22 thg 10, 2019

3 dấu hiệu tiềm ẩn trẻ lớn lên không có hiếu

Phụ Nữ và Đời Sống
Không những cần chú trọng nuôi dưỡng con thành tài mà bố mẹ cũng cần lưu ý những biểu hiện của trẻ để tránh sau này con trở thành người không có hiếu.

Kỳ thực có nhiều cha mẹ bày tỏ nỗi lo lắng rằng khi con còn nhỏ, họ hết lòng nuôi con, chăm sóc cho con nên người, thế nhưng không biết mai sau đứa trẻ có ngoan ngoãn, hiếu thảo với mình hay không.
Thực tế trong cuộc sống, việc trẻ lớn lên có hiếu thuận hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào bản thân chúng, mà xuất phát từ chính quá trình nuôi dưỡng của cha mẹ.
Có những biểu hiện trong hành xử của trẻ mà nhìn vào đó, có thể phần nào thấy được việc đứa trẻ trưởng thành có hiếu hay không, để từ đó có sự điều chỉnh dạy dỗ con sao cho đúng.
1. Trẻ không biết sự vất vả của bố mẹ mà chỉ quan tâm tới bản thân mình
Ngoài việc cho con tham gia vào việc nhà và để trẻ dần có sự chủ động, độc lập trong cuộc sống, nhiều đứa trẻ được chiều chuộng đến mức không biết làm việc gì ngoài hưởng thụ, trong khi bố mẹ còng lưng ra vất vả. Người ngoài có thể thấy những đứa bé như thế thật sướng.
Tuy nhiên, thực tế là những đứa trẻ như thế lớn lên khó có lòng hiếu thảo với cha mẹ. Trẻ từ nhỏ nếu không được bố mẹ hướng dẫn để cùng chia sẻ khó khăn, vất vả với gia đình sẽ không nhìn thấu những cực nhọc mà cha mẹ phải trải qua, nghiễm nhiên nhìn cuộc sống màu hồng, nghiễm nhiên cho rằng những thứ tốt đẹp chúng được đem đến là tự nhiên mà có.
Chính vì thế, ý thức san sẻ của chúng hoàn toàn không có. Nhiều cha mẹ sẽ bảo vệ con mà biện hộ rằng: Nó còn bé, chưa biết gì. Thế nhưng, phụ huynh nên độc lập yếu tố tuổi tác trong việc rèn giũa cho con lòng hiếu thảo. Quan trọng là xây dựng, kết nối tình yêu thương giữa con với bố mẹ. Đứa trẻ chỉ biết ích kỷ hưởng thụ, lớn lên không bao giờ hiếu thảo.


2. Bố mẹ không hiếu thảo với ông bà, đứa con cũng là “bản sao”
Có thể nói, lời nói, hành động của đứa trẻ thực chất được sao chép từ bố mẹ, bên cạnh tác động của môi trường xã hội. Cha mẹ chính là tấm gương cho con cái. Vì vậy, không thể có một đứa con hiếu thảo, nếu bản thân cha mẹ chúng là những đứa con bất hiếu, cư xử với người già trong nhà bằng thái độ thiếu tôn trọng, thiếu lễ nghĩa.
Thế nên, trông con mà ngẫm đến mình cũng là một cách để điều chỉnh cách ứng xử của bản thân, nếu muốn con mình sau này  là người hiếu đạo.
3. Trẻ tùy ý nói năng hỗn hào, đánh bố mẹ
Có nhiều trẻ được bố mẹ cưng chiều, trở nên thiếu tôn trọng chính người sinh dưỡng mình. Thậm chí chúng sẵn sàng đánh đập, cáu giận với bố mẹ khi không được đáp ứng nhu cầu.
Chúng ta không khó bắt gặp cảnh tượng này ở mọi nơi: đứa trẻ túm lấy áo bố mẹ, giằng xé, khóc lóc để đòi họ chiều theo ý mình. Bố mẹ ra sức vỗ về, đứa bé càng kích động, càng lao vào tấn công họ.

Đứa trẻ không ý thức được việc phải tôn trọng bố mẹ hay hối lỗi về hành vi sai của mình. Theo các chuyên gia, nếu cứ để trẻ phát triển theo hướng này, mối quan hệ của con với bố mẹ trong tương lai sẽ vô cùng xấu.
Trên thực tế, mối quan hệ của cha mẹ và con cái ở thời điểm hiện tại phần nào cho thấy mối quan hệ của họ ở tương lai: Trẻ khi nhỏ không được dạy cách tôn trọng cha mẹ, lớn lên sẽ không bao giờ hiếu thảo. Giáo dục thời hiện đại ủng hộ việc “làm bạn với trẻ”, tôn trọng trẻ.
Thế nhưng, điều này hoàn toàn ngược lại với việc ủng hộ, nuông chiều những hành vi xấu của con bất kể chúng ở độ tuổi nào, vì như vậy, bạn tiếp tay cho việc trẻ không tôn trọng trật tự, quy định, không tôn trọng bố mẹ, sẽ dẫn đến sự không hiếu thảo của con sau này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét