20 thg 11, 2017

NGƯỜI THẦY CỦA TÔI (FB Vũ Đình Trung )


Chiều nay tôi kịp đến viếng mộ thầy . Ngôi mộ nằm dưới một tán cây cổ thụ trông thật ảm đạm và buồn thảm như cuộc đời thầy- Hôm nay đúng là ngày giổ của thầy và cũng là ngày gần 50 năm trước thầy cho tôi tất cả những gì tôi có hiện nay.....Bao nhiêu ký ức bổng hiện về....
Ngày 15 -11-19.... tôi từ phòng Đốc học (Hiệu trưởng) ra với hai hàng nước mắt ...Có tiếng gọi : Có việc gì vậy em - tôi quay lại trao cho thầy tấm giấy. Xem xong thầy bảo chờ thầy ở cổng trường . Tôi chờ một lát thì thầy ra : Thầy muốn tới thăm nhà em - giọng thầy trầm ấm nhưng rất dứt khoát , tôi chỉ biết dạ..
Lúc đó cũng hơn 8g sáng,Thầy đi chiếc PC còn tôi đi chiếc xe đạp không thể nào củ hơn , thầy chạy thật chậm sau lưng tôi mà không nói một câu nào . Cuối cùng hơn 20 phút cũng về đến nhà tôi vì cũng non 3 cây số - Mời thầy vào nhà ( đúng hơn là cái chòi ) tôi nói thầy uống nước ngồi chờ em ra chợ gọi mẹ về...Thầy hỏi thường thì bao giờ mẹ về - tôi nói tầm 9g30 đến 10g thầy bảo thế thì khỏi gọi mà em ngồi đây kể về cuộc sống của gia đình em cho thầy nghe.....
Quê mẹ tôi vốn là thủ phủ của miền tây (Tỉnh Phong Dinh - nay là Cần Thơ ) Mẹ tôi vốn là thôn nữ hiền lành chất phát , trong một gia đình trung lưu gia giáo. Gần đó có một đơn vị lính đóng và mẹ đem lòng yêu anh lính trẻ , kết quả mối tình đó là tôi. Lúc mẹ mang thai tôi 3 tháng người lính ấy chuyển quân không một lời từ biệt. Ông bà ngoại nổi trận lôi đình bảo mẹ tôi phải bỏ tôi vì xấu hổ với dòng họ và bà con xóm giềng nhưng mẹ dứt khoát không nghe thế là mẹ một mình lên Sài Gòn sa:nh tôi .Ông bà ngoại bảo mẹ tôi đem cho tôi hay gởi vô cô nhi viện và về quê sống nhưng mẹ không đành lòng.... thế là mẹ mua 1 miếng đất cất 1 cái chòi ở ngoại ô Sài Gòn này hơn 15 năm. Hàng ngày với gánh xôi tứ 4,5g sáng chủ yếu bán cho người chạy xích lô, ba gác hay xe ôm... Còn tôi sáng sớm bỏ báo sau đó bỏ bánh mì cho các xe bán bánh mì sau đi học , trưa học về ăn cơm nghỉ chút đi bán vé số ( hồi đó 1 tuần chỉ xổ 1 lần vào ngày thứ ba và chỉ một đài ) bán ngày này qua ngày kia chừng nào hết thôi.
Thầy nghe tôi kể tới đây nước mắt thầy rưng rưng : em vốn thông minh thì càng ráng học giỏi để sau này phụng dưỡng mẹ . Lúc đó mẹ tôi về. Tôi giới thiệu thầy cho mẹ hai người chào nhau xong tôi nói vói mẹ : Trường tạm đuổi học con vì tiền học tháng 10 chưa đóng mà tháng 11 đã qua 15 ngày - ( trường qui định phải đóng học phí từ 1 đến 10 háng tháng). Mẹ nói mẹ mới dành dụm được hơn 1000 đồng con vào trường năn nỉ thầy cho đóng tạm tiền tháng 10 và cho con tiếp tục học... Lúc đó thầy lên tiếng : mai em cứ vào trường học bình thường chút về thầy sẽ đóng tiền học cho em - Làm vậy sao được thầy!. Năm nay em học lớp đệ tam ( lớp 10 bây giờ ) học hết tú tài rồi học xong đại học cũng chỉ mất 8-9 năm nữa đi làm rồi trả dần cho thầy.
Sau nhiều lần giải thích và thuyết phục tôi đồng ý để thầy " nuôi " tôi ăn học. Thời đó đồng tiền ít trượt giá nhưng học phí tăng theo cấp lớp : từ mẫu giáo đến lớp nhất ( lớp 5 ) học phí 500 đ/tháng , từ lớp đệ thất (lớp 6) 600đ/tháng , đệ lục (lớp 7) 700đ/tháng ... cứ thế đệ nhất (lớp 12)1200đ/tháng .Thế là tôi nợ thầy 8 tháng lớp 10 (8000đ). 9 (tháng lớp 11 (9900đ). 9 tháng lớp 12 ( 10800đ) tổng cộng là 28700 đ số tiền này tương đương 3 tháng lương của thầy.
Tôi yêu kính thầy không phải vì thầy nuôi tôi ăn học hay đối xử tốt với tôi mà bởi những lời răn dạy của thầy cộng với gia cảnh của thầy cũng không mấy sáng sủa hơn tôi : Cha thầy đi linh và gởi lại một phần thân thể nơi chiến trường. Xuất ngũ chỉ còn một chân và bàn tay trái mất 2 ngón.. Mẹ thầy lúc ấy chưa tới 30 tuổi và thầy cũng chưa tới10 tuổi .Khi ba thầy vừa về hơn tháng thì mẹ bỏ nhà ra đi không một lời từ biệt . Ông tật nguyền mà con còn nhỏ nên cũng không có thời gian tìm kiếm. Lúc tôi biết thầy thì thầy mới 31 tuổi - tôi hỏi sao thầy không lấy vợ - thầy bảo lúc còn sinh viên thầy có yêu một cô và cô ấy cũng có vẻ thương lại.. nhưng khi cô ấy đến nhà thầy chơi thấy cha thầy cô ấy tỏ ra thất vọng rồi dần lảng tránh. Từ đó về sau thầy không còn muốn quen ai !
Nhờ thầy giúp đở về mặt tài chánh và sự động viên tinh thần tôi học rất tốt. Tôi đậu vào đại học bách khoa và học ngành nguyên tử. Học được vài tháng thì có một trường đại học danh tiến của US đến tìm kiếm cơ hội hợp tác .Sau khi phỏng vấn họ cấp cho tôi một học bổng toàn phần ở trường của họ.
Qua xứ người tôi chuyển sang học ngành vũ trụ không gian và học tiếp lên cao học..
Lúc đầu còn liên lạc thường xuyên với thầy nhưng bặt tin sau đó vì biến cố 75 . Sau đó mãi gần10 năm sau đó tôi về tím thầy , thầy không còn ở chổ củ tìm hỏi bạn bè cũng không ra về trường củ hỏi thì nghe nói thầy nghỉ vì bệnh lao. Tôi nhờ bạn bè tìm dược thầy thì báo gấp cho tôi.Tôi về lần thứ hai khi được tin thầy- Thầy không còn ở Sài Gòn mà ở một nơi hẻo lánh thuộc tỉnh Sông Bé ...Tôi năn nỉ thầy về SG và thầy đồng ý tôi mua cho thầy một căn nhà nhỏ ởTĐ.
Tôi và thầy vẫn liên lạc. Nhờ bạn bè nhắn tôi mới biết cha thầy qua đời và tôi về kịp tiển ông.. Tôi nhờ bạn bè thay tôi mà quan tâm chăm sóc thầy
Từ sau ngày cha thầy mất tôi tự hứa năm nào tôi cũng thu xếp về thăm thầy vào dịp tháng 11 . Ngày 15 tháng 11 năm nào thầy đã đưa cuộc đời tôi sang trang khác....Và gần 20 năm trước thầy đã ra đi mãi mãi khi chưa bước vào cái tuổi thọ... thầy hưởng hơn 59 năm trên dương thế.
Thầy hảy an nghỉ những lời thầy dạy con mãi không quên - cuộc đời này gọi là dài thì không hẳn là dài mà gọi là ngắn cũng không chính xác. Hửu duyên nên tương ngộ nên con và thầy gặp nhau.... suốt đời con sẽ không quên ơn thầy...
Dựa vào một câu chuyên có thât các tình tiết có thay đổi để thích hợp
NHÂN NGÁY QUỐC TẾ HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO VÀ CŨNG LÀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM KÍNH CHÚC QUÍ THẦY CÔ CŨNG NHƯ NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC GIÁO DỤC NHIỀU SỨC KHỎE , THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC VÀ LUÔN TỰ HÀO MÌNH LÀ NHÀ GIÀO CÓ TÂM ĐỨC.
Copy từ fb Vũ Đình Trung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét