31 thg 1, 2019

Thơ Xướng Họa : TẾT NHÀ QUÊ (Mailoc,Cao linh Tử,Mai Xuân Thanh )

Tuy không thể làm thơ họa góp vui được nhưng vẫn muốn được nhân dịp bày tỏ tấm lòng ngưỡng mộ cái tình Thầy Trò Cao Lãnh thuở nào ở đây  ̣ Chân thành cầu chúc một Năm Mới an lành và như ý  ̣ Rất qúy mến  ̣PKT 01/30/2019

   TẾT NHÀ QUÊ
Nhớ hoài cái Tết ở nhà quê.
Tháng Chạp vui sao chẳng muốn về.
Thôn xóm chày vang, người tất bật
Mít xoài cành trĩu khách đê mê.
Xanh rờn liếp cải trên nương rẫy
Lóp ngóp cá đồng dưới rạch khe.
Lành lạnh heo may trời gió bấc
Gà trưa xao xác, võng bên hè.
            Mailoc
           01-29-19
Bài Họa của Cao Linh Tử
 Tết Nhà Quê
Đã mất lâu rồi cái Tết quê
Gió đông tu hú rộn kêu về
Bánh phồng khắp xóm chày vang vọng
Ống lói  bên đường tiếng nổ mê
Hí hửng thằng Cu đi phố chợ
Khề khà cụ lão kể Bàn Khe
Bây giờ dưa cải nồi kho thịt
Lửa ấm hồn xưa bỏ góc hè.
Cao Linh Tử
Họa Vận của Đỗ Chiêu Đức
         
            TẾT NHÀ QUÊ

Tết đến miền Nam nắng khắc khe,
Bà con xúm xít ở xa về.
Xóm làng chợ búa vui như Tết,
Bánh tráng bánh phồng bán thấy mê.
Đì đẹt đầu thôn tràng pháo chuột,
Lùng thùng tiếng trống đội lân quê.
Trẻ em  áo mới tung tăng chạy,
Bánh tét chị hai nấu cạnh hè.

Cạnh hè bánh tét chị hai khoe,
Trước cửa anh tư đang thở khè,
Đánh bóng lư hương ba bốn cái,
Lau chùi gắn máy bốn năm xe.
Cửa nhà dán nhện không còn bám,
Vườn tược khang trang hết khập khè.
Thơm phức thịt kho cùng với trứng,
Cả nhà vui vẻ đón xuân về !

                     Đỗ Chiêu Đức

Bài Họa của Mai Xuân Thanh 
 

TẾT NHÀ QUÊ

1) 
Lúc nhỏ êm đềm sống mẹ quê
Vợ chồng anh chị dắt nhau về
Quây quần gói bánh chưng vui vẻ
Xúm xít canh nồi bếp lửa mê
Pháo chuột trẻ con chơi cuối xóm
Rạch sông cống rãnh chảy qua khe
Quét vôi dọn dẹp đâu ra đấy
Kẽo kẹt võng đưa gió mát hè ...
MXT
2)
Bánh tét chị Hai nấu cạnh hè
Thức khuya củi cháy đỏ đêm về
Giao Thừa đón Tết râm ran pháo
Mồng Một mừng xuân lạch cạch xe
Nhà cửa khang trang mai trổ búp
Vách trần sáng sủa nắng ngoài khe
Thịt kho dưa giá quê hương nhớ
Sum họp mừng xuân đón khách quê

MAI XUÂN THANH

(Hình minh họa từ Google)





7 nhầm tưởng về công nghệ gần như ai cũng đang tin sái cổ

Sạc điện thoại qua đêm là nguy hiểm? Máy tính của Apple không bao giờ bị nhiễm virus? Đây chỉ là những ví dụ cho một số quan niệm mà rất nhiều người vẫn đang cho là đúng, và áp dụng chúng ngày qua ngày.
Tuy nhiên, sự thật thì không nhiều quan niệm chúng ta đang tin là đúng đâu.

1. Máy ảnh càng nhiều chấm chụp càng nét?

7 nhầm tưởng về công nghệ gần như ai cũng đang tin sái cổ - Ảnh 1.
Độ phân giải quả là có một chút vai trò trong câu chuyện này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng máy càng nhiều "chấm", ảnh chụp càng đẹp được, vì nó chỉ quyết định đến kích cỡ của hình ảnh thôi.
Trên thực tế, ảnh đẹp hay không còn nhiều yếu tố quyết định, như ánh sáng, khẩu độ, kích cỡ cảm biến, và quan trọng nhất là kỹ năng của nhiếp ảnh gia.

2. Điện thoại không nên sạc qua đêm vì nó khiến tuổi thọ pin giảm đi?

7 nhầm tưởng về công nghệ gần như ai cũng đang tin sái cổ - Ảnh 2.
Điều này có thể đúng với những chiếc điện thoại đời cũ. Thực tế thì các mẫu điện thoại ngày nay đều sử dụng pin lithium-ion, với cơ chế tự động ngắt sau khi nạp đầy.
Tuy nhiên, đúng là bạn không nên để pin sạc qua đêm. Không phải vì tuổi thọ của pin sẽ giảm, mà vì điện thoại vẫn sẽ "rút" một ít điện từ ổ sạc kể cả khi nó không cần dùng đến. Có nghĩa, hóa đơn tiền điện của bạn sẽ tăng thêm một chút (ít thôi, nhưng vẫn là tăng).

3. Sóng điện thoại càng đầy, càng nghe rõ?

7 nhầm tưởng về công nghệ gần như ai cũng đang tin sái cổ - Ảnh 3.
Kể cả khi cột sóng đầy, điều đó cũng không có nghĩa kết nối vẫn tốt. Cột sóng trên điện thoại của bạn chỉ có tác dụng cho thấy tín hiệu nhận được từ tháp antenna gần nhất là mạnh, chứ không đại diện cho toàn bộ hệ thống mạng và tốc độ mạng.
Nếu như có quá nhiều thiết bị cùng kết nối vào một tháp, bạn sẽ vẫn bị nghẽn mạnh, ngay cả khi cột sóng báo đầy.

4. Máy tính của Apple không thể dính virus?

7 nhầm tưởng về công nghệ gần như ai cũng đang tin sái cổ - Ảnh 4.
Không rõ từ bao giờ, nhưng người ta vẫn tin rằng máy tính của Apple - dùng hệ điều hành MacOS - không dễ bị dính virus như của người bạn Window từ Microsoft.
Nhưng thực tế thì không có hệ điều hành nào miễn nhiễm hoàn toàn với virus cả. Lý do máy tính Windows nhiều virus hơn là vì Windows là hệ điều hành phổ biến nhất, và virus được tạo ra để tấn công thứ phổ biến mà thôi.
Và sự thực thì MacOS quả là có ít yếu điểm hơn, nhưng virus vẫn có thể xâm nhập được. Chỉ là chúng tốn nhiều thời gian hơn một chút thôi. 

5. Chế độ ẩn danh sẽ giúp bảo mật thông tin?

Nhiều thanh niên rất thường xuyên sử dụng trình duyệt dưới dạng ẩn danh (để làm gì thì không rõ). Tuy nhiên, có lẽ chẳng ai buồn đọc ghi chú trước khi bấm vào đó. 
Sự thật là dữ liệu truy cập của bạn chỉ không được lưu lại trên máy tính sử dụng thôi. Còn các nguồn bên ngoài - như quản trị mạng, quản trị website - vẫn có thể theo dõi hoạt động của bạn. Có nghĩa, dữ liệu của bạn hoàn toàn không được bảo mật như bản thân vẫn tưởng.

6. Chỉ nên dùng sạc chính hãng?

7 nhầm tưởng về công nghệ gần như ai cũng đang tin sái cổ - Ảnh 6.
Đây là một lời khuyên không hoàn toàn đúng. Sự thật thì đúng là sạc "zin" theo máy là tốt, nhưng nếu sử dụng loại sạc thay thế chất lượng cao hơn thì cũng chẳng có vấn đề gì. Chỉ là không nên sử dụng hàng fake rẻ tiền, vì nó có thể khiến bạn trả giá bằng tuổi thọ của thiết bị thôi. 

7. Rút thẳng USB ra là có hại cho máy?

7 nhầm tưởng về công nghệ gần như ai cũng đang tin sái cổ - Ảnh 7.
Như đã thành thói quen, chúng ta sử dụng USB và khi muốn rút ra, cần phải click vào nút "safe remove" trên màn hình rồi mới rút được.
Nhưng bạn có biết cái nút đó để làm gì không? Nó đơn giản chỉ là thao tác kiểm tra mọi thứ đã được lưu trên USB chưa mà thôi, chứ chẳng còn tác dụng gì khác. Tức là bạn có rút thẳng nó ra cũng chẳng làm sao cả.

Tham khảo: Bright Side

SPSGHN Hop Mừng Tất Niên và Chúc Thọ Thầy Cô

Ngày 26 tháng 01 năm 2019 ,lúc  2 giờ chiều ,tại nhà Dũng Đào (khóa 11 SPSG ) có tổ  chức một buổi tiệc thân mật để mừng thọ thầy cô đã từng dạy ở trường Sư Phạm Saigon trước năm 1975 .
     Tham dự buổi tiệc trên gồm có các thầy Nguyễn Hữu Phước ,thầy Dương Ngọc Sum và cô Hiệp Hồ là phu nhân của thầy ,thầy Doãn Quốc Sỷ ,thầy Nguyễn Duy Linh ,thầy Nguyễn Tử Quý và cô Kim Lan là phu nhân của thầy Đoàn Hữu Khánh (đã quá cố )cùng toàn thể các cựu giáo sinh từ khóa 1 đến khóa 13 .
Năm nay khóa 1 và  3 không có bạn nào tham dự .Khóa cấp tốc có 3 bạn mới,khóa 2 có 3 bạn là Đặng Trần Hào, Từ thị Cảnh và Nguyễn thị Lợi
Nhà Dũng  Đào được trang trí những bình bông mai ,bông đào và bông cúc vàng rất đẹp .
      Mở đầu buổi tiệc ,anh Đặng Trần Hào khóa 2 SPSG tuyên bố lý do cuộc họp mặt và gửi những lời chúc tốt đẹp đến Thầy Cô,sau là Bích Thủy k.5 rồi đến em Kiều ( k.13 , lần đầu tiên đến dự  ở Nam Cali) .cuối cùng là  Minh Phú k. 5  
 Quí  Thầy Cô  cũng đáp lời gửi đến các cựu giáo sinh  .Thật là vui khi nghe các lời chúc trên .
      Tiếp đến là phần lì xì của thầy cô đến các cựu giáo sinh  .Và tiếp sau đó là phần trao quà tặng các thầy cô gồm có một chậu hoa cúc vàng và một giò bánh chưng bánh tét .Các  thầy cô rất cảm động với tấm chân  tình của các cựu giáo sinh SPSG .Bài  hợp ca "Xuân đã về "đã chấm dứt phần chúc tết cho nhau .Bài hát nầy do các bạn nữ trình bày .
      Rồi đến phần ẩm thực với các món miến xào cua ,bánh hỏi thịt quay ,chả giò ,món cháo gỏi gà do Thanh Trung khóa 12 nấu ,bánh chưng rất ngon .Tráng miệng thì có cam ,nho và đặc biệt còn có những món ăn chay và món bánh lọt nước cốt dừa rất đặc sắc .
      Sau phần ẩm thức là phần thi đua văn nghê .Cuối cùng thầy Phước được giải nhất với bài vọng cổ "Xuân trên đất khách ".Hải Đệ khóa 9 hạng nhì và chị Hạnh Đỗ khóa 7 hạng ba .Thanh Trung khóa 12 kết thúc chương trình văn nghệ với một bài hát rất hay .Xen vào giữa cuộc thi,thầy Quý và toàn thể cựu giáo sinh cùng ca bài "Trả  lại cho dân "của Việt Khang rất có ý nghĩa .
     Buổi tiệc kết thúc lúc 6 giờ chiều  cùng ngày trong niềm vui tươi và luyến tiếc của các bạn .Mến chúc Thầy Cô và các bạn đồng môn có một mùa Xuân Kỷ Hợi 2019 tràn đầy niềm vui và hạnh phúc bên gia đình và người thân 
.Hẹn ngày gặp lại .
 
     (Ảnh An Nguyên )


Phong tục ngày Tết Nguyên đán dưới ngòi bút của Phan Kế Bính



Phong tục ngày Tết Nguyên đán dưới ngòi bút của Phan Kế Bính - ảnh 1
Tết Nguyên đán là dịp để anh em, con cháu gặp nhau

Theo Học giả Phan Kế Bính, người Việt có cả thảy 10 cái Tết trong một năm gồm: Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực (mồng  ba tháng ba), Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Trung nguyên (Rằm tháng Bảy), Tết Trung thu, Tết Trùng cửu (mồng chín tháng chín), Tết Trùng thập (mồng mười tháng Mười), Tết Táo quân, và Tết Trừ tịch (ba mươi tháng Chạp). Một số ngày Tết gần như đã không còn được giữ cho đến ngày nay, nhưng Tết Nguyên đán vẫn luôn là cái Tết được chờ đợi nhất trong năm. Phan Kế Bính đã miêu tả, giải thích về những tập tục ngày Tết Nguyên đán như sau:
Mồng một đầu năm là Tết Nguyên đán. Tết này ăn to hơn cả các Tết trong một năm. 
Trước nửa tháng Tết, nhà nào nhà ấy đã rộn rịp sắm Tết, nào người mua tranh, mua pháo, nào người mua vàng hương mã mùng, đường mứt bánh trái,...
Các thầy đồ nhà quê ra chợ viết câu đối bán. Các người đi buôn bán hoặc đi làm ăn xa xôi, đâu cũng nghỉ việc để về nhà ăn Tết.
Cách Tết một vài hôm, ai nấy dọn dẹp nhà cửa, lau rửa đồ thờ phượng. Câu đối đỏ dán cửa, dán cột sáng choang, treo tranh treo liễn trang hoàng lịch sự.
Nhiều nhà trước cửa có dán tranh quan tướng, hoặc dán bốn chữ "Thần trà Uất Luỹ", cai quản đàn ma quỷ. Hễ quỷ nào làm hại nhân gian thì thần ấy giết mà ăn thịt. Ta dùng bốn chữ ấy, có ý để cho quỷ sợ mà không dám vào cửa.
Lại có nhiều nơi đặt tre dựng cây nêu, kết ba cái lạt ra, buộc một bó vàng. Hoặc lấy cành đa lá dứa cài ngoài cửa ngõ. Hoặc là rắc vôi bột trong sân ngoài ngõ, vẽ bàn cờ, cái cung, cái nỏ,...
Nửa đêm hôm ba mươi rạng ngày mồng một, ở thành phố nhà nào cũng bày hương án ra giữa sân để cúng giao thừa. Ở thôn quê thì các xóm tế giao thừa tại nơi điếm sở, trống đánh, pháo đốt ầm ầm. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển, coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa ông cũ mà đón ông mới.
Sáng mồng một Tết thì làm cỗ cúng gia tiên, và cúng cả thổ công, táo quân, nghệ sư,... cỗ bàn to nhỏ thế nào cũng được, nhưng làm sao phải có bánh chưng, cá kho, giò, chả, dưa hành, thịt bò, mới ra cỗ ngày Tết. Có nhà dựng hai cây mía cạnh bàn thờ để làm gậy cho ông vải.
Hôm ấy ăn nói phải giữ gìn, sợ nói bậy thì giông đi cả năm. Nhiều nhà nhờ một người phúc hậu dễ tính, sáng sớm đến xông đất, để cho cả năm được bán đắt, buôn may.
Quét tước trong nhà phải kiêng không dám hốt rác đổ đi, chỉ vun vào một xó, đợi ba hôm động thổ rồi mới đem đổ. Tục này do ở trong Sưu thần ký có có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo. Thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyện, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Đến sau, một hôm nhân ngày mồng một Tết, đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đấy nhà chàng kia lại nghèo đi. Bởi thế ta theo tục Tàu, kiêng không dám hốt rác.

Cúng gia tiên xong thì con cháu ra mừng tuổi ông bà cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu, mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi.
Anh em, họ hàng, người quen thuộc, đến lẫn nhà nhau lạy gia tiên, chúc mừng cho nhau những câu: thăng quan, tiến tước, sinh năm đẻ bảy, vạn sự như ý, buôn bán phát tài,...

Trong khi anh em đến chơi với nhau, uống chơi chén rượu sen, rượu cúc, hoặc chén nước chè tàu, chè sen, hút điếu thuốc lào, hoặc uống rượu sâm banh, rượu sạc tời, rượu mùi, nhằn vài ba hạt dưa, ăn vài miếng mứt.
Thành phố Hà Nội, chỗ ngồi chơi thế nào cũng được một vài củ thuỷ tiên, một vài chậu cúc hay là vài chậu cam quất.
Anh em bạn thăm nhau, mỗi người đưa một cánh danh thiếp đỏ, đề mất chữ tên. Trước kia đi lại lễ bái phiền lắm, nay nghe đã bỏ dần dần rồi.
Có nhà ăn Tết một hôm, có nhà ăn Tết ba hôm, có nhà ăn đến bảy hôm, nhưng phần nhiều là ăn Tết ba hôm.
Các nhà con thứ, cha mẹ còn thì đem biếu thức nọ thức kia. Cha mẹ mất rồi thì hôm mồng hai Tết, phải làm cỗ đem đến nhà con trưởng cúng cha mẹ. Người nghèo thì đem giàu cau vàng hương đến lễ cũng được.
Ngày mồng ba cũng như ngày mồng hai. Đến ngày mồng bốn thì hoá vàng. Ngày ấy xấu hay là chạm phải ngày tuổi chủ nhà thì hoá trước sau một ngày cũng được, có nhà để đến mồng bảy mới hoá vàng, gọi là ngày cúng tiễn ông vải. Hôm ấy con cháu họp đông đủ mà ăn uống vui vầy với nhau.
Trong mấy hôm Tết, ngày nào cũng đốt pháo. Điển đốt pháo do ở Kinh sở tuế thời ký có nói rằng: Sơn tiêu (ma núi) phạm vào người thì người sinh đau ốm, nó chỉ sợ tiếng pháo, hễ đốt pháo thì nó không dám đến. Nhưng tục ta thì cho tiếng pháo là tiếng vui mừng chứ không có ý để trừ quỷ.
Đến ngày mồng hai Tết giở đi, người thì chọn ngày xuất hành, người thì hái cành hoa về cài vào cửa, gọi là đi hái lộc, người làm quan thì chọn ngày khai ấn, học trò thì chọn ngày khai bút, nhà buôn bán thì chọn ngày mở cửa hàng, nhà quê thì chọn ngày làm lễ động thổ. Trăm công nghìn việc lại bắt đầu từ đó.
Suốt một tháng Giêng, già trẻ trai gái, kẻ chợ nhà quê, quần điều áo thắm, kẻ thì lễ bái chùa này miếu nọ, người thì du ngoạn cảnh nọ cảnh kia, chỗ thì hoa thuỷ tiên, chỗ thì hoa đăng, chỗ thì hội hè hát xướng. Các người nhàn, năm ba người tụ lại đánh bài đánh bạc. Ngoài ngã ba ngã bảy, đám thì quay đất, đám thì lúc lắc thò lò, tổng chi gọi là cách thưởng xuân.
Ở về tỉnh Sài Gòn, lâu nay nhiễm được tân hoá, mấy hôm Tết nhiều nhà xử thanh đạm như thường.
Ở Hà Nội, các người có tân học cũng đã chán cái cách ăn Tết của ta lắm, nhưng chưa mấy người khiết nhiên đi được. 
Phan Kế Bính (1875 - 1921) hiệu là Bưu Văn, là nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Ông sinh ra tại làng Thuỵ Khê, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phố Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội) trong một gia đình khoa cử. Năm 1907, ông bắt đầu viết báo, dịch thuật, biên tập và phụ trách chuyên mục cho các tờ báo: Đăng cổ tùng báo, Lục tỉnh tân văn, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn... 
Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Việt Nam phong tục, một công trình nghiên cứu công phu những phong tục tập quán từ bao đời nay của dân tộc. 
Phan Kế Bính là một nhà nho uyên bác mang tư tưởng tân tiến, ông là một trong những nhà nho đầu tiên có công dùng chữ quốc ngữ để nghiên cứu, dịch thuật, giới thiệu nền văn hoá, văn học cổ cận đại Việt Nam và Trung Quốc cho thế hệ độc giả mới và có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển ngôn ngữ tiếng Việt.
Trong tác phẩm Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính không chỉ mô tả từng tập tục, mà còn lần về gốc tích, nguyên uỷ cái tục ấy, nhìn nhận, đánh giá để xem nó hay hay dở, từ đó "xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho cái tục dở. Còn tục gì hay mà là quốc tuý của ta thì cứ giữ lấy".
Đến nay, tập sách gần 100 tuổi này vẫn là một trong những công trình khảo cứu có giá trị bậc nhất về các phong tục tập quán trên đất nước ta và nhiều vấn đề được Phan Kế Bính nhắc đến vẫn nóng hổi tính thời đại.


* (Từ Infornet )

30 thg 1, 2019

Thơ Xuân : SƠN THÔN VỊNH HOÀI - Đỗ Chiêu Đức

 

         
                     


       Gần Tết, kính mời tất cả cùng đọc một bài thơ xuân hồn nhiên vui tươi của tuổi trẻ ( Bài thơ xưa dùng để dạy cho các em bé mới học đếm !) :

       山村咏懷      SƠN THÔN VỊNH HOÀI  
  
      一去二三里,   Nhất khứ nhị tam lý,
      烟村四五家。   Yên thôn tứ ngũ gia.
      亭台六七座,   Đình đài lục thất tọa.
      八九十枝花。   Bát cửu thập chi hoa.
                邵雍                      Thiệu Ung
        
 THIỆU UNG 邵雍 ( 1011-1077 ) tự Nghiêu Phu 堯夫, tự hiệu là An Lạc Tiên sinh 安樂先生. Người đất Phạm Dương tỉnh Hà Bắc, là nhà tư tưởng , nhà giáo dục và là một triết gia dịch học thời Bắc Tống. Sau 30 tuổi về ở đất Hà Nam, ẩn cư ở Tô Môn Sơn, người đời xưng tụng là Bách Nguyên Tiên Sinh 百源先生. Sai khi chết, tên thụy là Khang Tiết, nên người đời còn gọi là Khang Tiết Tiên Sinh.  

Bối Cảnh sáng Tác :
     
 Trong cảnh trí dương xuân của tháng 3, tác giả đi đến Cộng Thành ở Huy Huyện tỉnh Hà nam. Trên đường thấy cảnh trí của mùa xuân ở các làng miền núi rất nên thơ đẹp đẽ, nên viết bài thơ giản dị nhẹ nhàng nầy để tả cái cảnh đơn thuần mộc mạc của làng quê hẻo lánh với tâm trạng hồn nhiên của một tâm hồn tươi trẻ đang sống giữa mùa xuân.
Nghĩa Bài Thơ :
                      
                            Vịnh Cảnh Sơn Thôn
     
 Hễ cứ đi trên hai ba dặm đường làng là ta thấy được bốn năm nóc gia đang ẩn hiện dưới làn sương khói mông lung, và sáu bảy tòa đoản đình trường đình bên đường với tám chín mười bông hoa đang kheo sắc thắm !

      Tác giả đã khéo léo lồng cả mười số đếm vào trong hai mươi chữ của bài thơ Ngũ Ngôn Tứ tuyệt mà lời thơ vẫn nên thơ và tự nhiên bay bổng, khiến người đọc vừa thấy nhẹ nhàng vừa bay bổng với lời thơ mộc mạc gợi hình.

Diễn Nôm :
                  Một đi hai ba dặm,
                  Xóm nhỏ bốn năm nhà.
                  Đình đài sáu bảy cái,
                  Tám chín mười cành hoa !
 Lục bát :
              Một hai ba dặm đường làng,
              Bốn năm nhà nhỏ mơ màng khói sương.
              Đình đài sáu bảy bên đường,
              Tám chín mười đóa hoa hương đầy đồng !

                                                      Đỗ Chiêu Đức

      Còn có một dị bản nữa là :
              

           一二三里,   Nhất vọng nhị tam lý,
           烟村四五家。   Yên thôn tứ ngũ gia.
           門前六七樹,   Môn tiền lục thất thọ.
           八九十枝花。   Bát cửu thập chi hoa.

Diễn Nôm :
                Một nhìn hai ba dặm,
                Xóm nhỏ bốn năm nhà.
                Sáu bảy cây trước cửa,
                Tám chín mười cành hoa !
 Lục bát :
                Một hai ba dặm đường làng,
                Bốn năm nhà nhỏ mơ màng khói sương.
                Cây trồng sáu bảy bên đường,
                Tám chín mười đóa hoa hương đầy đồng !

                                                             Đỗ Chiêu Đức

Nhận biết 6 triệu chứng thường gặp cảnh báo bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá


Trong các bệnh lý về đường tiêu hóa, bệnh xuất huyết dạ dày là căn bệnh rất nguy hiểm bởi lẽ nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, ung thư dạ dày, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh xuất huyết dạ dày hay còn gọi là chảy máu dạ dày. Đây là hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày cấp, mãn tính và một số bệnh lý khác gây ra. Các vết viêm loét ở dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng do không điều trị bệnh viêm loét dạ dày kịp thời. Ngoài ra, việc sử dụng rượu bia tràn lan, không kiểm soát như hiện nay cũng có thể gây ra xuất huyết dạ dày cấp tính nguy hiểm tính mạng.
Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày

Rượu bia là một trong những nguyên nhân dẫn tới xuất huyết dạ dày. (Ảnh: Pixabay)

Nếu như ở trẻ em, nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn và virus thì ở người lớn những nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày thường liên quan đến thói quen sinh hoạt và bệnh lý về dạ dày bao gồm:
  • Uống rượu bia và sử dụng chất kích thích làm tăng tiết axit dạ dày
  • Do vi khuẩn HP
  • Do căng thẳng thần kinh kéo dài, ảnh hưởng stress hàng ngày trong cuộc sống
  • Sử dụng một số loại thuốc giảm đau gây ra tác dụng phụ như corticoid, aspirin, thuốc đông máu
  • Ăn đồ cay nóng, ăn nhiều chua
  • Bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng
  • Một số bệnh khác như bạch cầu, suy tủy xương, máu khó đông, xơ gan, ung thư dạ dày
Triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày
1. Đau bụng: Cơn đau thường xuất hiện ở vùng trên rốn, lan khắp vùng bụng, sau đó có thể cứng bụng, đau lan ra tận sau lưng. Người bệnh xuất hiện tình trạng toát mồ hôi lạnh, mặt xanh tái.
2. Nôn ra máu: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh xuất huyết dạ dày. Người bệnh thường nôn ra máu tươi hoặc máu đen, đôi khi lẫn cả thức ăn do máu tụ lại ở dạ dày một thời gian sau đó mới trào ra ngoài.
3. Đi ngoài phân có màu đen, mùi tanh: những bệnh nhân xuất huyết dạ dày thường xuất hiện triệu chứng này khi đi ngoài
4. Sắc tố da thay đổi: Hiện tượng xuất huyết dạ dày khiến dạ dày không thể chuyển hóa chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể khiến cơ thể bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, da dẻ nhợt nhạt.
5. Thiếu máu: Triệu chứng xuất huyết dạ dày này dẫn tới tình trạng cơ thể đổ mồ hôi đột ngột, bị chóng, hoa mắt, tụt huyết áp do mất máu và thiếu máu.
6. Mệt mỏi chán ăn: Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, hoặc ăn không ngon miệng.
Phương pháp phòng bệnh xuất huyết dạ dày
  • Cần có biền pháp phóng tránh nhiễm vi khuẩn HP. Nên ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi vì vi trùng này lây qua đường tiêu hóa, ăn uống. Nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi trùng Hp phải điều trị dứt điểm để tránh lây qua cho người khác.
  • Sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, chua, thực phẩm lên men, thực phẩm đóng hộp, chiên rán.
  • Hạn chế uống rượu bia và nước uống có ga.
  • Cần có cuộc sống thoải mái về tinh thần, tránh bị stress, căng thẳng, lo âu.
  • Vận động thể lực hàng ngày như đi bộ, đạp xe, phù hợp với điều kiện sức khỏe để nâng cao sức đề kháng, tránh làm việc nặng liên tục sau khi ăn no vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới dạ dày, từ đó gây nên các bệnh lý như viêm loét, trào ngược axit, dễ dẫn tới xuất huyết dạ dày.
  • Khi có tình trạng khó chịu, đau vùng trên rốn, ợ hơi, ợ chua… nên đi khám bệnh, làm xét nghiệm, nội soi và điều trị đến nơi đến chốn theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Những điều chú ý trong chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày

Mật ong cũng là thực phẩm tốt trong chế độ ăn của bệnh nhân xuất huyết dạ dày. (Ảnh: Pixabay)

Người bệnh nên ăn các loại đồ ăn có tác dụng: Bảo vệ hệ niêm mạc dạ dày và chống tăng tiết acid dịch vị.
  • Những thực phẩm giúp làm giảm acid dịch vị như: Mật ong, bánh quy, đường, các loại dầu từ thực vật…
  • Thực phẩm giúp làm trung hòa acid dịch vị: Sữa và trứng…
  • Thực phẩm giúp hỗ trợ bọc hút niêm mạc dạ dày và mùi vị ít như là các thực phẩm: gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ, khoai…
  • Ăn những thực phẩm có ít xơ sợi như rau củ non. Đồ uống chỉ nên dùng nước lọc
Khi có dấu hiệu biểu hiện xuất huyết dạ dày, cần phải nhập viện ngay lập tức. Tuyệt đối không tự ý điều trị ở nhà. Bởi lẽ, bệnh này diễn biến phức tạp có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Thái Sơn (daikynguyen,com)

Xem Thêm 5 nguyên nhân dẫn tới bệnh sa dạ dày và những lưu ý trong ăn uống

29 thg 1, 2019

Tất niên mừng thọ Thầy Cô (26/1/2019 )

Ngày 26 tháng 01 năm 2019 ,lúc 2 giờ  chiều ,tại nhà của Dũng Đào khóa 11 SPSG ,có tổ chức một buổi tiệc thân mật để mừng thọ Thầy Cô đã từng dạy ở trường SPSG trước năm 1975 .
     Tham dự buổi lễ nói trên gồm có các Thầy Nguyễn Hữu  Phước ,Thầy Dương Ngọc Sum và cô Hiệp Hồ là phu nhân của Thầy ,Thầy Doản  Quốc Sỹ ,Thầy Nguyễn Duy Linh ,Thầy Nguyễn Tử Quý và cô Kim Lan là phu nhân của Thầy Đoàn Hữu Khánh cùng toàn thể cac cựu giáo sinh của trường SPSG từ khóa 1 đến khóa 13 và 3 bạn khóa cấp tốc .Nhà của Dũng Đào được  trang hoàng rất đẹp với 2 chậu hoa mai ,hoa đào do  cô Hiệp tặng  và bánh chưng ,bông vạn thọ rất đẹp .
     Khai mạc buổi lễ  ,anh Hào khóa 2 SPSG tuyên bố lý do cuộc họp mặt ngày hôm nay với những lời chúc tốt đẹp đên quý Thầy Cô .Sau đó là phần phát biểu của Bích Thủy khóa 5  SPSG và em Kiều khóa 13 SPSG từ Washington về dự họp Rồi đến phần phát biểu của các Thầy ,Cô . Thật là vui khi nghe những lời phát biểu vàng ngọc trên .Các THầy năm nay đều ở tuổi gần 90 và Thầy Sỷ đã 97 tuổi ,nhưng cac Thầy vẫn còn vui vẻ mạnh mẻ để phát biểu 
     Mở đầu chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn là bản hợp ca "Xuân đã về "do các bạn nữ trình diễn .Tiêp đến là phần nhận tiền lì xì Tết từ cac Thầy Cô với những lời chúc tốt đẹp cho nhau .Kế tiếp là quà cho các Thầy do các Cựu giáo sinh SPSG thân tặng gồm một chậụbông cúc vàng và bánh chưng bánh tét .
     Rồi đến phần ẩm thực với cac món miến xào cua ,thịt quay bánh hỏi ,chả giò ,bánh chưng ,cháo gỏi gà do Thanh Trung khóa 12 nấu rất ngon .Tráng miệng thì có cam ,nho ,và đặc biệt có món bánh lọt  nước dừa ăn rất ngon .Sau phần ẩm thực là phần thi đua văn nghệ .Cuối cùng thầy Phước được giải nhất với bài vọng cổ ăn Tết  xa quê  rât hay ,Hải Đệ khóa 9 được giải nhì và chị Hạnh Đỗ  khóa 7 được giải ba .Kết thúc chương trình văn nghệ là  Thanh Trung khóa 12  hát một bài hát rát hay và xen kẻ là bài hát "Trả  lại cho dân "của Việt Khang do thầy Quý và toàn thể giáo sinh trình diễn .rất ý nghĩa .
     Buổi tiệc kết thúc lúc 5 giờ 30 phút  chiều trong niềm vui và luyến tiếc chia tay cùng Thầy Cô và cac bạn đồng  môn .Thân  mến chúc Thầy Cô và các bạn có một mùa Xuân Kỷ Hợi 2019 tràn đầy niềm vui và hạnh phúc bên gia đình và người thân .Hẹn ngày tái ngộ .
    

Radio FM 974 – Melbourne :Miến Điện: Quân Võ Trang Arakan – Một Cuộc Chiến Mới Ở Rakhine

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 28/01/2019
 

Quân Arakan, nhóm người võ trang mới nhất và cũng là một nhóm ít người biết đến, vốn đã chiến đấu âm thầm trong bóng tối, bỗng dưng ai cũng nói tới sau một loạt các vụ tấn công mới đây, xem ra đang đe dọa cuộc chiến đương đầu với các lực lượng chống đối của chính quyền Miến Điện ngày càng khó khăn hơn nhất là việc đối phó với những gì đã xảy ra ờ vùng Rakhine.

Hôm 4 tháng 1, ngày Miến Điện độc lập, thoát khỏi chế độ thuộc địa Anh quốc, quân Arakan đã tung quân mở nhiều vụ tấn công lớn sau nhiều tuần lễ phục kích và đụng độ lẻ tẻ với các lực lượng an ninh của chính quyền. Tại thị trấn Buthidaung, sáng sớm ngày đó, quân Arakan đã đồng loạt tấn công bốn trại của lực lượng bán quân sự “cảnh sát biên phòng BGP”, tờ nhật báo Myawady, tờ báo của quân đội Miến, tường thuật hôm 5 tháng Giêng rằng, quân Arakan đã tấn công các căn cứ này bằng con số quân rất lớn hơn những lần được báo cáo trước đây. 100 lính Arakan tấn công căn cứ của BGP ở Nganyinbaw, 100 ở Kyaungtaung, 100 ở Khahtila và hơn 50 tại Gokpi. Có 30 cảnh sát BGP tử thương và hai trong các căn cứ đó đã bị tràn ngập, chống cự không nổi, quân Arakan bắt một số tù binh nhưng số tù binh này được thả ra sau khi họ rút lui, thiệt hại về phía quân Arakan không biết chính xác bao nhiêu.

Tatmadaw, tên gọi của quân đội Miến Điện, được cho biết là đã điều động một số quân khá lớn đến vùng xảy ra giao tranh bằng đường bộ, đường sông, bao gồm cả một số đơn vị của sư đoàn khinh binh LID 22 và 99. Trực thăng chiến đấu cũng được quân đội Miến dùng tại đây và trong trận chiến kéo dài hơn bốn tiếng đồng hồ với khoảng 50 lính Arakan và quân Tatmadaw ở Buthidaung hôm 13 tháng 1, quân đội và chính quyền không khỏi ngạc nhiên về số lần phục kích của quân Arakan ngày càng tăng lên nhiều hơn. Một buổi họp hiếm có giữa các viên chức cao cấp chính phủ và quân đội ngày 7 tháng 1 vừa qua, có mặt tổng thống Win Myint, bà cố vấn Aung San Syuu Kyi và tổng tham mưu trưởng quân đội, tướng Min Aung Hliang, được xem là buổi họp đầu tiên của những người này kể từ ngày đảng Liên đoàn quốc gia dân chủ nắm chính quyền tháng ba năm 2016.

Theo tin từ báo chí của chính quyền, chính phủ đã bàn thảo về vấn để an ninh biên giới và vùng Rakhine, và 21 tháng 12 năm ngoái, tướng Min Aung Hliang ra lệnh Tatmadaw tạm ngưng các cuộc hành quân từ ngày này cho tới ngày 30 tháng 4 năm nay để thương thuyết hòa bình với các nhóm loạn quân phía bắc Miến Điện. Quân đội Miến cáo buộc các nhóm này đã vi phạm thỏa hiệp ngày 21 tháng 12 và gián tiếp nói tới đám quân Arakan. Thỏa hiệp ngưng bắn tiến hành tại các vùng phía bắc, đông bắc và phía tây xem như trong thực tế đã không còn giá trị mặc dù quân đội Miến không chính thức nhìn nhận. Maung Maung Soe, một bình luận viên địa phương nói với một trong các trang mạng hội thoại chính trị rằng, đây là lần đầu tiên, chính quyền đảng NLD chính thức ra lệnh cho quân đội Miến tấn công một nhóm loạn quân riêng rẽ, mặc dù chính phủ dân sự này, lúc nào cũng nói những chuyện này là do phía quân đội đòi hỏi. Zaw Htay, phát ngôn nhân của tổng thống Miến, trong một buổi họp báo ngày 7 tháng 1, gọi nhóm võ trang Arakan là một tổ chức khủng bố, có liên hệ với nhóm Cứu Thế quân Arakan Rohingya (ARSA) và họ đã gặp gỡ nhau ở Đông Hồi, người phát ngôn nhân này khẳng định, chính quyền Miến thề sẽ tiêu diệt các nhóm khủng bố trên đất Miến, đồng thời người này cũng đưa ra lời đe dọa người dân thiểu số Rakhine nói chung, hỏi họ có muốn thấy một chuỗi dài bạo động này kéo dài nhiều thập niên không, ông ta muốn nói với họ, những người ủng hộ cho nhóm võ trang Arakan rằng, đứng nghĩ về minh mà nên nghĩ về các thế hệ con cháu của họ sau này.

Lực lượng Cứu thế quân Arakan Rohignya được xem là đã tấn công các đồn bót biên phòng của Miến Điện trong tháng 8 năm 2017, đó là lý do để quân đội Miến Tatmadaw đổ quân càn quét vùng Rakhine, tống đuổi hơn 700 ngàn người Rohingya phải chạy lánh nạn sang bên kia biên giới Đông Hồi. Nhóm võ trang có tên quân đội Arakan, theo người ta ước đoán, đang lớn mạnh dần, có khoảng 3000 tay súng trong vùng, và dường như sự hiện diện của họ nhắm vào mục tiêu được gọi là “đường đi tới của Rakhita” chống lại sự cai trị của chính quyền. Hoạt động của họ hiện có mặt tại nhiều thị trấn, làng xã phía bắc và miền trung vùng Rakhine, bao gồm Buthidaung, Rathedaung, Ponnagyun, Kyuaktaw và thị trấn Paletwa nằm trong vùng đất thuộc nhóm người Chin, được xem là một thách thức cho các cuộc hành quân tiếp liệu của quân đội Miến. Bên cạnh đó, việc quân Arakan có thể có hậu cứ an toàn dọc theo biên giới Đông Hồi và Ấn Độ là một điều khả tin.

Một sự kiện cũng có liên quan tới nhóm quân võ trang Arakan mới đây, ngày 14 tháng 1, tòa án thượng thẩm của Rakhine, tuyên giữ y quyết định của tòa sơ thẩm, đem xử bác sĩ Aye Maung, một cựu lãnh tụ của đảng Quốc Gia Arakan, về tội phản quốc cùng với một nhà văn khá có tiếng ở Rakhine, vì đã công khai lên tiếng chống lại chính quyền Miến tại một đám đông công chúng một năm trước đây. Bác sĩ Aye Maung đã công khai bày tỏ thái độ ủng hộ quân Arakan, thái độ này đã tạo ra một số đông những người dấn thân hoạt động chính trị ở Rakhine và cho cả nhiều tăng sĩ đạo Phật đang bị cầm tù vì vi phạm cái luật của thời kỳ thuộc địa năm 1908. Tướng Myint Toe, chỉ huy trưởng căn cứ cảnh sát biên phòng số 1 ở phía bắc Rakhine nói với báo chí Miến rằng, trong khi họ lo lưu ý tới việc nhóm ARSA tấn công đâu đó thì quân Arakan đã tổ chức tấn công các đồn bót của họ một cách bày bản, đây là một nhát đâm sau lưng khá nặng, quân Arakan đã thắng được một tiếng vang chính trị đáng kể.

Thế giới gần như im lăng trước vụ tấn công của quân Arakan ngày 4 tháng 1, những người đứng đầu của liên hiệp Âu châu và đại diện của khối cộng đồng kinh tế Âu châu chỉ là một trong số ít tòa đại sứ phương Tây lên tiếng kêu gọi hai bên tự kiềm chế, chấm dứt ngay các vụ bạo động ở Rakhine và lấy làm đáng tiếc cho những cái chết xảy ra, yêu cầu hai bên tự giới hạn hoạt động và thúc giục họ phải có bổn phận theo đúng đạo luật nhân đạo thế giới trong việc bảo vệ thường dân. Chính quyền Miến tiếp tục hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của hầu hết những người làm việc cho LHQ và các tổ chức cứu trợ thế giới tại các làng xã có giao tranh giữa quân chính quyền và quân võ trang Arakan mới đây, nơi có hơn 5000 người dân chạy lánh nạn trong vài tuần qua.

Với sự ủng hộ của cộng đồng người sắc tộc ở Rakhine dành cho mục tiêuchiến đấu của quân võ trang Arakan ngày càng lớn mạnh, đồng thời bên cạnh đó, những thảm nạn mà người dân ở đây phải gánh chịu do sự bạo hành, áp chế của quân đội Tatmadaw gây ra trong nhiều năm qua, thì đối với chính quyền Miến, cuộc chiến mới, mặt trận mới này chắc chắn sẽ kéo dài tại vùng Rakhine trong nhiều năm tới đây.

Thuyên Huy

ĐỐI XỨNG - Truyện Ngắn của Trần Công Trí ( Tạp Chí Da Màu )

 Bà đọc lại mẩu giấy nhỏ có tuồng chữ nhìn rất quen thuộc của bà chuyên viên tâm lý, đang nằm trên bàn:


Vừa đưa ba tấm thẻ cho bà chuyên viên, bà vừa cười thầm trong bụng. Coi như bà đã và sẽ làm hết những gì mà một buổi tham vấn đòi hỏi rồi, thật ra có cần gì đến cuộc nói chuyện này đâu. Bà chuyên viên tâm lý đang ngồi trước mặt, im lặng và kiên nhẫn chờ đợi. Người đàn bà này có tất cả những nét bình thường của bao nhiêu người đàn bà khác. Bình thường đến mức tầm thường. Tầm thường đến mức mờ nhạt. Mờ nhạt đến mức trông bà ta giống một cái bóng hơn là một con người thật.
Điều đáng chú ý đối với bà hơn là văn phòng làm việc của bà chuyên viên tâm lý, không phải vì nó có nét gì khác lạ hay độc đáo, mà chính là vì nó giống văn phòng của bà một cách kỳ lạ. Văn phòng này cũng nằm ở tầng thứ năm của một toà nhà, toạ lạc ngay trong góc để có thể nhìn xuyên qua lớp kính trong suốt thấy hai phong cảnh khác nhau. Một bên là nhiều cao ốc trải dài ra từ gần đến xa, cái nọ che một phần cái kia, nổi bật trên một bức phông là dãy núi xa xa phủ đầy tuyết trắng. Bên kia là những cây thông xanh ngát, chập chùng như quyện lẫn vào nhau thành một tấm thảm đứng. Bên trong của văn phòng, cách bài trí không khác gì văn phòng của bà: vài tấm bằng tốt nghiệp treo trên một bức vách; vách bên kia có một bức tranh sơn dầu vẽ cảnh miền quê nước Ý và một cái gương hình chữ nhật treo ngang, viền gỗ vàng chạm trổ tinh vi. Ngay dưới cái gương là một chiếc sofa bằng da đối diện với một cái bàn gỗ nhỏ; kế bên sofa có một chiếc đèn chụp cao kiểu cổ điển, tất cả nằm trên một tấm thảm hình da beo. Cách bài trí làm cho người ta có cảm giác đây là một phòng khách ở nhà hơn là một văn phòng làm việc.
– Mời bà qua bên sofa để chúng ta bắt đầu nói chuyện, bà chuyên viên tâm lý nói.
Hai người đàn bà ngồi xuống trên sofa, giữ một khoảng cách vừa phải. Bà chuyên viên cầm trên tay ba chiếc thẻ ghi nhớ, nhìn thoáng vào chúng và rút ra một tấm đưa cho bà.
– Bà đọc câu hỏi đi, bà chuyên viên nói như ra lệnh.
Bà ngớ ra:
– Ủa, tôi tưởng câu hỏi là để bà đọc chứ ạ?
– Bà đọc lớn câu hỏi đi, bà chuyên viên nhắc lại. Bà cần nghe chính giọng của bà đặt vấn đề.
Bà khẽ cười mũi và hắng giọng đọc:
– “Đó có phải là tình yêu không?”
Bà chuyên viên gật gù và đưa chiếc thẻ có bức tranh vẽ phác lên ngắm nghía. Nét vẽ thô cứng, vụng về của bà cho thấy một thanh niên, tay cầm một cái ly, đứng trong thang máy đang mở cửa.

– Bà nói thêm về bức vẽ này đi.

– Tôi vừa đi ăn trưa về, đứng chờ trước thang máy. Khi cửa mở, tôi thấy Julian đang đứng bên trong, tay cầm ly cà-phê, dợm bước ra. Khi tôi bước vào trong thang máy, Julian bảo là cậu ta mua cà-phê mang lên cho tôi nhưng thấy văn phòng tôi đóng cửa nên chờ một hồi lâu rồi đành đi xuống. Chúng tôi cùng đi trở lên văn phòng của tôi. Cả hai ngồi nói chuyện một lúc. Tôi cám ơn Julian lúc cậu ta từ giã ra về. Tôi nhìn ly cà-phê, thấy trên đó người pha cà-phê ghi bằng nét chữ nguệch ngoạc “Bà”, chắc là theo yêu cầu của Julian.
– Bà có nghĩ rằng sự việc này chính là nguyên nhân của tất cả sự việc mà bà muốn thảo luận với tôi không?
Bà bối rối đan các ngón tay vào nhau:
– Lúc ngồi suy nghĩ phải vẽ cái gì, tự dưng hình ảnh này loé lên trong đầu tôi nên tôi vẽ lại như thế. Thật ra, tôi nghĩ điều đánh động mạnh hơn vào cảm xúc của tôi là một mẩu điện thư Julian gởi cho tôi ít lâu sau đó. Đây là copy của mẩu điện thư mà tôi tái tạo theo trí nhớ cho bà xem.


Bà chuyên viên vừa nheo mắt đọc bức điện thư, vừa hỏi:
– Bà quen cậu này ra sao mà đã thấy thân thiết trong giai đoạn này vậy? Mua cà-phê, viết điện thư cho bà, mời bà đi uống cà-phê nữa.
– Julian làm về điện toán trong công ty của tôi, ở tầng ba. Cậu ta thường lên tầng năm mỗi lần cả công ty họp. Chúng tôi tình cờ ngồi gần nhau vài lần trong phòng họp rồi dần dà trở thành quen biết.
– Bà nhận thấy ngôn ngữ của cậu này trong điện thư như thế nào?
– Hồn nhiên, tự tin, nhưng lễ phép.
– Vì sao bà thấy xúc động khi đọc mẩu thư này?
– Tôi tự đặt câu hỏi: Tại sao cuối tuần cậu ta không dành thì giờ để đi chơi với bạn bè hay bồ bịch mà lại muốn đi uống cà-phê với tôi?
– Rồi bà có tự trả lời câu hỏi đó không?
– Tôi nghĩ, chắc là cậu ta có cảm tình đặc biệt với mình, một người…
– … đáng tuổi mẹ của cậu ấy, phải không? Bà chuyên viên không giấu được vẻ hóm hỉnh trên mặt.
– Tôi bắt đầu ôn lại những gì Julian nói hay làm từ những lần gặp gỡ trước, và tạm kết luận là cậu ta có một cảm tình nào đó vượt qua khỏi giới hạn thông thường giữa hai người đồng nghiệp vong niên.
Bằng một giọng đều đều, bà tiếp tục kể cho bà chuyên viên nghe về lần đi uống cà-phê đầu tiên giữa bà với Julian. Hôm ấy, bà ăn mặc cẩn thận, chải chuốt hơn thường ngày, mặc dầu bình thường bà vẫn có tiếng là ăn mặc hết sức chăm chút. Lúc lái xe trên xa lộ để đến chỗ hẹn, bà bỗng như chìm vào một cơn mê nhè nhẹ. Trong cơn mê đó, bà cảm thấy như Julian đã trở thành người yêu của mình. Người yêu! Bà nói to lên trong xe và tự cười lớn một mình. Ừ, cho là cậu ta có là người yêu của ta đi nữa thì lần này chắc ta sẽ không bao giờ đau khổ vì tình yêu như ba mươi mấy năm về trước. Bởi vì ta sẽ chẳng bao giờ muốn chiếm hữu Julian cả. Cho nên sẽ chẳng bao giờ ta đau khổ vì mất một điều gì chưa hề có. Tình yêu lần này, nếu xảy ra, sẽ hoàn toàn thoát ra khỏi vòng chiếm hữu hay xác thịt. Nó sẽ là một chút trang điểm thật nhẹ nhàng, thanh thoát cho mỗi ngày của bà. Nó sẽ là một điều bà không bao giờ sợ mất. Bà đến với buổi hẹn hò trong một tâm trạng vô cùng tự tin và phấn chấn. Tỉnh táo nữa. Không còn mê muội như thuở còn con gái mới lớn, vụng về và dại khờ ngày trước. Buổi gặp gỡ thật êm đềm, đáng nhớ. Quán để nhạc hòa tấu bán cổ điển. Không khí là của một thế giới phi thời gian, tách biệt với bên ngoài. Hai người nói với nhau những điều vu vơ, không quan trọng. Cà-phê hôm ấy, đối với bà, ngon một cách lạ thường.
– Từ đó đến giờ đã là bao lâu rồi? Tiếng bà chuyên viên ngắt lời làm cho bà giật mình vùng ra khỏi miền ký ức.
– Tám năm rồi, bà ạ. Gần cả một thập kỷ. Đây là thập kỷ qua nhanh nhất trong cuộc đời tôi. Tóc tôi bạc đi thật nhanh, không hiểu vì đau khổ hay vì đã đến lúc tóc phải bạc như vậy.
– Tám năm nhìn lại, bà đã có thể trả lời câu hỏi của chính bà hay chưa? “Đó có phải là tình yêu không?”
Bà đưa tay đón lấy cái thẻ ghi nhớ còn để trống mà bà chuyên viên chìa ra, ghi vội vài hàng chữ, không một chút đắn đo. “Điều mà tôi gọi là tình yêu chính là kết quả của sự diễn dịch của riêng tôi đối với một thực tế mở rộng cho bất cứ một sự diễn dịch nào khả dĩ. Tôi cho rằng thực tế đó là biểu hiện của một tình yêu, và háo hức đáp lại bằng tình yêu của chính mình.”
Bà để tờ giấy lại trên chiếc bàn trước mặt cái sofa, vội vã đi ra khỏi phòng, quên cả chào bà chuyên viên. Bà đi thật nhanh qua cánh cửa đang mở rộng, như muốn chạy trốn tất cả những gì đã xảy ra tám năm về trước.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Lần gặp gỡ này cũng bắt đầu với ba tấm thẻ ghi nhớ được bà chuẩn bị theo như lời hướng dẫn ban đầu của bà chuyên viên tâm lý. Hôm nay, người đàn bà này trông rõ ràng hơn lần trước một chút. Toàn cảnh văn phòng của bà ta, dãy cao ốc, đỉnh núi phủ tuyết và những rặng thông chợt chập chờn trở thành một bối cảnh mờ nhạt, khiến nổi bật lên người đàn bà đang ngồi trước mặt bà. Cũng lạ, bà ta mặc một bộ đồ màu hồng phấn y như màu của bộ đồ bà đang mặc. Điều đáng chú ý là chỉ bộ quần áo mới nổi hẳn lên, còn gương mặt của bà ta vẫn mờ nhạt như lần đầu tiên hai người gặp nhau. Mờ nhạt tới nỗi nó làm cho bà có một cảm giác gờn gợn sợ vì tựa như bà đang nhìn một người đàn bà không có đầu. Tuy vậy, bà cảm thấy thoải mái hơn với bà chuyên viên so với lần đầu tiên. Bà chợt cảm thấy khá gần gũi người đàn bà ăn nói có phần lạnh lùng này.
Không chờ được yêu cầu, bà khẽ nâng tấm thẻ đầu tiên lên và đọc lớn câu hỏi của chính mình: “Trực diện với thực tế có phải là cách hay nhất để quên đi một tình yêu không?”
Bà chuyên viên đỡ lấy tấm thẻ trên tay bà, nhẩm đọc lại câu hỏi một lần nữa, rồi trầm ngâm hỏi:
– Bà bắt đầu muốn quên tình yêu đó từ lúc nào?
– Phải một thời gian dài sau đó. Ban đầu, tôi lao vào cảm xúc hừng hực của tình yêu đang mỗi ngày càng gia tăng trong tôi. Tôi nghiệm ra rằng trái tim tôi chỉ ngủ quên trong bao nhiêu năm qua, chứ nó chẳng bao giờ quên yêu là gì cả. Tình yêu đó cũng mới mẻ, tinh khôi không kém gì tình yêu của tôi thời con gái, như tình yêu đầu đời của bất cứ ai vậy. Tất cả những cảm xúc về tình yêu trong tôi rộn ràng sống dậy như chưa bao giờ từng chết đi. Đây, giai đoạn đó có thể tóm tắt qua bức vẽ này.
Bà chuyên viên nhìn thật lâu bức vẽ hai người ngồi đối diện nhau với hai tách cà-phê trên bàn.


Lâu thật lâu, cuối cùng bà ta mới buông ra một câu bình phẩm:
– Bà nhìn quá trẻ trong bức vẽ này.
– Tôi cố ý vẽ như vậy đó. Ngồi với Julian, tôi thấy mình như chưa bao giờ lớn lên cả. Có lẽ vì ngày xưa tôi chưa hề toại nguyện với tình yêu. Đi song song với người đàn bà đang mỗi ngày một già đi là tôi, vẫn có một thiếu nữ mãi mãi còn thanh xuân, luôn luôn khao khát tình yêu. Trái tim của cô ta hồ như muôn đời vẫn tươi mát. Nó chỉ tạm thời bị đông đá trong một thời gian dài vừa qua. Julian, rất đỗi vô tình, đã làm cho trái tim đó rã băng ra, nồng cháy trở lại như bao giờ.
– Bà có nghĩ rằng cậu ấy biết bà yêu mình hay không?
– Julian vẫn thường nói với tôi là cậu ta thấy qua tôi hình ảnh người mẹ đã ruồng bỏ cậu. Tôi hỏi han rất ân cần về chuyện gia đình và nhiều chuyện cá nhân khác của cậu ta. Tôi nghĩ rằng cậu ta chỉ thấy là tôi có một cảm tình hết sức đặc biệt với cậu mà thôi. Tôi chưa bao giờ nói một lời nào suồng sã hay có ý ám chỉ này nọ với cậu ta cả. Trong giai đoạn thứ hai này, tôi liên tiếp mời Julian đi uống cà-phê với mình, hết lần này đến lần khác, với một ý nghĩ tuyệt vọng là chỉ để được gặp mặt và nói chuyện với cậu ta mà thôi. Lần nào cũng vậy, mỗi khi ra về, tôi đều mang một cảm giác ê chề lẫn hối hận. Mỗi lần như vậy, tôi đều thề thốt với chính mình là sẽ không có lần sau nào nữa. Vậy mà vẫn có một lần sau. Rồi một lần sau, một lần sau nữa. Tổng cộng, chỉ trong vòng mấy tháng mà tôi đã đi uống cà-phê với cậu ta không dưới mười lần.
– Rồi từ lúc nào bà quyết định phải quên tình yêu đó đi?
– Từ lâu tôi vẫn nghe phong thanh là Julian đã có bạn gái. Tuy vậy, tôi chẳng bao giờ thấy cậu ta đi với cô nào cả. Hơn nữa, giờ giấc của cậu ta rất rộng rãi, không phải loại giờ giấc của một chàng trai đang vướng víu vào chuyện ái tình. Hầu như ngày giờ nào tôi rủ cậu ta đi uống cà-phê, cậu ta cũng sẵn sàng cả. Lúc ngồi với tôi, cậu ta không bao giờ nhận một cú điện thoại nào của ai, cũng như không thấy ai nhắn tin để cậu ta phải bận bịu trả lời. Một hôm, đi uống cà-phê với Julian về, tôi nảy ra ý muốn cậu ta đưa tôi về xem căn chung cư của cậu đang ở. Tôi rất tò mò muốn bước vào thế giới riêng tư của người con trai mới lớn này. Julian chìu tôi, đưa tôi vào xem căn phòng studio đạm bạc của cậu ta. Tôi bước vào, cảm động nhìn chiếc giường nhỏ nằm giữa phòng còn tấm chăn đêm qua chưa xếp lại. Trên chiếc bàn bên cạnh có một vài món mà tôi nghĩ là của một người con gái nào đó để lại chứ không phải đồ của đàn ông con trai. Tuy vậy, không hiểu sao lúc đó tôi không mảy may thắc mắc về điều này. Julian chỉ cho tôi xem tấm thiệp Giáng Sinh dán trên tường mà tôi đã tặng cho cậu ta năm ngoái. Tôi thoáng xúc động, nhìn Julian không biết nói gì.
Bà ngừng lại một chút, khịt khịt mũi, ý chừng để ngăn không cho một giọt nước mắt nào đang chực rơi xuống, rồi kể tiếp:
– Một buổi chiều, tôi ghé vào khu thương xá nhỏ, nơi có tiệm cà-phê Julian và tôi thường lui tới, để vào một tiệm bánh gần đó mua một ít bánh ngọt. Vừa đứng chờ mua bánh, tôi vừa miên man nhớ lại những lần Julian và tôi đến đây. Lúc tôi cầm gói bánh quay trở ra, trước mặt tôi là Julian đang vui vẻ dắt tay một cô gái từ bãi đậu xe tiến vào. Tôi như chết đứng tại chỗ. Julian thấy tôi, vội vàng dắt cô gái lại giới thiệu. Tôi tay bắt mặt mừng mà trong lòng tê tái. Chào cả hai ra về, tôi là một tên zombie lái xe như bay trên xa lộ. Về đến nhà, tôi lên giường nằm trùm chăn kín mít. Tưởng tượng ra cảnh Julian và cô gái quằn quại ngủ với nhau trên chiếc giường trong căn phòng mà tôi có lần được thấy, tự dưng tôi mếu máo và hai hàng nước mắt chảy dài.
Sau đó, tôi bắt đầu xoá bỏ tất cả những gì có dính líu tới Julian. Tôi xoá hết các bức điện thư của cậu ta, những tấm hình cậu ta chụp chung với tôi còn giữ trong máy điện toán. Tôi xé nát mấy tấm thiệp cậu ta gởi cho tôi. Duy chỉ có một cái nút mà tôi không thể nào bấm được, đó là cái nút “delete” trong đầu tôi. Bởi vì, nói cho ngay, hình bóng của Julian chưa thể xoá được trong trí nhớ của tôi vào thời điểm đó.
– Những ngày sau đó, bà đối xử ra sao với Julian mỗi lần gặp mặt cậu ấy?
– Không có gì thay đổi trong cách tôi nói chuyện với cậu ta cả. Tuy vậy, tôi cắn răng quyết định lấy độc trị độc. Tôi nhờ Julian mời cô bạn gái cùng đi uống cà-phê với cậu ta và tôi. Tôi muốn đối diện với người yêu của Julian, đối diện với thực tế, để nhớ lại mình là ai, để hiểu mối quan hệ giữa mình và Julian như thế nào. Một lần rồi thôi. Rồi sẽ không còn lần nào nữa.
Hình như bà chuyên viên muốn đưa tay ra cầm lấy tay bà, nhưng lại rụt tay lại. Bà ta hỏi bằng một giọng không kém xúc động:
– Bà thấy giải pháp đó có tác dụng gì không?
– Mỗi ngày tôi dửng dưng ra thêm một chút. Sau lần đi chung với Julian và cô bạn gái, tôi không còn rủ cậu ta đi uống cà-phê nữa, tuy mỗi lần gặp nhau trong sở, chúng tôi vẫn nói chuyện bình thường. Lúc đó, Julian cũng bận bịu với nhiều công việc nên chúng tôi ít gặp nhau trong sở. Bẵng đi thật lâu, bỗng cậu ta lại mời tôi đi uống cà-phê. Lúc này, tôi cảm thấy trong lòng mình đã khá nguội lạnh nên nghĩ rằng mình có thể gặp cậu ta mà không sợ lung lay gì trong lòng nữa. Gặp lại Julian trong tiệm cũ, tôi thấy cậu ta khá thay đổi. Cậu ta nói về mình nhiều hơn trước, có vẻ bề ngoài hơn là một chàng thanh niên nghiêng về nội tâm như lúc đầu tôi mới biết. Lần đó là lần chót tôi gặp Julian. Sau đó cậu ta đổi qua làm ở một công ty khác. Hơn bốn năm nay tôi không còn tin tức gì về cậu ta nữa.
Bà vừa cầm tấm thẻ trống lên, vừa nói:
– Chắc bây giờ tôi có thể viết câu trả lời cho câu hỏi của tôi hôm nay rồi phải không?
Không đợi bà chuyên viên trả lời, bà nắn nót viết: “Chỉ cần không có một thực tế mới nào để diễn dịch nữa thì tình yêu sẽ dần mất đi. Tuy nhiên, ký ức phải cần một thời gian nữa mới bị xoá nhoà hẳn.”
Bà rời khỏi văn phòng, không vội vã như lần trước. Bà còn nhớ chào bà chuyên viên trước khi về nữa. Bà chỉ không nghe thấy bà chuyên viên nói gì để đáp lại.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Hôm nay là buổi tham vấn cuối cùng. Bà hăm hở bước vào văn phòng quen thuộc, nơi bà chuyên viên tâm lý đang ngồi đợi bà. Vẫn với bối cảnh mờ nhạt của nhà cửa, núi non, cây cối và gian phòng như cũ, hôm nay bà chuyên viên hầu như hiện nguyên hình, nét nào ra nét đó. Bà ta lại mặc quần áo cùng màu với bà một lần nữa. Gương mặt của bà ta sống động hơn lúc nào hết. Bà có cảm tưởng nhìn bà chuyên viên như nhìn chính mình trong một chiếc gương.
Bà chuyên viên hôm nay bặt thiệp, vồn vã một cách khác thường. Bà vui vẻ bảo:
– Sao? Câu hỏi của bà hôm nay là gì?
Bà dường như cũng vui lây với sự thay đổi bất ngờ của bà chuyên viên, cười đáp lại:
– Hôm nay là buổi cuối cùng, tôi muốn làm khác đi một chút. Tôi chỉ mang theo hai cái thẻ thôi. Tôi không viết sẵn câu hỏi nào hết mà chỉ có một bức vẽ nữa và sẽ viết một câu kết luận vào cuối buổi nói chuyện này.
Hình như đây là lần đầu tiên hai người đàn bà cười với nhau. Hai người gần như cùng cười một lúc và cùng có những biểu cảm khá giống nhau. Bà phấn khởi nói tiếp:
– Tuy vậy, tôi có một thắc mắc trực tiếp mà không biết bà có giúp tôi giải đáp được chăng. Đó là trong suốt tám năm nay, tôi hầu như chưa hề nằm mơ thấy Julian bao giờ cả, mặc dầu tôi rất muốn như vậy.
– Bà nói hầu như nghĩa là thế nào?
– Có một lần duy nhất tôi nằm mơ thấy một người mà tôi cho là Julian, nhưng đó chỉ là một cái bóng đen nên tôi không chắc lắm. Ngược lại, có một người mà tôi không bao giờ muốn gặp mặt nữa thì tôi lại thấy trong mơ khá thường xuyên. Đó là người chồng cũ của tôi. Phải gọi đó là những cơn ác mộng thì đúng hơn. Trong những cơn ác mộng đó, tôi và người chồng cũ thường cãi nhau những trận tơi bời không khác chi hồi chúng tôi còn chung sống với nhau.
Bà nhìn thẳng vào mắt bà chuyên viên:
– Tôi muốn hỏi bà, tại sao người tôi yêu thương nhất thì tôi không bao giờ được nằm mơ thấy; còn người tôi căm ghét nhất, tôi lại phải gặp hoài trong mộng?
Bà chuyên viên cũng nhìn thẳng lại vào mặt bà:
– Tôi không được đào tạo chuyên môn về những giấc mơ nên không có một câu trả lời chính xác cho bà. Tuy nhiên, tôi có thể nói cho bà nghe những suy nghĩ của riêng tôi về hiện tượng này. Theo tôi thấy, chiêm bao ban đêm là hình ảnh đối xứng với đời sống ban ngày của chúng ta, chỉ khác một điều một bên là âm, một bên là dương. Đôi lúc, các giấc mơ là những gì đối nghịch với thực tại, nhưng cũng có khi chúng chỉ là thực tại nối dài. Những gì bà mong muốn có được mà không thể có, hay những gì bà muốn dứt bỏ mà không dứt được, nhiều giấc mơ có thể lặp lại y như thế. Tôi biết bà là người Công giáo, nhưng cho phép tôi được nhắc đến một câu nói của đức Phật trong trường hợp này, vì nó nói lên bản chất của những giấc mơ của bà. Những giấc mơ là phản ảnh cuộc sống ban ngày của bà, cũng như của rất nhiều người khác. Câu đó là “Ái biệt ly, oán tăng hội, cầu bất đắc.”
Lần đầu tiên, bà chuyên viên nắm lấy tay bà. Bà để yên tay mình nằm trong tay bà ta, không rụt lại. Bà nghe như có một luồng điện truyền nhanh từ tay bà ta qua tay bà. Trong một khoảnh khắc, bà tưởng chừng như hai người đã nhập lại thành một. Giọng nói của bà chuyên viên tiếp tục cất lên, vừa gần vừa xa:
– Tám năm qua rồi, bây giờ cuộc sống của bà ra sao?
Bà chìa ra tấm thẻ có bức tranh vẽ phác, dịu dàng nói:
– Tôi bây giờ như thế này đây!


Trong khi bà chuyên viên săm soi bức vẽ, bà nói tiếp, giọng mơ màng:
– Có một ngày, trong giai đoạn tôi còn yêu tuyệt vọng, tôi đi chơi xa cùng với các con. Đi chung với cả nhà mà tôi như sống trong một cõi riêng. Tôi còn nhớ đó là một buổi chiều sắp tàn ở một tiệm ăn ở một thành phố nhỏ và hẻo lánh, cách xa chỗ tôi ở hằng trăm dặm. Nắng quái bao trùm hết không gian. Cả một vùng đất trời nhuốm một màu vàng vọt, bệnh hoạn. Tôi thẫn thờ nhìn người ta qua lại, sinh hoạt, nói cười và bỗng dưng cảm thấy lợm giọng, buồn nôn và kinh hãi, thấy cả trần gian nhung nhúc những con người trần truồng, trơ trọi và nhàm chán. Tất cả chỉ vì thế giới này thiếu vắng tình yêu. Tất cả chỉ vì tôi không có Julian.
Bà chợt để tay lên vai bà chuyên viên, trìu mến nói:
– Nhưng bà đừng lo cho tôi. Đó chỉ là những cảm xúc đã chết rồi. Bây giờ cà-phê đối với tôi chỉ là màn độc ẩm. Nhưng thật ra, nghĩ cho cùng, những lúc ngồi với Julian tôi đã độc ẩm từ lâu rồi. Tôi nghĩ ai trong chúng ta cũng có một vài cách có thể gọi là để thí nghiệm xem mình có còn yêu một người nào đó không. Đối với tôi, cũng lạ là giữa tôi và Julian, mọi chuyện dường như bắt đầu từ một ly cà-phê, nhưng nó lại không phải là một niềm ám ảnh về tình yêu của tôi, như ai đó đã nói “Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình.”
Giọng bà càng lúc càng trở nên xa vắng hơn:
– Những thí nghiệm của tôi không phải về hương vị mà lại có liên quan đến âm thanh. Khi ta đang yêu một người, cái tên người đó là tất cả những âm thanh êm ái nhất trên đời cộng lại. Khi đọc đến tên Julian của một người trùng tên nào khác, hoặc nghe ai vô tình nhắc đến tên cậu ta, tôi thấy như từng sợi thần kinh xúc cảm trong tôi biến thành những sợi dây đàn rung lên thánh thót. Mỗi lần thí nghiệm với cái tên oan nghiệt đó mà nghe trong lòng vẫn dâng lên dạt dào cảm xúc, tôi biết rằng mình vẫn còn yêu Julian. Nhưng dạo gần đây, những thí nghiệm mới nhất của tôi đã cho thấy các sợi dây đàn trong tôi không còn rung cảm nữa, hay quá lắm chúng cũng chỉ còn rung phơ phất.
Thí nghiệm thứ hai của tôi có dính líu đến hai bài hát tiếng Pháp có tựa đề là Le géant de papier và Pour toi c’est rien, pour moi c’est tout mà tôi tình cờ được nghe trong thời gian đó. Hai bài hát đó ám ảnh tôi đến nỗi tôi nghĩ âm điệu và lời ca của chúng dường như chỉ dành cho tôi và những cảm xúc tuyệt vọng của tôi dành cho Julian. Tôi không can đảm nghe hai bài hát đó vì mỗi lần nghe chúng, tôi thấy như lòng mình bị vò xé dữ dội. Nhưng rồi cũng như cái tên của Julian, hai bài hát đó dần dần cũng trở thành dễ chịu đựng với tôi hơn. Cuối cùng, tôi đã có thể nghe chúng mà không còn cảm thấy phải tắt ngay đi nữa. Tôi đã có câu trả lời cho chính mình rồi. Ngay cả những tình yêu sâu thẳm nhất cũng không thoát khỏi định luật có sinh có diệt.
Bà cầm lên tấm thẻ cuối cùng, chậm rãi viết vào đó: “Rốt cuộc rồi tình yêu nào cũng sẽ tan biến khỏi tâm tư, nhưng có lẽ nó sẽ còn ở lại mãi mãi trong trí tưởng.”
Bà đưa cái thẻ cho bà chuyên viên tâm lý. Hai người đàn bà ôm nhau từ giã trong im lặng. Cuối cùng, bà rời bà ta, quay ra cửa. Ngoài kia, bóng tối đã hoà lẫn với ánh đèn toả ra từ các tầng cao ốc. Bà chợt nhớ ra hôm nay là chiều cuối năm. Lúc bà đang loay hoay khoá cánh cửa văn phòng của mình, người lao công đi qua chào bà và hỏi:

– Hôm nay bà về muộn vậy? Cuối năm rồi…

Trần Công Trí