30 thg 5, 2019

Vương Trí Nhàn - Từng có một nơi hoàn cảnh không thể làm hỏng con người (Blog Thuy My )


Mặc dù chê trách tôi về mặt lập luận, nhưng sau bài tôi viết lần trước ngày 23/5/2019, không ít bạn đã đồng tình với tôi về việc con người Việt Nam hôm nay đang bị làm hỏng một cách toàn diện. 
Chúng ta chẳng bao giờ nên bi quan một cách tuyệt đối, song sự làm lại con người hiện nay thì quả thật là khó. Lý do là vì như chúng ta đều biết, mặc dù chưa từng được tổng kết, nhưng hoàn cảnh lúc ấy nhất là cuộc chiến tranh 1945 – 1975 thật quá đặc biệt nó khốc liệt vượt qua sức tưởng tượng và khả năng chịu đựng của con người.

Chỉ cần nói thêm là tôi đã nói điều này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quan sát những con người miền Bắc, từng được sống được giáo dục như tôi và trải qua chiến tranh theo kiểu chúng tôi. Trong khi đó thì nếu nhìn cả thực tế nước Việt Nam sẽ thấy còn có những con người được giáo dục theo kiểu khác, có những niềm tin khác, bị những quy luật khác chi phối, và nay nhiều người vẫn đứng vững trước mọi biến động để làm ăn sinh sống rất tử tế. 
Xét trên đại thể, trong tình thế ngổn ngang của cả nước hôm nay, những người còn được cái căn bản của con người ấy mới chính là cái tương lai, là niềm hy vọng của cả xã hội.

Có một sự việc xảy ra mấy ngày hôm nay, nó làm tôi thấy thêm cụ thể về cái kết luận trên.

Ngày 22/5 và mấy ngày sau trên mạng, dày đặc những bài viết về cái chết của nhà thơ Tô Thùy Yên (1938 – 2019). Con người đã từng tham gia nhóm Sáng tạo bên cạnh Thanh Tâm Tuyền Mai Thảo, con người từng có mặt trong các trại tù cải tạo tổng cộng 13 năm và đã từ biệt cõi đời trên đất Mỹ xa xôi. Con người đó có dịp hiện ra trước cả những người còn biết rất ít về ông như bản thân tôi, một chân dung với niềm tin sâu sắc, bộc lộ ở những nét tình cảm như ủ kín mà vẫn tuôn trào, trong những dòng thơ miên man, đôi khi khúc mắc nhưng thật ra là từng dòng đều chắt lọc, nói lên cái khắc khoải cuối cùng của cuộc đời ông, đó là bài thơ “Ta về” mà rất nhiều người thú nhận rằng đã đọc lên là không thể bỏ xuống được.

Trước tiên cái đáng ghi nhận nhất của bài thơ “Ta về” là nó cho ta thấy cái cao thượng của những con người bị rơi vào hoàn cảnh bên thua cuộc, và sau đó là tù đày cực khổ mà vẫn giữ được lòng mình trầm tĩnh, nhìn ngẫm về cuộc đời, trong đó có đủ cả sự trân trọng những gì tưởng như đơn sơ nhưng gần gũi nhất của ngày hôm qua, lẫn sự tha thiết sống tiếp cuộc sống hôm nay và muốn lây truyền đạt những điều tốt đẹp ấy cho các thế hệ sau. Ở đây con người trong cảnh khốn cùng tuyệt đối không thấy bộc lộ ra một chút nào gọi là oán thù căm giận trách móc. Thay vào đó là sự tin yêu trầm lắng mà lại dai dẳng đầy sức ám ảnh.

Cái sức mạnh tinh thần của con người ở đây tưởng như muốn ghìm xuống ẩn giấu mà vẫn ngời ngời, khiến cho cái hoàn cảnh tưởng rất bi đát lại vẫn hiện lên với đủ vẻ tươi tắn và đầy hy vọng.

Con người tưởng như đã đi hết mọi nỗi cực khổ và đau đớn của đời sống, hóa ra vẫn còn lại với tâm thế bình tĩnh, nghĩ lại về cuộc đời đã qua, và muốn truyền lại những thể nghiệm sống của mình cho những người khác.

Trong những năm chiến tranh, nhiều người ở miền Bắc chúng tôi thường tự nhủ rằng mình đã đi đến tận cùng của sự đau khổ, và tự hào là những hoàn cảnh khó khăn không làm gì được mình trước sau mình vẫn nguyên vẹn. Hóa ra chúng tôi nhầm. Một cái gì đó rất tốt đẹp đã chết đi trong chúng tôi, bởi sang thời hậu chiến nhiều người tự cho là mình có quyền làm tất cả những điều không được phép làm, và coi đó là sự đền đáp, đúng hơn là sự vớt vát lại chút hạnh phúc trần thế mà chúng tôi đã bị tước mất. Cái sự bị làm hỏng mà tôi nói trong bài trước gần như được mọi người miền Bắc coi là tự nhiên.

Đọc bài thơ của Tô Thùy Yên, tôi nhớ lại nhiều cuộc gặp gỡ tiếp xúc với con người ở miền Nam sau ngày 30/4/1975. Tôi nhớ lại những trang văn bài thơ mà tôi đã đọc, những công trình nghiên cứu khoa học xã hội được làm trước 1975. Và tôi nhận ra rằng cũng trong sự bao vây của chiến tranh, nhưng con người nơi đó không bị hoàn cảnh làm cho tê cứng về mặt tâm hồn, liều lĩnh về cách sống, bất cẩn về mọi hậu quả gây ra cho mọi người. 
Tôi hiểu rằng ở xã hội đó, văn hóa vẫn còn, vẫn chi phối người ta trong mọi mặt đời sống. Cái sức mạnh tinh thần của Tô Thùy Yên hôm nay cũng như của bao nhiêu người khác là kết quả của một nền giáo dục nhân bản và giữ vững chuẩn mực. 
Người ta không những biết sống để thích nghi với hoàn cảnh, mà còn biết giữ được cả những gì tốt đẹp nhất được bồi đắp từ nhiều thế hệ và chuẩn bị cho người ta ra tiếp xúc với thế giới.

Qua nhiều tài liệu về các trại tù cải tạo được thiết lập sau 75, tôi biết có một nguyên tắc chi phối các trại tù này, là làm cho những người bị giam trong đó mất hết cảm giác và suy nghĩ của một con người bình thường, không còn đớn đau mà cũng không còn hy vọng. Tóm lại là chỉ biết sống qua ngày như một thứ súc vật bị làm nhục. 
Trường hợp con người trong Tô Thùy Yên sau khi ra tù bộc lộ qua bài thơ "Ta về" chứng tỏ mọi ý đồ loại đó đã phá sản. Đây không phải trường hợp cá biệt ở một hai người, mà phổ biến ở rất nhiều người. Sau khi bị tù đầy trở về họ vẫn giữ được lòng khao khát yêu đời, và có đủ khả năng gia nhập vào cuộc sống hiện đại khi ra sống ở hải ngoại. 
Chính họ là niềm hy vọng của dân tộc chúng ta. Mà điều đó không phải là ngẫu nhiên, vì nó đã được chuẩn bị từ trong cuộc sống hai mươi năm 1955-1975.
VƯƠNG TRÍ NHÀN 26.05.2019
 
Xem để hiểu  thêm về Vương Trí Nhàn tai : 

Mời Đoc : Cách chào cuối email có thể khiến bạn mất việc (BBC/TV )

FM974 Melbourne : :Venezuela: Bên Trong Sở Tình Báo Quốc Gia Bolivarian (SEBIN) – Giết Người, Tra Tấn Và Ma Túy

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 27/05/2019


   Tháng mười năm ngoái, Fernado Alban, nghị viên của đảng Primero Justicia, một đảng chính trị bất đồng chính kiến, lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Maduro tại diễn đàn LHQ ở Nữu Ước, trên đường về lại Venezuela, tại phi trường quốc tế Simon Bolivar ông đã bị nhân viên của sở tình báo SEBIN bắt giữ, ba ngày sau đó, Alban té xuống từ tầng lầu thứ 10 của cái cao ốc mà ông ta bị tra hỏi, chết một cách thảm khốc.
   Tin từ chính quyền Maduro nói đây là một vụ tử tử nhưng rất nhiều người cho rằng, họ nghi ngờ nhân viên của sở SEBIN, một cơ quan an ninh đáng sợ nhất của quốc gia này là thủ phạm. Công tác theo lệnh của phó tổng thống Venezuela hiện thời, Delcy Rodriguez, sở an ninh này được xem là đã gây ra vô số vụ vi phạm nhân quyền và bị cáo buộc tra tấn hành hạ những người chống lại chế độ Maduro. Sở SEBIN hoạt động trên khắp lảnh thổ Venezuela, với đặc vụ chuyên theo dỏi và tuần tra những người đối lập, như là một loại cảnh sát chính trị, theo ông Johan Obdola, cựu chỉ huy trưởng cơ quan diệt trừ ma túy và là ngưới sáng lập tổ chức “An Ninh và Tình báo châu Mỹ La Tinh IOSI” thì, hoạt động chính của sở SEBIN là những công tác về tình báo trong nước và ngoại quốc, mục tiêu là vô hiệu hóa các chính trị gia đối lập với chế độ, họ là cái đáng sợ hơn hết. Trong khi tổng hành dinh của sở SEBIN ở El Helicoide tại thủ đô Caracas, nơi có một nhà tù gọi là Tomb (La Tumba), năm tầng nằm sâu dưới một trong mấy văn phòng của nó, sở SEBIN còn có đủ các chi nhánh trong nước khắp mọi nơi. Người ta còn nói nhân viên của sở này còn có mặt tại các nơi có đại diện ngoại giao Venezuela trên thế giới, năm 2012 tờ báo Nuevo Herald ở Caracas tường thuật, khoảng hơn chục người, có vẻ là nhân viên của SEBIN, có hành động vi phạm luật lệ ngoại giao bị Hoa Kỳ buộc phải rời khỏi đây.
   SEBIN, trong suốt mấy thập niên, có tên gọi là Sở chỉ huy tình báo và công tác phòng ngừa quốc gia (DISIP) cho tới khi cựu tổng thống Hugo Chavez đổi tên năm 2009, tập trung vào việc buôn bán ma túy vài tháng sau, khi Chavez ra lệnh trục xuất nhân viên cơ quan bài trừ ma túy của Hoa Kỳ (DEA) ra khỏi Venezuela. Một người 54 tuổi làm việc với chính quyền Maduro, rời bỏ chức vụ, được gọi bằng tên tắt là Ras, là người đã từng lâu năm phục vụ trong ngành tình báo trung thành với Hugo Chavez, rồi sau đó được thăng chức, trở thành chỉ huy trưởng của một đơn vị thuộc SEBIN cho tới cuối năm 2014 khi sở SEBIN nhận lệnh thi hành chính sách chống lại những người biểu tình một cách bạo lực, theo cái nhìn của ông, việc can dự tới đường dây ma túy đã trở thành công việc không thể thiếu từng ngày trong các hoạt động của sở SEBIN. Ông Ras nhấn mạnh, chuyện dính líu tới ma túy tăng lên dần khoảng từ năm 2004 và đã nhảy vọt lên tới mức độ cao hơn, chính cá nhân cựu tổng thống Chavez ra lệnh bí mật che đậy đặc vụ gởi bạch phiến tới Hoa Kỳ và châu Âu cùng với sự phối hợp của loạn quân FARC nước láng giềng Colombia rồi thông qua các băng đảng buôn bán ma túy Mễ Tây Cơ.
   Chính quyền Chavez cũng bàn tới sự hợp tác của Walid Makled, một tên chúa trùm ma túy, hoạt động mạnh mẽ và nhận nhiều khế ước lớn từ chính quyền Venezuelan, nhưng sau đó chuyện tung hoành trong đường dây mua bán ma túy càng ngày càng lớn hơn làm cho Chavez khó chịu cho nên, năm 2008 Chavez ra lệnh cho Tareck El Aissami, bộ trưởng bộ nội vụ phải đem Walid Makled làm vật tế thần, Tareck cho lệnh bắt giam Walid Makled, rồi theo lệnh của Chavez, Tareck đứng ra điều hành đường dây này, vì lẽ đó mà ngay cả Hoa Kỳ cũng không thể chận đứng được. Đầu năm 2017, Maduro bổ nhiệm Aissami làm phó tổng thống kiêm chức vụ cai quản sở tình báo SEBIN, Aissami có mẹ là người Lebanese và cha là người Syrian, là một trong những người giàu nhất ở Venezuela, đã bị Hoa Kỳ điều tra trong nhiều năm vì có liên hệ mật thiết với tổ chức Hezbollah và yểm trợ tài chánh cho họ bằng tiền buôn bán ma túy.
   Aissami vẫn giữ vai trò đó cho tới tháng 6 năm 2018, ông ta chuyển sang làm bộ trưởng bộ Kỹ nghê và Sản xuất quốc gia, theo lời ông Ras, Venezuela không chỉ là một đất nước có hoạt động buôn bán ma túy bên trong nội địa thôi mà còn là trung tâm điểm của các đường dây quốc tế khác cũng như các nhóm tội phạm hình sự, khủng bố, tất cả việc làm của họ đều có sự bảo vệ và hổ trợ của chế độ Maduro, hầu hết các loại ma túy đưa đến Hoa Kỳ, châu Âu đều qua ngả Mễ Tây Cơ, cộng hòa Dominican, châu Phi và Ba Tây, gần hết các sĩ quan quân đội mọi cấp ở Venezuela đều có dự phần vào chuyện này. Ras tiết lộ thêm, trong nhiều năm thành viên của nhóm Hezbollah, hưởng nhiều lợi nhuận nhờ hậu cứ buôn bán ma túy ở Venezuela và tại vùng tam biên giữa Á Căn Đình, Paraguay và Ba Tây, họ đều có sổ thông hành Venezuelan. Bắt đầu khoảng năm 2010 cứ mỗi hai hay ba tháng, có từ mười tới mười lăm người của Hezbollah đến ở với tiểu đoàn bộ binh dặc biệt 421, rồi sau đó họ được đưa tới văn phòng căn cước quốc gia SAIME ở tỉnh Aragua, nơi này nhận căn cước Venezuela và sổ thông hành, với số giấy tờ này họ được gởi tới các nước châu Mỹ La Tinh, nhiều người trong số này đi bằng máy bay hảng hàng không Cubana de Avia tion đến Cuba và các đảo quốc vùng biển Caribbean.
   Một ký giả ở Caracas nói rõ rằng, mọi người ở Venazuela đều biết hết chuyện này nhưng mức độ hoạt động đang xảy ra lớn hơn những gì người ta đã biết. Emanuele Ottolenghi, một chuyên gia cao cấp về châu Mỹ La tinh miêu tả, sở SEBIN trên lý thuyết có quyền hạn như cơ quan FBI của Hoa Kỳ nhưng trong thực tế, nó là một thứ khí cụ áp chế chánh trị dùng để khóa miệng người bất đồng chính kiến và khủng bố những người đối lập chống chế độ. Trong mấy ngày qua, xem ra có nhiều dấu hiệu cho thấy có một số viên chức cao cấp đổi thế đứng, có ý định loại bỏ Maduro nhưng sở SEBIN vẫn còn được xem là bô phận quan trọng của sự áp chế. Ottolenghi cũng cho biết thêm, sở SEBIN là thế lực đằng sau những hoạt động buôn bán ma túy. Sở này đã chính thức ra tay bảo vệ ít nhất một tay trùm đầu nậu đường dây ma túy và bắn tiếng với Hoa Kỳ về việc trao đổi một nữ ký giả Mỹ bị họ bắt cóc với hai người cháu của Maduro sau khi hai người này bị giam ở Hoa Kỳ vì tội buôn bán ma túy.
   Cháu của Maduro, do vợ của ông ta nuôi, bị tuyên án 18 năm tù vào cuối năm 2017, hai năm sau khi bị dẫn độ về Hoa Kỳ từ Haiti. Theo ông Ras, không có gì ngạc nhiên, do nhờ vào sức mạnh của sở SEBIN và tiền bạc có từ buôn bán ma túy mà cái chế độ của một quốc gia dầu hỏa giàu có Venezuela đang lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng vẫn chưa sụp đổ như người ta thấy. Kể từ khi Maduro lên nắm quyền cai trị năm 2013, sở SEBIN đã tăng cường nhiều hoạt động bạo động chống giới đối lập, người biểu tình và nhiều thành phần khác trong dân chúng nhằm bảo vệ chính quyền Maduro, dưới sự chỉ đạo của phó tổng thống, sở SEBIN hiện nay, có quyền bắt giam các tù nhân chính trị cho dù họ đã được tòa án trả tự do. Hiện giờ, trước tình thế này, Hoa Kỳ đang tìm cách khuyến dụ nhân viên sở SEBIN bỏ ngủ, thôi trung thành với Maduro.
   Đầu tháng này, tướng Manuel Figuera, người Maduro bổ nhiệm làm giám đốc sở tình báo SEBIN trong tháng mười vừa qua, cũng là người có tên trong danh sách chế tài kinh tế của Hoa Kỳ, đã được xóa tên sau khi vài ngày trước đây, ông ta từ chức và quay sang ủng hộ phong trào đối lập của Juan Guaido, ông này là viên chức cao cấp nhất, cho tới hôm nay, chính thức không công nhận quyền hạn của tổng tư lệnh Maduro, tuy nhiên cho tới hôm nay, bên trong sở tình báo SEBIN nhân viên còn lại, vốn hưởng một số đặc quyền đặc lợi do Maduro ban cho, vẫn tiếp tục hành động tàn bạo như đã làm trước đây, tức là vẫn trung thành với chế độ Maduro.

Thuyên Huy
Mon 27.05.19
Xem : https://hoainiemtayninh.blogspot.com/2019/05/fm974-melbournenga-so-vladivostok-noi.html

Elon Musk dự tính phóng 12.000 vệ tinh internet bao phủ Trái Đất (Từ ttvn.vn )

SpaceX, công ty hỏa tiễn của tỷ phú công nghệ Elon Musk, đang nỗ lực để thực hiện một cuộc cách mạng trong internet.

Elon Musk SpaceX Starlink vệ tinh internet
Ảnh minh họa hệ thống các vệ tinh Starlink bao phủ Trái Đất (Ảnh: Mark Handley/University College London)
Trong khoảng 1 tuần nữa, SpaceX dự tính phóng một tên lửa Falcon 9 từ Florida, mang theo 60 vệ tinh nhỏ gọn để thử nghiệm mạng lưới internet mới có tên Starlink. Kế hoạch phóng này đã bị trì hoãn 2 lần vì lý do thời tiết.
Một khi hoàn thành, Starlink sẽ bao gồm khoảng 12.000 vệ tinh, gấp 6 lần số vệ tinh đang hoạt động hiện nay trên quỹ đạo. Mục tiêu là hoàn thành dự án năm 2027, bao phủ Trái Đất bằng một mạng lưới internet tốc độ cao, ít chập chờn và giá cả phải chăng.
Ngay cả khi chỉ triển khai được một phần, Starlink cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho ngành tài chính và mang internet băng thông rộng tới các vùng xa xôi và nông thôn.
Chi phí cho dự án này có thể lên tới 10 tỷ USD hoặc hơn, theo tính toán của chủ tịch và COO SpaceX, Gwynne Shotwell. Nhưng ông Musk nói rằng dự án này có thể mang lại lợi nhuận 30-50 tỷ USD hằng năm.
elon_musk_ve-tinh-internet
Nhà sáng lập SpaceX – Elon Musk (Ảnh: SpaceNews)
Tuy nhiên, chính ông Musk cũng khẳng định các khó khăn là rất lớn.
“Có rất nhiều công nghệ mới cần triển khai. Nên có khả năng một vài vệ tinh sẽ không hoạt động.” Thực ra, ông Musk bổ sung rằng “khả năng nhỏ là tất cả vệ tinh sẽ không hoạt động.”

Chi tiết về dự án Starlink

Dự án Starlink sẽ giải quyết 2 vấn đề lớn của internet hiện đại: thiếu độ bao phủ cùng chi phí phải chăng, ngoài ra khu vực càng xa xôi thì độ chập chờn càng cao. SpaceX có thể kiếm được hàng tỷ đô la nếu giải quyết được vấn đề này.
Hãng dự tính sẽ phóng 60 vệ tinh một lần trên tên lửa Falcon 9. Mỗi vệ tinh nặng khoảng 227kg và to tương đương một chiếc bàn làm việc văn phòng. Họ sẽ mang chúng lên quỹ đạo khoảng 440km.
Elon Musk SpaceX Starlink vệ tinh internet
60 vệ tinh Starlink xếp gọn khít vào khoang của tên lửa Falcon 9 (Ảnh: Elon Musk/Twitter)
Theo ông Musk, cần khoảng 400 vệ tinh để tạo độ phủ internet “cỡ nhỏ” và 800 vệ tinh để có độ phủ “trung bình” và “đáng kể”. Mục tiêu lớn tiếp theo là đạt được gần 1600 vệ tinh ở tầm thấp (440km), sau đó nữa là 2800 vệ tinh ở tầm cao hơn (1100-1325 km). Tiếp theo là 7500 vệ tinh ở tầm cực thấp (338km).
Hệ thống internet không gian này sẽ giải quyết được vấn đề lớn trong cấu trúc internet hiện tại chúng ta đang dùng trên mặt đất – qua các cáp quang vốn khá đắt tiền và khó triển khai nhất là ở những nơi xa xôi. Cáp quang cũng có giới hạn vận tốc: ánh sáng di chuyển trong không khí nhanh hơn 47% so với trong sợi cáp quang đặc.
Nhất là ở những khoảng cách xa nhau, khả năng chập chờn (lag) là rất cao, dẫn tới thời gian chờ lâu trong các cuộc gọi video hoặc gọi đàm thoại trên mạng.
Các vệ tinh địa tĩnh cũng có thể truyền tải thông tin nhưng độ lag rất cao, vì chúng treo ở khoảng cách rất xa, hơn 35 nghìn km trên Trái Đất, gây ra thời gian chờ tối thiểu là 1/2 giây. Các vệ tinh của Starlink ở gần Trái Đất hơn vài chục lần so với các vệ tinh địa tĩnh.
Các tổ chức tài chính bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi độ trễ của mạng internet. Các thị trường có thể dao động giá trị hàng tỷ đô la trong một phần nhỏ giây, do đó bất cứ sự chậm trễ nào cũng có thể gây ra thua lỗ khổng lồ so với đối thủ có mạng internet tốt hơn.
Mỗi vệ tinh Starlink sẽ liên kết với 4 vệ tinh xung quanh bằng laser. Đây là điểm đặc biệt của chúng: có thể đưa dữ liệu đi trên bề mặt Trái Đất ở gần vận tốc ánh sáng, vượt qua tốc độ của cáp quang. Tuy nhiên, các đợt vệ tinh đầu tiên sẽ không dùng laser, mà được kết nối qua các ăng-ten trên mặt đất.
Elon Musk SpaceX Starlink vệ tinh internet
Cách mỗi vệ tinh sẽ liên kết laser với 4 vệ tinh xung quanh (Ảnh: Mark Handley/University College London)
Trong tương lai, người dùng có thể kết nối với Starlink qua một ăng-ten có giá khoảng 200 đô la và to bằng chiếc bánh pizza cỡ nhỏ. Nó rất nhỏ gọn và có thể gắn lên mái nhà, nóc xe hơi, tàu thủy…
Lợi thế của Starlink là kết nối dữ liệu ở khoảng cách xa. Đối với các khoảng cách ngắn, cáp quang vẫn có ưu thế hơn.
Mỗi vệ tinh có thể đáp ứng cho 1100 người dùng xem video 4K cùng lúc. Nhưng cũng như mọi nhà cung ứng internet khác, nếu số người sử dụng cùng lúc quá cao, hệ thống Starlink sẽ không đáp ứng được.
Với quá nhiều vệ tinh bao quanh Trái Đất, các chuyên gia cũng lo ngại về khả năng tạo ra rác vũ trụ gây thiệt hại cho các vệ tinh khác. Các mẩu rác này có thể di chuyển nhanh hơn đạn bắn nhiều lần và chỉ một mẩu nhỏ cũng có thể làm nổ tung một vệ tinh, gây ra thêm nhiều mảnh vụn nữa.
Để xử lý, SpaceX dự tính mỗi vệ tinh sẽ sử dụng động cơ đẩy ion để rơi khỏi quỹ đạo, đi vào bầu khí quyển và tự hủy. Các vệ tinh Starlink đầu tiên cũng ở gần mặt đất, do đó không khí có thể từ từ làm chúng chậm lại và rơi xuống trong 1-5 năm.
starlink-spacex-elon-musk-3
Động cơ ion (Hall) được dùng trong các vệ tinh Starlink (Ảnh: NASA)
Trong tương lai, SpaceX dự tính phóng 60 vệ tinh Starlink một lần trên tên lửa Falcon 9, vốn có thể dùng lại và đã phóng thành công gần 60 nhiệm vụ không gian.
Nhưng để đạt được con số 12.000 vệ tinh vào cuối năm 2027, số lượng Falcon 9 của SpaceX là không đủ. Chắc chắn sẽ cần tới các tên lửa to hơn, ví dụ như Starship, mà Elon Musk từng giới thiệu cho các nhiệm vụ du hành tới sao Hỏa. Hiện SpaceX đang phát triển loại tên lửa Starship này, ông Musk có thể sẽ tiết lộ thêm các thông tin mới vào tháng 6.
Theo Business Insider,
Phong Trần tổng hợp

29 thg 5, 2019

BỎ LẠI VƯỜN SẦU RIÊNG - Thơ Hồ Nguyễn


Ra đi b li mt dòng sông,
B li vườn xưa vi bóng hng.
B trái su riêng rơi qunh qu,
B tình bun thm hóa hư không.
                      *
Tôi biến thành ra gã ngc ngu,
Lang thang khp ph kiếp sương mù.
Vươn đôi mt ngóng quê xa hút,
Ch thy chim tri mây trng lu!
                       *
Bây gi hi ngoi bui chiu đông,
Lnh lo tuyết rơi trng khp đng.
Chui đp mn len sao vn lnh,
Lò nun chng m được phòng không.
                      *
Tôi b su riêng b li em,
Bình Nhâm em có sng êm đm.
Bên chng bưởi quít còn hương thm?
My đa con nàng vm êm?
                      *
Xa em anh vn gi lòng yêu,
Mng m đêm đêm gic dp dìu.
Sông c đưa hn ta nhp mt,
Sóng su đánh thc gic bun hiu!
                      *
Nếu thy su riêng có gin anh,
Em xoa nhè nh vut thân cành.
Nói giùm anh my câu xin li,
Hen có khi v cứ trách anh.
HỒ NGUYỄN (02-5-2019)

Hàng mới : Nồi cơm điện tách đường

Hiện nay trên thị trường khá phổ biên dòng nồi cơm điện có tên gọi là "nồi cơm điện tách đường" dành cho người bị bệnh tiểu đường.
Bán nhiều loại trên Amazon và eBay .
Vậy cơ chế của loại nồi này là gì mà có thể "tách đường" trong gạo?



Nồi cơm điện tách đường là gì?


Nồi cơm điện tách đường là một loại nồi cơm điện điện tử (các loại nồi điều khiển cơ không thể làm được điều này) là một sáng chế của hãng đồ gia dụng Grayns, có khả năng loại bỏ lượng đường thừa tự động ra khỏi gạo nhằm giúp giảm lượng đường tiêu thụ cho người bị tiểu đường, tim mạch, béo phì,... Loại nồi này giúp hạ đường huyết với người bị tiểu đường, phòng ngừa các bệnh về béo phì, tim mạch, tai biến do các tinh bột xấu trong gạo gây ra.

Gọi chung là tinh bột, nhưng thực tế có tới 3 loại tinh bột khác nhau. Đó là tinh bột nhanh (hoặc tinh bột tiêu hóa nhanh - RDS), tinh bột chậm (SDS), và tinh bột kháng đường (RS). Các tinh bột nhanh và chậm đều được cấu tạo từ amylose và amylopectin.


Tinh bột nhanh có tỉ lệ amylopectin cao nên dễ hấp thụ, rất phù hợp để mang lại năng lượng sau khi vận động mạnh, nhưng bù lại làm đường huyết gia tăng rất nhanh. Trong khi đó, tinh bột chậm chứa nhiều amylose hơn, và cần nhiều thời gian để cơ thể phân giải được, nhờ vào cấu trúc bán tinh thể trong đó làm giảm sự tiếp xúc với các enzyme. Cũng nhờ vậy, lượng đường trong máu tăng ở mức độ vừa phải và ổn định.


Ở một nhiệt độ nhất định - được gọi là nhiệt độ "dẻo", nơi quá trình "dẻo hóa" của gạo bắt đầu xuất hiện - các phân tử tinh bột nhanh bắt đầu bị đẩy ra khỏi gạo và hòa vào trong nước, trong khi tinh bột chậm và các chất dinh dưỡng khác vẫn ở lại. Nồi cơm điện tách đường sẽ tìm cách tách và loại bỏ tinh bột nhanh, giữ lại tinh bột chậm.

Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tách đường



Về nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tử tách đường được thực hiện thông qua 4 bước:

Bước 1: Gia nhiệt


Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi gạo được nấu trong môi trường nước với nhiệt độ vừa phải nhất (nhiệt đồ hồ hóa) tại các thời điểm thích hợp sẽ giúp loại bỏ được nhiều nhất lượng tinh bột tiêu hóa nhanh hay còn gọi là tinh bột "xấu" – nguyên nhân làm tăng đường huyết, trong khi vẫn lưu giữ được chất dinh dưỡng của cơm trắng. Các nồi cơm điện tách đường được tích hợp công nghệ cảm ứng thông minh nhằm giúp nồi cơm có thể kiểm soát toàn bộ quy trình nấu cơm. Tại bước Gia nhiệt, nồi sẽ đưa nhiệt độ lên một mức nhất định và duy trì ổn định mức nhiệt độ đó.

Bước 2: Phân tách


Sau khi gia nhiệt đến nhiệt độ thích hợp, nồi cơm điện sẽ dựa trên các thông số cài đặt sẵn để kiểm soát cũng như duy trì nhiệt độ trong nồi để khiến cho hàm lượng Amylopectin (hàm lượng chính có trong tinh bột hấp thụ nhanh) tự phân tách ra khỏi hạt gạo và hòa tan vào nước, trong khi vẫn duy trì hàm lượng Amylose (hàm lượng chính có trong tinh bột hấp thụ chậm) giữ trong gạo.

Bước 3. Loại bỏ


Sau quá trình phân tách các Amylopectin ra khỏi gạo và hòa tan vào nước một cách tối ưu nhất, hệ thống thoát nước thông minh được tích hợp trong nồi cơm điện tách đường sẽ tự động loại bỏ hoàn toàn nước và tất cả tinh bột tiêu hóa nhanh (RDS) nhằm ngăn chúng hấp thụ trở lại vào cơm, giúp cho cơm sau khi nấu vẫn còn lưu giữ được mùi vị tự nhiên nhưng vẫn lưu giữ được nhiều chất dinh dưỡng vốn có trong gạo.

Bước 4: Nấu chín

Sau khi loại bỏ phần nước chứa tinh bột, nồi sẽ tiếp tục làm chín đều hạt gạo như cơm thông thường, nhưng cơm lúc này sẽ không còn tinh bột nhanh, an toàn cho người bị bệnh tiểu đường, béo phì.

Có nên mua nồi cơm điện tách đường sử dụng không?


Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, các bệnh về tim mạch hay liên quan tới tinh bột hoặc đơn giản chỉ là sợ "béo do ăn cơm" thì bạn có thể xem xét mua loại nồi cơm điện này.

Nồi cơm điện tách đường hiện nay có nhiều thương hiệu như Grayns, Ninosun, Magic Korea, Zojirushi,… với mức giá khá cao so với nồi cơm điện thông thường, thậm chí cao hơn các loại nồi cơm điện tử, nồi cơm điện cao tần, dao động trong khoảng từ hơn 5 triệu – 10 triệu đồng/chiếc.

Nguồn: A.M VNreview

(H.Phi chuyển ) 

Đời Người Với Những Giai Đoạn "Hồi" .


Tôi sắp bước sang tuổi bảy mươi lăm nên thường nghĩ suy về đời người, thân phận con người mà chủ yếu là bản thân mình và bạn hữu. Khi có người gọi mình bằng bố hay ông là mình biết mình đã già. Biểu hiện dễ thấy nhất của tuổi già là sức khỏe giảm sút. Tất cả hệ thống tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết… đều “có vấn đề”. Ngoài chuyện tóc bạc răng long lại còn đau xương nhức khớp, ôi thôi lắm cái khổ. Đa phần đến tuổi nầy không ai còn ham muốn gì ngoại trừ sức khỏe tốt, không bệnh tật và rà soát lại quảng đời đã trải qua.
Tôi có mấy người bạn vong niên vì ở gần nhau nên thỉnh thoảng gặp nhau để vui vài cốc bia rượu. Đề tài rất phong phú từ sức khỏe đến thể thao hay những câu nói độc đáo của những chính khách…. Nói chung là tốt vì xả được stress (mua vui cũng được một vài trống canh mà) và yên tâm là bạn mình vẫn còn OK, còn uống bia được và…còn nói tếu táo với nhau. Bài học của bọn già cả quê mùa chúng tôi là lạc quan và bình tĩnh mà sống. Ông bạn tôi hơn tôi mười tuổi bị tai biến hai lần rồi mà vẫn còn uống bia. Ông bảo: “Mình đã đầu tư vào bia rượu sáu bảy chục năm rồi giờ bỏ cũng uổng”.
Về đề tài xem xét lại cuộc đời của mỗi con người bọn tôi có đúc kết là cuộc đời mỗi người có tám giai đoạn nhưng để cho có vẻ tiếu ngạo giang hồ bọn tôi gọi là tám hồi.
Mà nói cho cùng thì mỗi người cũng giống như những kiếm sĩ, những danh thủ; sau khi luyện công xong thì xuống núi vào đời hành hiệp. Mỗi người một tuyệt kỹ, một trường phái không ai giống ai và có một điểm giống nhau là ai cũng cho rằng mình là số một.
1. HỒI 1 – HỒI NHỎ:
Hồi nhỏ là thời gian từ khi mới sinh ra đến khi tốt nghiệp. Hồi nầy chúng ta chịu sự quản lý và sanh sát của gia đình, cha mẹ và thầy cô giáo.. Nhìn chung thì hồi nầy tương đối êm đềm và ít biến động vì không có trách nhiệm với ai cả; mỗi mỗi chỉ là cho bản thân mình. Nói chung là học sao cho tương đối khá là được chỉ hơi vất vả là vào những năm cuối trung học và đại học. Nếu thi rớt thì phải nhập ngũ. Hồi một chấm dứt với một mảnh bằng đại học, một nghề nghiệp hoặc một binh nghiệp.
2. HỒI 2 – HỒI HỘP:
Hồi hai nầy kéo dài khoảng hơn ba mươi năm bắt đầu vào những năm cuối của hồi một. Sở dĩ gọi là hồi hộp vì toàn là những biến cố, biến động làm cho chúng ta xao xuyến, lo âu, lo sợ… và phải luôn suy nghĩ, khổ sở tìm các giải pháp… Nói chung là luôn hồi hộp.
Cái hồi hộp đầu tiên là giây phút “hồn lỡ sa vào đôi mắt em, chiều nao xỏa tóc ngồi bên rèm” để rồi tiếp theo là “chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em…”. Rồi những trang thư trên giấy học trò được viết nhưng không gửi, những buổi tan học lẻo đẽo theo sau, rồi những chiều những đêm tan trường về chung lối mà lại chọn lộ trình xa nhất để kéo dài giây phút bên nhau. Ôi cái thuở ban đầu lưu luyến ấy nó rất dễ thương nhưng đầy hồi hộp.
Nhưng rồi một nỗi lo lớn hơn xuất hiện: hai kỳ thi tú tài một và hai. Thời của chúng tôi hết năm lớp 11 (đệ nhị) là phải thi bằng tú tài một; đậu được tú tài một mới lên lớp 12 (đệ nhất), cuối năm nầy phải thi bằng tú tài hai. Nếu đậu tú tài hai coi như hoàn tất trung học và lên đại học. Nếu rớt tú tài một hoặc tú tài hai thì phải “xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung”. Bởi vậy nên “rớt tú tài anh đợi ngày đi, đau lòng anh muốn khóc”; đi đây là nhập ngũ là vào binh nghiệp. Đến đây thì bạn hữu bắt đầu ly tán… Hai năm cuối của bậc trung học là đầy áp lực, tất cả phải gác lại và tập trung vào việc học – kể cả việc yêu đương. Nhưng đó chỉ là lý thuyết thôi vì làm sao mà ngừng yêu được, rất khó.
Tôi nhớ có người bạn trước ngày thi mấy tháng anh ta phải xuống tóc (cạo đầu) và từ biệt người yêu để chuyên tâm vào việc đèn sách. Cuối cùng anh cũng đậu tú tài nhưng người anh yêu thì đã yêu người khác.
Sau khi vượt qua ải trung học thì phải thi tiếp vào những đại học chuyên nghiệp. Mỗi lần thi là một lần hồi hộp. Nếu thi đậu thì bạn sẽ được định hướng nghề nghiệp tương lai; bạn sẽ là bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư. Nhưng nếu rớt thì bạn có thể ghi danh học các đại học không cần thi tuyển như khoa học, luật… Điều đáng lo đối với một thanh thiếu niên từ tỉnh nhỏ lên Sài gòn học đại học là làm sao có đủ tiền chi phí cho bốn năm đại học. Nhưng nhờ trời sinh voi thì phải sinh cỏ nên dù vất vả anh em cũng tốt nghiệp và sắm bộ vest để lãnh văn bằng chấm dứt bốn năm sống như trong địa ngục.
Mọi hân hoan của ngày tốt nghiệp rồi cũng qua mau mà cái kế tiếp là phải giải quyết việc làm. Tốt nghiệp vào cuối tháng bảy mà hạn hoãn dịch là tháng mười một, nghĩa là đến tháng mười một thì chuẩn bị nhập ngũ mà nếu không có chỗ nhận đi làm thì mình thành như con thuyền không bến. Lại thêm một lần khốn khó, được một cái là anh em chúng tôi rất thương nhau nên họp lại và người nào có khả năng hoãn dịch tiếp thì đợi chỗ mới hoặc đi làm sau nhường chỗ cho anh em khác cần đi làm trước.
Sau khi đã tu luyện xong môn võ công của mình mọi người bắt đầu công cuộc hành tẩu giang hồ và vẫn còn ở trong vòng hồi hộp.
Trong hồi nầy chúng ta bị kéo vào một vòng xoáy tràn ngập nhiều biến cố như tán gái, cưới vợ, sinh con, làm việc cật lực để xây dựng tổ ấm, lấy lòng mấy sếp lớn nhỏ mặc dù… rất chán nản. Bây giờ không biết tại sao mình có thể tồn tại được trong những ngày tháng dài đến ba bốn mươi năm với nhiều biến cố như vậy. Bây giờ thì hành giả hay kiếm sĩ hay anh hùng (bạn có thể gọi bằng bất cứ từ nào bạn thích) đã thấm mệt và chuẩn bị gác kiếm.
3. HỒI XUÂN:
Đây là một hồi đặc biệt, ngắn ngủi mà ông bạn vong niên yêu cầu đưa vào cho đầy đủ. Nó xảy ra trong một thời gian ngắn một vài năm khi mà ta bị mệt mỏi, chán nản thì tự dưng cảm thấy như có một luồng sinh lực mới tuôn tràn vào cơ thể làm cho hưng phấn và ta lại lao vào mọi việc một cách hăng say nhiệt tình. Nhưng rồi những ngày vui nào cũng qua mau và ta phải đối diện với sự thật là lực bất tòng tâm.
4. HỒI HƯU:
Thế rồi bỗng nhiên ta được cho phép dừng bước giang hồ trở về với mái nhà nhỏ của riêng mình. Con cái giờ đã lớn, đã lập gia đình đã đi xa; nhà chỉ còn hai người già nhưng vẫn còn son hoặc tệ hơn như tôi chỉ một mình. Việc gì làm được thì đã làm rồi, việc chưa làm được thì không còn sức để làm.
Việc đúng việc sai thì cũng xong rồi đâu sửa được. Thôi thì an phận mà vui thú chim cá cảnh vậy. Cũng có người không chịu nổi cảnh trống trải cô độc nên lại vác kiếm quay lại giang hồ, để thấy mình “hiện hữu”.
Hồi nầy kéo dài bao lâu là do phúc phận của mỗi người, ai mà biết được ngày sau.. Nhìn chung thì hồi nầy tương đối yên bình vì không phải chiến đấu, không tranh hơn thua với ai nữa. Thế nhưng đời đâu phải bằng phẳng như nước hồ thu đâu. Không chiến đấu với ngoại cảnh thì lại phải chiến đấu với bản thân mình.
Phần cơ thể vật chất đã bị lão hóa nên xuống cấp và nhiều bệnh xuất hiện: đau nhức xương khớp, huyết áp, tiểu đường, tiêu hóa, bài tiết, gan mật…
Chúng ta lại có những người bạn mới như y tá, bác sĩ…
Phần tâm thức cũng không bình yên. Những lo lắng về bệnh tật, muộn phiền, tiếc nuối… Tất cả như một cơn lũ tràn về.
5. HỒI TƯỞNG:
Trong hồi nầy vì vô sự nên người ta nghĩ về những ngày qua, quá khứ. Khi họp mặt hay gặp lại bạn cũ ta ưa nhắc lại những chuyện cũ. Những mùa phượng, những rung động với cô em học chung trường, những giận hờn, những xót xa… Và từ đây đưa đến một hồi phụ là…. hồi ký.
Từ hồi tưởng hồi ức ta có dịp nhìn lại toàn bộ cuộc đời chiến đấu của mình, những thành công, những thất bại, những sai lầm… Rồi chúng ta tự hỏi mình:
Ta đã được sinh ra, đã sống đã hoạt động qua nhiều hồi và bây giờ ngồi đây chờ đợi hồi kết; vậy thì mục đích tối hậu và ý nghĩa của đời sống mỗi người là gì? Chẳng lẽ chỉ là học tập, lập gia đình, làm việc rồi… “nghỉ ngơi”.
6. HỒI HƯỚNG:
Hồi hướng ở đây có nghĩa là quay đầu nhìn lại mình. Từ nhỏ chúng ta chỉ nhìn ra ngoài, nhìn ngoại cảnh, nhìn người khác… từ đó có đánh giá đúng sai, đẹp xấu, thiện ác… Tất cả cái đó, điều đó quyết định hành động chúng ta. Chúng ta bị ràng buộc vào mệnh đề của Descartes: “Tôi suy tư vậy tôi hiện hữu” và suy tư trên nền của lý luận nhị nguyên (tốt – xấu, thiện – ác…).
Những câu hỏi trên buộc ta phải nhìn lại mình và tìm hiểu bản chất của mình, của đời người, của thân phận con người. Trước chúng ta đã có nhiều vị làm điều đó như: Đức Phật, Chúa Jesus, Lão Tử, Trang Tử, nhiều thiền sư, triết gia… Lịch sử cho thấy không nhiều người đặt những câu hỏi kiểu nầy và chịu khó tìm hiểu bản chất của đời người. Việc nầy tùy thuộc vào duyên nghiệp của mỗi người và không có chuyện đúng sai ở đây.
“Gió theo lối gió, mây đường mây”.
7. HỒI SỨC:
Trở lại chuyện kiếm hiệp, đến hồi nầy thì rất gay go cho hành giả trong sự nghiệp chiến đấu với bệnh tật. Và tôi cũng không dám bàn thêm vì nó cũng sắp đến hồi kết mà ông bạn già của tôi gọi là hồi kèn. Gọi là bạn cũng không đúng vì ông anh nầy lớn hơn tôi mười tuổi và đã hai lần tai biến, hai lần hồi sức nhưng anh vẫn lạc quan vẫn vui với bè bạn. Mỗi khi gặp nhau thấy anh vẫn khỏe vẫn vui, ai có hỏi sức khỏe thế nào anh bảo: “kệ mẹ nó, thằng nào rồi cũng chết cả, cứ sống vui đi, quan tâm làm gì, chuyên gì đến sẽ đến lo sao được”.
8. HỒI KẾT:
Hồi nầy được tô điểm bằng nhạc và hoa. Bạn sẽ được thưởng thức: Lòng mẹ, Như cánh vạc bay, Cát bụi, Đường đời, Diễm Xưa, Hạ trắng…
Vô danh

(Dung Ho Khanh chuyển )