Ông
Rick Davis, cựu quản lý Ban vận động tranh cử tổng thống của cố Thượng
nghị sỹ John McCain, đã đọc lời vĩnh biệt của ông gửi đến người dân Mỹ
tại Điện Capitol của tiểu bang Arizona ở Phoenix hôm thứ Hai ngày 27/8. “Gửi
đến những đồng bào Mỹ, những người mà tôi đã phục vụ với tất cả lòng
biết ơn trong 60 năm, và nhất là những đồng hương Arizona của tôi:
Cám
ơn đã cho tôi đặc ân được phụng sự mọi người và cám ơn vì cuộc đời viên
mãn của những năm tháng phục vụ trong quân ngũ và trong cơ quan chính
quyền. Tôi đã cố gắng phục vụ đất nước với danh dự. Tôi có phạm sai lầm,
nhưng tôi hy vọng rằng tình yêu của tôi đối với nước Mỹ sẽ giúp khỏa
lấp những sai lầm đó.
Tôi vẫn thường suy ngẫm rằng tôi là người
may mắn nhất trên Quả đất. Tôi cảm nhận rằng ngay cả lúc này khi tôi
chuẩn bị từ giã cõi đời, tôi vẫn trân quý cuộc sống của mình – trân quý
hết thảy cuộc đời đó. Tôi đã có những trải nghiệm, những cuộc phiêu lưu
và tình bằng hữu đủ cho mười kiếp sống viên mãn, và tôi tràn đầy lòng
biết ơn. Cũng như hết thảy mọi người, tôi cũng có những hối tiếc. Nhưng
tôi sẽ không đánh đổi một ngày nào trong đời tôi, cho dù trong lúc vui
hay lúc buồn, để lấy ngày hạnh phúc nhất của bất kỳ người nào khác.
Chính
tình yêu thương của gia đình đã cho tôi sự mãn nguyện đó. Không có
người đàn ông nào có được người vợ và những đứa con yêu dấu mà ông thật
sự tự hào như tôi. Và chính nước Mỹ đã cho tôi sự mãn nguyện đó. Được
gắn kết với những chính nghĩa của nước Mỹ - tự do, công lý bình đẳng,
tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người – là điều đem đến hạnh phúc
tuyệt diệu hơn cả những thú vui phù du trong cuộc đời. Bản sắc và giá
trị của chúng ta không hề bị giới hạn mà là được nâng tầm khi chúng ta
cống hiến đời mình cho những chính nghĩa vượt khỏi bản thân mỗi chúng
ta.
‘Đồng bào’ – mối liên hệ đó đối với tôi có ý nghĩa nhiều hơn
đối với bất cứ ai. Tôi đã sống và chết trong cuộc đời của một người Mỹ
kiêu hãnh. Chúng ta là những công dân của nền cộng hòa vĩ đại nhất thế
giới, một quốc gia của lý tưởng chứ không phải huyết thống và lãnh thổ.
Chúng ta có được ơn huệ đó và đem đến ơn huệ đó cho nhân loại khi chúng
tôi giương cao và thúc đẩy những lý tưởng đó ở trong nước và trên thế
giới. Chúng ta đã giúp giải phóng nhiều người ra khỏi những chế độ
chuyên chế và đói nghèo hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây trong lịch
sử. Cũng nhờ đó chúng ta đã có được sự phồn vinh và quyền lực to lớn.
Chúng
ta sẽ làm tổn thương sự vĩ đại của mình nếu chúng ta nhầm lẫn giữa lòng
yêu nước với sự thù nghịch sắc tộc mà vốn dĩ đã gieo rắc sự bất bình,
lòng thù hận và bạo lực ở khắp nơi trên thế giới. Chúng ta sẽ không còn
vĩ đại như trước nếu chúng ta nấp mình sau những bức tường thay vì phá
bỏ chúng, khi chúng ta nghi ngờ về sức mạnh của những lý tưởng của chúng
ta, thay vì tin tưởng rằng những lý tưởng đó là nguồn lực mạnh mẽ đem
đến sự thay đổi như từ trước đến giờ.
Chúng ta là
ba-trăm-hai-mươi-lăm-triệu con người có ý kiến riêng và lúc nào cũng
quyết liệt. Chúng ta tranh cãi, ganh đua và đôi khi phỉ báng lẫn nhau
trong những cuộc tranh luận công khai đến khản cả cổ. Nhưng chúng ta
luôn có nhiều điểm chung hơn là bất đồng. Phải chi chúng ta nhớ rằng và
để cho đối phương cũng nghĩ rằng tất cả chúng ta đều yêu quý đất nước
của mình, chúng ta sẽ vượt qua những thời khắc đầy thách thức. Chúng ta
sẽ vượt qua và trở nên mạnh mẽ hơn lúc trước. Chúng ta luôn như vậy.
Mười
năm trước, tôi đã có đặc ân thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử tổng
thống. Tôi muốn kết thúc lời vĩnh biệt mọi người với niềm tin tận đáy
lòng vào người Mỹ - một niềm tin mà tôi cảm thấy dâng trào vào buổi tối
hôm đó khi tôi thừa nhận thất bại.
Giờ đây tôi vẫn còn cảm thấy niềm tin mạnh mẽ như vậy.
Đừng
tuyệt vọng trước những khó khăn hiện tại của chúng ta nhưng hãy luôn
tin vào những hứa hẹn và sự vĩ đại của nước Mỹ, bởi vì không có gì là
tất yếu ở đây. Người Mỹ không bao giờ từ bỏ. Chúng ta không bao giờ đầu
hàng. Chúng ta không bao giờ trốn tránh trước lịch sử. Chúng ta tạo nên
lịch sử.
Thượng nghị sỹ John McCain trong một cuộc vận động tranh cử hồi năm 2008
Học sinh Việt Nam luôn được biết đến với nhiều thành tích nổi trội ở các môn khoa học tự nhiên thiên về lý thuyết như Toán, Lý, Hóa… hơn so với học sinh ở các nước tiên tiến khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta thông minh hơn, mà bởi những nền giáo dục hàng đầu thế giới thường chú trọng tính ứng dụng, thực tiễn cao hơn lý thuyết
Thực tế, chỉ cần nhìn vào cách học tập của học sinh Việt Nam, người ta cũng dễ dàng hiểu tại sao chúng ta đạt được nhiều thành tích về lý thuyết đến như thế. Các em học sinh không chỉ học ở trường mà còn đến rất nhiều lớp học thêm để bổ túc kiến thức và khi về nhà thì dành hàng giờ đồng hồ ở góc học tập cặm cụi làm bài. Như vậy, trung bình mỗi em học sinh sẽ phải học từ 8-10 giờ đồng hồ (chưa kể đến giai đoạn ôn thi), bất kể cấp học nào.
Sự dồn ép con trẻ ngay từ nhỏ đã cướp mất tuổi thơ các em. Điều này không chỉ ngăn cản các em không phát huy toàn diện khả năng trí tuệ của mình mà nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến nguy cơ trầm cảm.
Nguyên nhân chính của việc này một phần là vì các bậc phụ huynh luôn muốn con mình phải xuất sắc, đạt điểm cao ở tất cả các môn. Thêm vào đó, giáo trình học của Việt Nam có khối lượng kiến thức quá nặng, dẫn đến việc thầy cô phải giảng nhanh để dạy hết chương trình, nhưng không phải em nào cũng hiểu hết.
Nền giáo dục của các nước phát triển khác trên thế giới, đặc biệt tại Âu – Mỹ lại khác biệt nhiều so với Việt Nam. Mặc dù mỗi quốc gia đều có một tiêu chí riêng, đề cao những giá trị khác nhau nhưng nhìn chung, các em học sinh không có quá nhiều áp lực, không cần đi học thêm và được phát triển bản thân toàn diện thay vì trở thành những “mọt sách”.
Nhật Bản: Đạo đức là số 1
Năm 2013, khi thảm họa động đất và sóng thần xảy ra ở vùng Đông Bắc Nhật Bản, cả thế giới phải cảm phục hình ảnh những đoàn người bình tĩnh xếp hàng nhận đồ và di chuyển trong im lặng mà không náo loạn hay tranh giành. Đây hẳn là kết quả của sự chú trọng và đề cao giảng dạy đạo đức ở đất nước mặt trời mọc.
Cụ thể, ở Nhật Bản, học sinh không phải trải qua các kỳ thi cho tới năm lớp 4. Người Nhật quan niệm rằng 3 năm đầu là thời điểm để trẻ rèn luyện nhân cách, xây dựng và bồi đắp những đức tính tốt, hướng trẻ trở thành những người biết đối nhân xử thế, quan tâm tới những người xung quanh và cộng đồng.
Với tiêu chí “con người = đạo đức”, cả gia đình, nhà trường và xã hội Nhật Bản luôn dành mọi tâm sức để dạy dỗ trẻ em biết tôn trọng người khác, yêu thiên nhiên, biết cảm thông, chia sẻ và khiêm tốn. Bởi vì trong tư tưởng của người Nhật vẫn còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của dân tộc mình, xem đạo đức là cốt lõi, là điều mà một học sinh phải biết đến đầu tiên nên một cảnh sát Nhật có thể dành hàng giờ đồng hồ để giải quyết việc nhặt được của rơi chỉ đáng giá 1USD của một cậu bé 5 tuổi, một nhà ga hoạt động trong suốt 3 năm chỉ để đưa đón một hành khách duy nhất đến trường mỗi ngày… Có thể những điều này bị cho là “lãng phí” thì với người Nhật, “đầu tư” cho đạo đức luôn là xứng đáng!
Mỹ: Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình
Giáo dục Mỹ có điều đặc biệt mà hiếm quốc gia nào có được. Nếu ở Mỹ giáo viên cho điểm và nhận xét học sinh, thì học sinh cũng được nhận xét và đánh giá chất lượng giáo viên.
Người Mỹ cho rằng, nếu bó buộc học sinh vào những kiến thức khô cứng sẽ làm mất tính sáng tạo của trẻ, dẫn đến khó khăn để thích nghi với cuộc sống đang biến động hàng ngày trong tương lai. Vậy nên, các chương trình học tại các trường ở Mỹ rất giàu tính trải nghiệm, kích thích sự tìm tòi, khuyến khích trẻ đưa ra tất cả suy nghĩ “xung quanh một câu hỏi”. Tất nhiên, tất cả những suy nghĩ của các em đều được tôn trọng như nhau và chắc chắn sẽ không có ai bị chê cười hay phán xét vì đưa ra ý kiến “chẳng giống ai”.
Giáo viên thường nhắc nhở học sinh của mình rằng: “Bất kỳ ai trong các em cũng có quyền loại bỏ, thậm chí là tẩy chay một nhãn hiệu mà mình không thấy thích. Nhưng không được quyền ép người khác đứng về phe mình, vì như thế là thiếu tôn trọng quyền của tự do của người khác ”
Phần Lan: Hợp tác chứ không cạnh tranh
Giáo dục Phần Lan xem công bằng là một trong những điều quan trọng nhất. Ông Olli Luukkainen, chủ tịch hội đồng giáo viên Phần Lan chia sẻ: “Tất cả trẻ em ở Phần Lan dù thành thị hay nông thôn đều được hưởng một nền giáo dục như nhau.”
GS Pasi Sahlberg, công tác tại bộ giáo dục và văn hóa Phần Lan phát biểu: “Chúng tôi dạy trẻ học cách HỌC, chứ KHÔNG dạy trẻ học cách để thi”
Giải thích cho quan điểm này, ông nói: “Chúng tôi không tin vào thi cử, không tin rằng có một kỳ thi thống nhất là việc tốt. 12 năm học đầu tiên trong đời học sinh chỉ có một kỳ thi duy nhất vào lúc các em đã ở độ tuổi 18-19, đó là kỳ thi trước khi vào đại học. Nhờ thế thầy và trò có nhiều thời gian để dạy và học những gì họ ưa thích. Các thầy cô của chúng tôi tuyệt đối không giảng dạy vì thi cử, học sinh cũng tuyệt đối không học vì thi cử. Trường học của chúng tôi là nơi học tập vui thích 100%. Ưu điểm của chế độ học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải là tinh thần cạnh tranh. Chúng tôi không lo học sinh sau này sẽ cảm thấy sợ hãi khi bước vào xã hội ”.
Những nền giáo dục hàng đầu thế giới đề cao điều gì?
Duyên đâu định mệnh hỡi nàng thơ? Ngày ngóng đêm trông đến thẩn thờ Lộng lẫy dung nhan thầm lặng ngắm Trầm tư nét đẹp mãi vương mơ Kiêu sa dáng vẻ lòng mong tưởng Mãnh lực tình yêu chuyện chẳng ngờ Tâm trí bồn chồn khi vắng biệt Tinh thần hoa bút cũng vu vơ
NGUYỄN KIM TRÂN
Họa 1:
NHẮN NHỦ NÀNG THƠ
Nhắn nhủ đôi lời với bạn thơ, Vui lên sao cứ mãi bơ thờ . Lắng nghe tâm sự cùng thi hữu, Kể chuyện nàng thơ với mộng mơ. Truyền thuyết tình yêu đầy trái đắng, Muôn đời thực tế lắm câu ngờ. Tâm tư thấp thõm dòng tư tưởng, Chấp bút đợi chờ chuyện vẩn vơ.
HƯƠNG LỆ OANH
Họa 2:YÊU THƠ
Mấy thuở chung vườn xướng họạ thơ Gửi trao tâm sự chớ ơ thờ Anh em tương kính vui sum họp Tỷ muội thuận hoà đẹp ước mơ Đất Mẹ đau lòng xa chẳng nỡ Quê Cha nát ruột cách không ngờ Hữu duyên tương ngộ may mình gặp Quý Bác gieo vần đệ đợi ... VƠ!... hihi
CHU HÀ
Họa 3: MỘNG MƠ
Thao thức từng đêm dệt ý thơ
Sao nàng không đến cứ ơ thờ? Đêm thâu chợt tới như hồn mộng Dáng liễu đi về tựa giấc mơ Thấp thoáng trong tranh người nhẹ bước Thẩn thờ trước mắt có ai ngờ Nàng thơ yểu điệu khơi nguồn hứng
Bộ não của con người là một kiệt tác
của tạo hóa, nó luôn cố gắng mô phỏng và dự đoán sự vận động của xã hội
và tự nhiên. Không ít dự đoán là đúng, nhưng cũng có những sai lầm chúng
ta vẫn mắc phải hàng ngày xuất phát từ đây mà ra. Vấn đề bắt đầu khi mô
hình thế giới mà bộ não xây dựng không ăn nhập với thực tế. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi điểm lại những sai lầm
và định kiến mà loài người thường mắc phải để bạn có thể tư duy và tận
dụng bộ não tốt hơn.
1. Nghịch lý lựa chọn
Thật đáng ngạc nhiên là con người thích có ít, hơn là có nhiều
sự lựa chọn. Khi có quá nhiều thứ để chọn, năng lực ra quyết định của bộ
não bị tê liệt. Hiện tượng này được chứng minh bằng thí nghiệm “lọ mứt” sau
đây. Khi được cho xem thật nhiều lọ mứt các nhau, chỉ có 3% khách hàng
mua hàng. Khi số lựa chọn giảm xuống, 30% khách hàng quyết định mua. Để tránh nghịch lý này, khách hàng không nên e ngại việc đưa ra
lựa chọn. Cùng với đó, người bán nên đưa ra số lượng mặt hàng phù hợp
để mọi người không cảm thấy bối rối vì có quá nhiều các lựa chọn trước
mắt họ.
2. Thiên kiến xác nhận
Người ta hay tin rằng điều gì đó đúng nếu nó trùng với niềm tin
của họ. Thiên kiến này rất nguy hiểm vì nó ngăn cản chúng ta đánh giá
một cách khách quan các sự kiện và tìm kiếm thêm các thông tin sau khi
các bằng chứng đã xác nhận những gì chúng ta tin tưởng từ trước tới nay.
Hiện tượng tâm lý này được sử dụng phổ biến trên các mạng xã
hội, nơi thông tin bị sàng lọc dựa trên sở thích của chúng ta: chúng ta
chỉ xem các thông tin mà chúng ta dễ dàng có cùng quan điểm.
3. Hiệu ứng tập trung
Theo các nhà tâm lý học, chúng ta thường dùng phần đáng nhớ
nhất trong các trải nghiệm quá khứ để phán xét và đưa ra quyết định cho
một vấn đề khác có liên quan. Những phần thông tin khác đơn giản là bị
xếp xó. Sự thiên vị này được gọi là “hiệu ứng tập trung.” Một nghiên cứu năm 1998 chỉ ra rằng hiệu ứng này ảnh hưởng tới
cách chúng ta nhìn nhận mọi vật: những người tham gia nghiên cứu đã nhầm
tưởng rằng người sống ở California hạnh phúc hơn người ở vùng Trung Tây
nước Mỹ, mặc dù họ chỉ dựa vào duy nhất một chi tiết là ở California có
nhiều nắng hơn, mà bỏ qua các thông số khác có thể ảnh hưởng tới thước
đo hạnh phúc.
4. Hiệu ứng Pygmalion (lời tiên đoán tự trở thành hiện thực)
Hiệu ứng Pygmalion là một thuật ngữ do Rosenthal và Jacobsen đề
xuất năm 1968, nói về mối liên hệ giữa kỳ vọng của người khác và kết
quả công việc của chúng ta. Các sinh viên thường học tập tốt hơn khi giáo viên kỳ vọng cao
hơn về họ và tạo ra một môi trường thuận lợi cho những hành vi tích cực
xuất hiện. Nếu bạn muốn học sinh, sinh viên hay nhân viên của mình thành
công, đừng bao giờ dự đoán về thất bại!
5. Suy nghĩ theo nhóm
Hiện tượng suy nghĩ theo nhóm giải thích tại sao các quyết định
tồi tệ vẫn xuất hiện ngay cả khi có những người thông minh và được giáo
dục tốt ở trong nhóm: mọi người thường áp chế quan điểm của mình vì
ngại tạo ra mâu thuẫn. Điều thú vị là thuật ngữ này được đề xuất lần đầu khi người ta
bàn luận về các quyết định chính trị dẫn tới những hậu quả thảm khốc.
Suy nghĩ theo nhóm chỉ có thể tránh được khi trưởng nhóm có những biện
pháp phù hợp, ví như chỉ định một người đánh giá độc lập hoặc có chuyên
gia bên ngoài nhóm để tư vấn trong các cuộc thảo luận quan trọng.
6. Ảo tưởng hình thể vận động viên bơi lội
Ảo tưởng hình thể vận động viên bơi lội là do nhầm lẫn các yếu
tố chọn lọc với kết quả của việc luyện tập chăm chỉ, hay nói một cách
tổng thể hơn, là nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả. Không ai có thể đạt được vóc dáng chuẩn của một vận động viên
bơi lội chỉ bằng cách tập luyện chăm chỉ – các vận động viên được tạo
hóa ban tặng cho kết cấu cơ thể phù hợp và họ cũng phải tập luyện chăm
chỉ. Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng trong các trường hợp
khác: các trường đại học tốp đầu đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp
giỏi nhất hay họ đầu tư thời gian để lựa ra những sinh viên đầu vào giỏi
nhất?
7. Ảo giác lặp lại
Ảo giác lặp lại là một hiện tượng tâm lý kỳ lạ: khi chúng ta
nhìn thấy một thông tin nào đó hoặc một vật thể nào đó trên TV, sách
báo… chúng ta bắt đầu để ý thấy chúng ở khắp mọi nơi. Ảo giác lặp lại có liên hệ tới năng lực chú ý có chọn lọc của
chúng ta. Vật thể không phải xuất hiện sau khi chúng ta biết về nó – nó
đã ở đấy từ lâu và chúng ta chỉ là không nhận ra mà thôi.
8. Điều kiện hóa từ kết quả
Dựa trên dữ liệu quan sát được, chúng ta biết rằng những hành
động nhất định sẽ dẫn tới các kết quả nhất định nào đó. Chúng ta trở nên
“có điều kiện” rằng bất cứ khi nào bấm một nút trên chiếc điều khiển
hay trong thang máy, thì điều gì đó sẽ diễn ra. Nhưng nếu thang máy bị
hỏng hoặc điều khiển hết pin thì sao? Trong trường hợp đó, mối liên hệ
này không còn phát huy tác dụng. Khi phải đối mặt với tình huống như vậy, phản ứng đầu tiên của
chúng ta là ấn cái nút nhiều lần cho tới khi kết quả quen thuộc xuất
hiện. Điều kiện hóa từ kết quả là một công cụ tâm lý học nổi tiếng để
điều chỉnh hành vi con người, sử dụng các biện pháp kích thích tích cực
và tiêu cực.
9. Thiên hướng ghét mất mát
Ghét mất mát là thứ ngăn cản bạn thử những điều mới lạ hoặc
chuyển khỏi một căn hộ cũ nát nhưng thân thuộc. Đối với hầu hết mọi
người, sự đau đớn do mất mát điều gì đó sẽ lớn hơn cảm giác thoải mái dễ
chịu nhận được từ thu hoạch tương ứng. Ghét mất mát cũng có thể giải
thích tại sao nguy cơ bị phạt lại tạo ra nhiều động lực hơn là một phần
thưởng tích cực.
10. Định kiến tư lợi
Hầu hết mọi người có xu hướng quy kết những thất bại là do điều
kiện ngoại cảnh, còn thành công thì lại do chính bản thân mình. Đối với
những người thiếu lòng tự trọng, sự quy kết này có thể diễn ra ngược
lại. Cả hai loại hành vi đều rất nổi bật trong ngành tâm lý học và
dẫn tới những hệ quả tiêu cực. Để tránh định kiến tư lợi, mọi người nên
hiểu biết về nó để sửa lại hành vi của mình và thông cảm với bản thân
hơn mỗi khi gặp phải thất bại.
11. Tâm lý học màu sắc
Màu đen là màu phổ biến nhất của điện thoại, tiếp ngay sau đó
là màu trắng. Sự lựa chọn màu sắc nói lên rất nhiều điều về tính cách
của chúng ta. Theo các nhà tâm lý học, chúng ta lựa chọn màu sắc một
cách không tự biết trong khoảng 80% trường hợp. Bên cạnh đó, người khác
sẽ chú ý tới lựa chọn màu sắc của chúng ta. Nếu bạn muốn trông nổi bật trước đám đông, đừng chọn điện thoại
màu đen hay màu trắng, vì điện thoại đen cho thấy bạn là một người
thích đi theo đám đông, còn màu trắng lại đại diện cho người hay e ngại
rủi ro. Theo Brightside Quốc Hùng
Những tuyên bố nổi tiếng của Nelson Mandela được viết tại cổng trường Đại học Nam Phi:
« Để phá hủy bất kỳ quốc gia, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên. »
« Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy. »
« Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy.. »
« Tiền bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đấy.. »
« Nhân loại chết dưới bàn tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục đấy.. »
« Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy. »
« Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia. »
Nguyên gốc tiếng Anh:
The famous statement of Nelson Mandela is displayed at the entrance of the University of South Africa thus:
« Destroying any nation does not require the use of atomic bombs or the use of long range missiles. « It only requires lowering the quality of education and allowing cheating in the examinations by the students. »
« Patients die at the hands of such doctors. »
« Buildings collapse at the hands of such engineers. »
« Money is lost in the hands of such economists & accountants. »
« Humanity dies at the hands of such religious scholars.»
« Justice is lost at the hands of such judges.»
« The collapse of education is the collapse of a nation. »