31 thg 8, 2019

Thiên hà - ( Từ Bình Luận Án )


Đây là hình ảnh thiên hà Ngân Hà nơi có loài người chúng ta đang sống. Hệ Mặt trời/Trái đất của chung ta nằm đâu đó, như một hạt bụi ở phần rìa giữa của đĩa thiên hà - gọi là khu vực có "điều kiện tồn tại sự sống". Vì nếu gần trung tâm quá sẽ quá nóng, mà xa trung tâm thì lại quá lạnh - khó tồn tại sự sống

Hoa Văn

Thiên Hà là một khái niệm cơ bản, có thể xem là một đơn vị tính trong Vũ Trụ, mà những người yêu khoa học Vũ Trụ không thể không biết. Nói một cách đơn giản, Thiên Hà là một dải lớn, tập hợp của hàng trăm tỷ, thậm chí hàng hàng ngàn tỷ các "ngôi sao" (Mặt Trời chính là một "ngôi sao") và hành tinh (Trái Đất chính là một "hành tinh") và vô số các vật chất khác (như: "bụi vũ trụ", sóng từ trường, vật chất tối ...). Tới nay, các nhà khoa học cho rằng các thành phần trong một Thiên Hà liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn. Giống như Trái Đất và Mặt Trời có lực hấp dẫn hút với nhau vậy.

Thiên hà thường có hình dạng xoắn ốc hay elip, các ngôi sao thường quay theo một hướng, theo chiều kim đồng hồ, xung quang tâm thiên hà.  


Đây là hình ảnh nhiều thiên hà đang đâm vào nhau, tạo ra những vụ nổ khủng khiếp, hình thành các ngôi sao, các thiên hà khác ....

Khu vực tâm/chính giữa thiên hà thường phát sáng rực rỡ chói lóa, vì nơi đây hội tụ dày đặc các ngôi sao. Về lý thuyết, do lực hấp dẫn, nên các ngôi sao có xu hướng dồn về tâm Thiên hà. Và do ngày cáng nhiều ngôi sao dồn về tâm, nên khu vực tâm của thiên hà sẽ có khối lượng ngày càng lớn (khối lượng các ngôi sao cộng lại). Mà khối lượng càng lớn, lại tạo ra lực hút càng lớn, càng hút nhiều ngôi sao khác ở bên ngoài dồn vào khu vực trung tâm.  

Các nhà khoa học cho rằng tại tâm của mỗi thiên hà sẽ có một Hố Đen khổng lồ, có lực hút cực mạnh. Hố đen có đặc tính là sẽ hút tất cả những gì đi đến gần nó. Ngay cả ánh sáng cũng bị Hố đen hút vào mà không thể nào thoát ra được. Hãy hình dung Hố Đen giống như một xoáy nước trên sông vậy. 

Như vậy, trong thiên hà, các ngôi sao, hành tinh đang quay xung quanh Hố đen này. Và khi đến gần, sẽ bị Hố đen hút vào, vĩnh viễn không thoát ra được. Sau đó như thế nào thì ... chưa biết.

Để hình dung về một Thiên Hà, một cách đơn giản, giả sử rằng mỗi hệ Mặt Trời (gồm 1 ngôi sao và các hành tinh xoay xung quanh nó) là 1 "gia đình", nhiều gia đình là một thôn, một xã... thì Thiên Hà có thể tạm xem như một quốc gia/một hòn đảo trên biển vậy. "Quốc gia" này có hàng trăm tỷ, thậm chí hàng ngàn tỷ "gia đình" và đang trôi lơ lưởng trong Vũ Trụ, giữa các khoảng không bao la.

Trong Vũ Trụ, tới nay chúng ta đã đã xác định có tới hàng trăm tỷ thiên hà (mà kính viễn vọng hiện đại nhất đã nhìn thấy). Còn thật sự có bao nhiêu thiên hà, cũng như Vũ Trụ lớn như thế nào thì ... chưa thể biết được.

Thiên Hà mà trong đó có Trái Đất/hệ Mặt Trời - nơi loài người chúng ta đang sống, được chúng ta đặt cho tên riêng là "Ngân Hà". Như vậy, Ngân Hà chính là một thiên hà.

Đây là hình ảnh thiên hà láng giềng Andromeda của thiên hà Ngân Hà chúng ta. Có thể thấy chính giữa là một Hố Đen kinh khủng khiếp
Thiên hà gần nhất với thiên hà Ngân Hà của chúng ta, được đặt tên là Andromeda. Andromeda cách Ngân Hà khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng. Ban đêm từ Trái Đất, bằng mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy thiên hà này.

Cần nhắc lại là: thiên hà rất rộng lớn. Như thiên hà Ngân Hà của chúng ta, dù thuộc loại trung bình, đã có khoảng cách khoảng 53.000 năm ánh sáng. Tức là nếu chúng ta đi từ đầu này tới đầu kia với con tàu vũ trụ có vận tốc bằng vận tốc ánh sáng (300.000 km/giây), thì cũng phải mất tới hơn 100.000 năm mới đi qua. Trong khi đó, khoảng cách giữa Trái Đất với Mặt Trời là  khoảng 8 phút ánh sáng - tương đương 150 triệu km.

Quãng đường từ thiên hà này tới thiên hà khác (dù gần nhau nhất) lại càng xa hơn nữa, là hàng chục, hàng trăm tỷ năm ánh sáng.

Ban đêm nhìn lên bầu trời, chúng ta thấy vô số những vì sao phát sáng - ấy có thể là một "ngôi sao" như Mặt Trời của chúng ta. Nhưng cũng có thể chính là một thiên hà, nhưng vì nó ở quá xa, nên bị thu nhỏ lại thành một quầng sáng. Sở dĩ nó sáng, là vì trong đó có hàng tỷ, tỷ ngôi sao.

Và lưu ý là mắt thường chúng ta chỉ có thể nhìn thấy các "ngôi sao", do nó phát sáng. Còn các hành tinh giống như Trái Đất của chúng ta, thì trong Vũ Trụ nhiều vô kể, nhưng chúng ta không thể nhìn thấy vì hành tinh không phát ra ánh sáng. Cũng giống như ban đêm đi trên cánh đồng, chúng ta không thấy gì cả, trong khi thực sự xung quang có rất nhiều thứ, từ cây cối bên đường, cho tới các loài côn trùng ăn đêm, con dơi bay trên bầu trời ...

Như vậy, nếu như nhìn bao trùm vào một thiên hà, chúng ta thấy là một quầng sáng - do các ngôi sao trong đó phát sáng, thì nếu nhìn rộng hơn ra, chúng ta sẽ thấy giữa thiên hà là những khoảng không tối tăm, lạnh lẽo và vô cùng nguy hiểm. Các thiên hà như các thành phố sáng trực trong khoảng không Vũ trụ bao la.

Một cụm thiên hà trong Vũ Trụ. Coi vậy chứ chúng cách nhau hàng ngàn, hàng tỷ năm ánh sáng và cách Ngân Hà của chúng ta vô cùng xa. Chắc chắn ở đây cũng tồn tại sự sống, thậm chí có "loài người" như chúng ta (người ngoài hành tinh)

Các thiên hà ở gần nhau được gọi là Cụm thiên hà hay Nhóm thiên hà. Trong Vũ trụ, có vô số những cụm, nhóm thiên hà.

Thiên hà Ngân Hà của chúng ta ở vị trí nào trong Vũ Trụ? > chưa biết.
Vũ Trụ lớn như thế nào? Hình dạng ra sao? > Chưa biết. Hiện nay qua kính thiên văn hiện đại nhất, thì nhìn ra xa được 13,5 tỷ năm ánh sáng, thấy xung quanh bốn hướng toàn là các thiên hà chi chít. Sau này có kính thiên văn hiện đại hơn, có thể nhìn ra xa tới hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm ánh sáng. 

Hiện nay loài người vẫn chưa xác định được ranh giới của Vũ Trụ, không biết "bên ngoài" Vũ Trụ là cái chi.  

> Vũ trụ vô cùng rộng lớn, dù có tưởng tượng hết cỡ, chúng ta cũng không hình dung nổi sự to lớn và vĩ đại của Vũ Trụ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét