11 thg 3, 2020

Bước ngoặt trước khi virus corona giết người

Bác sĩ Lý Văn Lượng trên giường bệnh tại Bệnh viện Vũ Hán (ảnh chụp ngày 3/2/2020)

Virus corona chủng mới chỉ gây ra ho nếu virus ở trong mũi và cổ họng đối với đa số những người không may bị lây nhiễm. Nguy hiểm bắt đầu khi virus xuống đến phổi.
Một trong bảy bệnh nhân bị khó thở và những biến chứng nghiêm trọng khác nữa, trong khi chỉ có 6% trở nên nguy kịch. Những bệnh nhân này thường bị suy hô hấp và những hệ thống quan trọng khác, và đôi khi gây ra sốc vì nhiễm trùng máu, theo một phúc trình trong tháng trước của Ủy ban hỗn hợp giữa Tổ chức Y tế Thế giới và phái bộ Trung Quốc.
Sự tiến triển từ nhẹ hay trung bình đến nghiêm trọng có thể xảy ra “rất, rất nhanh,” ông Bruce Aylward, phụ tá Tổng giám đốc WHO, đồng hướng dẫn một phái đoàn ở Trung Quốc duyệt xét dữ liệu của 56.000 ca bệnh, cho biết. Hiểu biết diễn tiến của dịch bệnh và xác nhận những cá nhân có nguy cơ lây nhiễm cao là thiết yếu để chăm sóc với hiệu quả tối đa đối với việc dịch bệnh lây lan toàn cầu làm hơn 3.700 người thiệt mạng kể từ khi xuất hiện tại miền trung Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái.
Có khoảng từ 10 đến 15% những bệnh nhân nhẹ đến trung bình chuyển sang trầm trọng và trong số những người này có từ 15 đến 20% trở thành nguy kịch. Các bệnh nhân gặp nguy cơ cao nhất là những người tuổi từ 60 hay hơn nữa và những người hiện đang mắc những chứng bệnh như huyết áp cao, tiểu đường và bệnh tim.
“Hình ảnh lâm sàng cho thấy có những triệu chứng giống như bệnh cúm,” ông Jeffrey K. Taubenburger, người từng nghiên cứu việc nhiễm trùng trong các nạn nhân bệnh cúm Tây Ban Nha, trong đó có một xác người được khai quật cách đây 20 năm tại vùng băng giá phía tây bắc Alaska.
COVID-19 hầu hết lây lan qua việc tiếp xúc với những phân tử chứa đầy virus khi một người bị lây nhiễm ho, hắt hơi hay thở.
Nhiễm trùng thường bắt đầu từ mũi. Một khi vào cơ thể, virus corona xâm nhập phần ngoài cùng của các tế bào nằm dọc theo và bảo vệ đường hô hấp, ông Taubenberger, người đứng đầu ngành nghiên cứu về sự phát sinh và tiến hóa của virus thuộc Viện Quốc gia Dị ứng và các Bệnh truyền nhiễm ở Bethesda, Maryland, nói. Nếu virus chỉ nằm ở đường hô hấp phía trên thì thường thường không gây ra bệnh nặng.
Tuy nhiên nếu virus đi xuống các nhánh ngoại vi của hệ hô hấp và vào các tế bào phổi, thì có thể gây ra những giai đoạn bệnh nặng. Đó là do những tổn hại vì sưng phổi do virus trực tiếp gây ra cộng thêm những tổn hại thứ yếu do hệ miễn nhiễm của cơ thể phản ứng với việc nhiễm trùng.
“Cơ thể của bạn lập tức cố sửa chữa những tổn hại của phổi ngay khi việc này xảy ra,” ông Taubenberger nói. Các bạch cầu khác nhau tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và giúp chữa lành các tế bào bị tổn hại hành động như những phần tử phản ứng đầu tiên. “Thông thường nếu việc này tiến triển tốt, bạn có thể hết nhiễm trùng trong chỉ một ít ngày.”
Trong một số trường hợp lây nhiễm virus corona trầm trọng, những nỗ lực của cơ thể để chữa lành có thể quá mạnh, đưa đến việc hủy diệt không chỉ những tế bào bị nhiễm virus, mà cả những tế bào khỏe mạnh nữa, ông Taubenberger nói. Tổn thương những tế bào ngoại vi nằm dọc theo những cơ vòng và những nhánh phế quản làm mất sự bảo vệ các tế bào sản xuất chất nhờn cũng như những sợi lông nhỏ giúp quét sạch các chất dơ bẩn và những chất tiết ra từ quá trình hô hấp, ra khỏi phổi.
“Bạn không có khả năng tống xuất virus ra khỏi phần dưới của đường hô hấp,” ông Taubenberger nói. Hậu quả là phổi dễ bị tổn thương do sự lây nhiễm vi trùng lần thứ hai. Thủ phạm tiềm năng thường là những vi trùng nằm trong mũi và cuống họng, và những vi trùng chống thuốc kháng sinh phát triển mạnh trong các bệnh viện, đặc biệt là trong môi trường ẩm của các máy thông gió.
Nhiễm trùng do vi trùng lần thứ hai biểu hiện một mối đe dọa nguy hiểm vì có thể giết chết những tế bào gốc của đường hô hấp giúp các tế bào tái sinh. Không có những tế bào này “thì buồng phổi của bạn không thể nào hồi phục được,” ông Taubenberger nói. Phổi bị tổn thương có thể làm cho những bộ phận quan trọng của cơ thể thiếu ô-xy, làm hư thận, gan, não bộ và tim.
“Khi bạn bị nhiễm trùng nặng, mọi việc bắt đầu hư hại dây chuyền,” ông David Morens, cố vấn khoa học cao cấp của giám đốc Viện Quốc gia Dị ứng và các Bệnh truyền nhiễm, nói. “Bạn qua một điểm thay đổi quan trọng khi mọi chuyện đều tuột dốc và ở một điểm nào đó, bạn không thể trở lại được.”
Điểm này cũng có thể xảy ra sớm đối với những người lớn tuổi, như đã xảy ra trong thí nghiệm đối với những con chuột già, ông Stanley Perman, giáo sư về vi trùng học và miễn nhiễm tại trường đại học Iowa ở thành phố Iowa, người đã nghiên cứu virus corona trong 38 năm nói.
Dù vậy, ngay cả những người trẻ tuổi cũng ngã gục vì bệnh này. Ông Lý Văn Lượng, bác sĩ nhãn khoa 34 tuổi, một trong những người đầu tiên cảnh báo về virus corona tại Vũ Hán, Trung Quốc, chết hồi tháng trước sau khi được chữa trị bằng kháng thể, kháng khuẩn, kháng sinh, ô-xy và máu được bơm vào phổi nhân tạo.
Một số người có thể có những kháng thể di truyền, có thể là vì họ có nhiều chất tiếp nhận chất đạm ở phía ngoài các tế bào hô hấp mà virus nhắm vào, ông Taubenberger nói. Cũng có thể là một vài cá nhân có những khiếm khuyết nhỏ trong hệ miễn nhiễm hay những yếu tố khác liên hệ đến chứng bệnh có sẵn.
(Theo Bloomberg)

Xem Thêm :Cách làm nước rửa tay sát khuẩn đơn giản theo công thức khuyến cáo của WHO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét