8 thg 3, 2019

HOANG TƯỞNG - FB .Trần Phong Vũ ( SPSG )

Buổi sáng nắng trong, cái sáng nắng của Saigon những ngày xuân non... Quanh nơi tôi làm việc là rất nhiều hoa lá. Hoa nào cũng đẹp, lá nào cũng xanh tươi khiến lòng mình cảm thấy nhẹ nhàng. Đêm qua trong giấc ngủ chập chờn. Tôi mơ thấy mình đã chết và bay lơ lững giữa những người thân. Lạ một điều là không thấy bi thương... Vì sao chết không nhớ nữa..??Phân tích trạng thái của giấc mơ chỉ có thể kết luận là do ban ngày đọc quá nhiều tin tức xấu xa liên quan đến những cái chết vô duyên như tai nạn xe, cướp bóc,trả thù cá nhân vvv...nên nó ám ảnh vào tâm mà phát sinh như thế...
Rồi tôi nhớ lại ông Thích Nhật Từ từng có giải thích về điều mà ông gọi là trợ niệm cho người mất, tức là làm sao cho người sắp chia tay cõi trần ra đi trong tâm trạng vui vẻ, hồn nhiên, chấp nhận cái chết. Có đến tất có đi, có sinh tất có diệt.... Đó là một phần của triết lý nhà Phật...
Tôi quan niệm Triết học khác với triết lý... Triết học là một hệ thống bao gồm các lập luận cơ bản về nhân sinh quan, về cuộc đời, về thế giới... Trong hệ thống được sắp xếp đó các lập luận gắn bó và mắc xích với nhau nhiều thứ... Còn triết lý là những suy luận được rút ra từ trong triết học và vận dụng vào thực tiễn đời sống....
Khi còn trẻ, tôi từng bỏ ra một tuần lễ trong thư viện Quốc gia để ngốn cho hết mấy quyển Thiền luận với nhiều khái niệm mơ hồ về Phật pháp và các công án kỳ bí... Rồi tôi cũng bị hoang tưởng. Tôi cứ đinh ninh là mình đã giác ngộ được chân lý. Điều đó cũng có thể tạo ra một sức mạnh tinh thần khiến người ta vượt qua được nhiều khó khăn trong cuộc sống... Nhưng thực ra đó không phải là ngộ ra chân lý mà chỉ là ảo giác. Thực tiễn cuộc sống sẽ trả lời ngay thôi...
Đọc sách học làm người, sách của Nhất Hạnh, của Krisnamuti, của Phạm Công Thiện, triết học phương tây, phương đông và cả triết học Phật Giáo ... Mỗi một thứ lõm bõm một chút rồi trộn lẫn xào nấu và đem ra ứng biến vạn hóa với cuộc đời và cuộc sống của chính mình. Cuối cùng rút ra kết luận là chả có đạt được chân lý gì ráo....Hệ quả là cái thằng tôi rơi vào trạng thái hoài nghi mãi cho đến bây giờ....
Tôi cũng từng gặp gỡ, tiếp xúc nhiều thiền sư, mỗi người mỗi kiểu, mỗi ông một phách ra sức giảng giải hy vọng là tế độ chúng sinh và giải thoát nhân loại ... Rốt cuộc ông thì vợ bỏ hay bỏ vợ... Ông thì nghèo rớt mùng tơi lui về mấy cái cốc ngồi diện bích với vách đá mà suy ngẫm trầm tư với... hư vô... Cho nên tôi hay nói đùa triết lý cao siêu gì mà ngay vợ con, gia đình còn không ai nghe, không ai hiểu thì làm sao mà đem ra trị quốc bình thiên hạ nổi.
Thôi thì mặc kệ các nhà tư tưởng đó, quyền tự do cá nhân mà ... Miễn là hành vi của họ không làm gì có hại cho xã hội, cho chính quyền là được. Dạng này trong xã hội ta gặp nhiều lắm... vô số kể
Triết luận thì có thể viết sách được miễn là người ta chịu mua và đọc. Sách của Phạm Công Thiện ngày xưa mấy ai đọc và mấy ai hiểu ? Nhẹ nhàng nhất cỡ như ông Nhất Hạnh "Nói với tuổi 20", "Bông hồng cài áo " thì còn cảm được vì đó là triết lý... Chớ cỡ về "Nẻo về của ý " thì đã là mông lung bí ẩn rồi. Nói gì về Thiền luận và các loại triết thuyết khác. Hồi đó tôi hay tìm mua các tác phẩm đoạt giải Nobel về văn chương về đọc. "Ngư Ông và biển cả" đọc chán quá, tiểu thuyết gì chỉ kể có mỗi suy nghĩ, cảm xúc của một ông già lênh đênh trên biển... " Câu chuyện dòng sông của Herrman Hess cũng khó khăn lắm mới đọc xong câu chuyện về một người đi tìm con đường giải thoát. Nghe giống như chuyện của Đức Phật mà không phải... Chỉ có "Giờ thứ 25 " của Goerghiu thì còn làm tôi rơi nước mắt. Đó là nhờ tôi được xem phim này ở rạp Cao Đồng Hưng trước đó...
Không biết bây giờ ở Đại học Khoa học xã hội, sinh viên có còn được đọc được học triết đông, triết tây, triết học tổng quan về nhứt nguyên, nhị nguyên hay không chớ tôi e nếu không có những kiến thức cơ bản đó, người ta rất dễ dàng rơi vào mê hồn trận. Thứ mà trong truyện kiếm hiệp người ta hay gọi là... tẩu hỏa nhập ma. Còn trong Phật giáo hay Thiền thì gọi là gì nhỉ ??
Xin trích dẫn Google một số ý sau :
"Nhiều người tu hành lâu năm, nhưng nghe ai có thần thông cũng đem lòng ngưỡng mộ. Lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, lại đến xin bùa chú về giải hạn. Gặp cảnh lạ trong lúc tọa thiền, lại khởi tâm dính mắc. Tất cả đều không làm đúng lời Phật dạy. Đức Phật thường bảo: “Ta không để ý đến thần thông mà chỉ chú trọng đạo thông”. Ngài Mục Kiền Liên nổi danh thần thông đệ nhất trong mười vị đệ tử lớn của Phật, vẫn không thể tự cứu mình lúc đến giờ phải đền trả nghiệp cũ. Mặt khác, trong phần Ngũ ấm ma của kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật đã giảng giải tường tận những cảnh giới kỳ lạ mà hành giả có thể gặp khi tọa Thiền. Nếu khởi tâm mừng hay sợ là bệnh, một thời gian bị lôi kéo dẫn dắt, người ấy có thể trở nên điên cuồng.
Tất cả những điều chúng ta vừa khảo sát qua, dù sâu hay cạn, đều chỉ là lý thuyết. Muốn thâm nhập thực chất của vấn đề, mỗi người chúng ta phải tự thân áp dụng vào công phu. Tùy trình độ căn cơ và phước duyên của từng người mà có kết quả sai khác, nhanh chậm; nhưng nếu chúng ta có ý chí kiên định, có lòng kiên nhẫn trường kỳ, và có niềm tin vững chắc về Phật nhân của chính mình, về khả năng của mình và về sự đúng đắn của con đường mình đang đi, thì có ngày chúng ta sẽ thành tựu Phật quả."
Bên phân tâm học thì gọi thẳng là chứng hoang tưởng. Những người mắc bệnh này thường hay nghĩ mình là cha thiên hạ, được thượng đế hay đấng tối cao nào đó trao cho một sứ mệnh thiêng liêng, trao cho chiếc chìa khóa để mở cánh cổng thiên đường, dẫn dắt dân tộc và nhân loại...vv và vv
Nghe quen quá héng...
Văn học của facebook là ngắn gọn, nói nhiều quá không ai đọc... Không khéo là bị xếp vào loại cuồng... he he
Bye nha....
TRẦN PHONG VŨ
SG 5/3/2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét