Hòn đảo lưu dấu của những người Viking nổi tiếng từ xa xưa. "Quần
đảo của chúng tôi không chỉ có cá, dầu và tài nguyên, mà các giá trị
truyền thống của người đi biển cũng thành hình từ đây. Chúng tôi phải
bảo tồn di sản này cho đất nước và tương lai," bà Gunn Åmdal Mongstad,
thị trưởng Quần đảo Solund nói. Đảo của người Viking
Bản quyền hình ảnhAnisha ShahỞ vùng viễn tây Na Uy, ánh sáng ban ngày dường như
không bao giờ có thể xuyên qua lớp mây dày đặc của bầu trời mùa đông.
Mỗi ngày, chỉ vài giờ để ta cảm thấy sự tuyệt vời của Solund, quần đảo
vươn lên từ đáy biển như ảo ảnh với hơn 1.700 hòn đảo và vách đá hoang
sơ, tất cả nằm cheo leo bên bờ biển của đất nước này. Chỉ có khoảng 20
trong số những đảo nhỏ này có người ở.
Sự
cô độc bắt rễ rất sâu vào danh tính nơi này. Người Sulingen (tên gọi
chỉ dân đảo Solund) có lịch sử là những người đi biển kiên cường và độc
lập, và nhiều người trong số họ có tổ tiên từ Thời Viking. Bị tách biệt
khỏi đất liền của Na Uy mãi đến năm 1960 khi một con đường được xây dẫn
đến làng Hardbakke, trung tâm hành chính và kinh tế của Solund nằm trên
Đảo Ytre Sula, biển đã luôn là nguồn sống của người dân nơi này trong
nhiều thế kỷ. "Biển là con đường duy nhất," Hjell Mongstad, người
phụ trách hoạt động tài chính của Solund cho biết. "Biển cho đi và lấy
lại. Biển luôn như vậy. Chúng tôi đã thích nghi đời sống của mình theo
nhịp của biển."
Đời sống nổi trôi
Bản quyền hình ảnhAnisha ShahToạ lạc ở vùng nhìn ra Biển Bắc, cơ quan hành chính
của đảo nằm ở cửa Vịnh Sognefjord, vịnh biển dài nhất và sâu nhất ở quốc
gia này. Vì sự xa xôi hẻo lánh, người ta chỉ có thể tiếp cận nhiều hòn
đảo gió cuồng dữ dội này bằng tàu chuyển thư tín khởi hành từ Hardbakke.
Trong khi những dịch vụ tàu do gia đình vận hành là vô giá trong
việc vận chuyển hàng thiết yếu như thuốc men, hàng tạp hóa và tin tức
(tín hiệu điện thoại di động thường ngắt quãng ở đây), thì tàu cũng đem
đến cho dân đảo cơ hội kết nối với con người khi hoa tiêu Hans Gåsvær
hay người anh rể tên là Tom Færøy nhảy lên bờ trò chuyện với mọi người. Hai
con tàu của đảo, tàu Stjernesund có thể chở đến 28 người và tàu Sulejet
chở được 16 người, cung cấp dịch vụ chở khách hai lần mỗi ngày cho dân
đảo quanh năm, cũng như đem lại hành trình tuyệt đẹp và mới mẻ cho du
khách đến khám phá quần đảo trong những tháng mùa hè. Là một trong số ít
dân đảo, Gåsvær khá linh hoạt trong giờ giấc và hành khách có thể gọi
cho anh trước để đặt chỗ trên tàu với giá 55 kroner (khoảng 5 bảng Anh).
Một mình trên thiên đường ở đảo hoang
Bản quyền hình ảnhAnisha ShahVới Roar Moe, tàu chở thư tín là phao cứu sinh.
Trong hơn 20 năm qua, ông đã sống một mình trên Đảo Litle Færøy, trong
môt ngôi nhà gỗ mà ông tự xây, chỉ có cừu hoang và rái cá biển làm bạn
thường xuyên. Không có hàng xóm ồn ào và ô nhiễm, ông mô tả cuộc sống là
đơn giản và vui thú điền viên, không có gì khác ngoài sự cô độc. "Dù
tôi chỉ có một mình nhưng tôi không cô đơn," ông cho biết. "Mọi người
đến thăm và giúp đỡ tôi, và tôi thật sự trân trọng điều đó. Nó khiến tôi
cảm thấy mình là kết nối với thiên nhiên, với những thành tố và cộng
đồng quanh tôi." Tình yêu với công việc
Bản quyền hình ảnhAnisha ShahMoe khám phá ra đảo hoang không có người ở, đảo Litle Færøy, vào năm
1991 (dù vậy ông vẫn không chuyển đến ở hẳn mãi 10 năm sau đó). Ông đã
tìm kiếm khắp Solund nơi thích hợp cho dự án đam mê của mình là ghi nhận
và lưu trữ về truyền thống đóng tàu và đi biển của Na Uy, qua các tài
liệu và hình ảnh, trước khi di sản này biến mất. Ngày nay, những truyền
thống này đã được thay thế bằng phương pháp và công nghệ hiện đại: sợi
thn đảo chỉ có một người sống ở vùng biển xa xôi nhất Na Uy đanủy tinh thay thế cho gỗ, và hệ thống định vị kỹ thuật số thay thế cho
buồm và bánh lái. Đảo Litle Færøy không chỉ là nơi hoàn hảo để
ông xây một nhà đóng tàu, mà nơi này còn cho phép ông tổ chức các chương
trình trại hè dạy kỹ năng truyền thống cho người trẻ, giúp bảo tồn di
sản của người Viking ở vùng biển Na Uy. Ông cũng có kế hoạch khôi phục
lại những con tàu thời Viking bằng cách sử dụng kỹ thuật và vật liệu
truyền thống, và tạo tác các phiên bản tàu vì mục đích giáo dục.
"Chúng tôi gọi dự án ở đây là "đổ rượu mới vào bình
cũ". Và nó có nghĩa là dạy người trẻ cách đóng góp vào truyền thống cổ
xưa của cha ông bằng kỹ thuật hiện đại," Moe nói.
Học cách cũ
Bản quyền hình ảnhAnisha ShahNgười Viking học kiến thức đi biển và xây dựng di
sản bằng trải nghiệm thực tế - như việc định hướng bằng trực giác và
hiểu biết môi trường tự nhiên - và truyền kiến thức đó từ thế hệ này qua
thế hệ khác. Tương tự như vậy, ông của Moe đã dạy ông nghề đi biển theo
cách cũ, đã giúp ông vượt qua những khoảnh khắc nổi gai ốc trên biển. "Ngày
nay, ta có máy móc đóng tàu, nhưng nếu tàu hỏng trên biển, tôi muốn
người trẻ biết cách sửa tàu bằng tay và suy nghĩ bằng cái đầu," ông cho
biết. Qua trại hè ông tổ chức, Moe khuyến khích người trẻ tự suy
nghĩ, tạo ra giải pháp khi có vấn đề và từ đó có thêm tự tin. Đó là di
sản mà ông ao ước để lại, là điều đã gần như biến mất trên quần đảo từ
vài thập niên trước.
Trở nên giàu có
Bản quyền hình ảnhAnisha ShahSau khi khám phá ra dầu mỏ ở Biển Bắc vào cuối thập
niên 1960, kinh tế của quốc gia này đã phát triển đáng kể. Tuy nhiên,
trong đất liền bắt đầu phát triển, đầu tư vào hàng không, xe lửa, nhà
máy thép và nhà máy điện, nhưng quần đảo Solund xa xôi ít được hưởng lợi
ích gì và hầu như bị lãng quên. Quần đảo vẫn phụ thuộc vào ngành
đánh cá truyền thống, và rất nhiều dân đảo đổ về thành phố lớn với hi
vọng tìm việc làm tốt hơn. Theo Kjell Mongstad, dân số ở Solund giảm từ
khoảng 2.000 dân trong thế kỷ 19 xuống còn 814 dân vào năm 2018. Cơ hội
mới trên đất liền, cộng với công nghệ hải dương mới nhanh chóng đẩy
những con tàu truyền thống vào viện bảo tàng và và loại bỏ di sản đi
biển của cha ông người Na Uy vào ký ức xỉn màu. "Dọc bờ biển Na
Uy, người ta mua những con tàu mới và nhanh - trong nhà tàu của họ, họ
có tàu cũ, thiết bị cũ, thiết bị đánh cá cũ, và tôi rất tiếc phải nói,
họ đốt bỏ tất cả," Moe kể. "Kỹ năng và cách sống một cuộc sống gần gũi
với mọi nhân tố đã biến mất," Điều này đã đánh vào tình cảm của Moe, và
đó là lý do ông dành cả đời để bảo tồn quá khứ.
Sự công nhận đặc biệt
Bản quyền hình ảnhAnisha ShahCùng với dự án tái tạo hàng hải của Moe, nhiều nỗ
lực khác quan tâm đến quần đảo cũng đã xuất hiện trong những năm gần
đây. Sau khi đi du lịch và xem xét nhiều nơi khác, dân đảo Solund đã
nhận ra họ đang sống giữa thiên nhiên ban sơ không gì sánh kịp và bắt
đầu bảo tồn bờ biển thông qua việc quản lý rừng, sử dụng kỹ thuật đánh
cá sạch hơn và sử dụng cừu để quản lý cây thạch nam bản địa. Họ
đã sớm được tưởng thưởng khi vùng này được chỉ định là một trong 15 di
sản tự nhiên ở Na Uy bởi Ban Môi trường của Chính phủ vào năm 2009. Năm
2017, Solund được vinh danh là Công viên bờ biển Sognefjord vì đả bảo
tồn cảnh quan tự nhiên và là một trong tám công viên trong vùng được
công nhận bởi Chính phủ Na Uy. Và Qua tổ chức Norske Parker (Công viên
Quốc gia Na Uy), nơi này đã gây đủ quỹ để nộp đơn công nhận là Công viên
Địa Chất Toàn cầu Unesco vào tháng Ba này, Kjell Mongstad nói.
Địa danh trong mơ
Bản quyền hình ảnhAnisha ShahNhững sự công nhận này đã làm tăng lượng du khách
khi dân du lịch đến để tìm kiếm trải nghiệm nguyên sơ ở vùng đất yên
bình ở đất nước này. Rất nhiều người tìm đến để thực hiện các
chuyến thám hiểm ngoài trời trong những tháng có nhiệt độ vừa phải, từ
khoảng tháng Tư đến tháng Mười. Vùng vịnh biển này thường được ví von là
"Venice của Na Uy", và là thiên đường cho dân bơi thuyền, trong khi
người yêu thích đi bộ được tưởng thưởng với nhiều cung đường được chỉ
định, với góc nhìn qua những hòn đảo nhiều núi non và khám phá những
cộng đồng nhỏ. Tuy nhiên, mùa đông đem đến sự lãng mạn đỉnh điểm,
với ngày tối đen và đêm dông bão, trong khi các căn phòng ấm áp trở
thành nơi lưu trú hoàn hảo giúp tránh sức mạnh tàn phá của tự nhiên.
Dân số tăng dần
Bản quyền hình ảnhAnisha ShahMặc dù sự tăng nhẹ của ngành du lịch được hoan
nghênh, vì lượng người tới với mức độ phải chăng sẽ giúp duy trì môi
trường nguyên sơ, không gây cảm giác quá tải cho dân cư bản địa, nhưng
nơi này vẫn có nhu cầu thu hút thêm nhiều người đến định cư ở Solund. Chính
phủ tiếp tục cung cấp các dịch vụ thiết yếu, như dịch vụ tàu thư tín,
nhưng vấn đề là nơi này có nhu cầu cần tăng đáng kể cư dân sinh sống.
Thị trưởng Solund, bà Gunn Åmdal Mongstad nói bà rất chú ý đến nhu cầu
có thêm người trẻ đến sinh sống, lập gia đình, chứ không phải là tình
trạng bỏ lại dân số già trên đảo. May mắn thay cho Solund, sự cân
bằng trong công việc và đời sống được yêu thích ở nơi này cùng với sự
gần gũi thiên nhiên giờ đây đang thu hút thêm người đến sống. Theo Gunn
Åmdal Mongstad, Solund là nơi sinh sống của những người đến từ hơn 20
quốc gia, và ngày càng nhiều người trẻ trở lại và định cư, đem theo sức
sáng tạo và các kỹ năng phong phú. Chẳng hạn ở nhà thờ địa phương, một
người Nga tên là Lucy Savchenko chơi đàn piano chuyên nghiệp, đem lại
những hoạt động âm nhạc cho các sự kiện cộng đồng. Đồng thời, một ban
nhạc nam trẻ, gồm có Magnus Vangsnes Bjørgo, Thomas Frøyen và Bjarne
Iestra, cũng vừa từ các nước Scandinavia khác dọn đến sống ở vùng này,
đem theo vợ con và gia đình. Họ đều nói rằng lối sống thiên nhiên trên đảo và cộng đồng gắn bó là điểm hấp dẫn lớn.
Cần một ngôi làng
Bản quyền hình ảnhAnisha ShahMoe nói cần đến cả ngôi làng để phát triển nơi đây.
Sống một mình trên đảo là điều không thể nếu ông không có sự giúp đỡ của
bạn bè và những người dân Solund khác, những người quan tâm lẫn nhau,
đặc biệt trong thời gian hỗn loạn. Và từ khi dọn đến Solund sống,
ông nhận thấy nhiều cách để trở thành một phần của cộng đồng lớn hơn.
Ông là thành viên của tổ chức lịch sử địa phương có tên Solund Sogelag,
và đã bắt đầu đến nói chuyện hàng năm ở Hoa Kỳ, trình bày tri thức của
ông về di sản của vùng biển Na Uy và văn hóa tại Tổ chức Những người bạn
Na Uy ở Mỹ, một tổ chức khuyến khích tình bằng hữu giữa hai quốc gia. Có
vẻ như những người dân địa phương như Moe đang giúp quần đảo từng bị
lãng quên này tìm được đường quay trở lại và đang lôi cuốn phần còn lại
của thế giới đến với thiên nhiên và lối sống trên đảo của họ. Đó là nơi
khiêu vũ theo nhịp điệu riêng với sóng, gió và sự hoang sơ tiếp tục làm
chủ, như tự bao giờ chúng vẫn thế.
Có khoảng 7000 người đàn bà và trẻ con từ hơn 40 quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Úc và Âu châu, đang sống tại các trại tỵ nạn ở vùng đông bắc Syria, nơi đây họ là những người “không ai muốn” vì họ là những người theo và ủng hộ cái gọi là “vương quốc hồi giáo ISIS”, trong số đó có vài trăm đứa trẻ không có cha mẹ theo hay bị lạc, nhiều đứa còn quá nhỏ không hơn 5 tháng tuổi.
Để làm giảm bớt phần nào tình trạng căng thẳng, dễ lưu ý hơn giữa các nhóm người có quốc tịch ngoại quốc, từ các quốc gia như Nam Dương, Kyrgyzstan, Somalia và Trinidad & Tobago, ban điều hành LHQ chia họ riêng vào hai trong hai trong ba trại , bao gồm Ain Issa, al –Roj và trại chật cứng người al- Hawl nơi em bé trai, con của cô Shamima Begum chết không hơn hai tuần trước đây. Theo người đại diện cho cơ quan UNICEF vùng Trung đông, Geert Cappelaere, không ai muốn họ tại trại tỵ nạn, các nước bản xứ cũng không muốn họ trở về, ở đó chờ nước thứ ba đến nhận cho đến định cư. Khoảng 5000 trẻ em tại các trại này được xem là con của người ngoại quốc, theo tổ chức “Save the Children Syria”, con số này không tính những đứa trẻ Iraq nhưng con số chính xác là bao nhiêu khó xác định được vì số người đến trại mỗi ngày quá nhiều. Giữ tài liệu theo dỏi trẻ con không có ai đi theo càng khó hơn vì bọn nó thường chuyền tay từ gia đình này sang gia đình khác.
Nội trong ba tháng qua đã có khoảng 58 ngàn người mới tới, 90% là đàn bà và trẻ con, phần lớn từ cứ điểm cuối cùng còn sót lại của quân ISIS, làng Baghouz, theo như lời của ông Ghassan Mediah, trưởng toán văn phòng UINCEF gần trại al- Hawl, sát biên giới Iraq. Đã có 123 người chết, kể cả 108 đứa trẻ trên đường tới trại này hay không lâu sau đó khi vừa đến. Con số người tới làm điên đầu các tổ chức cứu trợ vì hiện họ đang gặp trở ngại không ít trong việc cung cấp chỗ ở, thực phẩm, thuốc men và chuyện học hành. Điều kiện vệ sinh quá tệ cho nên người quản trị trại lo rằng sẽ có dịch bệnh kiết lỵ
xảy ra trong nay mai và vì quá đông người, hỏa hoạn cũng có thể xảy ra do nấu nướng và lò sưỡi, đã có ít nhất hai đứa nhỏ chết tuần qua vì chuyện này. Cũng theo người này, những gia đình từ vùng ISIS ra, đến trại tỵ nạn sau sáu bảy giờ ngồi chen nhau trên mấy cái xe vận tải cũ không mui, hôi hám thường dùng chở thú vật dưới cái lạnh dưới không độ, con nít đã chết trên đường tới trại hoặc trên đường tới bệnh viện, tất cả đều bị thiếu dinh dưỡng và thiếu nước.
Hầu hết những đứa trẻ mới tới im lặng tuyệt đối, không nói không cười, ngay cả có vết thương trên người hay không áo lạnh không giầy dép, dù trời đang buốt lạnh, bọn nhỏ này cũng không khóc. Đàn bà ngoại quốc và con cái của họ bắt đầu tới trại tỵ nạn 18 tháng trước đây nhưng số người đã tăng lên quá nhanh trong mấy tuần qua, khi quân Kurdish mở cuộc tấn công lớn dứt điểm cứ điểm cuối cùng còn lại của bọn ISIS, theo một nguồn tin đáng tin, giới cầm quyền ở đây quyết định tách rời nhóm người ngoại quốc khỏi các nhóm khác vì nhiều lý do khác nhau, nhưng chính yếu là vì xét họ là người của quân ISIS. Về phần những người đàn bà ngoại quốc, họ cũng đưa ra nhiều lý do, làm thế nào có mặt ở Syria, rất nhiều người trong số đó nói rằng, họ không biết chồng mình đưa đi đâu, họ nghỉ đi tới Thổ nhĩ kỳ nhưng cuối cùng lại vào Raqqa, có người thì nói họ được tuyển dụng trên mạng Facebook và các trang mạng xã hội khác trong đó thấy phong cảnh đẹp đẽ và đời sống thần tiên của “vương quốc Hồi giáo ISIS”. Số khác thì tự nguyện mang hành lý tìm đến theo ý muốn của mình, biết rõ cái gì họ đang làm, đi tới Raqqa với con cái không có chồng theo, rồi thì chuyện con gái vị thành niên đi theo cha mẹ lấy chồng ở đây sau những năm sống với quân ISIS và giờ thì đám con gái này lại có con cái của chính họ.
Bất cứ lý do gì viện dẫn cho sự có mặt tại các trại tỵ nạn hiện giờ, họ cũng cần được có chỗ ở tử tế, có thức ăn nước uống cũng như săn sóc y tế, nhưng theo nhân viên điều hành trại thì, nhà ở là điều mà họ lo trước nhất tại các trại tỵ nạn, con số người ở trại al – Hawl trong tháng 12 đã là 9500, hôm nay lên tới 68.000, họ nghỉ sẽ tới 75.000 trong nay mai, nhưng con số tối đa mà trại có thể lo liệu chỉ đủ cho 55.000 người mà thôi, đây là chuyện cần giải quyết trước nhất, bất cứ loại lều vải nào cũng cần, dù cũ hay mới hay đến từ đâu. Tại trại al- Hawl, nơi người mới tới và nơi chờ thanh lọc đã đầy hết, hàng trăm gia đình buộc phải ngủ bên ngoài, chịu đựng bùn lầy và mưa gió nhiều đêm trước khi lều vải được mang tới. Trường học cũng là một vấn đề khác, năm ngoái UNICEF đã chuẩn bị cho 4000 đứa trẻ ở tuổi đi học nhưng sau khi số người tăng lên nhiều quá, số học trò giờ đã là 22.000 em. Theo lời của một trong mấy nhân viên điều hành trại, mỗi một đứa trẻ mà người này hỏi tới, từ 6 tới 14 tuổi, đều trả lời chưa bao giờ tới lớp học vì chiến trận, loạn lạc gần như chiếm hết cả khoảng đời, một đứa trẻ như vậy, chưa hề biết trường học, người ta phải bắt đầu từ đầu, làm sao mang cho chúng nó trở lại tuổi thơ, chơi đùa, và hy vọng, một cuộc đời mới khác biệt với phần đời mà chúng đã thấy trước đây.
Nhóm “Save the Children” cho biết đã tố chức nhiều thứ sinh hoạt cho trẻ em ở ba trại tỵ nạn và nhắm tới việc giúp các người đàn bà ngoại quốc tham gia sinh hoạt với người khác, cho tới giờ này thì các hoạt động này chỉ giới hạn vào việc hàng ngày như nấu nướng hay đổ dầu vào để đốt lửa lò nấu, vì trời mùa đông khá lạnh nên không có gì làm nhiều hơn. Cái khó khăn khác của ban điều hành là vấn đề không ổn định về tâm thần của lớp người mới tới, nhất là với trẻ con. Quá nhiều em có tác phong cần lưu ý, hoặc là cọc cằng khiêu khích hay lánh xa, hay sợ hãi khi nhìn thấy phi cơ bay trên trời, là một thí dụ. Nhiều em cho biết đã chứng kiến nhiều vụ chặt đầu, hay bạo động khùng khiếp, giải pháp tốt nhất để hóa giải chuyện này là đưa trẻ em đến trường học, ở đây sẽ dẫn dắt chúng dần dần bình tâm trở lại một cuộc sống bình thường.
Trở lại với cô Shamima Begum, cô này di chuyển từ trại al – Hawl tới trại al- Roj không lâu sau khi sinh con tháng rồi, đứa bé tên Jarrah chết hôm thứ năm, người ta chôn em bên cạnh hai em khác chết vì phỏng lửa. Theo Ủy ban Cấp cứu quốc tế (IRC), có ít nhất 100 đứa trẻ chết trên đường tới trại tỵ nạn hai ngay trong trại, có khoảng 240 đứa tới trại không có cha mẹ hay thân nhân gì cả. Số phận của trẻ con tại hai trại này chưa biết sẽ ra sao một khi mà, chính quyền các quốc gia gốc của mẹ bọn nó, xem ra không thích thú gì chuyện nhận người này, Begum, người phủ nhận mọi giá trị cuộc sống Anh quốc nhưng lại yêu cầu cho phép trở lại nhà ờ Anh, được thông báo quốc tịch Anh của cô đã bị tước bỏ, có nghĩa là tình trạng quốc tịch của đứa con không rõ ràng và vì thế không có bất cứ một trách nhiệm hợp pháp nào từ Anh về việc trợ cấp phức lợi gì cả.
Hiện giờ, ngoại trừ chính phủ Pháp, cho thấy có thể đồng ý nhận con của ít nhất một cặp vợ chồng người Pháp. Gia nã Đại tuyên bố, các bà mẹ có quốc tịch nước này, nếu đến được tòa lảnh sự Gia nã Đại thì họ sẽ được nhận về, điều này khó mà xảy ra vì, muốn như vậy, đầu tiên họ phải trốn ra khỏi trại, rồi vượt biên giới Thỗ, Iraq, Jordan hay Lebanon, đem con theo suốt hành trình, nhưng làm sao trốn trại. Cho dù có được trở lại nhà, những người đàn bà này, chắc chắn sẽ phải đối diện với các tội danh nặng nề về khủng bố của luật pháp các nước sở tại.
Begum, mới 19 tuổi có hai đứa con khác với người chồng gốc Hòa Lan, hai đứa con này cũng đã chết trong cùng hoàn cảnh trước đó khi vợ chồng Begum ra đầu hàng quân “dân chủ Syria”, những người đàn bà ngoại quốc khác như Begum cho biết họ sợ số phận mình không khác gì. Một người đàn bà Gia nã Đại ở trại al – Hawl, ngao ngán, tuyệt vọng, thốt lên, chuyện gì sẽ xảy ra cho cô bây giờ đây, nhưng trẻ con vô tội, phải tìm cho nó một con đường sống.
Hai
phóng viên của một tờ báo đi tìm hiểu điều gì người dân quan tâm nhứt. Khi đến
cổng nhà một người dân, họ nhấn chuông, chủ nhà ra mở cổng và hỏi:
- Hai em đến nhà tôi có chuyện chi?
- Chúng tôi là nhà báo đến tìm hiểu xem bác
quan tâm điều gì hơn cả về cái thế giới đầy biến động nầy?
Không
chần chừ, chủ nhà nói ngay:
- Điều
tôi quan tâm nhứt hiện giờ là cả 2 em đang đứng dựa vào cổng nhà mà tôi vừa mới
sơn chưa khô! -/-
Đái vào miệng người mới xấu phải không mẹ ?
2/ Làm “chúa”
Khách
hỏi: “Có chuyện gì mà mặt chồng chị ỉu xìu vậy ?” .
- Làm “Chúa” phải vậy đấy!
- Thời đại nầy mà còn “chồng chúa, vợ tôi” sao?!
- Còn lâu!
- Vậy chớ “Chúa” gì?
- “Chúa chổm” cá độ bóng đá đang thua cuộc ấy
mà. -/-
3/ Rượu “đặt vòng”
Chồng
vừa bước vào cửa, vợ hỏi: “Rượu chè, đàn
điếm ở đâu mà mặt ông đỏ bừng như thế?”.
- Ở xã về chớ đàn điếm với ai. Bà lạc hậu quá!
- Lạc hậu về việc gì? – vợ hỏi.
- Hôm nay Xã mở
Chiến dịch “Đặt vòng tránh thai” cho chị em.
- Đặt vòng tránh thai có liên quan gì đến cái mặt
đỏ của ông?
- Này nhé:
“Đã có Chiến dịch
là có Liên hoan . Đã có Liên hoan
thì phải có Rượu. Đã có Rượu thì có Mặt đỏ …, - đúng là bà lạc hậu quá rồi?! -/-
4/ Gõ cửa, gật đầu
Nửa
đêm có tiếng gõ cửa, bà chủ nhà thức dậy hỏi:
- Ai đó ... Có phải ba thằng Tèo về đó không?
Im
lặng. Lại có tiếng gõ cửa.
- Phải ba thằng Tèo đó không? Đừng làm tôi sợ
chớ !
Tiếp
tục im lặng. Tiếng gõ cửa càng dồn dập. Bà chủ nhà bậm gan ra mở cửa, thấy chồng
đang đứng trước cửa. Bà vợ bực hét:
- Ông chết đi!... Tai sao tôi hỏi bao lần mà
ông không trả lời làm tôi sợ muốn đứng tim rồi nè?!
- Thì mỗi lần bà hỏi tôi cũng đều gật đầu. Bà
còn muốn gì nữa ?!
- Bộ thần kinh ông bị chập rồi sao?! Ban đêm,
cách vách, cách cửa, ông gật đầu làm sao tôi thấy? Ông biết mà, vợ ông là người
phàm mắt tục chớ đâu phải Thiên Lý Nhãn nhìn xuyên tối, thấu vật!!! – Bà siết
nguyên băng.
- Ờ quên há! Thôi cho tôi xin lỗi. Bà nổ rung
rinh đất hết rồi nè! -/-
5/ Cơm thập cẩm
Trước
cửa nhà treo bảng ghi:“Hôm nay nhà hàng chúng tôi
có món cơm thập cẩm ngon lắm! Mời quý
khách dùng thử”.
- Cho tôi một suất cơm thập cẩm. Sao lâu nay không nghe nói món cơm nầy ?
– khách hàng hỏi.
-Thưa
ông, cứ mỗi lần người ta đặt tiệc ở đây, sau đó mới có cơm thập cẩm ạ. -/-
Đã vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21, mỗi ngày có hàng tỷ Emails được gởi đi. Có những Emails chuyên về thương mại, công việc. Có những Emails vô thưởng vô phạt, không ảnh hưởng đến hòa bình thế giới, hay hạnh phúc cá nhân, nhưng người đọc mệt mỏi với loại thư điện tử này, nên thẳng tay đưa vào thùng rác (spam mails). Có cả những bức thư tình ngắn gọn thời "dot com" của những người đang yêu. Cả tỷ người trên thế giới thi nhau gõ keyboard, gởi, nhận thư điện tử mỗi ngày. Có cả phim "You got mails" với tài diễn xuất tuyệt vời của Tom Hanks, và Meg Ryan đưa về một lợi nhuận khổng lồ cho Hollywood.
Không biết có ai trong cả tỷ người nghĩ đến người phát minh ra Emails? Chắc là ít ai nghĩ đến "cha đẻ" của Emails. Người kỹ sư điện tài ba, người sáng tạo ra Emails, và dấu @ vừa qua đời hôm thứ bảy, ngày 5 tháng 3 vì bệnh tim.
Thật ra, trước khi ông Ray Tomlinson khai sinh dấu hiệu @ vào năm 1970, người ta đã có thể gởi information qua lại cho nhau, nhưng chỉ gởi và nhận được nếu cùng sử dụng một máy computer. Không thể gởi data cho một người khác ở ngay phòng bên cạnh nếu người gởi và người nhận ở hai máy khác nhau,
Anh chàng kỹ sư trẻ, tự nhận mình là "a nerdy guy from MIT" (trường Đại học Massachusetts Institute of Technology lẫy lừng khắp thế giới đã đào tạo cho Mỹ nhiều nhà khoa học tài năng.) cặm cụi làm việc với niềm đam mê của một người "chỉ biết học thôi chả biết gì" (a nerd).
Ray tốt nghiệp cao học (master degree) về ngành Điện (Electrical Engineer) ở MIT năm 24 tuổi, sau khi đã có cử nhân (bachelor degree) ở Rensselaer Polytechnic Institute vào năm 1963. Thời sinh viên, ông đi thực tập ở IBM và đã làm cho các kỹ sư ở đó khâm phục trí thông minh, và khả năng làm việc của một anh chàng mới bước vào tuổi hai mươi, thiếu cả kinh nghiệm làm việc lẫn kinh nghiệm sống.
Ra trường, ông về làm việc cho Bolt Beranek and Newman((BBN), sau này được Công ty kỹ thuật Raytheon mua lại. Tomlinson làm ở đó như là một programmer giỏi, một nhà khoa học được tất cả mọi người kính trọng. Hơn nửa thế kỷ qua, vẫn ở cùng một công ty, với nhiều thay đổi, các nhà lãnh đạo, đến rồi đi, anh kỹ sư trẻ Ray Tonlinson, bước vào tuồi trung niên, roi bạc tóc, vẫn làm việc ở văn phòng quen thuộc của mình, vẫn yêu những con số, những project khoa học cho đến lúc ông qua đởi vì bệnh tim vào ngày thứ bảy 5 tháng 3 năm 2016.
Ray thời 1970, khi khai sinh mạng lưới email toàn cầu.
Vào năm 1970, ở tuổi 29, anh kỹ sư trẻ Ray Tomlinson phải làm việc cùng lúc ở hai computer khác nhau, data không thể gởi từ máy này qua máy kia. Ngoài phận sự của mình, Ray dành thì giờ nghiên cứu cách gởi data từ các máy khác nhau. Anh dùng tên mình Ray ở máy 1 gởi cho Ray ở máy 2. Để đơn giản hóa, thay vì dùng chữ "at", Ray dùng ký hiệu @, có sẵn trên bàn phím. Và việc gửi email từ máy này tới máy kia thành công. Chính từ đây, mạng lưới email giữa người này với người khác (Person to person netward email) ra đời và ký hiệu user@host trở thành mẫu ghi phổ thông cho cách ghi địa chỉ email toàn cầu hiện nay.
Khi tự gởi email cho mình (ở hai máy khác nhau) thành công, Tomlinson chia sẻ với một kỹ sư đồng nghiệp khác. Người này vui mừng, định báo tin cho cấp lãnh đạo. Vốn khiêm nhường như bao nhiêu người có tài khác, Ray ngăn lại "Đừng nói cho ai hết, thật ra đây cũng không phải là việc mà mình phải làm". Nhưng phát minh đó quá tiện lợi, nên "tiếng lành đồn xa", Ray Tomlinson được cấp bằng sáng chế, và là một trong những người quan trọng phát minh ra Emails.
Ông cũng nhận được nhiều giải thưởng khoa học có giá trị về các nghiên cứu khoa học từ năm 2000 đến năm 2012. Riêng trong giới programmer về Internet, ông được coi là một trong những nhà phát minh tài năng.
Sau đó, dù luôn khiêm nhường và thầm lặng, ông nổi tiếng trong giới khoa học, được MIT xếp thứ 4 trong danh sách 150 cựu sinh viên tốt nghiệp MIT là những nhà phát minh có đóng góp quan trọng nhất cho khoa học.
Ông được mời đi nói chuyện ở các hội nghị khoa học, là một tên tuổi được kính trọng trong giới high tech, được các sinh viên trẻ coi như một thần tượng.
Dù vậy, nhà khoa học vẫn sống lặng lẽ với tình yêu khoa học, và trang trại nuôi một loại cừu nhỏ ở ngoại ô New York. Ngoài công việc, ông có niềm vui "ta dại ta tìm nơi vắng vẻ" với thiên nhiên vả bầy cừu nhỏ của mình. Cả cuộc đời ông gắn liền với tiểu bang New York, nơi ông sinh ra, lớn lên, đi học, làm việc, và qua đời.
Xin viết lại bài này với lòng ngưỡng mộ, và biết ơn người phát minh ra "@", giúp Emails phát triển hoàn thiện như hôm nay.
Và xin được nhắc nhở mọi người nhớ đến Ray Tomlison, người góp phần quan trọng trong việc đưa Emails đến cả tỷ người ở khắp nơi trên thế giới. *
Raymond Samuel Tomlinson sinh tại Amtersdam, NewYork, ngày 23 tháng Tư năm 1941. Khi đột ngột từ trần vị bị kích tim vào ngày March 5, 2016, chỉ còn đúng 4 tuần nữa là Ray sẽ mừng sinh nhật thứ 75.
Tháng Ba, tháng Tư là ngày giỗ, ngày sinh của ông. Khi mở Emails, xin hãy góp phần cầu nguyện cho Ray Tonlinson, mong ông an vui bình yên ở một nơi không còn cần Emails, không cần bất cứ một điều gì ngoài sự nhẹ nhàng, thanh thoát. Nguyễn Trần Diệu Hương
Tóc mai sợi vắn sợi dài Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm - Ca dao
Mai nở sớm mà xuân chưa đến vội Trời lạnh se-biết ngoài ấy thu rồi Nơi tôi ở,mùa đông không chịu tới Chẳng nhạn về làm tín hiệu mùa vui Thời gian như con nước,cứ chảy xuôi Cuốn lịch đời đã vơi đi già nửa Em cũng như tôi-đâu còn trẻ nữa Tóc ngả màu,nhan sắc hẳn pha phôi *** Đành nhẽ thế - ta chia tay ngày ấy Gió heo may,thành phố đã vào thu Tôi dạt tối phương này-em ở lai Một dòng sông mà đất nước chia hai ! Đưa em về dọc con phố vào đêm Dãy kè đá bên sông dài hun hút Tiếng lá rơi ,chạm mặt đường khô khốc Nghe như đang vở vụn ở trong tim Em co ro đi khép nép một bên Gang tấc đấy-mà đã xa vời vợi Lời nhỏ nhẹ"cùng chị em ở lại Chỉ hai năm lại thống nhất hai miền Nói gì đây-thế nước đã an bài Biết mai mốt ra sao mà ước hẹn Để rồi lúc chia tay thêm bin rin Đợi chờ nhau trong vô vọng mà thôi ! Mặt trái cuộc đởi-em sao hiểu nổi Thành phố nầy không có chỗ cho tôi Làng tôi nửa-bao tị hiềm nghi ngaị Bít mọi ngả đường tôi tới tương lai Đành thôi vậy-cứ cầm bằng theo gió Ta xuôi theo,mỗi đứa một phương đời Gửi phận mình cho nước chảy mây trôi Dầu linh cảm-xa rồi là xa mãi Tôi lặng lẽ ra đi không từ giã Khi con tàu lầm lũi tiến ra khơi Là tôi biết đã tiêu tan tất cả Tình yêu và ước vọng ở trong tôi Để từ đó,trong này khi trở lạnh Biết Thu về ngoài ấy với heo may Lai thơ thẩn dọc bờ sông hiu quạnh Ngẩn ngơ nhìn mây trắng thẩn thờ bay Quên sao được lần cuối cùng gặp gỡ Lòng hoang mang không thốt nổi nên lời Bao kỷ niệm đan xen thành nỗi nhớ Cứ âm thầm đeo đẳng mãi không thôi Nguyễn Duy Linh 1980 (những ngày cuối năm )