nào từ các sách đó. Jung Chang hoàn toàn chỉ viết về các mặt không tốt của Mao, điều đó làm cho cuốn sách kém sức thuyết phục.

Thomas Bernstein, GS Đại học Columbia, nói: Cuốn sách của Jung Chang là một tai họa lớn đối với việc nghiên cứu Trung Quốc đương đại.

Tôn Thư Vân nhà văn người Hoa định cư ở Anh từng viết một cuốn sách về cuộc trường chinh của Hồng quân Trung Quốc, ông cũng đã phỏng vấn người thợ rèn họ Chu có mấy đời sống ở gần đầu cầu Lư Định trên sông Đại Độ. Cụ Chu nói: Có một trung đội quân Quốc Dân Đảng đóng ở đầu cầu bên kia, nhưng súng của họ rất cũ, không bắn xa được, họ không phải là đối thủ của Hồng quân. Hôm ấy trời mưa, khi thấy Hồng quân đến bên kia cầu, lính Quốc Dân Đảng bỏ chạy hết, trước đó viên sĩ quan chỉ huy đã biến mất. Không có đánh nhau to. Nhưng tôi vẫn kính phục 22 chiến sĩ Hồng quân bò dây cáp đi qua cầu. Họ rất dũng cảm và qua cầu rất nhanh.

Năm 1984, khi trả lời phỏng vấn của Phòng Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh ủy Tứ Xuyên, ông Lý Tụ Khuê, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn Hồng quân số Một nói: “Chiến dịch cầu Lư Định không phức tạp như sau này người ta nói. Để giúp Sư đoàn II qua sông, bộ đội Sư đoàn I của tôi chiếm cầu Lư Định, chỉ có thế thôi. Nghiên cứu lịch sử cần tôn trọng sự thực. Các người viết thế nào, tôi không quan tâm; các người viết gì bao giờ cũng khuếch đại, đầy tính tuyên truyền!”

GS Đại học Columbia Lê An Hữu viết trên tạp chí London Review of Books: Sách này có nhiều luận điệu trái sự thực, nghe sởn tóc gáy, thực ra “nhiều phát hiện lấy nguồn gốc từ các tư liệu không thể kiểm chứng. Một số phát hiện khác là kết quả của sự công nhiên phỏng đoán hoặc xây dựng trên cơ sở chứng cớ gián tiếp, một số phát hiện không chân thực”, “nhiều kết luận đều dựa vào sự giải thích sai chứng cớ hoặc gán ghép khiên cưỡng”, “Một số luận chứng không chỉ là lạm dụng tư liệu mà là nhận xét vu vơ vô căn cứ”. GS Lê đánh giá Jung Chang và Halliday là những người ba hoa lắm lời (magpies).

GS Gregor Benton ở khoa sử Đại học Cardiff và GS Steve Tsang ở Đại học Oxford nhận xét “nhiều kết luận về Mao Trạch Đông và về bối cảnh lịch sử rộng hơn đưa ra trong sách này đều có tì vết”, “Hình ảnh Mao được dựng lại một cách không thận trọng hoặc đánh giá Mao thiếu công bằng”, “vấn đề lớn nhất là ở tính phiến diện và sử dụng tư liệu một cách không hợp lý”, “không có lợi cho việc giúp người đọc hiểu đúng đắn Mao Trạch Đông hoặc Trung Quốc trong thế kỷ 20”.

Tháng 12/2005, báo The Observer đăng tuyên bố của Jung Chang và Halliday trả lời các bình luận sách của họ. Tuyên bố viết: Khi viết tập truyện ký này, chúng tôi hiển nhiên vận dụng quan điểm của các học giả phương Tây đối với Mao Trạch Đông và lịch sử Trung Quốc. Chúng tôi đã nghiên cứu trong 10 năm rồi đưa ra các kết luận và giải thích sự kiện. Các tác giả còn viết thư cho London Review of Books trả lời ý kiến phê bình của Lý An Hữu.

Phó Giám đốc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Lý Thận Minh cho rằng việc biên soạn sách này được cơ quan tình báo Anh tài trợ.

Tháng 5/2020, chuyên gia lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khuê Tùng phát biểu đại ý như sau: Tôi và Jung Chang khá quen nhau. Trong 4 năm viết sách, năm nào bà cũng về đại lục một hai lần, hầu như đều gặp tôi hỏi các vấn đề lịch sử. Tôi rất thích cuốn Ba thế hệ phụ nữ Trung Quốc của bà, từng được giải thưởng của châu Âu, và biết bà đang viết cuốn “tiểu thuyết” lịch sử về Mao Trạch Đông. Vì thế bà hỏi gì tôi đều trả lời. Trong sách bà có ghi chú đã phỏng vấn tôi. Nhưng lạ thay sau khi ra sách, bà không còn gặp tôi, chẳng biếu sách mà cũng không có thư từ cho tôi, càng khỏi phải nói đến việc bà đã hỏi ý kiến của nhà nghiên cứu chuyên nghiệp như tôi. Điều đó cho thấy bà đã biết thái độ cơ bản của chúng tôi [đối với sách ấy].

Đã có lần tôi trả lời qua loa một bạn trên mạng như sau: Sách của Jung Chang đáng đọc. Đúng là đã có những cuốn sách ma quỷ hóa Mao, chỉ có điều tác giả chúng đều là người Đài Loan hoặc người Hoa ở nước ngoài ủng hộ Quốc Dân Đảng, và cũng ít cuốn có nghiên cứu kỹ sử liệu. Jung Chang chẳng những “lớn lên dưới lá cờ hồng”, lại là con cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, tự nhiên phải có quan điểm khác với người Đài Loan. Đặc biệt bà và chồng đã bỏ ra 10 năm đi tìm tư liệu lịch sử ở các nước, phỏng vấn khá nhiều người liên quan, thu được nhiều sử liệu, phát hiện không ít sự thật mới, đưa ra một số quan điểm đáng chú ý, làm cho cuốn sách có sức nặng hơn những sách từng xuất bản.

Nhưng sách này có những nhược điểm nghiêm trọng, màu sắc chủ quan quá mạnh. Tuy sưu tầm được nhiều sử liệu nhưng vì trong bụng đã khẳng định Mao là người xấu, thì càng nhiều sử liệu lại càng hiểu và khai thác từ mặt xấu, khó có thể vận dụng khách quan, hầu hết các chương sách đều như vậy. Đây là thất bại lớn nhất của sách này.

Nguyễn Hải Hoành tổng hợp, biên dịch từ các nguồn tiếng Trung và tiếng Anh.

28 thg 1, 2021

XA MẶT CÁCH LÒNG- THƠ VKP.phượng tím

                 


                  Đã mấy năm rồi chẳng gặp nhau

Người về bên ấy sống ra sao?

Cau Hương trổ trái thêm lần nữa

Lan Tím nhớ thương dạ xót đau!

Có phải người quên lời hẹn ước?

Hay là ai đó níu tình trao?

Yêu đương tình muộn đành chôn kín

Đông đến rồi tim lạnh xiết bao!!!


Saigon Tháng 12/2020 . vkp phượng tím


🍁🍁🍁🍁🍁🍁

Nhã Duy: Thời trang chính trường: Biểu tượng và trí tuệ

Trích: "Bức tranh màu sắc, trang phục tại lễ nhậm chức đôi khi bị bỏ qua trước quá nhiều sự kiện, nhưng đã mang đậm chất nhân văn và chứa đựng khá nhiều thông điệp sâu sắc đã có thể kể nhiều thêm. Nó cho thế giới cơ hội nhìn nhận lại chân dung một giới lãnh đạo tinh hoa và truyền thống đúng nghĩa của nước Mỹ là như thế nào: Chân thành và bình dị nhưng tinh tế và thông tuệ. Và đó là những gì đã được tân nội các của tổng thống Joe Biden thể hiện trong lễ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ vừa qua".
Theo sau các giải Oscar hay Grammy, thông thường vẫn là vô số tin tức, bình luận và bình chọn về các kiểu mẫu thời trang của các tài tử, ca sĩ đã phô diễn trong đêm trước. Chính trường không quá chú trọng và lấy đó làm đầu nhưng có thời trang hay không? Thưa có. Đó là loại thời trang của biểu tượng, của ý nghĩa, thể hiện sự trí tuệ chứ không chỉ là thời trang của cái đẹp, sang trọng hay lộng lẫy.
Tất nhiên thời trang chính trường cũng có những nhà thời trang tên tuổi thiết kế cho phu nhân này hay nhân vật kia, nhưng sẽ không phải chuyện nhắc đến nhiều ở đây. Mà hãy tìm hiểu về biểu tượng qua màu sắc của chúng.
Trong các lễ tiền nhậm chức và trong ngày nhậm chức, người dân đã thấy trang phục màu xanh và tím các loại dường như nổi bật trong trang phục của các đệ nhất phu nhân cùng một số nữ chính khách đảng Dân Chủ.
Đêm trước ngày nhậm chức, Đệ Nhất Phu Nhân Jill Biden mang bộ đầm tím trong lễ chia tay tại Delaware và đêm tưởng niệm. Tại lễ nhậm chức thì Phó tổng thống Kamala Harris mang cả bộ tím hoa cà, còn các cựu Đệ Nhất Phu Nhân Laura Bush, Hillary Clinton và Michelle Obama cũng cùng một màu tím, đậm nhạt khác nhau. Còn Phu Nhân Jill Biden và Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi là tiệp màu xanh trời.
Tại sao màu tím và xanh?
Như nhiều người đã biết, theo nguyên tắc pha màu căn bản thì đỏ pha xanh sẽ ra màu tím. Đó là màu kết hợp giữa Cộng Hòa và Dân Chủ, màu biểu tượng lưỡng đảng trên chính trường Hoa Kỳ. Một thông điệp mời gọi sự hợp tác, đoàn kết giữa đôi bên. Tím còn là màu tao nhã, cao thượng, quyền năng lại chân thành, phồn thịnh nhưng tận hiến, tham vọng mà an bình trong ý nghĩa màu sắc. Một ẩn dụ về cam kết sẽ đưa nước Mỹ đi theo con đường như vậy.
Vậy còn màu xanh? Tất nhiên ngoài là màu truyền thống của đảng Dân Chủ, màu xanh còn là màu của hy vọng, tự do, an bình và trí tuệ cùng niềm cảm hứng. Bộ trang phục toàn xanh, cả găng tay và khẩu trang của Đệ Nhất Phu Nhân Jill Biden do nhà thời trang Ralph Lauren thiết kế và được nhóm thiết kế giải thích thêm rằng, đó là một tuyên bố mang biểu tượng của "sự trở lại nét thanh cao, lịch thiệp cùng sự tôn vinh các giá trị Mỹ" (a return to decorum and upholding the values of America). Không kể thêm rằng, nó còn biểu tượng cho cả sự tin tưởng, ổn định và tự tin. Tự tin nước Mỹ đã quay trở lại, cho dù có bị thử thách thế nào.
Có thể kể thêm vô số những trang phục đầy tính biểu tượng của các ca sĩ, chính khách, hoặc rõ ràng hay điểm xuyết đó đây. Như bộ đầm quốc lễ thanh thoát màu trắng của phu nhân Biden trong đêm lễ hội, cũng chi ly, tiểu tiết với vô vàn ý nghĩa trong từng hoa văn trên áo, mang biểu tượng cho sự đoàn kết quốc gia. Ngay cả những trang phục có màu sắc tươi sáng của con cháu Tổng thống Joe Biden cũng biểu tượng cho sự trẻ trung, sức sống và sự hồi sinh của nước Mỹ.
Nếu có kể thêm thì không thể bỏ qua bộ trang phục rực rỡ và bắt mắt của nữ thi sĩ trẻ Amanda Gorman, người đã trình làng với thế giới một thi phẩm đầy quyền năng của ngôn từ và ý nghĩa. Chiếc áo khoác màu vàng do chính cô chọn và là màu cô yêu thích biểu tượng cho hy vọng, niềm vui, nghị lực và sự khai minh để đạt đến thành công, lại điểm thêm vành khăn đỏ nổi bật như chiếc vương miện dành cho chiến thắng vinh quang.
Và cuối cùng, nhưng ắt chưa đầy đủ, là bộ trang phục của "grandpa" Bernie Sanders đã trở thành hiện tượng trong giới trẻ và trên mạng xã hội trong suốt tuần qua. Bộ đồ khá bình dị, đôi găng tay len quá khổ của ông không thể gọi là "thời trang", hay bóng bẩy hơn là một loại thời trang "phi thời trang". Nhưng quyện vào dáng ngồi, nét mặt của ông đã toát ra một phong thái tự tại, thông thái, đầy minh triết. Rất "cool", rất gần gũi và thu hút với giới trẻ.
Khá phổ biến khi một số người thường sùng bái cái đẹp lộng lẫy, kiêu kỳ, cho dù chúng có là bề ngoài và rỗng tuếch, nhưng nếu hiểu hơn về ý nghĩa, biểu tượng các trang phục thì họ sẽ không vội vã đánh giá, so sánh giữa cái đẹp này với cái đẹp kia. Bởi trang phục bên cạnh cái đẹp, còn là sự thể hiện tính cách, phong cách lẫn tâm hồn cùng trí tuệ.
Bức tranh màu sắc, trang phục tại lễ nhậm chức đôi khi bị bỏ qua trước quá nhiều sự kiện, nhưng đã mang đậm chất nhân văn và chứa đựng khá nhiều thông điệp sâu sắc đã có thể kể nhiều thêm. Nó cho thế giới cơ hội nhìn nhận lại chân dung một giới lãnh đạo tinh hoa và truyền thống đúng nghĩa của nước Mỹ là như thế nào: chân thành và bình dị nhưng tinh tế và thông tuệ. Và đó là những gì đã được tân nội các của tổng thống Joe Biden thể hiện trong lễ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ vừa qua.


"BỖNG DƯNG... MUỐN KHÓC" - Thơ Trần Phong Vũ

Mấy hôm nay báo, đài dăng tin trời đổ rét
Tuyết rơi nhiều trên núi Mẫu với Sapa
Rất nhiều người rủ nhau đi xem cứ như là hội Tết
Mỉa mai thay em bé cởi truồng cho du khách thưởng hoa.
Tôi xem video nghe thấy tiếng em cười
Áo choàng lông khăn len che đôi mắt
Có mấy thuở thấy tuyết bay mấy thuở được vui chơi
Con trâu chết bên vệ đồng ngửa mặt
Có ai đó nói không sao đâu chết mười con ta báo cáo hai mươi
Trâu đã bán trước khi đăng báo ảnh
Những đứa trẻ co ro vì thiếu chăn áo lạnh
Bố vẫn còn say be bét ở chợ phiên
Ôi cái xứ xở nghèo đi không chỉ thiếu tiền
Mà thiếu cả tình nhân ái và niềm tin vào lòng dạ
Cái đất nứớc có thừa tượng đài và biệt thự xa hoa vương giả
Nhưng cũng mênh mông những đứa trẻ cởi truồng
Cái đất nước mà 90 triệu con tim đã dần khô lạnh giá
Còn xá gì đến biển cả với đảo hoang
Người ta nói
Thời đại chúng tôi là thời đại rực rỡ huy hoàng
Vì đã đánh đuổi được mấy tên đế quốc to đầu sừng sỏ
Đã hy sinh mấy triệu dân quân để bảo vệ một thành trì trường tồn
Không bao giờ tan vỡ....
Và bảo vệ những tâm hồn con trẻ
Mặc áo vá chân không...
Không có cả quần
Cũng có người bảo
Thôi cứ lặng thinh mà sống
Bởi thế giới này luôn tồn tại hạnh phúc với khổ đau
Có đói nghèo song đôi cùng cuộc sống sang giầu
Ray rứt mãi cũng chỉ là vô vọng
Nếu im lặng có nghĩa là đang sống
Che mắt bịt tai ngồi vịnh cảnh với thưởng hoa
Một nửa đáng yêu và một nửa kia là
Những thối nát, dối gian những nhọc nhằn và tàn rữa
Tôi có là tôi
Kẻ khuyết tật về già....

Trần Phong Vũ



27 thg 1, 2021

Hóa ra đây là lý do tại sao muỗi luôn vo ve ở bên tai chúng ta và cách cực đơn giản để giải quyết sự khó chịu này

 JD- Theo Tri Thức Trẻ

Tại sao muỗi lại có thể khó chịu như vậy? Mọi chuyện đều có lý do.

Muỗi rất đông, nói ngắn gọn là như vậy. Chúng tồn tại ở khắp mọi nơi, gieo rắc nỗi sợ về những chứng bệnh kinh hoàng. Con người dĩ nhiên đã tìm đủ mọi cách để diệt muỗi. Nhưng âu cũng bởi chúng quá đông, đôi khi chúng ta đành phó mặc, để chúng muốn làm gì thì làm.

Khổ nỗi, muỗi đốt thì đốt, cớ gì chúng còn phải vo ve bên tai chúng ta mỗi đêm? Đó là thứ âm thanh khó chịu bậc nhất, có thể khiến bạn mất ngủ đến tận sáng. Tuy nhiên, thực ra muỗi vo ve bên tai bạn là có lý do đấy, không chỉ vì chúng muốn khiến bạn khó chịu đâu.

Muỗi rất thích... ráy tai


Theo nghiên cứu năm 2016 từ ĐH California, Riverside, muỗi bị thu hút bởi những khu vực... nặng mùi nhất của cơ thể. Nhưng lúc ngủ, đa số chúng ta có thói quen đắp chăn, nghĩa là đa số các bộ phận đều được phủ kín. Chỉ còn mặt là lộ rõ, mà tai lại là khu vực mùi nhất, đâm ra muỗi sẽ lơ lửng quanh đó và chờ cơ hội tấn công. 

Tiếng vo ve từ đâu ra?


Âm thanh vo ve của muỗi nghe như tiếng hát vậy, nhưng thực chất đó lại là tiếng đập cánh của chúng. Cánh muỗi có thể đập 250 nhịp mỗi giây, tạo ra thứ âm thanh hết sức khó chịu. Đây cũng là cách muỗi giao tiếp, thậm chí có thể xem là âm thanh giao phối giữa muỗi đực và muỗi cái.

Thân nhiệt đóng vai trò quan trọng

Muỗi cái hút máu thực chất là để lấy đủ dưỡng chất nhằm đẻ trứng. Trong quá trình tìm kiếm "thực phẩm", chúng sẽ nhắm đến nguồn nhiệt và mồ hôi từ con người. Lúc ngủ, CO2 chúng ta thở ra cũng là lý do thu hút muỗi, để rồi tạo ra âm thanh khó chịu bạn vẫn thấy mỗi đêm.

Vậy phải làm sao để tránh tiếng muỗi vo ve?


Có một cách hết sức đơn giản để tránh câu chuyện này, đó là mặc đồ sáng màu, bởi muỗi rất thích màu tối. Ngoài ra, hãy cố gắng tắm sạch sẽ trước khi đi ngủ để làm mát cơ thể, tránh lưu lại mùi mồ hôi thu hút muỗi.

Bạn cũng có thể sử dụng màn chống muỗi, hoặc bật quạt khi ngủ để đuổi chúng đi. Ngoài ra, có thể đặt trong phòng một số thảo dược như hoa oải hương. Đó là chất chống muỗi hết sức tự nhiên.

Nguồn: Bright Side

Fwd: Đường Thi Tuyển Độc : TRƯỜNG CAN HÀNH của Thôi Hiệu -Đỗ Chiêu Đức Diển Giãi

 

  Ngoài việc nổi tiếng với bài thất ngôn bát cú bất hủ là "Hoàng Hạc Lâu", mà Thi Tiên LÝ BẠCH cũng phải chào thua ra; THÔI HIỆU còn nổi tiếng với loạt thơ "Trường Can Hành", gồm 4 bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt mang đậm tính dân gian và tâm lý tình cảm của con trai con gái mới lớn lúc bấy giờ. Xin mời cùng đọc... 

      長干行         TRƯỜNG CAN HÀNH  

         其一                    Bài   1.
      君家何處住,     Quân gia xà xứ trú ?    
      妾住在橫塘。     Thiếp trú tại Hoành Đường.    
      停船暫借問,     Đình thuyền tạm tá vấn,  
      或恐是同鄉。     Hoặc khủng thị đồng hương

        其 二                    Bài   2.
      家臨九江水,     Gia lâm Cửu Giang thủy,
      來去九江側。     Lai khứ Cửu Giang trắc.
      同是長干人,     Đồng thị Trường Can nhân,
      生小不相識        Sanh tiểu bất tương thức.

         
* Chú Thích :
    - Trường Can Hành 長干行 : Tên một khúc hát trong Nhạc Phủ dựa theo điệu hát dân gian của xứ Trường Can, thuộc huyện Giang Ninh tỉnh Giang Tô hiện nay.
    - Hoành Đường 橫塘 : thuộc huyện Giang Ninh kể trên, vào đời Tam Quốc nước Ngô cho đắp đê dọc theo giang khẩu ngang qua song Hoài, nên có tên là Hoành Đường.
    - Cửu Giang 九江 : tức Huyện Cửu Giang, nay thuộc tỉnh Giang Tây.

* Nghĩa Bài Thơ :  
                          Bài 1 
      Nhà chàng ở nơi nào ? Nhà thiếp thì ở tại Hoành Đường đây. Dừng thuyền cho thiếp hỏi thăm xem, hoặc giả chúng ta là đồng hương của nhau chăng  !?.

                          Bài 2 
     Nhà anh ở trên dòng Cửu Giang đây, và anh cũng hay thường lui tới bên cạnh dòng Cửu Giang nầy. Chúng ta đều là người xứ Trường Can cả, vì sanh sau đẻ muộn nên không biết nhau đó mà thôi !

     Ta thấy con trai con gái ngày xưa, vì lễ giáo của Nho phong, nên muốn làm quen với nhau không phải là chuyện dễ dàng gì. Phải tìm một lý do thật chính đáng mới không bị người đời dị nghị; một trong những lý do để làm quen nhau hợp tình hợp lý nhất là : Nhận nhau là đồng hương, là bà con lối xóm của nhau là "hợp pháp" nhất : Nghe giọng miền bắc thì hỏi có phải là "người Hà Nội" không, Nghe giọng miền trung thì hỏi có phải là "Người của cố đô Huế" không, còn nghe giọng miền nam thì hỏi có phải là "Người Sài Gòn" không ? Làm quen như thế vừa tự nhiên, vừa thân thiết, vừa dễ "gây cảm tình" với nhau nhứt. Ta thấy cô gái ở Hoành Đường trong bài thơ đã làm quen với người thanh niên mà mình "phải lòng" bằng cách "nhận nhau là đồng hương" như đã nói trên, vừa đỡ bẻn lẻn, vừa không đường đột, lại vừa..."rất dễ thương" :
 
                       停船暫借問,  Đình thuyền tạm tá vấn,  
                       或恐是同鄉?   Hoặc khủng thị đồng hương?
        Có nghĩa :
                     Dừng thuyền cho thiếp hỏi thăm một chút...
                  ...hoặc giả ta là đồng hương của nhau chăng ?!...

* Diễn Nôm :                  

                     KHÚC HÁT XỨ TRƯỜNG CAN

                                 Bài 1.
                      Nhà chàng ở tận nơi đâu ?
                      Thiếp thì ở mãi sâu trong Hoành Đường.
                      Dừng thuyền thiếp hỏi tỏ tường,
                      Hoặc là có phải đồng hương chăng là !?

                                 Bài 2.
                      Nhà anh ở phía Cửu Giang.
                      Ra vào sông Cửu khi nàng còn thơ.
                      Sanh sau đẻ muộn  ơ  thờ,
                      Trường Can chung xứ, ai ngờ... chẳng quen !.
    

                                                                            
     
    其 三                 Kỳ Tam
下 渚 多 風 浪,      Hạ chử đa phong lãng,
蓮 舟 漸 覺 稀.      Liên chu tiệm giác hi.
那 能 不 相 待       Na năng bất tương đãi
獨 自 逆 潮 歸 ?     Độc tự nghịch triều quy ?

    其四                  Kỳ Tứ
三 江 潮 水 急,      Tam Giang triều thuỷ cấp,
五 湖 風 浪 湧.      Ngũ Hồ phong lãng dũng.
由 來 花 性 輕,      Do lai hoa tính khinh,
莫 畏 蓮 舟 重 !     Mạc uý liên chu trọng !
           崔顥                     Thôi Hiệu

* Chú thích :
   - Hạ Chử 下渚 : là tên hồ HẠ CHỬ HỒ 下渚湖,nằm ở phía đông nam huyện Đức Thanh, thuộc tỉnh Chiết Giang. 
   - Tam Giang 三江 : là tên gọi chung ba con sông lớn của Trung Hoa là Trường Giang , Hoàng Hà và Lạng Thương Giang; nếu chỉ miền Đông bắc thì là Hắc Long Giang, Tùng Hoa Giang và Ô Tô Lý Giang. Còn...
   - Ngũ Hồ 五湖 : là Động Đình Hồ, Ba Dương Hồ, Hồng Trạch Hồ, Sào Hồ và Thái Hồ, 5 hồ lớn nhất của Trung Hoa. Nhưng ý ở trong bài thơ trên thì...

     TAM GIANG NGŨ HỒ 三江五湖 là chỉ chung vùng đồng bằng sông nước của xứ giang nam Trung Hoa, như Việt Nam ta nói vùng đồng bằng sông nước của Sông Tiền Sông Hậu vậy.

* Nghĩa hai bài thơ :
                               Bài 3
       Hồ Hạ Chữ vốn nhiều sóng to gió lớn lúc về chiều, mà thuyền hái sen cũng đã dần dần thưa đi (vì đã về sớm hết rồi!). Sao có thể không cùng đợi chờ nhau mà lại ngược con nước để đi về một mình chứ ?

                               Bài 4
       Tam Giang thì thủy triều lên xuống rất nhanh, rất gấp; còn Ngũ Hồ thì sóng gió rất to rất mạnh. Tính cách của hoa vốn dĩ đã nhẹ rồi, nên không sợ là thuyền hái sen bị nặng ! Ý nói : 
    ...Mặc dù thuyền hái được rất nhiều sen nhưng hoa sen vốn dĩ rất nhẹ, nếu muốn về chung thuyền cùng nhau thì cũng không phải sợ là thuyền hái sen phải chở quá nặng !(Dư sức chở hai đứa cùng đi về chung ! Tình tứ và âu yếm chán !).
 Diễn Nôm :
   Song Thất Lục Bát:
                              Bài 3 
                   Hồ Hạ Chữ vốn nhiều sóng gió,
                   Thuyền hái sen lúc có lúc không.
                   Sao ta chẳng đợi chung cùng...
                   Một mình ngược nước về trong nắng chiều ?

                                Bài 4
                   Nước Tam Giang thuỷ triều rất gấp,
                   Gió Ngũ Hồ dồn dập sóng lên.
                   Hoa kia vốn dĩ nhe tênh...
                   Cùng về chớ ngại lênh đênh nặng thuyền !

                                                                                             杜紹德
                                                                                        Đỗ Chiêu Đức


  Mời  Xem :   🌸      Về Bài Thơ HOÀNG HẠC LÂU