30 thg 9, 2018

Thơ Xướng Họa : Hương Lệ Oanh,Con Gà Què,XCQ,Hồ Nguyễn


Xướng : ĐÔI LỜI CÙNG BẠN

Bn hu quen nhau bui xế chiu,
M lòng an i lúc bun hiu.
Tng năm ba ch là thân mến,
Nhn my vn thơ cũng đ nhiu.
Vn vt vô thường vui chng trn,
Trn ai cõi tm ghét hơn yêu.
Ri ro phn bc trôi theo cát,
Tiếc nui thương thay mt bóng chiu.
HƯƠNG LỆ OANH VA 

Họa 1 : BẠN XẾ CHIỀU
Tr thành bn hu lúc v chiu,
Thi phú đi trao bao ht hiu.
Tình cm trao đi không mt ít,
Nghĩa ân nhn li chng còn nhiu.
Cuc đi ngn ngi đy thương hn,
S kiếp dài lâu lm ghét yêu.
Mt thoáng bên nhau ri cũng hết,
Khi thành bn hu lúc v chiu!
Con Gà Què

HỌA 2: BÔ LÃO TRI ÂM
May thay y mt bui v chiu,
Bn hu thân nhau đ ht hiu.
Hc hi làm thơ câu xướng ha,
Trao nhau my đon khúc bài nhiu.
Nay đây thy đó ngày mai mt,
Sáng sm đi ri ai nh yêu.
Ghi li nơi đây vài nhn gi,
Li thơ mc mc hn v chiu.
XCQ

HỌA 3: KẾT BẠN TUỔI CHIỀU
Quen nhau kết bn tui v chiu,
Tìm hiu tâm tình xóa ht hiu.
Thi phú đi trao âm vn chuyn,
Văn chương san s ý thêm nhiu.
Bn bè thân cn ân nng hu,
Bng hu giao hòa to mến yêu.
Đi vn kh đau tình chng tht ,
Giao lưu an i lúc sang chiu.
HỒ NGUYỄN (27-9-18)

Gia Định tam gia: Niềm tự hào của đất Sài Gòn – Gia Định

Từ VCCorp.vn


Cụ Võ Trường Toản, danh sĩ đất Gia Định, đã không ra làm quan với nhà Tây Sơn trong thời gian họ chiếm đóng vùng đất này. Cụ mở trường dạy học, thu nhận hàng trăm học trò, trong đó có ba người về sau rất hiển đạt dưới triều Gia Long, được người đời sau phong là “Gia Định tam gia”. Họ gồm có Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh và Lê Quang Định. Họ không chỉ văn hay chữ tốt, mà từng là những người đã góp phần không nhỏ trong việc gây dựng một vương triều Nguyễn tồn tại gần 150 năm.

Trịnh Hoài Đức

Giữa thế kỷ XVII, nhiều quan dân của nhà Minh vì bất phục nhà Mãn Thanh mới lên nắm quyền, đã bỏ nước ra đi và Đại Việt là một trong những miền đất họ chọn xin tá túc. Trong số những người này có Trịnh Hội, nguyên quán huyện Trường Lạc, tỉnh Phúc Châu, Trung Quốc, theo Trần Thượng Xuyên (Trần Thắng Tài), vào khai khẩn đất Trấn Biên (Biên Hòa). Chính tại nơi đây, Trịnh Hoài Đức đã ra đời năm 1765. Ông là cháu ba đời của Trịnh Hội, con trai Trịnh Khánh, vốn là người hiểu nhiều biết rộng, song mất sớm, khi ông mới 10 tuổi (1775).
Lúc bấy giờ, nhà Tây Sơn đã nổi dậy được bốn năm, chinh chiến liên miên, mẹ ông dời nhà về Phiên trấn (Gia Định), cho ông theo học cụ Võ Trường Toản. Đấy là thời điểm quan trọng không chỉ của Trịnh Hoài Đức, mà còn của Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tịnh và hàng trăm học trò đất Gia Định. Nó hun đúc cho mỗi người tinh thần yêu nước, một kiến thức rộng để giúp nước, giúp đời.
Và cơ hội đã đến sau 13 năm được truyền thụ chữ thánh hiền. Năm 1788, Nguyễn Ánh từ đất Xiêm quay về nước, được người dân ủng hộ, theo về và đánh bật lực lượng Tây Sơn ra khỏi đất Gia Định. Trịnh Hoài Đức đã đầu quân dưới trướng Nguyễn Ánh trong dịp này, được bổ chức Hàn lâm viện chế cáo. Năm 1793, ông giữ chức Đông cung Thị giảng, theo hoàng thái tử Cảnh trấn thủ thành Diên Khánh, sau đó được thăng Hữu Tham tri bộ Hộ (như Thứ trưởng bộ Tài Chánh).

Gia Định tam gia: Niềm tự hào của đất Sài Gòn - Gia Định
Mộ cụ Trịnh Hoài Đức ở Biên Hòa.

Năm 1802, cuộc đời làm quan của Trịnh Hoài Đức rẽ sang một bước mới. Ông được thăng Thượng thư bộ Hộ (Bộ trưởng Tài chánh) và được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh, cùng hai Phó sứ là Ngô Nhơn Tịnh và Hoàng Ngọc Uẩn mang theo quốc thư, phẩm vật, sách ấn của nhà Tây Sơn, và đặc biệt hơn nữa là giải theo một số kẻ cầm đầu bọn cướp biển Trung Hoa từng tham gia trong quân đội Tây Sơn như Đông Hải vương Mạc Quan Phù,Thống lãnh Lương Văn Canh, Phàn Văn Tài, giao cho Tuần phủ Quảng Đông. Hai năm sau (1804), sứ nhà Thanh là Tề Bố Sâm được cử sang nước ta làm lễ tuyên phong vua Gia Long, Trịnh Hoài Đức được cử làm Thông dịch sứ.
Năm 1808, một tổ chức hành chánh mới được thành lập tại khu vực phía Nam là Gia Định Thành, bao gồm các trấn Biên Hòa, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên, vua Gia Long đã cử Nguyễn Văn Nhơn làm Tổng trấn, Trịnh Hoài Đức làm Hiệp Tổng trấn. Chính trong thời gian này, ông để tâm nghiên cứu về lịch sử, địa lý, các mặt đời sống của 5 trấn Gia Định Thành, soạn thảo bộ Gia Định Thông Chí gồm ba quyển, dâng lên vua Minh Mạng năm 1820. Ở mỗi trấn, ông khảo kỹ từng ngọn núi, từng con sông, từng nếp ăn, nếp ở của con người ở mỗi địa phương.
Cho đến nay, Gia Định (Thành) Thông Chí của Trịnh Hoài Đức vẫn còn là một tác phẩm cần thiết cho những ai cần nghiên cứu các tỉnh miền Nam vào thời kỳ đầu thế kỷ XIX. Năm 1864, một nhà nghiên cứu người Pháp là Aubaret đã dịch sang tiếng Pháp tác phẩm này của Trịnh Hoài Đức.
Có một điều đáng lưu ý là năm 1821, Trịnh Hoài Đức đã được thăng Hiệp biện đại học sĩ, hàm tòng nhất phẩm, giữ chức Binh bộ Thượng thư mà theo sách Đại Nam Liệt Truyện, ông vẫn không có nhà riêng để ở (gia đình ông còn sống ở Gia Định), năm 1822, vua Minh Mạng đã cấp cho ông 3 ngàn quan tiền và gỗ, gạch, ngói, “cho làm nhà để làm chỗ nghỉ ngơi, tắm gội”. Qua năm sau, 1823, cảm thấy đã già yếu, ông dâng biểu xin nghỉ việc và đi theo đường biển trở về Gia Định cho đúng với câu “cáo chết quay đầu về núi”, song nhà vua còn cần nhiều ở ông nên giữ lại, ban cho sâm quế để điều trị.
Trịnh Hoài Đức mất vào tháng hai âm lịch năm 1825, thọ 61 tuổi. Vua Minh Mạng hết sức thương tiếc, truy thăng Thiếu bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ, hàm chánh nhất phẩm, truyền nghỉ chầu ba ngày, ngày đưa đám về quê, cho 400 quân Thần sách đưa đến bến đò sông Hương và cấp cho hai người mộ phu.

Lê Quang Định

Ông có tên tự là Tri Chỉ, hiệu Tấn Trai, sinh năm 1759 tại huyện Phú Vinh, phủ Thừa Thiên, cha tên Sách, làm quan nhỏ, chức Thủ ngự, chẳng may mất sớm. Gia cảnh bần cùng, khi còn rất nhỏ, Lê Quang Định đã theo anh là Hiến vào đất Gia Định, cư ngụ ở huyện Bình Dương và thọ giáo cụ Võ Trường Toản.
Cũng như Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định đầu quân dưới trướng chúa Nguyễn Ánh từ năm 1788, cũng giữ chức Hàn lâm viện chế cáo, sau chuyển qua chức Điền tuấn mới được thiết lập, chia nhau đi 4 dinh Trấn Biên, Phiên Trấn, Vĩnh Trấn và Trấn Định để khuyên nhủ người nông dân ra sức làm ruộng, mộ dân lập làm điền tốt, cấp cho ruộng hoang, trâu cày…, nếu không đủ thì nhà nước cho vay, sau mùa gặt thì nộp thóc trả nợ. Điều này cho thấy ngay khi mới bắt đầu lật ngược tình thế, còn muôn vàn khó khăn trước mắt, chúa Nguyễn Ánh đã nghĩ ngay đến việc ổn định đời sống nông nghiệp của người dân, phải là một nhà lãnh đạo có óc nhìn xa trông rộng mới làm được như thế.
Năm 1793, từ chức danh Đông cung Thị giảng, Lê Quang Định được thăng Hữu Tham tri Binh bộ và tham gia tích cực vào cuộc chiến đến hồi ác liệt giữa quân nhà Nguyễn và quân Tây Sơn, đặc biệt là trận thủy chiến Thị Nại năm 1801 và việc quân Tây Sơn vây khổn thành Qui Nhơn dưới quyền Hậu quân Võ Tánh. Năm 1802, chỉ trong hai thời điểm gần nhau, vua Gia Long đã cử hai sứ bộ sang Trung Quốc. Sứ bộ trước do Trịnh Hoài Đức dẫn đầu khởi hành vào tháng 5 âm lịch năm 1802, mang theo sắc phong và ấn tín của nhà Tây Sơn để chính thức thông báo với Thanh triều sự tan rã của nhà Tây Sơn, đồng thời giải giao mấy tên cầm đầu hải tặc người Hoa như một “món quà” trong quan hệ khởi đầu giữa hai nước.
Sáu tháng sau (tháng 11 âm lịch), Lê Quang Định được thăng từ Tham tri lên Thượng thư Binh bộ và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh xin tuyên phong và đề nghị đổi quốc hiệu là Nam Việt. Lúc ấy sứ bộ Trịnh Hoài Đức vẫn còn ở Quảng Tây theo yêu cầu của hoàng đế nhà Thanh, để chờ sứ bộ Lê Quang Định sang rồi cùng đến Yên Kinh một lượt.
Năm 1804, Án sát sứ Quảng Tây là Tề Bố Sâm được cử làm sứ thần nhà Thanh sang nước ta tuyên phong vua Gia Long và đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam. Hai năm sau (1806) Lê Quang Định dâng lên nhà vua một công trình khảo cứu quan trọng được ông thực hiện từ những năm đầu triều Gia Long. Đó là sách Nhất Thống Dư Địa Chí gồm 10 quyển, ghi chép các chi tiết về địa lý từ Lạng Sơn vào đến Hà Tiên, “phàm sông núi hiểm hay dễ, đường đi xa hay gần, giới hạn bờ cõi thế nào, sông biển nguồn lạch, cho đến cầu cống chợ điếm, phong tục thổ sản, hết thảy ghi chép lấy…” (Đại Nam Thực Lục – Tập Một – NXB Giáo dục – Hà Nội 2002, trang 684). Đây là sách địa chí đầu tiên được biên soạn công phu, đặc biệt về hệ thống đường thủy lẫn đường bộ của ta. Bên cạnh đó, sách còn ghi lại các truyền thuyết, giai thoại trong lịch sử, thơ văn gắn liền với đời sống và sông núi từng vùng. Có thể nói Nhất Thống Dư Địa Chí là một thành tựu quan trọng trong đời của Lê Quang Định. Ông mất năm 1813, thọ 54 tuổi, xứng đáng là một công thần của triều Nguyễn, một học trò xuất sắc của danh sĩ đất Gia Định Võ Trường Toản.

Ngô Nhơn Tịnh

Cũng như Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tịnh là người Minh hương, gốc Quảng Đông, tổ tiên sang Đại Việt lập nghiệp trên đất Gia Định, sinh ra ông năm 1761. Không rõ năm ông đầu quân dưới trướng Nguyễn Ánh, chỉ biết chức vụ ban đầu ông được giao là Hàn lâm viện Thị độc. Năm 1798, ông được thăng Hữu Tham tri bộ Binh, được chúa Nguyễn Ánh cử mang quốc thư sang Quảng Đông dọ hỏi tin tức vua Lê Chiêu Thống đã lánh sang Tàu từ năm 1789. Khi đến, được biết vua Lê đã qua đời từ năm 1793, Ngô Nhơn Tịnh quay trở về nước.

Gia Định tam gia: Niềm tự hào của đất Sài Gòn - Gia Định
Toàn cảnh khu mộ cụ Ngô Nhơn Tịnh tại chùa Giác Lâm.

Sau khi vua Gia Long lên ngôi, năm 1802, ông được cử làm Phó sứ trong sứ bộ Trịnh Hoài Đức sang Trung Quốc, 5 năm sau (1807), lại sung làm Chánh sứ mang sắc ấn đến thành La Bích (Chân Lạp), phong Nặc Chân làm quốc vương nước này. Năm 1813, ông cùng Tả quân Lê Văn Duyệt được giao nhiệm vụ hộ tống quốc vương Chân Lạp là Nặc Chân về nước. Trong năm cuối cùng của cuộc đời, ông gánh phải hàm oan. Bộ Đại Nam Thực Lục chép rằng:
Nhân Tĩnh (Nhơn Tịnh) trước sang Chân Lạp, có người nói Tĩnh nhận riêng của nước Phiên, Văn Duyệt đem việc tâu. Vua nói: “việc không có chứng cớ, hãy để đó”. Nhân Tĩnh nghĩ không yên lòng, thường tự than rằng: “Vẽ rắn thêm chân, ai khiến ta mang cái oan không bày tỏ được”
(Đại Nam Thực Lục – sđd – trang 868)
Ông mất vào cuối năm này, Trịnh Hoài Đức tâu xin truy tặng, vua Gia Long không cho. Mãi đến đời vua Tự Đức, năm 1852, ông mới được thờ tại miếu Trung hưng công thần ở Huế.
Ông được an táng tại làng Chí Hòa, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1936, Hội đình Minh Hương Gia Thạnh dời mộ ông về làng Tân Hóa, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định, đến năm 2004 lại được cải táng trong khuôn viên chùa Giác Lâm, đường Lạc Long Quân, không xa trung tâm Sài Gòn.

Lê Nguyễn
14.9.2018
Theo Facebook của nhà nghiên cứu lịch sử Lê Nguyễn

Xây cụm nhà ở bằng công nghệ in 3D đầu tiên trên thế giới ở Hà Lan

Sống trong một cộng đồng với những ngôi nhà được xây bằng kỹ thuật in 3D sẽ sớm thành hiện thực ở thành phố Eindhoven, Hà Lan.
Ngôi nhà trệt ba phòng ngủ cứng cáp là ngôi nhà đầu tiên trong cụm 5 nhà ở xây bằng kỹ thuật in 3D bê tông đầu tiên trên thế giới và sẽ được hoàn thành năm 2019 trong khu rừng ở quận Meerhoven.
nha-in-3d
Phối cảnh khu nhà xây bằng kỹ thuật in bê tông 3D tại Hà Lan - (Ảnh: Houben/Van Mierlo architecten).
Hơn 20 người đã đăng ký quan tâm sau khi công ty xây dựng Van Wijnen ở Hà Lan thông báo về dự án này.
Ông Rudy van Gurp, quản lý tại công ty Van Wijnen, trả lời với đài CNN: "Chúng ta cần một cuộc cách mạng công nghệ trong lĩnh vực xây dựng để thích ứng với tình trạng thiếu thợ xây ở Hà Lan và trên thế giới. Kỹ thuật in 3D in ra mọi thứ nhanh hơn, tốt hơn, rẻ hơn và tốt cho môi trường hơn vì sử dụng ít nguyên liệu hơn. Nó thúc đẩy sáng tạo và tự do trong thiết kế".
Phối hợp với trường đại học công nghệ Eindhoven, công ty đang in nhiều kiểu tường bê tông khác nhau cho phần bên ngoài và bên trong của ngôi nhà bằng cách in từng lớp một.
Do bê tông chỉ xuất hiện ở những nơi cần thiết, lượng xi măng sử dụng vì thế được giảm đáng kể, nhờ đó làm giảm giá thành và phát thải CO2 có hại cho môi trường.
Công ty Van Gurp cho biết bức tường 3D của ngôi nhà dày chỉ khoảng 5 cm trong khi các vách tường bình thường dày từ 10 - 15 cm.
Các lớp khác nhau không chỉ làm tăng sức chống chịu của các vách tường, cách âm và cách nhiệt mà còn cho phép các cảm biến không dây được kết hợp ở đúng vị trí trong quá trình xây dựng.
Những yếu tố của căn hộ thông minh như hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, đèn và an ninh từ điện thoại thông minh sẽ làm cho ngôi nhà thực sự đáng sống.
nha-in-3d-1
Máy in sẽ in từng lớp bê tông để xây nhà - (Ảnh: Houben/Van Mierlo architecten).
Ngôi nhà đầu tiên đang được in bằng máy in bê tông trong khuôn viên ĐH công nghệ Eindhoven, bốn ngôi nhà khác trong khuôn khổ dự án cũng sẽ được in sớm.
Theo thông cáo báo chí của Van Gurp, những ngôi nhà sẽ trông giống như "những khối gạch lạ thường giữa một không gian xanh", thiết kế khác thường của nó là nhờ một trong những tính năng chính của in 3D là khả năng in được hầu hết mọi hình dạng.
Tại thời điểm này, chi phí nghiên cứu và các quy định liên quan khiến giá thành của ngôi nhà quá đắt so với lợi ích của nó nhưng Van Gurp hi vọng việc sản xuất hàng loạt trong một vài năm tới sẽ khiến giá cả cạnh tranh hơn.
Một trong những điểm hấp dẫn của việc xây nhà bằng kỹ thuật in 3D là khả năng cho phép chủ nhà hoặc người thuê "tự điều chỉnh mặt tiền hoặc thiết kế theo ý mình", mở ra một tương lai mọi người có thể tự thiết kế nhà cho mình và in chúng.
Các ngôi nhà 3D trong dự án sẽ không được bán mà để cho thuê bởi công ty địa ốc Vesteda sau khi đảm bảo các giấy tờ cần thiết.

(Từ VCCorp.vn

29 thg 9, 2018

Bài Toán Đố - Chuyện Thật Ngắn của Đào anh Dũng



Tạp chí "Thư Quán Bản Thảo" số 73
tháng Giêng 2017

Buổi sáng, cà phê cà pháo với vài người bạn già, thấy một bạn chia sẻ trên Facebook hình chụp một trang sách giáo khoa về một bài Toán Đố lớp Một, ông Xuân tò mò đọc và khá ngạc nhiên nên ông mở to màn ảnh, hy vọng đây chỉ là một trò đùa bằng xảo thuật Photoshop. Nhưng không, trang sách in rõ ràng bài Toán Đố ấy như sau:
Một người nuôi 30 con vịt, vừa rồi người đó bán đi một số vịt. Hỏi người đó còn lại bao nhiêu con vịt?
Đọc những lời bình luận trên trang Facebook, ông Xuân không nhịn được nụ cười, đưa cái Samsung di động của mình cho bạn ngồi kế bên đọc cho vui. Bạn lắc đầu, nói:
"Mẹ, lại lỗi đánh máy!"
Bạn khác xen vào:
"Ừ, cứ vô tư đổ lỗi cho mấy em đánh máy, còn mấy quan thì vô tội."
Bạn vừa nói, vừa nhấn mạnh mấy chữ "vô tư" và "vô tội" nghe thật tếu. Ông mỉm cười, bảo:
"Bài toán đố này nói một 'số', chứ nếu nói một 'mớ' như trong Nam mình thì học trò có thể trả lời rằng, bán đi một mớ vịt thì còn lại một mớ vịt. Ha ha... nhưng thôi, để chiều nay tui hỏi thằng cháu học lớp Hai của tui coi nó trả lời như thế nào."
Sáng hôm sau, ông Xuân lại cà kê dê ngỗng cùng các bạn, bàn về một chuyện oái oăm khác đăng trên báo. Một số nữ giáo chức ở ngoài Hà Tĩnh than phiền họ bị chánh quyền địa phương điều động đi tiếp khách ở các buổi tiệc, buổi hát Karaoke. Bàn xong chuyện này, một bạn nhắc lại chuyện hôm qua, hỏi ông:
"À... thằng cháu của ông trả lời ra sao về bài Toán Đố?"
"Tui mà là thầy giáo, tui cho nó 10 trên 10."
"Sao? Sao? Nó trả lời như thế nào?"
"Nó nói: 'Dạ, con không biết!' rồi nheo mắt, cười mỉm, nói tiếp: 'Nhưng... chắc chắn là số vịt còn lại ít hơn 30 con.'"
"Ông nội nó cũng không biết thì làm sao mà nó biết?! Nhưng, kể ra thằng cháu của ông nó khôn thật. Nó mà hỏi ngược lại cô giáo, dám ăn bạt tai lắm đó!"
"Ừa, thời buổi này có quá nhiều bài toán không có đáp án vì nó có thể thành bản án."
Bạn ông vừa nói, vừa nhấn mạnh mấy chữ "đáp án" và "bản án". Lần này, ông Xuân nghe không thấy tếu mà cảm thấy muốn mếu.
đàoanhdũng
11/2016
(Ảnh từ Google : 1 Lớp Tiểu Học trước 1975 )

Lịch sử LHQ, có 7 khoảnh khắc còn " độc đáo " hơn tràng cười chế nhạo TT Trump

Khi tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, ông tuyên bố rằng nước Mỹ dưới chính quyền của ông đã đạt được nhiều thành tựu hơn tất cả những người tiền nhiệm chỉ trong chưa đầy 2 năm.
Lời nói của ông Trump vô tình "đón nhận" hàng loạt tiếng cười từ những nhà lãnh đạo khác có mặt trong phòng. Cùng lúc, hàng triệu khán giả theo dõi trực tuyến cũng có thể chứng kiến khoảnh khắc "ngượng ngùng" của ông Trump.
Sau đó, khi rời LHQ, ông Trump nói với các phóng viên rằng ông đã "cố tình" làm như vậy để mọi người cười và nhận được kết quả "tuyệt hơn cả mong đợi".
Tuy nhiên, trong lịch sử, đã có nhiều khoảnh khắc "khó tin" hơn từng diễn ra trong khán phòng của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.

Ông Khrushchev đập giày lên bàn
Trong lịch sử LHQ, có 7 khoảnh khắc còn bá đạo hơn tràng cười chế nhạo TT Trump - Ảnh 1.
Ông Nikita Khrushchev nắm tay, đập bàn tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP

Năm 1960, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev từng khiến mọi người ngỡ ngàng khi tức giận đập chiếc giày lên bàn. Được biết, sau khi một đại biểu Philippines chỉ trích Moskva vì "kìm kẹp" sự tự do của các nước Đông Âu, ông Khrushchev đã đứng lên và bắt đầu đấm nhiều lần xuống mặt bàn để thể hiện thái độ bất bình.
Theo lời kể sau này của cháu gái nhà lãnh đạo, ông Khrushchev đấm mạnh tới nỗi đồng hồ của ông bị tuột khỏi tay. Khi cúi xuống lấy lại đồng hồ, ông để ý tới chiếc giày mới mà ông phải cởi ra vì quá chật và dùng món đồ "xấu số" này để tiếp tục thể hiện sự tức giận.

Nhành ôliu và khẩu súng
Trong lịch sử LHQ, có 7 khoảnh khắc còn bá đạo hơn tràng cười chế nhạo TT Trump - Ảnh 2.
Ông Yasser Arafat trong bài phát biểu năm 1974. Ảnh: AP

Yasser Arafat là nhà lãnh đạo của Tổ chức giải phóng Palestine (PLO). Ông đã có bài phát biểu đầu tiên trước Đại Hội đồng LHQ vào ngày 13/11/1974. Bài phát biểu của ông khi đó đã để lại ấn tượng mạnh cho người nghe, đặc biệt là câu kết luận: "Ngày hôm nay tôi tới đây cùng một nhành ôliu và một khẩu súng của người chiến binh tự do. Đừng để nhành ôliu rời khỏi tay tôi".
Bài nói dài đặc biệt của ông Castro
Trong lịch sử LHQ, có 7 khoảnh khắc còn bá đạo hơn tràng cười chế nhạo TT Trump - Ảnh 3.
Ông Fidel Castro lập kỉ lục với bài nói dài 4 giờ 29 phút. Ảnh: AP

Lãnh tụ Cuba Fidel Castro đã nhiều lần phát biểu tại LHQ. Theo yêu cầu của Đại Hội đồng, các nhà lãnh đạo phải rút ngắn thời gian bài nói của mình. Tuy nhiên, ông Castro đã tạo ra ngoại lệ với bài nói lên tới 4 giờ 29 phút.
Mặc bộ quần áo quân phục màu xanh, ông Castro tuyên bố cuộc cách mạng do ông dẫn đầu đã đưa Cuba thoát khỏi cảnh làm "thuộc địa của Mỹ". Ông cũng chỉ trích các chính sách và động thái của Mỹ nhằm vào cá nhân ông và người dân Cuba.

Ông Gaddafi suýt xé Hiến chương LHQ
Trong lịch sử LHQ, có 7 khoảnh khắc còn bá đạo hơn tràng cười chế nhạo TT Trump - Ảnh 4.
Ông Muammar Gaddafi xé Hiến chương Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP

Năm 2009, nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi từng có bài phát biểu khá dài trước LHQ với thời lượng hơn 1 giờ 40 phút. Ông Gaddafi đã trách LHQ vì không ngăn chặn được nhiều cuộc chiến trên thế giới, cho rằng phải đem thủ phạm gây ra "vụ thảm sát" tại Iraq ra xét xử và ủng hộ quyền thành lập vương quốc Hồi giáo của Taliban.
Có lúc, ông Gaddafi còn giơ lên một bản Hiến chương LHQ và định tìm cách xé nó với lí do là ông không nhận thấy được giá trị của bản tài liệu này.
Cùng ngày, khi phát biểu, Thủ tướng Anh Gordon Brown tuyên bố: "Tôi đứng tại đây để đảm bảo Hiến chương Liên Hợp Quốc có hiệu lực, chứ không phải để xé nó".
Ông Chavez gọi Tổng thống Mỹ là "quỷ"
Trong lịch sử LHQ, có 7 khoảnh khắc còn bá đạo hơn tràng cười chế nhạo TT Trump - Ảnh 5.
Ông Hugo Chavez chỉ trích Mỹ. Ảnh: AP

Nhà lãnh đạo Venezuela Hugo Chavez đã khiến nhiều người chú ý tại Đại Hội đồng LHQ vào năm 2006 khi nói về Tổng thống George W. Bush: "Ngày hôm qua, quỷ dữ đã đứng tại đây. Chiếc bục vẫn phát ra mùi của quỷ".
Tại thời điểm đó, Mỹ vẫn triển khai các chiến dịch tại Iraq và ông Chavez kịch liệt phản đối hành động này của Mỹ.

Ông Ahmedinejad phát ngôn "sốc" về vụ 11/9
Trong lịch sử LHQ, có 7 khoảnh khắc còn bá đạo hơn tràng cười chế nhạo TT Trump - Ảnh 6.
Ông Mahmoud Ahmedinejad đưa ra "thuyết âm mưu" về sự kiện 11/9. Ảnh: AP

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmedinejad từng khiến nhiều người phản ứng và bước ra khỏi cuộc họp hồi năm 2010 khi ông đặt ra câu hỏi rằng liệu vụ tấn công 11/9 có phải đã được dàn dựng hay không. Ông Ahmedinejad đưa ra giả thuyết rằng một quả bom được cài sẵn - chứ không phải máy bay - đã đánh sập tòa tháp đôi.

Ông Netanyahu và hình vẽ quả bom
Trong lịch sử LHQ, có 7 khoảnh khắc còn bá đạo hơn tràng cười chế nhạo TT Trump - Ảnh 7.
Ông Benjamin Netanyahu dùng hình vẽ quả bom để miêu tả chương trình hạt nhân Iran. Ảnh: AP

Khi nói về chương trình hạt nhân của Iran vào ngày 27/9/2012, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đưa một bức vẽ quả bom ra để minh họa cho bài phát biểu của mình.
Cụ thể, ông Netanyahu cho rằng Iran đã hoàn thiện 70% trong việc làm giàu uranium cho vũ khí hạt nhân và thúc giục thế giới vạch ra "lằn ranh đỏ" để ngừng chương trình hạt nhân này lại.
Ông cũng vẽ một đường kẻ đỏ dưới ngưỡng 90% và khẳng định Iran sẽ đạt được mức đó vào giữa năm 2013. Ông Netanyahu cảnh báo rằng "không gì có nguy hại với thế giới hơn một đất nước Iran có vũ khí hạt nhân" và thúc giục LHQ ngăn điều đó xảy ra.

( Từ VCCoorp,vn )

Những hình ảnh chỉ có ở Nhật khiến cả thế giới kinh ngạc

Chắc chỉ ở Nhật Bản chúng ta mới có thể bắt gặp những chiếc dép biết tự xếp gọn sau khi được cởi ra; người dân sử dụng ô dùng một lần thay cho áo mưa tiện lợi và món ăn bạn nhận được lại giống y hệt với quảng cáo của nhà hàng

Người dân tự động xếp hàng ngay ngắn trên sân ga
Hình ảnh những toa tàu điện ngầm chật kín người hết sức phổ biến tại Nhật Bản. Tuy nhiên, không vì thế mà trước khi lên tàu, người Nhật sẽ xô lấn, chen chúc nhau để kiếm được một vị trí thuận lợi.
Thay vào đó, mọi người sẽ sắp thành từng hàng dài một cách hết sức ngay ngắn và trật tự ở sân ga. Hình ảnh thể hiện ý thức cực kỳ cao của người Nhật này đã khiến không ít du khách quốc tế phải bất ngờ!

Nhân viên đứng gác trước thang cuốn "trống không"?
Khi chiếc thang cuốn trong một trung tâm thương mại ở thành phố Sapporo, Nhật Bản bị ngưng hoạt động giữa chừng, gần như chỉ vài phút sau, nó đã được rào lại đồng thời xuất hiện thêm một chiếc bảng hiệu cảnh báo sự cố, cũng như xin lỗi khách hàng về sự bất tiện.
Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất lại chính là việc còn có thêm một nhân viên đứng gác chiếc thang máy hỏng này trong suốt ngày hôm đó, để cảnh báo với khách hàng và cung cấp thêm chỉ dẫn cho họ. Đương nhiên “điều lạ thường” này không chỉ xuất hiện ở mỗi trung tâm thương mại kể trên tại Nhật Bản!

Bàn sưởi Kotatsu xuất hiện ở cả rạp chiếu phim
Kotatsu là một loại bàn sưởi rất phổ biến ở Nhật Bản. Không chỉ xuất hiện trong các gia đình, khi đến với xứ sở hoa anh đào, mà cụ thể là thành phố Tokorozawa, bạn còn có thể bắt gặp Kotatsu ngay ở trong rạp chiếu phim! Theo lý giải của người quản lý, việc bố trí Kotatsu trong phòng chiếu là nhằm mang đến cảm giác ấm cúng như ở nhà cho các “thượng đế” của họ.

Hình ảnh món ăn giống y hệt quảng cáo
Trung thực là một đức tính rất được người Nhật Bản coi trọng. Để cảm nhận nếp văn hóa này, hãy đến bất cứ nhà hàng nào ở xứ sở hoa anh đào và gọi món. Dám chắc rằng, món ăn mà bạn nhận được sẽ giống 99% so với hình ảnh quảng cáo, điều sẽ diễn ra “ngược lại” ở hầu hết các quốc gia khác.

Ô dùng một lần được sử dụng thay cho áo mưa tiện lợi
Ở Nhật Bản, thay vì áo mưa tiện lợi mọi người lại ưa chuộng “ô dùng một lần” hơn. Sau một cơn mưa việc thấy hàng loạt những chiếc “ô tiện lợi” làm bằng nhựa được chất trong thùng rác, nhất là ở gần các ga tàu điện ngầm là điều hoàn toàn bình thường.

Những chiếc dép biết tự xếp gọn
Một khách sạn ở Nhật Bản đã nhanh chóng nổi tiếng trên mạng xã hội, bởi du khách khi đến đây sẽ được cung cấp một đôi dép có khả năng “tự xếp gọn”. Cụ thể, chiếc dép này là một sản phẩm công nghệ cao được tích hợp động cơ, bánh xe và cảm biến cho phép chúng tự di chuyển và xếp ngay ngắn vào vị trí đã được định sẵn, khi chúng ta không dùng đến.

Hoa anh đào bằng Lego
Hoa anh đào là một biểu tượng hết sức nổi tiếng của Nhật Bản. Thậm chí ở xứ sở Phù tang, bạn còn có thể tìm thấy cả một cây hoa anh đào được lắp ghép bằng 800.000 mảnh ghép Lego và to bằng phiên bản thật.
Minh Nhật
Theo BS

28 thg 9, 2018

Đôi Điều Tâm Sự - :BÀY TỎ TẤC LÒNG

       Trước tiên, xin mời nghe chuyện Mark Twain và người phụ nữ cao ngạo sau đây :
             Trong 1 buổi tiệc, Mark Twain ngồi cạnh một người phụ nữ. Theo phép lịch sự, ông đã nói với người này “Cô thật xinh đẹp”
       Người phụ nữ đó không hề cảm kích mà còn cao ngạo nói rằng “Rất tiếc là tôi không thể nói lời khen tương tự như thế dành cho ông”
       Mark Twain bình thản đáp “Không sao, cô có thể giống như tôi nói 1 lời dối lòng là được rồi”
Người phụ nữ nghe xong, xấu hổ quá cúi gầm mặt xuống bàn mà không nói được lời nào.
Ý nghĩa :  Tảng đá mà bạn ném ra, người bị nó làm cho vấp té cũng chính là bản thân bạn. Nếu bạn nói lời cay nghiệt thì người cuối cùng chịu nhục nhã vẫn là bạn.

        Đọc  chuyện " Những chuyện hay và ý nghĩa " của Kim Oanh gởi nêu trên, làm cho tôi nhớ lại hồi 20 năm trước ....

       Khi tôi đã nhận được visa định cư ở Mỹ, thì không những tôi, mà tất cả bạn bè của tôi nữa, đều mừng cho gia đình tôi sắp sửa định cư ở một " thế giới mới ", cái thế giới mà mọi người dân ở Việt Nam đều ao ước, cái thế giới mà xăm ở Lăng Ông Bà Chiểu ghi là " QUI MÃ " là " Qua Mỹ " !
       Thôi thì hết người nầy đến người kia, xúm nhau làm tiệc tiễn hành, gọi là để tiễn ngưởi " QUI MÃ ". Hết bà con dòng họ, đến bạn học cũ, rồi đồng nghiệp cùng dạy chung ...
       Một hôm, khi vừa bước chân vào một buổi tiệc, một anh bạn bước đến niềm nở bắt tay, ân cần kéo ghế mời ngồi. Anh bạn nầy nổi tiếng là người rất hoạt bát, là một tay ăn nói giỏi. Thấy bạn qúa nhiệt tình, tôi buộc miệng nói :
      - Cám ơn anh, hôm nay anh lịch sự qúa !
        Anh bạn cười ranh mảnh nói :
     - Anh Đức nói vậy, bộ ngày thường tôi không " lịch sự " sao ?
        Tôi ngớ người ra, sượng sùng, vì mình không có ý đó, trong một lúc, tôi lúng túng không biết nói sao, chỉ mở miệng cười trừ ... Chợt ... Cũng không hiểu là bản năng tự vệ hay trời xui đất khiến như thế nào đó, sau khi cười hề hề xong, tôi buộc miệng nói :
     - Bạn hiểu lầm ý tôi rồi ! Tôi nói là " HÔM MAY anh Lịch Sự QÚA ". Có nghĩa là : Ngày thường anh đã " Lịch Sự rồi ", Hôm nay " Càng Lịch Sự hơn "!
       Bây giờ thì đến phiên anh bạn tôi ngẩn ra, rồi cười lỏn lẻn nói :
     - Vậy hả ! ... Rồi tỏn tè bỏ đi nơi khác ...
       Mọi người có mặt vổ tay cười ồ lên !
       Tôi luôn rất lấy làm đắc ý về chuyện nầy.
       Bây giờ, đọc chuyện của Kim Oanh gởi, tôi chợt nhớ lại chuyện xưa, nhớ lại anh bạn đồng nghiệp của thuở nào bị tôi làm cho " tỏn tè " trước mặt bạn bè, tôi không còn thấy tự hào, đắc ý nữa, mà chỉ thấy trong lòng tràn đầy hối hận, luyến tiếc, muốn nói vài lời đãi bôi với bạn, thì bạn đã không còn nữa !

       Có những chuyện chỉ làm cho ta đắc ý trong một lúc, rồi sau đó phải nuối tiếc cả đời !

                              
                             Đỗ Chiêu Đức

                    CHÔN hay HỎA THIÊU

Gởi các bạn già,

       Tôi là thầy Đồ, nói thế có nghĩa là tôi cũng am tường về Âm dương Ngũ hành Bát quái.... vì nó có trong Kinh Dịch để giải thích về vũ trụ quan của người xưa. Tôi cũng biết ít nhiều về kinh Phật qua văn chương và qua cuộc sống thực tế nông thôn VN, nơi mà tôi lớn lên từ nhỏ. Tôi cũng thuộc it nhiều kinh Phật vì tôi học chữ Nho với một ông Thầy Chùa ở quê tôi. Nhưng ...
       Tôi chỉ say mê nghiền ngẫm về Âm dương Ngũ hành như là một cách lý giải về những vật chất chung quanh ta, như Ban ngày là là Dương, Ban đêm là Âm, mặt trời là Dương, mặt trăng là Âm, đàn ông là Dương, đàn bà là Âm.... và vật chất quanh ta là do Ngũ Hành : Kim , Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ mà thành, và Ngũ Hành cũng ứng với Ngũ Tạng là Tâm, Can, Tì, Phế, Thận .... Cũng như tôi rất tâm đắc về luật Nhân Qủa của nhà Phật, như :
      " Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thụ gỉa thị. Dục tri lai thế qủa, kim sinh tác gỉa thị 欲知前世因,今生受者是. 欲知来世果,今生作者是 ". Có nghĩa : " Muốn biết cái nhân của kiếp trước, thì hãy xem sự thụ hưởng của kiếp nầy ( Ví dụ : Kiếp trước ăn ở nhân đức, nên kiếp nầy được giàu sang vinh hiển ). Còn Muốn biết cái qủa của kiếp sau, thì hãy xem việc mà ta đang làm ở kiếp nầy ( Ví dụ : Kiếp nầy ta ỷ giàu hiếp đáp người nghèo khó, thì kiếp sau sẽ là ăn mày ...).
       NHÂN 因 là Cái hạt giống, QỦA 果 là Cái Trái do hạt giống đó sinh ra. Nên ta nói " Gieo nhân nào thì gặt qủa nấy ". Phật giáo và Nho giáo gặp nhau ở điểm nầy. Hồi nhỏ đọc Minh Tâm Bửu Giám thấy có câu :
       " Chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc đậu. 種豆得豆,種瓜得瓜。
          Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu 天網恢恢,疏而不漏 ! ".  
Có nghĩa :
          Trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu.
          Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà không lọt !.

   Tôi mê những văn thơ có liên quan đến Phật giáo, như :

               Phù thế còn nhiều duyên nghiệp qúa,
               Lệ lòng mong cạn chốn am không.
               Cửa thiền một đóng duyên trần dứt,
               Quên hết người quen chốn bụi hồng !
                                                    Jean. Leiba.
  hay như trong Kiều :
               Cho hay giọt nước cành dương,
               Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần duyên.
             .........................................
               Sự đời đã tắt lửa lòng,
               Còn chen vào chốn bụi hồng mà chi ?!

        Tôi chỉ thích và kính trọng những ông Thầy Chùa gầy gò khổ hạnh giỏi chữ Nho ở thôn quê, nơi tôi ở hồi nhỏ, và ....
        Tôi ghét cay ghét đắng những ông thầy chùa mập mạp, phốp pháp, lên xuống xe hơi ... ở thành phố; mấy ông Thích Đô La nầy hễ mở miệng ra là phải cúng dường... cúng chiếu ! và ...
        Tôi rất ghét những nghi thức mà họ cúng bái vong linh người chết, kinh của họ đọc, ngoại trừ những câu tiếng Phạn như : " Nam  mô tô rô bà ra, đát tha nga đa da, đát điệt tha, án tô rô, tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha ..." không biết là nghĩa gì ?! và cũng không biết là họ đọc có đúng không ?! Họ đọc tầm bậy cũng chẳng ai biết gì !!! Thế thì ĐỌC ĐỂ LÀM CHI ???!!!
         Còn những câu chữ Nho, thì vài ông thầy chùa lớn tuổi còn đọc đúng, chớ các ông tre trẻ thì đọc... tùm lum tà la hết trọi ! Như câu : " Phụ mẫu ân thâm chung hữu biệt, Phu thê nghĩa trọng DÃ phân ly 父母恩深終須別 夫妻有義也分離 " thì họ đọc thành " DẠ phân ly 夜分離 " nghe kỳ cục hết sức ! Vì câu trên có nghĩa :
        " Cha mẹ đối với ta có ơn sâu, nhưng rốt cuộc cũng phải tử biệt. Vợ chồng nghĩa nặng, nhưng cuối cùng CŨNG phải phân ly."
      DÃ PHÂN LY 也分離 là " Cũng phải chia ly ". Họ đọc thành DẠ PHÂN LY 夜分離 là " Ban đêm mới phân ly ", làm thể như ban ngày họ còn ngủ chung với nhau được vậy !
       Nhưng dù đúng dù sai, thì cũng chỉ là những lời nói sáo, như : " Bạch ngọc giai tiền văn diệu pháp, huỳnh kim điện thượng lễ Như Lai 白玉階前聞妙法,黃金殿上禮如來 ( Trước thềm ngọc trắng nghe đạo pháp huyền diệu, Trên điện vàng ròng lễ bái đức Như Lai ). Chúc thực kiền thành, chư tang quyến thành tâm hiến dâng phạn cúng 祝食乾誠,諸喪眷誠心獻奉飯供".


        Nghi thức cúng vong linh, nhưng đâu có vong linh nào biết ăn biết nghe, người sống nghe cũng điếc con ráy luôn, mời " ăn cơm " mà nói " dâng phạn "!.Khi sống thì không có tu hành gì cả, chùa cũng không có đi, nhưng khi chết rồi lại phải quy y, có Pháp Danh hẵn hoi. Thiệt tức cười hết sức ! Người chết thì cũng đã chết rồi, còn làm cho tốn kém mà chi ? Tiền Nhà Quàn, tiền Thầy cúng, tiền tẩn liệm, tiền hoa quả nhang đèn, vòng hoa các cái .... trên một chục ngàn đô. Nhưng sau đám tang bỏ hết ngoài mả cho chuột tha. Có người còn " cắc cớ " làm khổ con cháu bằng những lời trăn trối hết sức "Cà Chớn" :" Khi tao chết, tao muốn về VN để nằm gần mồ mả ông bà cho ấm cúng !". Nói một câu nhẹ nhàng, con cái tốn ba bốn chục ngàn đô như chơi, chưa kể đứa có ý kiến nầy, đứa ý kiến khác, cải nhau ỏm tỏi, rồi đâm ra giận hờn nhau không thèm nhìn mặt nhau sau khi cha mẹ đã chết. Thế mới khổ chứ !!!....
             
       Nên, tôi dặn con cái tôi trước rằng, khi ba chết, các con làm thủ tục chuyển từ nhà xác sang nhà quàn xong thì ngày hôm sau cho hỏa thiêu liền, khỏi phải quàn lại làm lễ cúng bái gì cả, làm rùm beng nằm đó chỉ bực mình thêm thôi, chết mà không được yên thân đó. Thiêu xong thì... bỏ luôn đi, đừng có hốt tro cốt gì cả, để ở nhà thì ô nhiễm trong nhà, tội nghiệp con cháu, rải xuống biển thì ô nhiễm biển, tội nghiệp cá tôm. Còn để ở trong chùa thì phải nghe mấy ông thầy chùa đọc kinh tầm bậy tầm bạ càng bực mình hơn, mà lại phải tốn tiền nữa, thôi thì bỏ phức cho rồi ! Khỏi phải thờ phượng gì cả, ở Mỹ nầy nhà cửa bít bùng, có đốt nhang được đâu mà thờ phượng ! Các con có nhớ ba thì treo một tấm hình ở phòng khách hay ở đâu đó cũng được. Đến ngày giỗ ba thì cứ nấu một mâm cơm rồi anh em xúm lại ăn uống họp mặt cho vui, đó cũng là cái cớ để anh em có dịp họp mặt nhau cho thân mật; cũng có thể mời thêm vài người bạn của ba tới dự cho vui cũng được. Ở Mỹ nầy, ba có được mấy người bạn đâu, và có được mấy người rảnh rổi để đi điếu mình đâu, làm đám ma làm chi cho tốn kém vô ích ! Mua đất mua cát, xây mồ xây mả tốn kém đâu phải ít, nhưng sau đó con cháu có thời gian và có nhớ, có rảnh để hằng năm phải đi cúng mả không ?! Chỉ tạo thêm phiền phức cho con cháu mà thôi ! Nên ba chối rất thật tình, rất thực tế,  không có lẫy hờn gì cả !

     Quý bạn già thân mến,

          Tại quý bạn gợi ý, nên tôi sẵn đà tâm sự cho vui, mong là không làm phiền và mất thời giờ của Quý Vị !

                                                                Thân mến,
                                                              Đỗ Chiêu Đức 

                            TÊN TỰ TÊN HÚY
      Vì anh Lê Hoàng Viện có lòng hỏi đến chữ HÚY , nên tôi xin được mạn phép góp ý như sau :

        Chỉ nói một cách giản dị cho dễ hiểu mà thôi :
    * HÚY 諱 : là Huý kỵ, là Tránh né. ( Bỏ nghĩa nầy không nói ).
       HÚY là Tên của Vua hoặc bậc tôn trưởng đã chết. Dùng rộng ra HÚY là Tên người đã chết. Còn người còn sống thì gọi là DANH 名. Cho nên trên Mộ Bia hoặc trên Bài Vị ta chỉ thấy chữ HÚY mà không thấy chữ DANH. Vì thế mà ta còn gọi HÚY là : Tên Cúng Cơm. Ví dụ :
                       Image result for nguyễn du
         Cụ NGUYỄN DU, nói theo chữ Nho là " Tính Nguyễn Danh Du 姓阮名攸 là : Họ Nguyễn tên Du ". Khi chết rồi thì trên Bài vị hoặc Mộ bia phải ghi là :
                    Nguyễn môn HÚY Du 阮門諱攸.
Có nghĩa :
               Người chết tên DU của nhà họ NGUYỄN.

     * TỰ 字 : là Chữ. Ta gọi là Tên Chữ, là tên được đặt cho khi bắt đầu đi học. Thường là do Phụ Huynh hay các cụ Đồ là Thầy dạy học đặt cho. Có thể có mà có thể không. Ví dụ :

            Nguyễn Du TỰ là Tố Như
    
     * HIỆU 號 : là Tiếng gào thét của con cọp ( Chữ Hiệu 號 có bộ HỔ bên tay phải ). Ta có từ HIỆU TRIỆU 號召 : là Hô hào, kêu gọi. Vì HIỆU là tiếng Gầm của hổ, nên Tên Hiệu là tên đặt kêu cho oai, thường là do chính mình tự chọn tên hiệu cho mình, để thể hiện bản chất, ý chí, chí hướng hoặc hoài bão ... của chính mình hay với một dụng tâm dụng ý nào đó ... chỉ có mình biết mà thôi. Ví dụ :

            Nguyễn Du TỰ là Tố Như HIỆU Thanh Hiên

     * BIỆT HIỆU 別號 : là Tên gọi đặc biệt trong một tình huống, hoàn cảnh hay trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời, như khi về ẩn cư ở núi Hồng Lĩnh thì Nguyễn Du xưng BIỆT HIỆU là Hồng Sơn Liệp Hộ 鴻山獵戶 ( Nhà săn bắn ở núi Hồng ) và Nam Hải Điếu Đồ 南海釣徒 ( Người đi câu ở biển phía Nam ) ...
                   Image result for nguyễn du
      Nếu là Mộ Bia hoặc Bài Vị muốn viết cho đủ về cụ Nguyễn Du thì phải viết như thế nầy :

Nguyễn môn húy Du tự Tố Như hiệu Thanh Hiên biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ chi mộ ( hoặc chi linh vị ).
     阮 門 諱 攸 字 素 如 號 清 軒 別 號 鴻 山 獵 戶 之 墓(或 之 靈 位)。

     Nhưng, thường chỉ viết gọn là :

     Nguyễn môn húy Du tự Tố Như chi mộ ( hoặc chi linh vị ).
          阮     門    諱    攸 字  素   如   之  墓(  或     之 靈 位 ).

    Còn nói ...
          HIỆU là bắt chước, nhái theo là ...
          HIỆU 效(効)Hiệu nầy có bộ PHỘC là Cây thước hoặc bộ LỰC 力 là Sức ở bên tay phải, nên có nghĩa là  phải Ra Sức để làm việc gì đó cho có kết qủa. Ta có các từ như : Hiêu quả 效果, Hiệu Lưc 効力, Công Hiệu 功効 ... Nghĩa phát sinh là Nhái theo , là Bắt chước, như : Hiệu Phỏng 効仿 là Nhái theo. Hiệu Pháp 効法 là Bắt chước cách làm của người khác...
          Chữ Hiệu nầy không ăn thua gì với chữ Tên Hiệu cả ! Chỉ là từ Đồng Âm mà thôi !
  
          Mời đọc các bài Chữ Nho ... Dễ Học của  Đỗ Chiêu Đức sẽ rõ !
                                                         
              CÁC THUYẾT về BẢN TÍNH CON NGƯỜI

        Câu " Nhân Chi Sơ, Tính Bổn Thiện 人之初,性本善 " là câu đầu tiên của TAM TỰ KINH là quyển sách dạy cho nhi đồng học vỡ lòng ngày xưa. được biên soạn vào đời Minh, nhưng có sửa chửa thêm thắt qua nhiều thời đại, đến cuối đời Thanh mới hoàn chỉnh.

        * Còn học thuyết cho là TÍNH NGƯỜI VỐN LƯƠNG THIỆN là của Á Thánh Mạnh Tử 孟子 thời Chiến Quốc.
        * Còn học thuyết cho là Tính người VỐN ÁC là của Tuân Tử 荀子 cũng thời Chiến Quốc.
        * Còn học thuyết cho là Tính người VÔ THIỆN VÔ ÁC là của Cáo Tử 告子 đời Đông Chu.
        * Còn học thuyết cho là Tính người VỪA THIỆN VỪA ÁC là của Dương Hùng 楊雄 đời Tây Hán.

        Còn Khổng Tử chỉ chủ trương phát huy đạo TRUNG THỨ trong câu nói : " Ngô đạo nhất dĩ quán chi 吾道一而貫之 ". Có nghĩa " Đạo ta chỉ có một mối mà gồm thâu tất cả !". Một Mối đó chính là TRUNG 忠 và THỨ 恕 đó, và đó cũng chính là đạo NHÂN 仁. Cụ Đào Trinh Nhất của ta vì tên là NHẤT, nên lấy hiệu là QUÁN CHI, đều do câu nói nầy mà ra cả.

                                                         Đỗ Chiêu Đức
         

  Xem Thêm :