Nhân dịp các thày cô giáo kỷ niệm và thực hiện Kỷ Yếu 50
Năm Sư Phạm Sài Gòn, tôi muốn viết ít hàng về một người thày tôi rất quý
mến và ngưỡng mộ. Thày đã đóng góp nhiều cải tiến quan trọng cho ngành
sư phạm bậc tiểu học VNCH từ 1954 đến 1975.
Một
trong những người thày mà tôi rất quý mến, đã dạy tôi và các bạn đồng
môn của tôi trong Trường Quốc Gia Sư Phạm ( từ 1961 đổi thành Trường Sư
Phạm Sài Gòn và hoạt động cho đến Tháng Tư 1975 ) trong thời gian
1956-1959 là thày Nguyễn Quý Bổng. Thày Bổng tốt nghiệp Trường Cao Đẳng
Sư Phạm Hà Nội năm 1953 và được bổ nhiệm vào dạy học tại Trường Sư Phạm
Nam Việt tại Sài Gòn năm 1953 rồi tại Trường Quốc Gia Sư Phạm từ 1955.
Vào
dạy học tại Sài Gòn, thày Bổng đồng thời ghi danh theo học Trường Đại
Học Văn Khoa thuộc Viện Đại Học Sài Gòn và đậu Bằng Cử Nhân Văn Khoa năm
1955.
Năm 1959 thày sang Hoa Kỳ học chương trình cao học chuyên
về ngành sư phạm tại một đại học danh tiếng về ngành đào tạo giáo chức
là Peabody College. Năm 1960 thày Bổng hoàn tất văn bằng Cao Học về Giáo
Dục (Master in Education) tại đây và về nước phục vụ tại Trường Sư Phạm
Sài Gòn với chức vụ Giám Học. Năm 1965 thày Bổng được cấp học bổng đi
du học tại Hoa Kỳ để học chương trình tiến sĩ (Ph.D. – Doctor in
Philosophy) cũng tại Peabody College và năm 1967 thì đậu Bằng Tiến Sĩ
Giáo Dục tại đại học này.
Từ 1969 Giáo sư Bổng được bổ nhiệm làm
Giám Đốc Trung Tâm Tu Nghiệp Giáo Chức Tiểu học . Ít năm sau Giáo sư
Bổng được Bộ Quốc Gia Giáo Dục bổ nhiệm giữ chức vụ Giám Đốc Nha Sư Phạm
trông coi ngành sư phạm cho toàn quốc. 1974 Giáo sư Bổng được bổ nhiệm
phục vụ cho Ủy Ban Sông Mê Kong. Thuộc United Nations tại Bangkok, Thái
Lan.
Sau năm 1975 Thầy Bổng dạy học tại Đại Học Quebec , Canada.
Trong thời gian từ đây đến 2005 Thầy Bổng lập một mạng lưới thân tình
gồm học trò và đồng nghiệp sư phạm tại hải ngoại để duy trì tình đoàn
kết trong ngành sư phạm, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, và cùng nhau gom
góp tài chánh để giúp đỡ vật chất và tinh thần cho các đồng nghiệp và
học trò gặp khó khăn tại VN.
Khi Trường Quốc Gia Sư Phạm mở vào
năm 1955 , thày Bổng được bổ nhiệm về dạy tại trường này. Trường Quốc
Gia Sư Phạm có 2 chương trình đào tạo giáo chức cho bậc tiểu học: Chương
trình huấn luyện 3 năm và chương trình huấn luyện một năm nhằm đào tạo
cấp tốc giáo viên tiểu học vì nhu cầu cấp bách..
Chương trình ba
năm huấn luyện các giáo sinh là những học sinh đã đậu tối thiểu bằng
Trung Học Phổ Thông về các môn tương tự như lớp đệ tam và đệ nhị trung
học phổ thông, tuy chương chương trình học toán, khoa học nhẹ hơn nhiều;
nhưng lại học thêm các môn như Tâm Lý Giáo Dục Nhi Đồng, môn Lương Tâm
Chức Nghệp, môn Thể Dục với bài tập cho cả lớp trong sân trường 3 lần
mỗi tuần. Năm thứ hai, các giáo sinh học thêm môn Phương Pháp Dạy Trẻ và
mỗi tuần có vài giờ quan sát các thày cô dây mẫu trong Trường Sư Phạm
Thực Hành kế bên. Năm thứ ba các giáo sinh học thêm các môn như Các Vấn
Đề Giáo Dục, Quản Trị Học Đường, và Thực Tập Dạy Học trong Trường Sư
Phạm Thực Hành dưới sự hướng dẫn của giáo sư trách nhiệm và được các bạn
cùng lớp quan sát để học hỏi và nhận xét.
Chương trình
đào tạo cấp tốc nhận các giáo sinh có bằng Trung Học Phổ Thông và huấn
luyện chuyên về tâm lý trẻ em, sư phạm lý thuyết, và sư phạm thực hành,
lương tâm chức nghiệp .
Trong trường Quốc Gia Sư Phạm, thày Bổng dạy giáo sinh 3 năm các môn Quốc Văn. Năm
1959 thày Bổng được cấp học bổng của Cơ Quan Viện Trợ Mỹ để du học về
ngành sư phạm tại Peaboly College, một trong những trường đại học chuyên
ngành sư phạm và giáo dục danh tiêng tại Hoa Kỳ. Sau hai năm học, thày
tốt nghiệp Cao Học về Giáo Dục (Master of Arts in Education). Khi trở vế
quê hương, thày Bổng được bổ nhiệm làm giám học Trường Quốc Gia Sư Phạm
sau đổi thành Trường Sư Phạm Sài Gòn cùng lúc với sự thiết lập các
trường sư phạm mới như Trường Sư Phạm Qui Nhơn, Trường Sư Phạm Vĩnh
Long, Trường Sư Phạm Ban Mê Thuột. Với nhiệm vụ giám học, giáo sư Bổng
đề nghị và thực hiện những cải tiến về chương trình nâng cao trình độ
giáo sinh: lấy tú tài 1 rồi tú tài 2 làm điều kiện thi tuyển vào trường
sư phạm học trong 2 năm thêm các môn học: giáo dục cộng đồng, văn chương
thiếu nhi, các học cụ thính thị. Những cải tiến khác về sư phạm
và giáo dục thày Bổng đề nghị và thực hiện thuộc lãnh vực tuyển mộ các
giáo sư sư phạm trong số các đồng nghiệp tiểu học tốt nghiệp đại học, và
các đồng nghiệp tu nghiệp ngoại quốc về. Từ năm 1965 giáo sư
Bổng được Bộ Quốc Gia Giáo Dục bổ nhiệm ( hoặc kiêm nhiệm) chức vụ Giám
Đốc Trung Tâm Tu Nghiệp Giáo Chức Toàn Quốc, một nhiệm vụ quan trọng
trong nổ lực cải tiến ngành giáo dục tiểu học và sư phạm VNCH. Trong
thời gian từ 1965 đến 1966 , trong nhiệm vụ này thày Bổng đã thực hiện : Được 12 khóa tu nghiệp Mỗi khóa tu nghiệp dài từ 1 đến 4 tuần Tổ Chức tại khuôn viên nội trú trường Sư Phạm Sài Gòn Cho các ty trưởng, thanh tra, hiệu trưởng tiểu học Số tham dự viên mỗi khóa tu nghiệp là 50 Họ được tu nghiệp về những môn: Quản trị học đường, tham khảo tài liệu giáo khoa. Một
trong những dụng cụ mới để biết kết quả của khóa tu nghiệp là bảng
lượng giá (evaluation sheet) các tham dự viên trả lời ngay trước khi kết
thúc khóa học. Với thành tích tốt đẹp thể hiện trong những năm
từ 1961 đến 1965, thày Bổng được cấp học bổng du học tại Hoa Kỳ để lấy
bằng tiến sĩ về giáo dục (Ph.D. in Education) cũng tại Peabody College
vào năm 1966. Sau 3 năm học, nghiên cứu, và hoàn thành luận án, thày
Bổng lãnh bằng tiến sĩ giáo dục và hồi hương. Luận án tiến sĩ của thày
có chủ đề là Primary Teacher Training for The Republic of Vietnam. Về
VN, giáo sư Nguyễn Quý Bổng được thăng chức làm Giám Đốc Nha Sư Phạm
trong Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH và cũng được mời giảng dạy tại các
Trường Đại Học Vạn Hạnh, Trường Đại Học Đà Lạt, trường Cao Đẳng Sư Phạm
Kỹ Thuật Saigon. và dạy các môn học mới như Giáo Dục Nhập Môn, Tư Tưởng Giáo Dục.
Năm
1974 giáo sư Bổng được bổ nhiệm một nhiệm vụ có tính cách vùng và quốc
tế : làm việc cho cơ quan Ủy Ban Sông Mekong tại Bangkok, Thái Lan. Ủy
Ban Sông Mê Kong gồm những quốc gia VNCH, Thái Lan, Lào, và Cam Bốt. Ủy
Ban này trực thuộc United Nations và được cơ quan Liên Hiệp Quốc này tài
trợ. Ủy Ban này đươc thành lập nhằm đạt những mục đích là khai thác
năng lượng sông Mekong và cải tiến đời sống dân chúng trong vùng Nhiệm
vụ của giáo sư Bổng (Staff Development Officer) là điều hành chương
trình học bổng huấn luyện chuyên viên cho kế hoạch phát triển sông
Mekong. Tiếc là thời gian phục vụ của thày Bổng tại đây ngắn quá, chỉ có
1 năm. Cơn dâu bể Tháng Tư, 1975 khiến thày Bổng lưu lạc tại Canada. Tại
Canada thày Bổng quay trở lại với nghiệp dạy học, do Trường Đại Học
Québec (Université du Québec à Hull) tuyển dụng . Thày Bổng dạy học cho
đến năm 1995 thì nghỉ hưu. Trong thời gian sống xa
quê hương, thày Bổng luôn nghĩ đến các đồng nghiệp, nhất là những giáo
chức trong ngành sư phạm. Thày Bổng muốn liên lạc để nâng đỡ họ và giúp
đỡ những bạn đồng nghiệp và những học trò đồng nghiệp tại VN. Thời gian
này chưa có internet và email. Điện thoại nhiều năm không thể liên lạc
với VN; khi liên lạc được thì giá rất đắt. Thày Bổng bỏ rất nhiều giờ
viết thư cho rất nhiều đồng nghiệp tại VN và rải rác khắp thế giới.
Trong khi dạy học toàn thì cho đại học, thày bỏ rất nhiều giờ và nhiều
công liên lạc với bạn, và học trò đồng nghiệp. Nhiều trường hơp thiếu
thốn quá hoặc gặp bệnh nặng, thày Bổng cũng chia sẻ đồng lương của mình
mà giúp đỡ họ. Chỉ có lòng yêu thương đồng nghiệp cao độ mới thúc đẩy
thày làm như vậy. Chính từ những hoạt động yêu thương và nâng đỡ này mà
Thày Nguyễn Quý Bổng đã hình thành và lập nên Gia Đình Sư Phạm Sài Gòn
Hải Ngoại (Gia Đình Sư Phạm). Việc tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp của
Gíáo Sư Nguyễn Quý Bổng bắt đầu từ năm 1978 và được 30 đồng nghiệp tốt
nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm kết hợp để “chúng tôi góp sức với nhau gửi quà
về VN giúp những bạn hữu đông con, đau yếu, hay “đi học tập” chưa về,
hoặc những anh em may dạt đến các trại tị-nạn Đông Nam Á.” như thày đã
viết trong thư đề ngày 14 Tháng 4 năm 1981, “Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng
10 Tháng 3 năm Tân Dậu” mời gọi bạn và học trò đồng nghiệp Sư Phạm Sài
Gòn chung nhau góp bàn tay nhân ái. Rồi từ đó cho đến năm 1999,
suốt 20 năm, năm nào thày Bổng cũng liên lạc đồng nghiệp sư phạm bằng
thư từ và thân chinh gặp gỡ trong dịp nghỉ hè hoặc nghỉ lễ và một lá thư
đầu năm thông tin chung với những tin tức thân thương của Gia Đình Sư
Phạm, các đóng góp tài chánh, những sự giúp đỡ. . . và gửi theo danh
sách đầu tiên là 55 người vào năm 1981. Thày Bổng bỏ rất nhiều giờ thư
từ liên lạc . . .mặc dầu có những năm thày cô phải giúp thành phần trong
gia đình, trong họ hàng, bắt đầu đời sống mới của người di tản trong
nhà của mình. Tấm lòng yêu thương bền bỉ và rất kiên nhẫn của thày Bổng
trong suốt 20 năm sau biến cố dâu bể thật là bao la và sẽ sống mãi trong
lòng chúng tôi. Bước sang thiên niên kỷ mới, từ năm 2000, tuổi
đã cao và sức khỏe không còn như trước, thày Bổng nhờ đồng nghiệp học
trò Bùi Văn Giần tiếp nối công việc của Gia Đình Sư Phạm. Thày Bùi Văn
Giần tốt nghiệp Trường Quốc Gia Sư Phạm khóa 3 năm vào năm 1959, dạy
trung học nhiều năm, rồi dạy tại Trường Sư Phạm Sài Gòn, sau làm việc
trong Nha Du Học, Bộ Giáo Dục, và vào năm 1999 định cư tại vùng Little
Sài Gòn, Nam California. Tuy nhiên thày Giần không may bị tai nạn cuối
năm đó, xương sống trật một vài đốt và phải nằm liệt giường cho đến khi
tạ thế đầu năm 2011. Lúc đó thày Giần cùng với thày Nguyễn Tử Quý và
thày Dương Ngọc Sum bàn nhau và năm 2000 cử thày Dương Ngọc Sum làm
trưởng, Nguyễn Tử Quý làm phó, và mời một số đồng nghiệp học trò như các
Cô giáo Lê Minh Phú, Nguyễn Thị Am, Triệu Thị Thuận, Trương Kim Lan,
Trần Mai Minh, Phan Bích Thủy, Đỗ Huê Mỹ .... là những đồng nghiệp tốt
nghiệp Trường Sư Phạm Sài Gòn làm thành nhóm điều hành Gia Đình Sư Phạm
Sài Gòn Hải Ngoại. Cho đến năm 2011 danh sách Gia Đình Sư Phạm Sài Gòn
được 212 người , vẫn tiếp tục các hoạt động như của thày Bổng và mỗi
năm, họp mặt tại Little Sài Gòn, Nam California vào cuối Tháng 7.
*T.Bổng SN1930 tại Lạng Sơn Mất 23/4/2014 tại Canada
Phát hiện đột phá này có thể dẫn tới một cách điều trị mới và hiệu quả hơn cho căn bệnh chết người này trong tương lai. Kết quả nghiên cứu kể trên của các nhà khoa học Australia đã được đăng vào sáng nay (17/8) trên tạp chí uy tín Immunity. Bệnh sốt rét do ký sinh trùng gây ra, và lây truyền cho con người qua vật trung gian là muỗi Anopheles.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính trong năm 2015, đã có
438.000 người thiệt mạng do căn bệnh này. Hầu hết những người tử vong là
trẻ em và trẻ sơ sinh chưa chào đời. WHO ước tính rằng gần một nửa dân
số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Bệnh sốt rét thường gây ra các triệu chứng giống như bệnh cúm, gồm sốt, ớn lạnh, đau cơ và đau khớp, đau đầu, buồn nôn. Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng não gây chết người và hôn mê. Trưởng phòng thí nghiệm Miễn dịch học Phân tử thuộc viện QIMR
Berghofer, tiến sỹ Michelle Wykes và nhóm nghiên cứu của bà đã phát hiện
ra một loạiprotein trên bề mặt một tế bào miễn dịch cụ thể đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến chống bệnh sốt rét. “Trong hệ miễn dịch, có những tế bào đuôi gai, hoạt động như những vị tướng chỉ huy đội quân miễn dịch, và các tế bào T,
những chiến sỹ của đội quân. Các tế bào đuôi gai sẽ cho tế bào T biết
khi nào cần tấn công bệnh nhiễm trùng và khi nào cần hạ vũ khí xuống”, tiến sỹ Wykes cho biết. “Trên bề mặt các tế bào đuôi gai có các loại protein mà chúng dùng để truyền mệnh lệnh cho các tế bào T”. “Từ lâu các nhà khoa học đã biết rằng một trong số các loại
protein này có nhiệm vụ thông báo cho tế bào T biết khi nào nên dừng lại
và ngừng tấn công. Tuy nhiên, trái với những gì trước đây đã biết,
chúng tôi phát hiện ra rằng một loại protein khác, gọi là PD-L2, có thể làm mất hiệu lực của những mệnh lệnh này bằng cách ra lệnh cho tế bào T tiếp tục hoạt động và tấn công”. “Chúng tôi nhận thấy rằng khi con người và chuột bị nhiễm bệnh sốt
rét nghiêm trọng, mức độ PD-L2 giảm xuống và vì thế tế bào T không còn
được chỉ đạo phải tiếp tục tấn công ký sinh trùng nữa. “Chúng tôi chưa biết vì sao ký sinh trùng sốt rét có thể chặn
đứng sự sản sinh PD-L2. Nhưng khi đã biết về tầm quan trọng của loại
protein này trong cuộc chiến chống sốt rét, chúng tôi đã phát triển một
phiên bản tổng hợp của nó trong phòng thí nghiệm”. Các nhà nghiên cứu đã tiêm 3 liều loại protein này cho những con chuột bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét chết người. “Tất cả những con chuột này đã được chữa khỏi bệnh sốt rét”, tiến sỹ Wykes cho biết. “Khoảng 5 tháng sau đó, chúng tôi đã cho lũ chuột này tái nhiễm
lại ký sinh trùng sốt rét, nhưng lần này chúng tôi không tiêm thêm
protein tổng hợp cho chúng. Tất cả số chuột này đều được miễn dịch và
không bị nhiễm bệnh”. Tiến sỹ Wykes cho biết kết quả nghiên cứu có thể trở thành cơ sở cho những cách thức điều trị bệnh sốt rét mới trong tương lai. “Hiện có những loại thuốc có thể điều trị bệnh sốt rét, nhưng
hiện tượng kháng thuốc ngày càng tăng đang trở thành một vấn đề lớn,
nhất là ở những vùng thuộc Đông Nam Á. Các loại vắc xin đang được thử
nghiệm nhìn chung chỉ tạo miễn dịch với một số loại ký sinh trùng sốt
rét, và không có khả năng bảo vệ chúng ta về lâu dài. Điều này có nghĩa
là chúng ta rất cần những phương pháp điều trị mới”, tiến sỹ Wykes cho biết. “Quan trọng là, nếu cách điều trị này thành công, nó sẽ được áp dụng để tiêu diệt mọi loại ký sinh trùng sốt rét”. “Đây sẽ là một phương pháp điều trị sốt rét hoàn toàn mới bằng
cách kích thích hệ miễn dịch của chính người bệnh tiêu diệt ký sinh
trùng”. “Nhánh nghiên cứu khoa học gọi là liệu pháp miễn dịch này đang
cho thấy những kết quả hết sức tích cực trong điều trị một số bệnh ung
thư, và chúng tôi hy vọng sẽ đạt được thành công tương tự trong điều trị
bệnh sốt rét”. Tiến sỹ Michelle Wykes phát biểu trong cuộc gặp gỡ đoàn báo chí quốc tế. Tại buổi gặp gỡ đoàn phóng viên quốc tế đến thăm các cơ sở khoa học
do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia vào chiều 16/8, chỉ vài tiếng
trước khi công bố phát hiện quan trọng này, tiến sỹ Michelle Wykes có
một ví von thú vị trong bài thuyết trình về việc “mất tướng là thua trận”, ám chỉ việc những tế bào đuôi gai bị vô hiệu hóa kể trên. Bà đã trình chiếu những hình ảnh và giới thiệu các biểu đồ, cho thấy sau khi được tiêm những protein kể trên, các tế bào đuôi gai đã hoạt động trở lại và bảo vệ được những con chuột bị nhiễm bệnh sốt rét. Tiến sỹ Wykes tỏ ra rất phấn khích trước thành công mới, và bày tỏ
tin tưởng rằng phát hiện này sẽ có đóng góp cho nỗ lực loại bỏ căn bệnh
sốt rét trên thế giới. Nghiên cứu có sự tham gia của các nhà khoa học tới từ Viện Sinh học
Phân tử và trường Hóa học và Sinh học Phân tử thuộc Đại học Queensland;
Đại học Công nghệ Queensland; Viên Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu
Singapore; và trường Y khoa Harvard của Hoa Kỳ. Nghiên cứu được tài trợ bởi Hội đồng Sức khỏe và Nghiên cứu Y học Quốc gia Australia và Hội đồng nghiên cứu Australia. Theo Khoa Học
Đây là hình ảnh thiên hà Ngân Hà nơi có loài người chúng ta đang
sống. Hệ Mặt trời/Trái đất của chung ta nằm đâu đó, như một hạt bụi ở
phần rìa giữa của đĩa thiên hà - gọi là khu vực có "điều kiện tồn tại sự
sống". Vì nếu gần trung tâm quá sẽ quá nóng, mà xa trung tâm thì lại
quá lạnh - khó tồn tại sự sống
Hoa Văn
Thiên Hà là một khái niệm cơ bản, có
thể xem là một đơn vị tính trong Vũ Trụ, mà những người yêu khoa học Vũ
Trụ không thể không biết. Nói một cách đơn giản, Thiên Hà là một dải
lớn, tập hợp của hàng trăm tỷ, thậm chí hàng hàng ngàn tỷ các "ngôi sao"
(Mặt Trời chính là một "ngôi sao") và hành tinh (Trái Đất chính là một
"hành tinh") và vô số các vật chất khác (như: "bụi vũ trụ", sóng từ
trường, vật chất tối ...). Tới nay, các nhà khoa học cho rằng các thành
phần trong một Thiên Hà liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn. Giống như
Trái Đất và Mặt Trời có lực hấp dẫn hút với nhau vậy.
Thiên hà thường có hình dạng xoắn ốc hay elip,
các ngôi sao thường quay theo một hướng, theo chiều kim đồng hồ, xung
quang tâm thiên hà.
Đây là hình ảnh nhiều thiên hà đang đâm vào nhau, tạo ra những vụ nổ
khủng khiếp, hình thành các ngôi sao, các thiên hà khác ....
Khu vực tâm/chính giữa thiên hà thường phát sáng rực rỡ chói lóa, vì nơi
đây hội tụ dày đặc các ngôi sao. Về lý thuyết, do lực hấp dẫn, nên các
ngôi sao có xu hướng dồn về tâm Thiên hà. Và do ngày cáng nhiều ngôi sao
dồn về tâm, nên khu vực tâm của thiên hà sẽ có khối lượng ngày càng lớn
(khối lượng các ngôi sao cộng lại). Mà khối lượng càng lớn, lại tạo ra
lực hút càng lớn, càng hút nhiều ngôi sao khác ở bên ngoài dồn vào khu
vực trung tâm.
Các nhà khoa học cho rằng tại tâm của mỗi thiên hà sẽ có một Hố Đen
khổng lồ, có lực hút cực mạnh. Hố đen có đặc tính là sẽ hút tất cả những
gì đi đến gần nó. Ngay cả ánh sáng cũng bị Hố đen hút vào mà không thể
nào thoát ra được. Hãy hình dung Hố Đen giống như một xoáy nước trên
sông vậy.
Như vậy, trong thiên hà, các ngôi sao, hành tinh đang quay xung quanh Hố
đen này. Và khi đến gần, sẽ bị Hố đen hút vào, vĩnh viễn không thoát ra
được. Sau đó như thế nào thì ... chưa biết.
Để hình dung về một
Thiên Hà, một cách đơn giản, giả sử rằng mỗi hệ Mặt Trời (gồm 1 ngôi sao
và các hành tinh xoay xung quanh nó) là 1 "gia đình", nhiều gia đình là
một thôn, một xã... thì Thiên Hà có thể tạm xem như một quốc gia/một
hòn đảo trên biển vậy. "Quốc gia" này có hàng trăm tỷ, thậm chí hàng
ngàn tỷ "gia đình" và đang trôi lơ lưởng trong Vũ Trụ, giữa các khoảng
không bao la.
Trong Vũ Trụ, tới nay chúng ta đã đã xác định có
tới hàng trăm tỷ thiên hà (mà kính viễn vọng hiện đại nhất đã nhìn
thấy). Còn thật sự có bao nhiêu thiên hà, cũng như Vũ Trụ lớn như thế
nào thì ... chưa thể biết được.
Thiên Hà mà trong đó có Trái
Đất/hệ Mặt Trời - nơi loài người chúng ta đang sống, được chúng ta đặt
cho tên riêng là "Ngân Hà". Như vậy, Ngân Hà chính là một thiên hà.
Đây là hình ảnh thiên hà láng giềng Andromeda của thiên hà Ngân Hà
chúng ta. Có thể thấy chính giữa là một Hố Đen kinh khủng khiếp
Thiên
hà gần nhất với thiên hà Ngân Hà của chúng ta, được đặt tên là
Andromeda. Andromeda cách Ngân Hà khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng. Ban đêm
từ Trái Đất, bằng mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy thiên hà này.
Cần
nhắc lại là: thiên hà rất rộng lớn. Như thiên hà Ngân Hà của chúng ta,
dù thuộc loại trung bình, đã có khoảng cách khoảng 53.000 năm ánh sáng.
Tức là nếu chúng ta đi từ đầu này tới đầu kia với con tàu vũ trụ có vận
tốc bằng vận tốc ánh sáng (300.000 km/giây), thì cũng phải mất tới hơn
100.000 năm mới đi qua. Trong khi đó, khoảng cách giữa Trái Đất với Mặt
Trời là khoảng 8 phút ánh sáng - tương đương 150 triệu km.
Quãng đường từ thiên hà này tới thiên hà khác (dù gần nhau nhất) lại càng xa hơn nữa, là hàng chục, hàng trăm tỷ năm ánh sáng.
Ban
đêm nhìn lên bầu trời, chúng ta thấy vô số những vì sao phát sáng - ấy
có thể là một "ngôi sao" như Mặt Trời của chúng ta. Nhưng cũng có thể
chính là một thiên hà, nhưng vì nó ở quá xa, nên bị thu nhỏ lại thành
một quầng sáng. Sở dĩ nó sáng, là vì trong đó có hàng tỷ, tỷ ngôi sao.
Và
lưu ý là mắt thường chúng ta chỉ có thể nhìn thấy các "ngôi sao", do nó
phát sáng. Còn các hành tinh giống như Trái Đất của chúng ta, thì trong
Vũ Trụ nhiều vô kể, nhưng chúng ta không thể nhìn thấy vì hành tinh
không phát ra ánh sáng. Cũng giống như ban đêm đi trên cánh đồng, chúng
ta không thấy gì cả, trong khi thực sự xung quang có rất nhiều thứ, từ
cây cối bên đường, cho tới các loài côn trùng ăn đêm, con dơi bay trên
bầu trời ...
Như vậy, nếu như nhìn bao trùm vào một thiên hà,
chúng ta thấy là một quầng sáng - do các ngôi sao trong đó phát sáng,
thì nếu nhìn rộng hơn ra, chúng ta sẽ thấy giữa thiên hà là những khoảng
không tối tăm, lạnh lẽo và vô cùng nguy hiểm. Các thiên hà như các
thành phố sáng trực trong khoảng không Vũ trụ bao la.
Một cụm thiên hà trong Vũ Trụ. Coi vậy chứ chúng cách nhau hàng ngàn,
hàng tỷ năm ánh sáng và cách Ngân Hà của chúng ta vô cùng xa. Chắc chắn
ở đây cũng tồn tại sự sống, thậm chí có "loài người" như chúng ta
(người ngoài hành tinh)
Các thiên hà ở gần nhau được gọi là Cụm thiên hà hay Nhóm thiên hà. Trong Vũ trụ, có vô số những cụm, nhóm thiên hà.
Thiên hà Ngân Hà của chúng ta ở vị trí nào trong Vũ Trụ? > chưa biết.
Vũ Trụ lớn như thế nào? Hình dạng ra sao? > Chưa biết. Hiện nay qua
kính thiên văn hiện đại nhất, thì nhìn ra xa được 13,5 tỷ năm ánh sáng,
thấy xung quanh bốn hướng toàn là các thiên hà chi chít. Sau này có kính
thiên văn hiện đại hơn, có thể nhìn ra xa tới hàng trăm, thậm chí hàng
ngàn năm ánh sáng.
Hiện nay loài người vẫn chưa xác định được ranh giới của Vũ Trụ, không biết "bên ngoài" Vũ Trụ là cái chi.
> Vũ trụ vô cùng rộng lớn, dù có tưởng tượng hết cỡ, chúng ta cũng không hình dung nổi sự to lớn và vĩ đại của Vũ Trụ.
TS Nguyễn Thị Ánh Dương và các
đồng sự vừa công bố bài báo trên một trong những tạp chí khoa học uy tín
nhất thế giới – tạp chí Nature.
Nature được xếp hạng là tạp chí khoa học uy tín và có trích dẫn nhiều nhất thế giới.
Những bài báo hoặc công trình đăng trên tạp chí này được giới khoa học
đánh giá rất cao, và chỉ những công trình khoa học vượt trội mới được
tạp chí xuất bản, trang Vietnamnet cho hay.
Đây là một công trình đồ sộ của TS
Nguyễn Thị Ánh Dương (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cùng
với 70 nhà khoa học hàng đầu về lĩnh vực tuyến trùng học ở 57 phòng thí
nghiệm trên toàn thế giới. Đóng góp vào công trình này, cô đã thu thập
số liệu và dữ liệu về nhóm tuyến trùng sống tự do trong đất tại Việt Nam
trong hơn 10 năm, VTC cho hay.
Tuyến trùng là nhóm sinh vật đa dạng và
phong phú bậc nhất trên thế giới. Chúng sinh sống ở hầu khắp các môi
trường, từ vùng nước mặn, nước ngọt, sống tự do hay sống kí sinh.. Trên
thế giới, những nghiên cứu về tuyến trùng thực vật và tuyến trùng biển
đã được thực hiện từ rất lâu rồi. Tuy vậy, những nghiên cứu về nhóm
tuyến trùng sống tự do trong đất còn rất hạn chế, và đây chính là chủ đề
trọng tâm trong nghiên cứu vừa rồi của TS Nguyễn Thị Ánh Dương và đồng
sự.
Kết quả nghiên cứu của TS Ánh Dương chỉ
ra rằng số lượng tuyến trùng sống tự do trong đất lớn hơn rất nhiều so
với những nghiên cứu trước đây. Để đi đến kết luận này nhóm nghiên cứu
của TS Dương đã thu thập tổng cộng 6.759 mẫu đất trên khắp thế giới, đại
diện cho 73 vùng tiểu khí hậu, sau đó phân tích để xác định tính đa
dạng và chức năng của nhóm sinh vật nhỏ bé này.
Nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn tuyến
trùng tập trung tại những nơi có vĩ độ cao: 38,7% tồn tại trong các khu
rừng phương bắc và lãnh nguyên trên khắp Bắc Mỹ, Scandinavia và Nga,
24,5% ở vùng ôn đới, và chỉ 20,5% ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Đây có thể coi là bộ dữ liệu khoa học đồ sộ nhất từ trước tới nay.
“Chúng tôi hy vọng, đây là nghiên cứu
đầu tiên, sâu sắc về vai trò và chức năng của nhóm động vật nhỏ bé và
nhạy cảm trong đất góp phần dự đoán những biến đổi khí hậu xảy ra trong
tương lại.
Sinh thái học phần lớn nghiên cứu và tập
trung vào các phần “nhìn thấy”, một phần quan trọng của hệ sinh thái
nhiệt đới ví dụ như: thực vật, động vật cỡ lớn: hươu, nai, bò sát, ếch
nhái…mà thường bỏ qua sự đa dạng rất lớn và quan trọng của sinh vật nhỏ
bé không nhìn thấy bằng mắt thường sống trong đất ví dụ như nhóm tuyến
trùng.
Một thế giới rộng lớn ẩn giấu ngay dưới
chân chúng ta mà chúng ta hầu như không biết đến. Vì thế nghiên cứu này
của chúng tôi về cơ bản giúp chúng ta thay đổi sự hiểu biết về sự phân
bố của các nhóm tuyến trùng”, TS Dương cho hay.
“Nó cũng sẽ cho phép các nhà quản lý đất
đai đưa ra quyết định đúng đắn trong cuộc chiến chống mất mát đa dạng
sinh học và biến đổi khí hậu bằng cách xác định các loại đất cần được
phục hồi”, TS Dương nói thêm.
Dữ liệu về nhóm tuyến trùng sống tự do
trong đất tại Việt Nam đã được TS. Dương thực hiện và thu thập số liệu
trong hơn 10 năm. Trong hơn 10 năm nghiên cứu, TS Dương và cộng sự đã
công bố rất nhiều loài mới cho khoa học cũng như cho Việt Nam để khám
phá tiềm năng đa dạng sinh học của nhóm sinh vật nhỏ bé này.
Sau vụ cháy ở Công ty CP bóng đèn
phích nước Rạng Đông, UBND P.Hạ Đình (Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội) phát đi
1.000 thông báo cảnh báo người dân chủ động bảo vệ sức khỏe, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đám cháy lớn xảy ra trên diện tích hàng ngàn mét vuông
Cả vùng náo loạn vì nhà kho Công ty Rạng Đông cháy ngùn ngụt
Theo báo cáo nhanh của UBND Q.Thanh Xuân, khoảng 18 giờ ngày 28.8, kho chứa hàng của Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông xảy ra cháy lớn.
Tổng diện tích nhà kho, xưởng xảy ra cháy rộng khoảng 6.000 m2.
Q.Thanh Xuân đã huy động 200 cán bộ chiến sĩ cùng 35 phương tiện để dập
tắt vụ hỏa hoạn; di dời 58 hộ dân với 213 nhân khẩu ở dọc phố Hạ Đình
ra khỏi khu vực nguy hiểm. Hà Nội cũng đã điều động lực lượng PCCC của
các quận, huyện hỗ trợ chữa cháy.
Sáng qua, UBND P.Hạ Đình phát đi 1.000 thông báo cảnh báo người
dân chủ động bảo vệ sức khỏe, đảm bảo vệ sinh môi trường vì bầu không
khí đang bị nhiễm bẩn bởi khói bụi của đám cháy
Xa hút rồi cỏ có dào dạt xanh * Gió từ ấy trở mùa buồn bạc tóc Con chim chìa vôi hót những lời khổ nhọc Yêu mà sao ray rứt đến khôn cùng
Cánh đồng xưa con nước cạn bâng khuâng Mưa chưa đến lòng ai sầu đổ hột Ngày chia tay phố buồn rưng rưng khóc Gió xa rồi mây xám cuộn chiều hoang
Thiếu một vòng tay trống cả tấm lưng thon Thiếu ánh mắt môi khô bờ vai lạnh Con diều nhỏ bay giữa trời hiu quạnh Tiếng sáo hờn thắc thỏm giữa không trung
Không có nhau đời vô nghĩa vô chừng Câu thơ cũng lẻ loi như tiếng vạc Đêm gối chăn giờ là đêm hoang mạc Xa hút rồi cỏ có dạt dào xanh
TRẦN PHONG VŨ 19/7/2016 * Mượn một ý trong thơ của TV để chia sẻ... ****
Có thể bây giờ, có thể suốt mai sau thơ em viết, chỉ đôi lần anh lướt đọc như thoáng gió lướt qua vùng hương cỏ mật xa hút rồi...không gởi lại chút bâng khuâng! xa hút rồi, mà cỏ mãi dạt dào xanh... ĐINH THỊ THU VÂN 20/6/2015 ( Trích Trăm chiều gió em gom về kết lại )
Trong
quá trình thực hiện các hoạt động khảo cổ học, không ít các cổ vật đã
được tìm thấy. Tuy nhiên, nhiều trong số đó, đến nay khoa học vẫn chưa
giải thích được những bí ẩn lịch sử hàm chứa trong chúng mặc dù đã dày
công nghiên cứu. 13 cổ vật sau đây chính là điển hình của những câu đố
hóc búa nhất vẫn chưa có lời giải.
1. Những khối cầu đá khổng lổ ở Costa Rica
Những khối cầu đá với nhiều kích thước khác nhau
Những khối cầu đá khổng lồ này được một nhóm công nhân làm việc cho
một trang trại phát hiện vào những năm 1930 khi đang khai hoang đất rừng
để trồng chuối và tất cả đều sở hữu hình dạng khối cầu hết sức đặc
biệt. Nhiều truyền thuyết đã được gắn liền với những khối cầu đá này như có
người cho rằng bên trong chúng có chứa vàng. Tuy nhiên, sau khi đã dùng
thuốc nổ để làm vỡ chúng thì kết quả bên trong chẳng có gì cả. Chính
xác hơn, chúng là những khối cầu đá rỗng.
Những khối cầu khiến các nhà khoa học "điên đầu"
Đến nay, vẫn chưa có một giải thích nào về nguồn gốc và sự tồn tại
của chúng. Liệu đây có phải là biểu tượng cho các thiên thể đã được một
nền văn minh cổ xưa nào đó quan sát và "ghi lại" dưới dạng khối cầu hay
một cách đánh dấu vùng lãnh thổ của các bộ lạc hay không?
2. Pin Bát-đa
Có vẻ như vùng Lưỡng Hà là nơi đầu tiên biết cách làm ra điện, rất
lâu trước khi điện được tìm thấy. Vào những năm 1930, một vật thể nhân
tạo bí ẩn đã được phát hiện trong một cuộc khai quật khảo cổ học được
thực hiện không xa so với thủ đô Bát-đa.
Vật thể này được gọi là pin Bát-đa với hình dạng
giống một chiếc vại, cao khoảng 13 cm và có một thanh sắt bị ăn mòn nhô
ra từ miệng vại. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy một chiếc ống hình trụ
bằng đồng bên trong vại và một thanh sắt được luồn vào ống hình trụ
này. Qua quá trình kiểm tra, các chuyên gia nhận định đây là một cục pin
"cổ đại", có khả năng tạo ra dòng điện khoảng 1 Volt và có lẽ đã từng
được sử dụng để mạ vàng. Tuy nhiên, nếu như vậy thì tại sao phương pháp
này lại bị bỏ quên trong một thời gian dài và cũng không hề có bất cứ
bằng chứng nào về sự tồn tại của nó ở các vùng lân cận.
3. Bản thảo Voynich
Hình minh họa "quái dị" trên bản thảo Voynich
Bản thảo Voynich là một trong những cuốn sách bí ẩn nhất trên thế
giới khi không có tác giả, được viết bằng một thứ ngôn ngữ con người
không thể hiểu (không trùng khớp với bất cứ hệ thống chữ viết nào), đồng
thời, đầy rẫy những biểu tượng và hình vẽ minh họa kỳ quái. Đến nay,
chẳng ai có câu trả lời cho các bí ẩn này cả.
Bản thảo Voynich với những hình ảnh không thể giải thích nổi
4. Những bức tượng vàng Inca
Những bức tượng vàng về các loài động vật bí ẩn này được xác nhận là
sản phẩm của nền văn minh Inca. Chúng được tìm thấy ở Nam Mỹ và xung
quanh các cổ vật này có rất nhiều giả thuyết thú vị.
Bức tượng vàng với hình thù độc đáo
Vào năm 1996, Algund Eeboom và Peter Belting
– hai nhà phát triển máy bay đã xác nhận các bức tượng vàng này là
những chiếc máy bay thông qua việc sao chép chúng với kích cỡ được phóng
đại 16 lần, bổ sung thêm động cơ và hệ thống điều khiển vô tuyến cho cỗ
máy để hoạt động. Kết quả, hai mô hình này đã cất cánh được và có thể
lượn được ngay cả khi tắt động cơ.
Chiếc máy bay được mô phỏng dựa trên cấu trúc của bức tượng vàng
5. Đĩa di truyền
Qua các tiếp xúc bên ngoài thì đĩa di truyền được làm từ vật liệu
cứng cáp. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa nắm được cách tạo ra cổ
vật này và họ cũng không chắc chắn rằng liệu chúng có thuộc về một nền
văn minh cổ xưa nào hay không.
Các mô tả ký hiệu trên đĩa di truyền
Cái tên đĩa di truyền được bắt nguồn từ việc những chiếc đĩa đặc biệt
này đã mô tả hoàn hảo các đối tượng và quá trình mà trong thế giới hiện
đại, chỉ có thể thực hiện được bằng kính hiển vi. Một vài giả thuyết
cho rằng chúng có thể được sử dụng để mô tả thai nghén và sự phát triển
của một phôi thai. Tuy nhiên, các giải thích vẫn chưa được xác nhận.
6. Cỗ máy Antikythera
Cỗ máy Antikythera là một trong những chiếc máy tính lâu đời nhất
hiện nay và được coi là chiếc máy tính Analog đầu tiên trong lịch sử với
thiết kết hết sức phức tạp.
Cỗ máy Antikythera
Trải qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà sử học đã tìm ra được mục đích
của cỗ máy này là biểu thị vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng, sự di chuyển
của các hành tinh trên bầu trời, dự đoán nhật thực, nguyệt thực và các
sự kiện liên quan đến Trái Đất như thế vận hội Olympic cổ xưa.
Mặc dù kết luận này đã được công bố nhưng
vẫn còn rất nhiều tranh cãi liên quan đến cỗ máy Antikythera như liệu
rằng một nền văn minh cổ đại có khả năng tạo ra được một cỗ máy như vậy
hay không và các bánh răng xung quanh liệu có ảnh hưởng tới việc sản
xuất các thiết bị tương tự trong nhiều năm sau đó.
7. Máy tính Hy Lạp
Chiếc máy tính cổ này xuất hiện trên một con tàu chìm dưới đáy biển.
Chiếc máy tính cổ nhất thế giới xuất hiện sớm hơn chúng ta vẫn tưởng
khoảng 2.000 năm. Thực tế thì nó được tìm thấy trong một con tàu chìm và
có thể chứng minh rằng khoa học kỹ thuật tồn tại từ rất lâu đời. Các
nhà khoa học đã biết rằng cổ vật Hy Lạp này có thể dự đoán nhật thực,
xếp lịch theo chu kỳ 4 năm và có mối liên quan tới nhà bác học
Archimedes. Cho tới nay mới chỉ có 1 mẫu vật được tìm thấy nhưng người
ta tin rằng còn nhiều thứ như thế nữa đã được chế tạo khoảng năm 100
trước Công nguyên.
8. Toilet của người ngoài hành tinh
Chiếc toilet chỉ gồm vài ống sắt gỉ có hình dạng lạ lùng.
Người ta gọi đây là Toilet của người ngoài hành tinh
vì hình dáng của nó. Chúng chỉ gồm vài ống sắt gỉ có hình dạng lạ lùng
nhưng lại xuất hiện ở một khu vực chưa từng có người sinh sống. Kích
thước của các ống này rất đều và rõ ràng được tạo ra một cách có mục
đích. Hiện tại người ta vẫn tranh cãi kịch liệt về các đường ống Trung
Quốc và chưa câu trả lời nào được chấp nhận rộng rãi.
9. Bugi nửa triệu tuổi
Có giả thuyết cho rằng, chiếc bugi xuất hiện khi người ngoài hành tinh đã từng viếng thăm Trái đất.
Khi một cái bugi được tìm thấy trong một cục đá nửa triệu năm tuổi,
người ta đưa ra 3 giả thuyết. Thứ nhất, nó có thể là tác phẩm của một
nền văn minh cổ đại cực kỳ tiên tiến như Atlantis. Thứ 2, người ngoài
hành tinh đã từng viếng thăm Trái đất và thứ 3, người tương lai đã du
hành ngược về quá khứ và để lại đồ vật này. Tất cả nghe đều hoang đường
nhưng chẳng ai nghĩ ra điều gì có lý hơn, nhất là khi chiếc bugi đã biến
mất.
10. Đồng xu bí ẩn
Đây là đồng xu Bắc Âu cổ.
Khi một đồng xu Bắc Âu cổ có niên đại từ thế kỷ 11 được tìm thấy
trong một phế tích của người Bắc Mỹ bản địa, chúng ta có thể kết luận
rằng người Viking đã tới châu Mỹ sớm hơn Christopher Columbus rất nhiều.
Nhưng điều này chưa thể được kết luận chính xác vì đồng xu này là đồ
vật Bắc Âu duy nhất được tìm thấy.
11. Hình khối 12 mặt ở La Mã cổ đại
Không có một lời giải thích nào được đưa ra về những khối 12 mặt làm bằng đồng rỗng ruột này cho tới nay.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy khoảng 100 vật thể kì lạ này xuyên suốt
những vùng từng chịu ảnh hưởng của đế quốc La Mã từ xứ Wales cho tới Địa
Trung hải. Không có một lời giải thích nào được đưa ra về những khối 12
mặt làm bằng đồng rỗng ruột này cho tới nay. Nhiều ý kiến cho rằng nó có thể là một loại vũ khí, đồ chơi trẻ em,
công cụ đo lường, dụng cụ may vá hay thậm chí là một cái tay cầm đèn
cầy. Và vì thiếu sót các tư liệu và bằng chứng, hiện tại những cổ vật
này sẽ còn là những bí ẩn.
12. Danh sách những vị Vua của người Sumerian
Đó là một danh sách có tên những vị vua từng trị vì vương quốc Sumerian từ thuở sơ khai cho tới lúc lụi tàn.
Đó là một danh sách có tên những vị vua từng trị vì vương quốc
Sumerian từ thuở sơ khai cho tới lúc lụi tàn. Các nhà khảo cổ đã tìm
được 18 phiến đá giống như vậy nhưng với nội dung chữ tượng hình khác
nhau,họ đã ráp chúng lại và trưng bày ở viện bảo tàngAshmolean ở Oxford.
Theo các nghiên cứu thì dường như các nội dung về lí lịch của các vị
vua trong lịch sử nhưng các vị vua này được miêu tả với tuổi thọ và thời
gian trị vì nghe có vẻ rất phi thực tế. Và câu hỏi ở đây là: Nếu như những phiến đá này là “tư liệu lịch sử”
thì tại sao người Sumerian lại thêm vào những yếu tố khó tin như vậy?
Từ đó các ý kiến từ các nhà nghiên cứu khắp thế giới bắt đầu rộ lên
phỏng đoán rằng có thể người Sumerian đã miêu tả đúng lịch sử và các vị
thần hoặc rất có thể là người ngoài hành tinh đã đích thân trị vì vương
quốc nên mới có khả năng và tuổi thọ khó tin như vậy.
13. Đá Salzburge Cube kỳ lạ
Các nhà nghiên cứu khẳng định, Salzburg Cube đã có ít nhất 60 triệu năm tuổi.
Năm 1885, một nhân viên tại một lò đúc của Áo có tên Reidl đã tìm
thấy một vật thể lạ có hình dạng kỳ quặc. Sau khi phá vỡ lớp vỏ bên
ngoài, Reidl nhìn thấy bên trong có một khối sắt lạ mắt, xung quanh có
nhiều vết nứt và lỗ nhỏ, màu sắc kỳ lạ và một khe sâu nằm ở chính giữa. Ông chưa bao giờ nhìn thấy thứ gì kỳ lạ như vậy và sau đó đã mang đến
cho ông chủ của mình. Kế đến, hai người đã mang vật thể lạ trên đến
Viện bảo tàng Heimathaus. Tại đây, người ta đặt tên nó là Salzburg. Năm 1886, giáo sư tại viện bảo tàng có tên Adolf Gurlt đã tiến hành
nghiên cứu hình khối và xác định nó là một phần của một thiên thạch. Tuy
nhiên, một nghiên cứu sâu hơn của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vienna đã
chứng minh rằng vật thể lạ trên không phải là thiên thạch mà có thể là
một vật thể nhân tạo nhưng chưa xác định được nguồn gốc của nó. Các nhà
nghiên cứu cũng khẳng định, Salzburg Cube đã có ít nhất 60 triệu năm
tuổi.
Sự thật về đá Salzburg Cube vẫn còn là một bí ẩn. Nhiều
người cũng tỏ ra nghi ngờ rằng đây đơn giản chỉ là một hòn đá bình
thường hoặc là được một số người thêu dệt nên câu chuyện về cổ vật trên.
Nó đã được trưng bày tại Bảo tàng Heimathaus ở Vienna cho du khách
chiêm ngưỡng.
Trường
học không còn an toàn khi giáo viên đánh học sinh hoặc yêu cầu trẻ ‘đánh
hội đồng’ bạn. Nhiều em qua đời khi tuổi còn quá trẻ bởi tội ác trong
môi trường sư phạm.
Dù
vụ việc xảy ra hồi năm 2017, câu chuyện Joy Wangari, học sinh trường
Tiểu học Mukandamia ở huyện Laikipia, Kenya, vẫn khiến nhiều người đau
xót. Em được đưa tới bệnh viện sau khi nôn ra máu, sau đó chết trong quá
trình điều trị do vết thương quá nghiêm trọng.
Người
chịu trách nhiệm trực tiếp cho cái chết thương tâm của cô bé là phó
hiệu trưởng kiêm giáo viên của trường. Người này đã yêu cầu học sinh
trong lớp đánh Joy vì em không biết đọc tiếng Anh.
Tội ác đến từ giáo viên
Theo
nhân chứng kể lại, thầy giáo giao bạn dạy Joy Wangari đọc tiếng Anh và
cho phép đánh nếu em không đọc được. Ông ta cũng đánh mạnh vào lưng nạn
nhân chỉ vì em thừa nhận không biết đọc. Một số phụ huynh cho biết thầy
giáo yêu cầu bạn học cùng đánh Joy nhằm che giấu những vết thương nghiêm
trọng do ông gây ra.
Sau khi bị “đánh hội đồng”, Joy lên gặp hiệu trưởng báo cáo và xin phép về nhà. Đó là lần cuối cùng em ở trường.
Sau
cái chết của nữ sinh 10 tuổi, cảnh sát tiến hành điều tra nhưng không
bắt giữ ai. Thầy giáo bỏ trốn. Dù vậy, nhiều cha mẹ không dám cho con
đến Mukandamia học vì lo sợ cho an toàn của các em.
Đây
không phải vụ duy nhất giáo viên đứng sau bạo lực học đường. Cuối tháng
2/2016, giáo viên thực tập trường Anula Devi ở Galle, Sri Lanka, ra
lệnh cho 44 học sinh đánh vào đầu một nữ sinh lớp 4 (10 tuổi) vì em nói
chuyện riêng trong giờ học. Cô giáo này còn cấm nạn nhân giải thích
khiến em không chỉ bị thương về thể xác mà còn tổn thương tinh thần
nghiêm trọng.
Với
hành vi tra tấn học sinh, nữ giáo viên thực tập bị cảnh sát đưa ra tòa.
Để được tại ngoại, cô ta đóng 100.000 rupee tiền bảo lãnh. Tòa án yêu
cầu trường Anula Devi dừng việc thực tập của giáo viên này, đồng thời
đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe và tư vấn tâm lý cho nữ sinh.
Tháng
3/2013, Dru Dehart – giáo viên trường Northport K-8, Florida, Mỹ – xúi
giục 6 học sinh vây đánh Radravious Williams, học sinh lớp 7, sau khi
nghe nam sinh nói “muốn ngày nào đó có thể nguyền rủa các giáo viên”.
Vụ
việc được camera giám sát khi lại. Sau đó, Dehart chuyển qua làm ở bộ
phận khác trong trường trước khi bị sa thải vào tháng 4/2014.
Tháng 6/2012, giáo viên trường Salinas, Texas, Mỹ, ép 20 học sinh cùng đánh Aiden, 6 tuổi. Theo Daily Mail,
khi nghe một số người nói Aiden bắt nạt bạn học, cô giáo này đã xin ý
kiến một giáo viên khác trong trường và được gợi ý dùng bạo lực để chứng
minh cho nam sinh thấy đánh bạn học là không tốt.
Cô
yêu cầu 24 em xếp hàng, lần lượt đánh Aiden dù các em không muốn. Trước
hành vi phản giáo dục này, trường Salinas quyết định sa thải cả hai
giáo viên.
Tháng
11/2011, một vụ việc thương tâm khác cũng xảy ra ở Pakistan khi
Muhammad Ahsan, học sinh trường Trung học Chính phủ Chiniot, bị bạn học
Muhammad Rizwan và chú Zafar Ahmed cũng là giáo viên Thể dục tại trường,
đánh chết.
Điều
đáng nói, bạo lực diễn ra nhiều lần, nhưng Ahmed luôn bao che cháu. Thậm
chí, khi Ahsan báo hiệu trưởng, trường cũng không có hành động can
thiệp.
Hậu quả, cả
hai chú cháu nổi giận, đánh chết nam sinh lớp 7. Cùng lúc đó, gia đình
Ahsan lên trường báo cáo sự việc. Đáng tiếc, lúc bố em đến phòng học, em
đã trút hơi thở cuối cùng.
Cuộc chiến học sinh yếu thế
Sau
vụ Joy Wangari chết do giáo viên trường Tiểu học Mukandamia yêu cầu học
sinh đánh em, nhiều phụ huynh không dám cho con đến trường. Đây cũng là
mối lo của tất cả bậc cha mẹ có con theo học tại trường mà giáo viên
không đảm bảo an toàn cho học sinh. Ngược lại, chính họ đứng sau các vụ
bạo lực kinh hoàng.
Anh
thậm chí có hẳn trang web về bạo lực học đường và dành một phần để cảnh
báo phụ huynh về bạo lực xuất phát từ giáo viên. Họ hướng dẫn người nhà
cách phát hiện con mình bị giáo viên hành hạ. Việc này khó hơn do người
lớn nhiều khi thiếu tin tưởng, cho rằng con trẻ tố cáo vì bất mãn với
giáo viên hoặc tự tìm lý do để thông cảm, rằng thầy cô làm thế cũng chỉ
muốn tốt cho con mình.
Việc
phản ứng lại như thế nào khi giáo viên là người bắt nạt học sinh cũng
khá phức tạp. Nhưng chắc chắn, người lớn không được phép để tình trạng
này xảy ra vì bất cứ ai cũng không có quyền tra tấn, hành hạ người khác.
“Thật
khó để xác định điều gì khiến giáo viên vượt qua những ranh giới kỷ
luật cơ bản để chửi mắng, đe dọa, thậm chí làm nhục, đánh đập học sinh,
khiến các em sợ đến trường”, Jessica Kelmon – biên tập viên giáo dục, sức khỏe trẻ em của tổ chức phi lợi nhuận GreatSchools (Mỹ) – viết.
Dưới
bài viết của bà, một giáo viên thừa nhận lúc mới vào nghề, ông nhiều
lần bắt nạt học sinh vì cảm thấy “lũ trẻ thật kinh khủng”. Ông bị sa
thải. 3 năm sau, người này nhận ra sai lầm, dũng cảm theo tiếp nghề
giáo. Từ đó, ông chưa bao giờ lên giọng hay đe dọa học trò vì hiểu rõ
hành vi này khiến các em tổn thương rất nhiều.
Hàng
chục người khác cũng tâm sự họ từng có trải nghiệm đau thương khi bị
chính giáo viên bắt nạt ở trường mà không biết làm gì để thoát ra.
Jessica
Kelmon gọi tình trạng giáo viên bạo hành trẻ là “cuộc chiến mà những
đứa trẻ không thể chống lại”. Bà lý giải trong cuộc chiến đó, trẻ em là
người duy nhất bị tổn thương, các em hoàn toàn không thể tự bảo vệ mình.
Thậm
chí, khi MA, một học sinh trung học ở Boston (Mỹ) yêu cầu trường cho
chuyển lớp vì thường xuyên bị giáo viên sỉ nhục, hành hạ, thay vì tìm
hiểu nguyên nhân, trường đình chỉ học, ghi vào hồ sơ.
Việc này ảnh hưởng cơ hội vào đại học của MA. Vì thế, nam sinh này đã thuê luật sư, đưa vụ việc ra tòa.
Rõ
ràng, kể cả khi học sinh ý thức được mình bị giáo viên bắt nạt, các em
không thể làm gì khác mà cần đến sự bảo vệ từ cha mẹ hoặc luật pháp.
Cuộc chiến đó không dễ dàng nhưng cần được đấu tranh đến cùng vì an toàn
tính mạng cũng như sự phát triển của trẻ.
“Coloured” (Da màu) là một bài
thơ rất thú vị, hài hước nhưng nội dung được đề cập đến lại rất nghiêm
túc: nạn phân biệt chủng tộc. Trong bài thơ, tác giả đã vào vai một
người da đen để phản biện người da trắng về lí do tại sao họ gọi người
da đen là “da màu”, trong khi chính bản thân họ mới là “da màu”.
Lí do tác giả đưa ra rất thuyết phục:
Người da đen, từ khi sinh ra đến khi chết đi vẫn chỉ một màu da đen,
trong khi người da trắng thì thay đổi màu da liên tục: Đỏ hỏn khi sinh, lớn lên da trắng, đỏ ửng khi nóng, tái xanh khi lạnh, tím tái khi ốm, lúc chết xanh lè.
Vậy thì ai mới đúng gọi là “da màu” đây?
Bài thơ “Da màu”:
Da đen khi sinh Da đen khi lớn Da đen khi nóng Da đen khi lạnh Da đen lúc ốm Cho đến lúc chết Tôi vẫn da đen.
Còn anh thì sao? Đỏ hỏn khi sinh Lớn lên da trắng Đỏ ửng khi nóng Tái xanh khi lạnh Tím tái khi ốm Lúc chết xanh lè Đúng chăng khi anh gọi tôi là Da Màu?
Tác giả: một học sinh không rõ tên của Trường King Edward VI, Birmingham, Anh quốc.
Trong cuốn sách “Tuyển tập thơ, lời cầu nguyện và thiền định cho
trẻ em” của tác Liz Attenborough (Nhà xuất bản Element Books, năm 1998) Chuyển ngữ: Bùi Đại Dũng Nguyên tác Coloured When I was born, I was black.
When I grew up, I was black.
When I get hot, I am black.
When I get cold, I am black.
When I am sick, I am black.
When I die, I am black.
When you were born, You were pink.
When you grew up, You were white.
When you get hot, You go red.
When you get cold, You go blue.
When you are sick, You go purple.
When you die, You go green.
AND YET YOU HAVE THE CHEEK TO CALL ME COLOURED!!!
(By an Anonymous pupil of King Edward VI School, Birmingham, UK.)
Found in The children’s book of poems, prayers and meditations ed. Liz Attenborough (Element Books, 1989)