Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 30/03/2020
Chánh quyền Ai Cập đã bắt buộc cô Ruth Michaelson, người ký giả của tờ báo Guardian, phải rời khỏi nước này tức khắc, sau khi cô viết một bài tường thuật về sự khảo sát có tính cách khoa học, nói rằng, Ai Cập chắc chắn có con số người dân bị nhiễm nhiều hơn con số mà họ công khai chính thức công bố.
Ruth Michaelson, sống và làm phóng sự ở Ai Cập từ năm 2014, được khuyến cáo trong tuần rồi, bởi nhân viên ngoại giao Tây phương, cơ quan an ninh nước này muốn cô phải rời khỏi Ai Cập ngay, sau khi giấy phép hành nghề ký giả của cô bị hủy bỏ và yêu cầu cô tới gặp nhân viên có thẩm quyền về tình trạng chiếu khán của mình.
Ngày Chủ nhật 15 tháng 3, Michaelson có bài tường trình về môt sự khảo sát của các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ trường đại học Toronto Gia Nã Đại cùng một số dữ kiện về sức khỏe công cộng và những tin tức có giá trị khác, tất cả kết luận Ai Cập đang có mức nhiểm bệnh dịch Wuhan cao hơn con số của chính quyền xác nhận. Michaelson trích từ một bản khảo sát được chấp thuận cho phổ biến trong tờ tạp chí “Lancet Infectious Diseases”, bản khảo sát này phân tích các số liệu lưu trử chuyến bay, du lịch và tỷ lệ nhiểm bệnh để ước đoán là, Ai Cập có thể có 19310 trường hợp bị nhiễm hồi đầu tháng Ba, trong lúc đó, tại thời điểm mà tạp chí đăng bài này lên, chính quyền Ai Cập cho biết chỉ có 3 người bị.
Một ngày sau khi bài tường trình của Michaelson đăng lên, cô đã bị mời tới họp với nhân viên có thẩm quyền, bao gồm chủ tịch văn phòng thông tin quốc gia (SIS), Diaa Rashwan trong hơn ba tiếng rưỡi đồng hồ, tại đây, Michaelson và một người ký giả khác bị cáo buộc là đã phổ biến những tin tức sai lầm, thất thiệt gây hoang mang, hoảng sợ trong dân chúng. Nhân viên Ai Cập đòi hỏi bài viết này phải rút lại hay xóa bỏ, tờ Guardian phải chính thức đăng lời xin lỗi.
Ngày 17 tháng 3, giấy phép hành nghề báo chí tại Cairo của Michaelson bị hủy bỏ, tờ Guardian đề nghị chính quyền Ai Cập viết một bài phản biện chi tiết bài tường trình của Michaelson hay bài khảo sát của trường đại học Toronto nhưng cho tới hiện giờ, không có trả lời của Ai Cập về đề nghị này. Ngày hôm sau, nhân viên ngoại giao Anh quốc và văn phòng thông tin SIS của Ai Cập gởi cho cô một tin nhắn là cô cần phải đến gặp nhân viên cấp phát chiếu khán của họ. Michaelson, cũng là một công dân Đức quốc, cho biết cô được các nhân viên ngoại giao Đức ở Cairo khuyên là cô không nên đến đó trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ nói “họ không tin là an toàn cho cô tới gặp, cô có thể bị bắt giữ và tống xuất ra khỏi nước”.
Các chuyến bay khỏi Ai Cập, được lệnh đình chỉ trong buổi trưa ngày hôm sau, thứ Năm, vì vậy nhiều khách du lịch ngoại quốc đã tìm mọi cách để rời khỏi đây, cùng lúc các lệnh cấm bay tương tự đang bắt đầu tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới nhưng hầu hết các chuyến bay đều đầy chỗ. Michaelson nói, tòa đại sứ Anh quốc và một số người có liên hệ, cho biết, cơ quan an ninh mật vụ Ai Cập đang tìm cách tống đuổi cô tức khắc. Giới chức an ninh quốc gia báo cho nhân viên ngoại giao Anh quốc rằng, có một chuyến bay vào buổi tối và họ muốn cô phải có mặt trên đó. Một luật sư, thay mặt cô đến dự buổi họp nói trên về việc chiếu khán cũng được báo cùng một thông điệp như vậy.
Ruth Michaelson đã rời khỏi Ai Cập trên chuyến bay chật cứng những người du lịch cũng như các người có quốc tịch nước khác tới Đức tối thứ Sáu. Việc Michaelson rời Ai Cập, được xem là, các quốc gia bắc châu Phi sẽ không còn một người ký giả Anh quốc thường trực nào nữa, Bel Trew, một phóng viên của báo Times, bị tòa án quân sự Ai Cập hăm dọa và đã bị trục xuất vào tháng Ba năm 2018. Phát ngôn nhân của tờ Guardian nói rằng, trong việc này, họ đã tường trình một khảo sát khoa học khả tin từ các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, họ đã đưa ý kiến, dành mọi sự hợp tác cho chính quyền Ai Cập có dịp bình luận và trả lời bài viết này một cách thông thường, nhưng đáng tiếc chính quyền Ai Cập chọn cách hủy bỏ những gì trung thực của một ký giả làm việc cho một tổ chức truyền thông uy tín, tin cậy, độc lập như tờ Guardian.
Phát ngôn nhân của văn phòng ngoại giao Anh quốc nói rằng, chính phủ Anh quốc hậu thuẩn cho sự tự do báo chí trên khắp thế giới cho nên, họ thúc giục chính quyền Ai Cập bảo đảm tự do bày tỏ tư tưởng, các vi bộ trưởng của Anh cũng nói lên trường hợp của ký giả Michaelson với giới chức có thẩm quyền của Ai Cập. Được hỏi về bình luận của mình, một viên chức Ai Cập đã đưa ra một lá thư mà cơ quan an ninh quốc gia Ai Cập gởi cho tổng chủ bút tờ Guardian, Katherine Vine, tuần qua, tranh cải là bài khảo sát của trường đại học Toronto mà ký giả Michaelson trích dẫn, đã dựa vào các tin tức không xác thực và đã bị tổ chức Y tế Thế giới WHO bác bỏ.
Thật ra, ngược lại, tổ chức Who đã nói, họ không thể kiểm chứng phương pháp mà bài khảo sát dùng và các dữ kiện của WHO lấy từ nhiều bệnh viện khác nhau, điều này có nghĩa là các báo cáo thường đến trễ, theo họ, có thể có nhiều trường hợp nhiễm bệnh khác với triệu chứng ôn hòa mà không có đưa kết quả trong những lần thăm viếng bệnh viện, vì thế không phát hiện ra hay không được báo cáo đầy đủ. Ai Cập có 366 trường hợp bị nhiễm dịch vi trùng Wuhan ngày thứ Hai tuần rồi trong số đó có 19 người chết, theo loan báo của bộ Y tế Ai Cập.
Tự do báo chí ở Ai Cập đã bị áp chế nặng nề kể từ ngày quân đội lên nắm quyền năm 2013 và cựu tham mưu trưởng quân đội, Abdel Fatah al –Sisi trở thành tổng thống một năm sau đó. Trong bản tường trình hàng năm của năm ngoái Ủy ban bảo vệ ký giả cho biết, đã có 26 tường thuật viên bị bắt giam ở Ai Cập và phần lớn bị buộc tội cả nhóm vì tội khủng bố và tường trình tin tức giả tạo, thất thiệt.
Báo chí nội địa dần dần bị thống trị bởi chính quyền, họ hành xử toàn quyền sự kiểm duyệt. Văn phòng của tờ báo độc lập còn sót lại, Mada Masr, đã bị ruồng bố vào cuối năm rồi, mọi liên lạc với tờ báo này qua mạng điện tử cũng đã bị chận đứng. Dù đã trấn áp được tất cả hệ thống báo chí truyền thông nhưng chính quyền Ai Cập vẫn còn sợ các con số của sự thật.
Thuyên Huy
Thứ Hai 30.03.20
Ruth Michaelson, sống và làm phóng sự ở Ai Cập từ năm 2014, được khuyến cáo trong tuần rồi, bởi nhân viên ngoại giao Tây phương, cơ quan an ninh nước này muốn cô phải rời khỏi Ai Cập ngay, sau khi giấy phép hành nghề ký giả của cô bị hủy bỏ và yêu cầu cô tới gặp nhân viên có thẩm quyền về tình trạng chiếu khán của mình.
Ngày Chủ nhật 15 tháng 3, Michaelson có bài tường trình về môt sự khảo sát của các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ trường đại học Toronto Gia Nã Đại cùng một số dữ kiện về sức khỏe công cộng và những tin tức có giá trị khác, tất cả kết luận Ai Cập đang có mức nhiểm bệnh dịch Wuhan cao hơn con số của chính quyền xác nhận. Michaelson trích từ một bản khảo sát được chấp thuận cho phổ biến trong tờ tạp chí “Lancet Infectious Diseases”, bản khảo sát này phân tích các số liệu lưu trử chuyến bay, du lịch và tỷ lệ nhiểm bệnh để ước đoán là, Ai Cập có thể có 19310 trường hợp bị nhiễm hồi đầu tháng Ba, trong lúc đó, tại thời điểm mà tạp chí đăng bài này lên, chính quyền Ai Cập cho biết chỉ có 3 người bị.
Một ngày sau khi bài tường trình của Michaelson đăng lên, cô đã bị mời tới họp với nhân viên có thẩm quyền, bao gồm chủ tịch văn phòng thông tin quốc gia (SIS), Diaa Rashwan trong hơn ba tiếng rưỡi đồng hồ, tại đây, Michaelson và một người ký giả khác bị cáo buộc là đã phổ biến những tin tức sai lầm, thất thiệt gây hoang mang, hoảng sợ trong dân chúng. Nhân viên Ai Cập đòi hỏi bài viết này phải rút lại hay xóa bỏ, tờ Guardian phải chính thức đăng lời xin lỗi.
Ngày 17 tháng 3, giấy phép hành nghề báo chí tại Cairo của Michaelson bị hủy bỏ, tờ Guardian đề nghị chính quyền Ai Cập viết một bài phản biện chi tiết bài tường trình của Michaelson hay bài khảo sát của trường đại học Toronto nhưng cho tới hiện giờ, không có trả lời của Ai Cập về đề nghị này. Ngày hôm sau, nhân viên ngoại giao Anh quốc và văn phòng thông tin SIS của Ai Cập gởi cho cô một tin nhắn là cô cần phải đến gặp nhân viên cấp phát chiếu khán của họ. Michaelson, cũng là một công dân Đức quốc, cho biết cô được các nhân viên ngoại giao Đức ở Cairo khuyên là cô không nên đến đó trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ nói “họ không tin là an toàn cho cô tới gặp, cô có thể bị bắt giữ và tống xuất ra khỏi nước”.
Các chuyến bay khỏi Ai Cập, được lệnh đình chỉ trong buổi trưa ngày hôm sau, thứ Năm, vì vậy nhiều khách du lịch ngoại quốc đã tìm mọi cách để rời khỏi đây, cùng lúc các lệnh cấm bay tương tự đang bắt đầu tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới nhưng hầu hết các chuyến bay đều đầy chỗ. Michaelson nói, tòa đại sứ Anh quốc và một số người có liên hệ, cho biết, cơ quan an ninh mật vụ Ai Cập đang tìm cách tống đuổi cô tức khắc. Giới chức an ninh quốc gia báo cho nhân viên ngoại giao Anh quốc rằng, có một chuyến bay vào buổi tối và họ muốn cô phải có mặt trên đó. Một luật sư, thay mặt cô đến dự buổi họp nói trên về việc chiếu khán cũng được báo cùng một thông điệp như vậy.
Ruth Michaelson đã rời khỏi Ai Cập trên chuyến bay chật cứng những người du lịch cũng như các người có quốc tịch nước khác tới Đức tối thứ Sáu. Việc Michaelson rời Ai Cập, được xem là, các quốc gia bắc châu Phi sẽ không còn một người ký giả Anh quốc thường trực nào nữa, Bel Trew, một phóng viên của báo Times, bị tòa án quân sự Ai Cập hăm dọa và đã bị trục xuất vào tháng Ba năm 2018. Phát ngôn nhân của tờ Guardian nói rằng, trong việc này, họ đã tường trình một khảo sát khoa học khả tin từ các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, họ đã đưa ý kiến, dành mọi sự hợp tác cho chính quyền Ai Cập có dịp bình luận và trả lời bài viết này một cách thông thường, nhưng đáng tiếc chính quyền Ai Cập chọn cách hủy bỏ những gì trung thực của một ký giả làm việc cho một tổ chức truyền thông uy tín, tin cậy, độc lập như tờ Guardian.
Phát ngôn nhân của văn phòng ngoại giao Anh quốc nói rằng, chính phủ Anh quốc hậu thuẩn cho sự tự do báo chí trên khắp thế giới cho nên, họ thúc giục chính quyền Ai Cập bảo đảm tự do bày tỏ tư tưởng, các vi bộ trưởng của Anh cũng nói lên trường hợp của ký giả Michaelson với giới chức có thẩm quyền của Ai Cập. Được hỏi về bình luận của mình, một viên chức Ai Cập đã đưa ra một lá thư mà cơ quan an ninh quốc gia Ai Cập gởi cho tổng chủ bút tờ Guardian, Katherine Vine, tuần qua, tranh cải là bài khảo sát của trường đại học Toronto mà ký giả Michaelson trích dẫn, đã dựa vào các tin tức không xác thực và đã bị tổ chức Y tế Thế giới WHO bác bỏ.
Thật ra, ngược lại, tổ chức Who đã nói, họ không thể kiểm chứng phương pháp mà bài khảo sát dùng và các dữ kiện của WHO lấy từ nhiều bệnh viện khác nhau, điều này có nghĩa là các báo cáo thường đến trễ, theo họ, có thể có nhiều trường hợp nhiễm bệnh khác với triệu chứng ôn hòa mà không có đưa kết quả trong những lần thăm viếng bệnh viện, vì thế không phát hiện ra hay không được báo cáo đầy đủ. Ai Cập có 366 trường hợp bị nhiễm dịch vi trùng Wuhan ngày thứ Hai tuần rồi trong số đó có 19 người chết, theo loan báo của bộ Y tế Ai Cập.
Tự do báo chí ở Ai Cập đã bị áp chế nặng nề kể từ ngày quân đội lên nắm quyền năm 2013 và cựu tham mưu trưởng quân đội, Abdel Fatah al –Sisi trở thành tổng thống một năm sau đó. Trong bản tường trình hàng năm của năm ngoái Ủy ban bảo vệ ký giả cho biết, đã có 26 tường thuật viên bị bắt giam ở Ai Cập và phần lớn bị buộc tội cả nhóm vì tội khủng bố và tường trình tin tức giả tạo, thất thiệt.
Báo chí nội địa dần dần bị thống trị bởi chính quyền, họ hành xử toàn quyền sự kiểm duyệt. Văn phòng của tờ báo độc lập còn sót lại, Mada Masr, đã bị ruồng bố vào cuối năm rồi, mọi liên lạc với tờ báo này qua mạng điện tử cũng đã bị chận đứng. Dù đã trấn áp được tất cả hệ thống báo chí truyền thông nhưng chính quyền Ai Cập vẫn còn sợ các con số của sự thật.
Thuyên Huy
Thứ Hai 30.03.20
😨😨😨Triều Tiên không có ca nhiễm nhưng nhiều nguồn tin tiết lộ hơn 100 binh sĩ chết vì virus Vũ Hán ????