30 thg 1, 2015

Thuyên Huy- Chuyện người con gái trong trại tâp trung



EDITH EVA EGER, NGƯỜI CON GÁI VÀ ĐIỆU VŨ OAN NGHIỆT
TRONG TRI TP TRUNG ĐC QUC XÃ AUSCHWITZ

   Edith Eva Eger nhìn tm hình đen trắng phai màu, năm bà 16 tuổi, trong bộ đồ tắm với nụ cười rạng rỡ, được bạn mình, cu con trai người Do Thái tên Imre, chụp chừng vài tháng trước khi cuộc đời bà tưởng như chấm dứt, rồi thở dài, cũng giống như nhiều người Do Thái khác, Imre đã không sng sót trong cuc dit chng gây ra bi Đc quc xã  70 năm trước đây.

    Ngày sinh nhật năm 17 tuổi ca Eger là ngày b giam trong tri tp trung Auschwitz. 70 năm sau, mi thot nhìn, dáng b bà trông có v yếu t nhưng cho tới lúc bà nhanh nhẩu, biểu diễn cho người ký gi mi quen mt cú đá khiêu vũ cao khi vai, thì người ta mới thấy Eger vẫn còn khe mnh hơn người ta tưởng. Đã 87 tui, bà vn hnh din vi nhng ký c thi non tr khi còn là mt vũ công nhđược huấn luyện, để tranh tài thế vận hội trong đội thể dục của Hung Gia Lợi. Nhưng sau đó bà được bảo là phải đi tập dượt chỗ khác vì bà là người Do Thái và không được chấp thuận cho đi dự Thế Vận hội. Giấc mơ đời bà tan ra từng mảnh vụn hoàn toàn khi nghe tin này. Eger là một người Hung gốc Do Thái, đứa con gái nhỏ nhất trong số ba chị em, sống tại thành phố Kosice, mà ngày nay là Slovakia. Cha là một người thợ may và mẹ là một công chức của chính quyền Hung thời bấy giờ.
    Theo lời bà Eger, chưa ti tháng ba năm 1945, những ngày cuối của thế chiến thứ hai, bọn lính Hung theo Đức quốc xã đến nhà bắt cả gia đình bà. Người Do Thái ở Hung là những người trong nhóm cộng đồng Do Thái tại đó b Đc Quc xã nhm ti. Gia đình bà b đưa tới một trong số các trung tâm tạm giam trước khi, cuối cùng bị lùa lên xe lửa chỡ tới trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan, do Đức quốc xã chiếm đóng. Mẹ bà ôm bà trong toa chỡ trâu bò nói rng không biết mình s đi đâu, cái gì s xy ra vi mình nhưng con nhớ là, không ai có thể cướp đi nhng gì mà con thy và gi trong đu mình.
    Khi tới trại Auschwitz, tên bác sĩ người Đức Joseph Mengele, một trong những sĩ quan y tế cao cấp của trại, đứng ở cuối hàng dài tù nhân Do Thái, quyết định ai sẽ bị đưa vào các phòng hơi ngạt và ai sẽ trở lại trại tù. Ông ta chỉ vào mẹ của bà, bảo bà đi qua phía bên trái, Eger nắm tay đi theo, nhưng tên bác sĩ kéo bà lại và nói bà sẽ gặp lại mẹ sau, mẹ bà chỉ đi tắm chút xíu thôi. Đó là lần cuối cùng bà nhìn thy cha m mình. H đã chết trong phòng hơi ngạt của trại Auschwitz cùng với hơn 1 triệu người Do Thái khác. Đó không phải là lần chót, mà bà Eger gặp tên bác sĩ SS có biệt danh là “Thiên thn ca s chết” ở trại tập trung Auschwitz. Một ngày, bác sĩ Mengele đến dãy nhà tù , cho biết ông ta mun có cái gì đó giãi trí. Nhng người đồng tù đề cử Eger biểu diễn làm vui cho tên này, người đã ra lnh giết chết cha m mình. Bà bo đám Đc quc xã hát bài Blue Danube khi bà nhy theo vũ điệu Waltz trước mặt tên tội phạm chiến tranh tàn bạo nhất của tội diệt chủng người Do Thái.
    Bà nhy múa trong s s hãi, mt bà nhm li và tưởng tượng rằng bản nhạc bà nghe là nhạc Tchaikovsky và mình đang khiêu vũ với bài “Romeo & Juliet” tại đại hý vin Budapest. Tên bác sĩ khá hài lòng và thưởng cho bà thêm phần ăn bánh mì mà bà đã chia cùng vi my cô gái b giam, chung phòng giam ăn sau đó. Vài tháng sau, chính các cô gái này đã cu sng Eger, khi bà gn như ngã qu vì bnh nng và đói khát trong những ngày bị cưỡng bức lội bộ trên con đường tử thần xuyên quá Áo quốc. H đã vòng tay nhau làm thành cái ghế để Eger ngồi lên, rồi khiêng bà trên đường, nhờ đó mà bà không chết. Hơn hai thập niên sau khi có cuộc diệt chủng, khiêu vũ vẫn còn là s đam mê của bà Eger. Trong căn nhà, đứng trên ngọn đồi nhìn xung bin Thái Bình Dương, bà chưng không biết bao nhiêu là tượng hình người con gái đangkhiêu vũ. Mỗi chủ nhật bà đều nhảy lại các bước nhảy theo tiếng nhạc mà những người lính Hoa kỳ đã tp bà hát khi h gii phóng nước Áo năm 1945.
    Có l ví ý chí mun có mt cuc đi trọn nghĩa, mà người con gái trẻ tên Eger đã sng sót được trước sự tàn phá khủng khiếp của thế chiến thứ hai và cuối cùng đời bà đã n hoa khi tr thành mt người di dân trên đất nước Hoa Kỳ. Sau chiến tranh chấm dứt không lâu, bà Eger gặp và kết hôn với một đồng hương Hung Gia Lợi (Hungary) gốc Do Thái, người đã tng là kháng chiến quân chng Đc Quc Xã. Hai người cùng đứa con gái nhỏ di dân đến Hoa Kỳ sau khi sống vài năm ở Hung Gia Lợi. Theo lời kể của người con gái lớn của Eger, bà rất e thẹn khi cô ta lớn lên, nhưng mẹ cô, bà Eger đã thay đổi từ những năm 1970 sau một lần bà trở lại thăm trại tập trung Auschwitz. Sau lần đó, bà thay đổi một cách thấy rõ, trước đó hình như luôn luôn nhìn thy mt chút gì u bun, đằng sau đôi mắt bà nhưng rồi nó biến mất không còn đó na. Nó đã tr t do li cho bà và bà tr thành mt người vui tươi như bây giờ.
    Cũng cùng trong những năm 1970 bà Eger bắt đầu theo học ngành tâm lý. Nhiu thp niên sau đó bà vẫn làm việc như một người chuyên về tâm lý hc ti mt s bnh vin, đng thi cũng có phòng khám riêng nhà ti thành ph La Jolla. Bà chuyên v điu tr nhng bnh nhân b bn lon vì khng hong tinh thn. Theo li ca bác sĩ Saul Levine, giáo sư tâm thần học tại trường đại học California, San Diego, người biết và đã làm việc với bà Eger trong hơn 20 năm, Eger đúng là một chuyên gia theo đúng định nghĩa của nó, bà đã dùng và đem nhng kinh nghim ca chính mình áp dng để giúp bệnh nhân vừa theo phương cách điều trị của bệnh viện và vừa của cá nhân bà.
    Trong sut thi gian làm công vic ca mt nhà tâm lý hc, bà Eger cũng đã làm vic vi quân đội Hoa Kỳ, điều trị những cựu quân nhân Mỹ tham dự cuộc chiến Việt Nam, Iraq và A Phú Hản (Afghanistan). Đồng thời bà trợ giúp việc thành lập các nơi lánh nạn cho giới phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình. Eger cho biết, tri tp trung Auschwitz đã cho bà, mt món quà tuyt ho trong  mt cách nhìn nào đó, nhờ nó, bà đã hướng dẩn người khác có được một ý mun đng lên và bn chí.
    Bà Eger cũng đã tr thành mt người năng động nói chuyện với công chúng, đặc biệt là các buổi nói chuyện có tên Ted Talk và đọc diễn văn tại nhiều trường trung học và đại học ở Hoa Kỳ, mặc dù đôi khi giọng nói còn có hơi phát âm của người Hung Gia Lợi (Hungary) . Eger nói với bệnh nhân rằng, tự yêu mình là t săn sóc cho mình. Cái tri tp trung ln nht là cái trong đu ca chúng ta.
    Nhớ lại lần đầu tiên khi nghe Eger nói chuyện trước một số đông thính giả, bác sĩ Levine nói rằng, bà là một sức mạnh của thiên nhiên đất trời. Bảy mươi năm sau ngày Auschwitz được giải phóng, niềm hảnh diện và hân hoan to lớn nhất của Eger, một trong những nạn nhân sống sót của cuộc diệt chủng tàn bạo này, là ba đứa cháu của bà.  
    Bà cao giọng mĩm cười,  khi người ta hỏi tại sao, vi bà, đó là sự trả thù tốt nhất dành cho tên đ tể Hitler mỗi khi  bà nghĩ tới  Auschwitz, trong lúc bà chỉ về hướng mt trong nhiu tm hình, chp nụ cười hồn nhiên và rạng rỡ của mấy đứa cháu, treo trên tường trong văn phòng làm vic.
 : " Bài viết của mục Chuyện Thế Giới Trong Tuần, được đọc vào mỗi tối thứ hai hàng tuần, trong chương trình tiếng Việt của đài phát thanh FM974 Melbourne - Úc châu".
    
   
Thuyên Huy 



29 thg 1, 2015

Cách đặt tên và hiệu của người Việt- Phan Thuận An

1. Danh tính  hoặc tính danh: Họ và tên. 

2. Tên tục: Tên cha mẹ đặt cho khi mới sinh, chỉ dùng để gọi khi còn nhỏ, dùng từ Nôm (thuần Việt) và có ý nghĩa xấu xí để tránh sự chú ý của ma quỷ (theo mê tín ngày xưa).

3. Tên tự (còn gọi là tên chữ): Tên của những người trí thức thời trước, tự đặt thêm cho mình, dùng từ Hán - Việt và thường dựa vào ý nghĩa của tên mình vốn có để đặt.

4. Tên hiệu: tên của những người trí thức thời trước tự đặt thêm cho mình, dùng từ Hán - Việt mang ý nghĩa đẹp đẽ. Ví dụ: Ức Trai là tên hiệu của Nguyễn Trãi.

5. Niên hiệu:
 Cái hiệu của ông vua, người ta theo đó mà tính năm, kể từ năm ông vua lên ngôi. Ví dụ: Minh Mạng tam niên: năm Minh Mạng thứ 3, tức là năm 1822 (năm đầu tiên của vua này: Minh Mạng nguyên niên, là năm 1819).

6. Miếu hiệu: Cái hiệu truy tôn khi ông vua chết rồi để đem thờ ở Thái Miếu hoặc Thế Miếu do triều đình thiết lập. Ví dụ: Miếu hiệu của vua Gia Long là Thế Tổ, Miếu hiệu của vua Minh Mạng là Thánh Tổ, của vua Thiệu Trị là Hiến Tổ, của vua Tự Đức là Dực Tôn (còn đọc là Tông)...

7. Tên hèm (còn gọi là tên cúng cơm)
: Tên vốn có của một người, dùng để khấn khi cúng giỗ. Tên hèm phân biệt với các tên khi còn sống.

8. Tên húy: Tên do cha mẹ đặt cho từ thời nhỏ, sau khi trưởng thành thường được thay bằng tên khác và kiêng không nhắc đến nữa. 

9. Tên thụy  (còn gọi là thụy hiệu): tên đặt cho người khi đã chết, dựa theo hành vi và phẩm hạnh lúc sinh thời để đặt. Ví dụ: thụy hiệu của vua Gia Long là: "Khai thiên Hoằng đạo Lập kỷ Thùy thống Thần văn Thánh võ Tuấn đức Long công Chí nhân Đại hiếu Cao Hoàng đế".


Phan Thuận An
(Khóa 1 Viện Hán Học Huế)


Sự khốn cùng của những người tị nạn Trung Đông

Nguyễn Hoài An chuyển ngữ


Lời tòa soạn Luật Khoa: Angelina Jolie không chỉ là là diễn viên hạng A của Hollywood, cô còn là một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng với vai trò Đại sứ Thiện chí của Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn kể từ năm 2001. Bài viết dưới đây của Angelina được đăng trên New York Times ngày 27/1/2015, sau chuyến thăm Iraq lần thứ năm của cô, kêu gọi cộng đồng quốc tế góp sức bảo vệ các quyền làm người cơ bản cho những con người không còn nhà để về, không còn chốn để dung thân. Với Angelina Jolie, bảo vệ các giá trị nhân quyền cho mình, cộng đồng mình, trên đất nước mình không thôi là chưa đủ.
Tựa bài do Luật Khoa tạp chí đặt.

Angelina Jolie đang nói chuyện với những người tị nạn Syria ở biên giới Syria-Jordan. Ảnh: Cao ủy LHQ về Người tị nạn (UNHCR)
KHANKE, Iraq — Đây là lần thứ năm tôi đến Iraq kể từ năm 2007, và chưa bao giờ tôi nhìn thấy điều gì như nỗi thống khổ mà tôi đang chứng kiến ở đây, ngay lúc này.
Tôi đã đến thăm các trại tị nạn và trại định cư không chính thức, nơi những người tị nạn Iraq và Syria mất nhà cửa tìm kiếm trong tuyệt vọng một chỗ trú ẩn để lánh khỏi cuộc chiến đang làm rung chuyển cả khu vực.
Suốt gần bốn năm chiến tranh, gần một nửa dân số 23 triệu người của Syria bị đẩy vào cảnh lưu lạc tứ tán. Ở riêng Iraq đã có hơn 2 triệu người tháo chạy khỏi cuộc xung đột và khủng bố mà các nhóm cực đoan gây ra. Những người tị nạn và mất nhà cửa này đã chứng kiến sự tàn bạo khó có thể nói hết thành lời. Con cái họ không được đi học, họ phải vật lộn để sinh tồn và bị tình trạng bạo lực bao vây tứ phía.
Nhiều năm qua, tôi đã đến thăm các trại tị nạn, và mỗi lần như vậy tôi đều ngồi lại các lán trại, lắng nghe câu chuyện của họ. Tôi cố gắng giúp họ bằng tất cả sức mình, nói điều gì đó với họ để thể hiện tình đoàn kết và hướng dẫn họ một cách chu đáo. Nhưng trong chuyến đi này, tôi đã câm lặng, không thể nói được điều gì.
Bạn sẽ nói gì với một bà mẹ nước mắt lăn dài trên má khi kể về đứa con gái của mình đang nằm trong tay Nhà nước Hồi giáo (ISIS)? Chị ước gì chị cũng ở đó, dù có bị hãm hiếp và tra tấn thì vẫn còn tốt hơn là không được ở cạnh con vào lúc này. Chị đã nói như thế.
Bạn sẽ nói gì với một cô bé 13 tuổi kể về những nhà kho nơi em và các bé gái khác sống và bị những gã đàn ông ở đó lôi ra ngoài, mỗi lần ba người, để hãm hiếp? Khi anh trai em phát hiện ra điều này, cậu ấy đã tìm đến cái chết.
Bạn có thể nói gì khi một người phụ nữ bằng tuổi bạn nhìn vào mắt bạn và kể cho bạn nghe chị đã chứng kiến cả gia đình mình bị giết hại, và bây giờ chị sống một mình trong lán, với khẩu phần ăn ít ỏi?
Ở lán tiếp theo, tôi gặp một gia đình có 8 đứa trẻ. Không cha mẹ. Người cha đã bị giết. Người mẹ thì mất tích, và rất có thể đã chết. Cậu con trai 19 tuổi là trụ cột duy nhất của gia đình. Khi tôi nói trách nhiệm này quá nặng nề ở độ tuổi của cậu, cậu chỉ cười và vòng tay ôm em gái. Cậu nói với tôi một cách thành thực rằng cậu biết ơn vì mình vẫn có cơ hội được làm việc và nuôi nấng các em. Cậu và gia đình cậu là hi vọng cho tương lai của vùng đất này. Họ đang kiên cường chống lại những điều bất khả.
Không điều gì chuẩn bị cho ta đối mặt với thực tại khốn cùng như vậy: những câu chuyện về nỗi đau và cái chết, và cái nhìn chằm chằm của những đứa trẻ đói khát, chịu không biết bao sang chấn.
Ai có thể trách họ khi họ nghĩ rằng chúng ta đã bỏ mặc họ? Chỉ một phần rất nhỏ số viện trợ nhân đạo được triển khai. Việc chấm dứt cuộc chiến ở Syria vẫn chưa đạt được tiến triển nào kể từ khi tiến trình Geneva đi vào bế tắc một năm trước. Syria tiếp tục chìm trong biển lửa, và nhiều vùng đất ở Iraq bị vây hãm trong các cuộc giao tranh. Cánh cửa của nhiều quốc gia đang khép lại trước mắt họ. Họ chẳng có nơi nào để quay sang cầu cứu.
Các nước láng giềng đã tiếp nhận gần 4 triệu người tị nạn Syria, và mọi thứ cũng đã đi đến giới hạn của nó. Người tị nạn Syria hiện đã chiếm 10% dân số Jordan. Ở Lebanon, cứ bốn người thì có một người Syria. Họ cần thức ăn, chỗ ở, cần được học hành, được chăm sóc y tế và cần việc làm. Điều đó đồng nghĩa với việc nguồn lực dành cho người dân địa phương sẽ theo đó mà giảm đi. Với những áp lực như thế, ngay cả những nước giàu có hơn cũng khó lòng mà chống chịu nổi.

Trại tị nạn Za’atari ở Jordan dành riêng cho người tị nạn Syria hồi tháng 12/2012 (ảnh vệ tinh). Đây là trại tị nạn lớn thứ hai trên thế giới vào thời điểm đó với dân số có lúc lên tới 120.000 người, tương đương một thành phố nhỏ. Ảnh: Getty Image.
Các câu chuyện về khủng bố, về bom thùng và các cuộc thảm sát dần trở nên quen tai. Người ta bị cuốn trở lại vào những vấn đề của bản thân, tập trung giải quyết những khó khăn của riêng mình.
Nhưng thực tế trần trụi là chúng ta không thể tách mình ra khỏi cuộc khủng hoảng này. Sự lan tràn của chủ nghĩa cực đoạn, sự nổi lên của những tay chiến binh ở nước ngoài, mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố mới – chỉ có đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến ở Syria thì chúng ta mới bắt đầu giải quyết được những vấn đề này. Không làm được như thế, thì tất cả những việc mà chúng ta làm đều chỉ là sự chắp vá bên ngoài mà thôi.
Điều đáng quan tâm ở đây không chỉ là cuộc sống của hàng triệu người và tương lai của Trung Đông, mà còn là độ tin cậy của hệ thống quốc tế. Nó cho thấy điều gì về cam kết và trách nhiệm của chúng ta đối với vấn đề nhân quyền, khi mà có vẻ như chúng ta đang dung thứ cho những tội ác chống lại loài người đang diễn ra hàng ngày ở SyriaIraq?
Khi cơ quan về người tị nạn của Liên Hợp Quốc được thành lập sau Chiến tranh Thế giới II, mục đích của cơ quan này là giúp mọi người trở về quê nhà sau cuộc xung đột. Cơ quan này không được thành lập để lo cái ăn, hết năm này qua năm khác, cho những người có lẽ chẳng bao giờ có thể quay về nhà, những người mà con cái họ sinh ra không quốc gia, quốc tịch, những người mà đất nước của họ có thể chẳng bao giờ biết đến hòa bình. Nhưng đó là hiện trạng mà chúng ta đang phải đối mặt ngày hôm nay, với 51 triệu người tị nạn, hay đang tìm chỗ trú ẩn, hay mất nhà cửa trên khắp thế giới – con số lớn chưa từng có trong lịch sử hoạt động của tổ chức này.
Các nước láng giềng của Syria cần nhiều trợ giúp hơn nữa để có thể đảm đương được gánh nặng từ hàng triệu người tị nạn. Các hoạt động thỉnh nguyện nhân đạo của Liên Hợp Quốc hiện đang thiếu ngân sách trầm trọng. Các nước khác ngoài khu vực cần giúp những người tị nạn yếu ớt nhất, cần một nơi để bắt đầu cuộc sống mới – chẳng hạn những người bị cưỡng hiếp, tra tấn. Và trên tất cả, cộng đồng quốc tế cần tìm ra một lộ trình thiết lập hòa bình cho vùng đất này. Bảo vệ các giá trị của chúng ta trên đất nước riêng của chúng ta, với nền báo chí và các thể chế của chúng ta không thôi là chưa đủ. Chúng ta cũng cần bảo vệ những giá trị đó tại chính các trại tị nạn ở Trung Đông và những thành phố hoang phế ở Syria.

28 thg 1, 2015

Phương pháp mới trị bệnh tiểu đường gây ra bởi tuyến tụy


Tiểu đường gây ra bởi tuyến tụy trong cơ thể không còn sản xuất ra insulin nữa. Insulin là một hormone có nhiệm vụ chuyển bỏ đi lượng đường thừa trong máu. Số insulin thiếu này có thể bổ sung bằng cách chích trực tiếp, nhưng như vậy người bệnh phải chích hàng ngày.
 

Công ty Orgenesis đã có phát minh mới để điều trị tiểu đường, trong đó, người ta sẽ lấy ra một số tế bào gan của người bệnh và đưa vào phòng thí nghiệm để sử dụng về mặt di truyền, nhờ đó, chuyển những tế bào này thành những tế bào có khả năng tạo ra insulin. Cuối cùng, chúng được cấy trở lại gan và từ đó những tế bào này có thể sản xuất insulin ngay tại trong gan.

Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ không còn phụ thuộc vào việc phải có người hiến tụy tạng, và cũng không phải dùng thuốc chống lại đề kháng khi ghép. Hơn nữa, phương pháp mới còn rẻ tiền hơn, không phải tốn chi phí cho việc theo dõi định kỳ, và quan trọng nhất là insulin mới sẽ được sản xuất chỉ trong vòng vài ngày sau khi ghép. 

Phương pháp này đã được thử nghiệm trên mô gan người trong phòng thí nghiệm, và trên những con chuột bị tiểu đường. Cuối năm nay sẽ thử nghiệm lâm sàng trên người để có kết luận cuối cùng trước khi được áp dụng chính thức.

Tái tạo răng bằng laser.

 

Một nhóm khoa học gia ở Harvard’s Wyss Institute đã tiến hành một nghiên cứu về cách chữa răng bằng stem cell (tế bào gốc).
Những thành tựu của nghiên cứu này đã mang lại hy vọng một ngày nào đó người ta có thể ném bỏ mấy hàm răng giả hiện đang được sử dụng. 


Trong phương pháp này, người ta sử dụng tia laser có cường độ thấp để kích thích tế bào gốc sản sinh ra mô răng mới thay thế cho răng cũ. Phần chính được kích thích là phần ngà răng (dentine). Đây là mô cứng giống như mô xương và là một trong 4 thành phần chính của răng gồm men, ngà, tủy và xi măng bọc chân răng.


Người ta đã khoan các lỗ nhỏ trên răng hàm của chuột và tiến hành kích thích bằng tia laser, sau đó răng được đậy lại bằng các nắp nhựa. Khoảng 12 tuần sau đó, người ta thấy các mô ngà răng mới được tạo ra. Những thí nghiệm tiếp theo sau đó trong phòng thí nghiệm cho thấy khi được kích hoạt, các tế bào có tên là TGF-b1 (Transforming Growth Factor b1) được tạo ra, và theo phản ứng dây chuyền, chất này sẽ thúc đẩy các tế bào gốc tạo ra ngà răng. 


Người ta còn thấy rằng kỹ thuật này ngoài việc giúp cho việc chữa răng, còn có thể được sử dụng trong việc tái tạo mô điều trị vết thương, điều trị gãy xương.... 


Dụng cụ phát hiện ung thư tiền liệt tuyến



 


 Trong hội chợ sản phẩm mới COMPAMED ở Âu Châu, có một dụng cụ mới được chế tạo giúp phát hiện chứng ung thư tiền liệt tuyến một cách nhanh chóng.
Các nhà khoa học chế tạo cho biết dụng cụ này có thể xác định các mô ở tuyến tiền liệt bị biến đổi là loại mô lành tính hay ác tính, và chỉ cần 1 phút rưỡi là hoàn tất công việc nhờ chức năng phân tích những mẫu mô lấy từ tiến trình sinh thiết (biopsy). 

Một bác sĩ chỉ cần đặt mẫu mô xét nghiệm vào một đĩa nhỏ, trượt vào trong máy, ấn nút và chờ một chút. Các chuyên viên y tế không cần phải chăm chút chuẩn bị, không phải chờ lâu, và cũng không phải mất thì giờ khám bệnh. Dụng cụ này sẽ phát ra chùm tia laser rọi vào mẫu mô, kích thích các phân tử fluorophores. Đây là những hợp chất có khắp nơi trong cơ thể và chúng phát sáng lên một thời gian ngắn khi được chiếu xạ. 
Các mô bình thường và mô ung thư sau khi phát sáng sẽ mờ dần theo tốc độ khác nhau. Nếu tốc độ mờ này vượt quá một mức quy định, điều đó có nghĩa là có sự hiện diện của tế bào ung thư. Dụng cụ này sẽ bật đèn màu xanh để báo cho biết bệnh nhân không có mô ung thư và bật đèn đỏ nếu có.

Các nhà nghiên cứu hy vọng sản phẩm này trong tương lai sẽ được cải thiện để có thể phát hiện các loại ung thư khác, nhưng bước đầu họ phải xác định được các giá trị giới hạn của tốc độ mờ để đưa vào phần mềm phân tích của dụng cụ. 

Nếu thành công, dụng cụ này sẽ giúp bác sĩ khám ung thư được dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn nhiều lần so với các phương pháp hiện đang sử dụng 
 (st Từ Cảnh)





26 thg 1, 2015

10 loài rắn độc nhất thế giới (vn.express)


1/.Hổ mang Ấn độ còn được gọi là hổ mang đeo kính
2/. Loài Bitis arietans,dài 1m,nặng đến 6kg ở thảo nguyên và đồng cỏ châu Phi từ Maroc đến Arab
3/. Hổ mang Ai Cập,con trưởng thành dài có khi đến 3m
4/. Rắn jerdonis , nọc rất độc
5/. Loài rắn biển rất độc,tên khoa học là laticauda colubrina ở Ấn độ dương và Thái Bình Dương
6/.
Rắn đuôi chuông (Rattlesnake) là loài bản địa châu Mỹ, từ phía nam Canada đến miền trung Argentina. Hầu hết rắn đuôi chuông đều rất độc, lượng nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật khác. Khi con người bị rắn đuôi chuông cắn, chất độc từ răng nanh chúng ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm.
. 
7/. Rắn Lachesis là loài rắn độc, tìm thấy ở Trung và Nam Mỹ. Chiều dài của chúng từ 2 đến 2,5 m, một số con lên tới 3 m. Đây cũng là một trong loài rắn dài nhất thế giới. Vết cắn của chúng có thể gây tử vong cho con người.
Rắn Lachesis.
Vipera russelli Formosensis là một phân loài của rắn độc Viper, được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc. 


 9/. Rắn hổ mang chúa, là loài rắn độc dài nhất thế giới với chiều dài 5,6 m. Chúng sống chủ yếu ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu là đầu độc thần kinh, chúng có thể giết chết người chỉ bằng một cú cắn.

10/.
Loài rắn đen Dendroaspis polylepis, là loài rắn độc dài nhất châu Phi, với chiều dài thân từ 2,5 đến 3,2 m, thậm chí có những con dài tới 4,45m. Chúng còn là loài rắn nổi tiếng hung hăng. Chúng thường săn mồi vào ban ngày, chủ yếu là chuột, sóc, thỏ, gà, đôi khi là con rắn nhỏ khác.

Tân Trung
 (Ảnh: GMW)