9 thg 4, 2020

Những nhân vật chủ chốt trong cuộc tuyên truyền về virus Vũ Hán của Bắc Kinh

Tuệ Minh



Chính quyền Trung Quốc được cho là thường sử dụng các phương tiện truyền thông để thao túng tin tức và ‘tô vẽ’ cho hình ảnh của mình.
Trong khi dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành trên thế giới, Bắc Kinh đã thực hiện một cuộc tấn công ba mũi nhọn bằng cách sử dụng các mạng lưới của họ gồm báo chí, đài truyền hình và đài phát thanh nhằm thay đổi sự thật về việc, chính quyền Trung Quốc đã che giấu tình hình dịch bệnh khi chúng lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán vào tháng 12/2019, mà theo các chuyên gia, hành động này đã gây ra một đại dịch cho toàn cầu.
Cụ thể, chính quyền Trung Quốc đã biết đến ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Vũ Hán từ ngày 17/11/2019. Thay vì thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bưng bít thông tin và trừng phạt những người tiết lộ sự thật ra công chúng.

 Mãi đến ngày 31/12/2019, Bắc Kinh mới chính thức công bố sự bùng phát của virus corona chủng mới và đến ngày 23/1/2020 mới bắt đầu phong tỏa thành phố Vũ Hán. Trước khi có lệnh phong tỏa, khoảng 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán, khiến dịch bệnh lây lan khắp Trung Quốc và ra toàn thế giới.
Để tung tin giả xung quanh dịch Covid-19, Bắc Kinh đã sử dụng bộ máy tuyên truyền khổng lồ của mình. Sau đây là một số cá nhân và truyền thông tham gia chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh.

Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian)

Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), một nhà ngoại giao Trung Quốc và trở nên “nổi tiếng” với giọng điệu khiêu chiến trên mạng xã hội. Triệu đại diện cho một thế hệ diều hâu mới ở Trung Quốc – sẵn sàng đối đầu với các đối thủ nước ngoài làm “tổn hại” đến Bắc Kinh. 
“Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1949, ‘những con diều hâu mới’ có quyền định hình lại chính sách ngoại giao của Trung Quốc”, Qin Xiaoying, cựu giám đốc bộ phận tuyên truyền quốc tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nói với Reuters. 
Trước đó, vào đầu tháng 3, Triệu đã tuyên truyền cho 535.700 người theo dõi trên Twitter của mình rằng, quân đội Hoa Kỳ đã mang virus corona vào Vũ Hán. Lời tuyên bố của Triệu đã châm ngòi cho một cuộc đối đầu kịch liệt giữa các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc và Hoa Kỳ trên mạng internet.

Cảnh Sảng (Geng Shuang)

Cảnh Sảng (Geng Shuang) là phó vụ trưởng vụ thông tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Cảnh được biết đến là người luôn bảo vệ Bắc Kinh một cách mạnh mẽ. Gần đây nhất, ông là trung tâm của cuộc chiến báo chí giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo ngày 23/3, khi được hỏi liệu Trung Quốc có trục xuất các nhà báo Hoa Kỳ vì bài báo của họ chỉ trích Trung Quốc hay không?, Cảnh phủ nhận mạnh mẽ các cáo buộc này.
Cảnh cũng đả kích Tạp chí Phố Wall (The Wall Street Journal) vì đã xuất bản “một bài báo xúc phạm” khi tờ báo này trong một bài bình luận liên quan đến virus Vũ Hán đã gọi Trung Quốc là “bệnh nhân thực sự của châu Á” (real sick man of Asia).

Tân Hoa Xã

Tân Hoa Xã, được thành lập vào ngày 7/11/1931, là công cụ đắc lực nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc “tô vẽ” cho chính mình. Với trụ sở chính ở Bắc Kinh, hãng truyền thông này hiện có hơn 30 văn phòng ở Đại Lục, Hồng Kông, Macao và Đài Loan và hàng ngàn phóng viên với khoảng 180 văn phòng trên toàn thế giới.
Trước đó, vào đầu tháng 3, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố sẽ giới hạn số công dân Trung Quốc làm việc tại 5 tổ chức tin tức thuộc ĐCSTQ tại Mỹ từ khoảng 160 xuống còn 100, trong đó Tân Hoa Xã đứng đầu danh sách. 
Ông Markos Kounalakis, nhà báo Mỹ cho biết các phóng viên của Trung Quốc chính là các gián điệp khi thu thập và phân tích thông tin quan trọng về Hoa Kỳ cùng các quốc gia khác sau đó chuyển về Trung Quốc Đại Lục.

Nhân Dân nhật báo

Nhân Dân nhật báo, một trong những tờ báo lớn nhất ở Trung Quốc với hơn 3 triệu đọc giả và có khoảng 7,1 triệu người theo dõi trên Twitter. Tất cả nội dung trên tờ báo này phải được ĐCSTQ chấp thuận.
Trong cuộc họp giao ban ngày 18/3 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một quan chức cấp cao cho biết Nhân Dân nhật báo giống như một cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ và “ngày càng trở nên kỳ quái và hoang đường hơn”.

China Daily

China Daily là một tờ báo tiếng Anh của ĐCSTQ với quan điểm chống Mỹ khá rõ ràng. Trước đó, vào năm 2019, khi truyền thông trên khắp thế giới đưa tin về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, China Daily quyết định đi một con đường khác khi tập trung vào một cuộc tuần hành 30 người ở lãnh sự quán Hoa Kỳ và viết bài báo mang tiêu đề: “Cha mẹ Hồng Kông tuần hành chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ”.
Gần đây, tờ báo này thường xuất bản những câu chuyện về ông Tập Cận Bình như một anh hùng chống lại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Quang Minh nhật báo (Guangming Daily)

Quang Minh nhật báo được xuất bản lần đầu vào ngày 16/6/1949 và có số lượng đọc giả khoảng 490.000. Tờ báo ban đầu là tờ báo chính thức của Liên minh Dân chủ Trung Quốc nhưng sau đó đã chuyển thành tờ báo dành cho giới thượng lưu của ĐCSTQ.
Tờ báo này thường xuất bản một lượng tin tức chứa nội dung “tốt đẹp” về chính quyền Trung Quốc. Ví như, vào ngày 1/3/2016, giữa một loạt các chỉ số kinh tế báo hiệu tình hình sản xuất của Trung Quốc đang chậm lại, Quang Minh nhật báo lại xuất bản một bài viết với tiêu đề: “Triển vọng phát triển kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn tươi sáng”.

Giải Phóng nhật báo

Giải Phóng nhật báo (Liberation Daily hay còn gọi là Jiefang Daily), là tờ báo chính thức của Ủy ban Thượng Hải thuộc ĐCSTQ và có số lượng phát hành hàng ngày là 700.000. Giống như các ấn phẩm khác do ĐCSTQ kiểm soát, tờ báo này thường có các bài viết ca ngợi chính quyền Trung Quốc, như gần đây, tờ báo thường viết về những thành tựu của ông Tập trong việc chống lại đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (China Radio International – CRI) 

CRI là một đài truyền hình của ĐCSTQ nhằm đưa các tin tức tích cực về Trung Quốc đi khắp thế giới. Một cuộc điều tra toàn diện của hãng tin Reuters vào năm 2015 cho thấy, Bắc Kinh đã mua lại các đài phát thanh xung quanh khu vực D.C., Mỹ nhằm tuyên truyền cho ĐCSTQ.
Ví dụ, khi những người đứng đầu của 10 quốc gia đả kích Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông, các đài liên kết với Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc nói rằng căng thẳng trong khu vực là do “các thế lực bên ngoài” giấu tên đang cố gắng “chèn ép” Trung Quốc.

Theo Fox News Tuệ Minh dịch và biên tập
Xem Thêm :Bắc Kinh phát tán giả thuyết Mỹ mang virus corona vào Trung Quốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét