Tế Công còn được biết đến dưới
cái tên đầy dân giã “Tế Điên hòa thượng”. Ông là một tăng nhân tu hành
dưới thời Tống, dù có tính cách lập dị nổi tiếng nhưng hay ra tay cứu
khốn phò nguy, tương trợ kẻ yếu. Xung quanh Tế Điên có rất nhiều câu
chuyện khiến hậu thế thích thú, lắm khi dở khóc dở cười.
Tương
truyền ông vốn họ Lý, tên là Tu Nguyên, người Thiên Thai đời Tống, xuống
tóc xuất gia ở chùa Linh Ẩn Tây Hồ Hàng Châu, pháp hiệu “Đạo Tế”. Do
ông thường giả điên giả ngây, lấy điên điên rồ rồ để độ hóa thế nhân nên
người đời hay gọi là “Tế Điên”. Nhưng dù có là điên thật hay không thì
theo truyền thuyết ông có đầy thần thông, Phật pháp vô biên, lại rất từ
bi, luôn cứu giúp người gặp khó khăn, nguy hiểm, nên có biệt hiệu “Phật
sống Tế Công”.
Cha Tế Công tên gọi Lý Mậu Xuân, mẹ ông
là Vương Thị, hai ông bà khi tuổi ngoài 30 nhưng vẫn chưa có con trai tế
tự, thế là ngày đêm cầu Thần khấn Phật. Một đêm, Vương Thị mơ thấy một
vị La Hán tặng cho một đóa sen ngũ sắc, Vương Thị nhận bông sen rồi
nuốt, không lâu sau có mang.
Ngày 2 tháng 2 năm Thiệu Hưng thứ 3 đời
Nam Tống (năm 1133), quả nhiên bà hạ sinh một bé trai. Hai ông bà có con
trai thì vô cùng mừng rỡ, khi đầy tháng làm cỗ linh đình đãi khách. Lúc
đó có một cao tăng là Tính Không đến chúc mừng, ban cho đứa trẻ cái tên
là “Tu Nguyên”. Tương truyền, Tế Công giáng trần là có nguyên do. Con
chim Đại Bằng ở trước tòa của Phật tổ Như Lai đã vi phạm thiên quy, bỏ
trốn xuống trần. Do đó Hàng Long La Hán (Tế Công) xuống trần chuyển thế,
đi tìm tung tích con chim Đại Bằng đó. Nhưng Tế Công ở cõi trần gian
cũng trải qua muôn vàn kiếp nạn. Nhưng sau khi trải qua muôn vàn gian
khổ, cuối cùng ông cũng đã hoàn thành sứ mệnh của mình.
Tế Điên
vốn sống ở núi Thiên Thai. Tương truyền, khi ông 18 tuổi thì cả cha mẹ
đều mất. Sau khi chịu tang 3 năm, Tế Điên liền đến chùa Linh Ẩn ở Tây
Hồ, Hàng Châu cách đó 300 km để xuống tóc đi tu. Chủ trì Viễn Hạt Đường
biết ông là La Hán chuyển thế, lập tức thu nhận ông làm đệ tử và đặt cho
pháp hiệu là “Đạo Tế”. Sau khi Viễn Hạt Đường quy tiên, Tế Điên chuyển
đến chùa Tịnh Từ Tự ở núi Nam Bình Sơn. Ngày 16 tháng 5 năm Khai Hy thứ 2
đời Nam Tống (năm 1206), Tế Điên ngồi đả tọa ngay ngắn viên tịch, để
lại một bài kệ :
Lục thập niên lai lang tạ
Đông bích đả đảo tây bích
Ư kim thu thập quy lai
Y cựu thiên thanh hủy bích
Đông bích đả đảo tây bích
Ư kim thu thập quy lai
Y cựu thiên thanh hủy bích
Tạm dịch:
Ngổn ngang bề bộn sáu mươi năm
Tường đông lớn mạnh đổ tường tây
Nay thu xếp ổn về nơi cũ
Trời xanh nước biếc vẫn như xưa
Tường đông lớn mạnh đổ tường tây
Nay thu xếp ổn về nơi cũ
Trời xanh nước biếc vẫn như xưa
Sau khi
Tế Công chết, an táng ở bên suối Hổ Bào Tuyền, núi Đại Từ Sơn phía tây
Hàng Châu, nơi đó được xây dựng Tháp viện Tế Công có 2 tầng lầu.
Trong
truyền thuyết dân gian, Tế Công là một nhân vật mang nhiều sắc thái thần
kỳ. Tương truyền ông từng đấu trí với Tần Thừa tướng, trừng trị tham
quan ô lại, trên đường thấy chuyện bất bình, liền rút đao tương trợ. Tế
Công cũng được mô tả như là một tăng nhân lập dị, thích ăn thịt chó,
uống rượu. Hành vi của ông thường
được miêu tả dưới bút pháp trào phúng, cười đùa giận dữ mắng chửi, lấy
hài hước làm vui. Những sự tích này đều được dân gian lưu truyền, mô tả
tỉ mỉ lại trong “Tế Công truyện”.
Khi bị người khác chất vấn vì sao làm hòa thượng rồi còn vẫn ham rượu thịt, Tế Điên thủng thẳng đọc mấy câu thơ này:
Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người nay tu miệng, lòng không sửa
Bần tăng lòng sửa, miệng thì không
Tượng Tế
Công ở chùa Tây Viên Tự, Tô Châu Trung Quốc rất đặc biệt, thân mặc áo
rách, tay cầm quạt nát, nhưng biểu cảm trên khuôn mặt thì rất sinh động
thú vị, từ 3 góc độ nhìn thì lại có diện mạo khác nhau. Một góc độ là
khuôn mặt tươi cười rực rỡ, gọi là “Xuân phong mãn diện” (Mặt đầy gió
xuân), một góc độ lại là gương mặt đầy ưu sầu, gọi là “Sầu mi khổ liễn”
(Mặt khổ mi sầu).
Góc độ
cuối là tổng hợp của hai điều trên, dường như có chút cảm giác là “nửa
khóc nửa cười” hoặc là “muốn khóc không được muốn cười không xong”. Kỹ
thuật điêu khắc cao siêu này, cũng rất phù hợp với thái độ của Tế Công
chuyện đời ta làm kiểu ta, mặc người cười mắng.
Xung quanh Tế Công có rất nhiều giai thoại đẹp, trong đó có một câu chuyện như thế này:
Vào triều Tống, trong thành Hàng Châu có
một ngõ nhỏ vô danh, trong ngõ toàn là dân nghèo sinh sống. Trong đó có
một cặp vợ chồng già, tuổi đều đã ngoài sáu mươi, lấy đan quạt, sửa
quạt, bán quạt làm nghề mưu sinh.
Thời trẻ tay nghề tinh thông, sức khỏe
dồi dào, quạt làm ra đem lên chợ bán, sống ngày qua ngày. Tuy nhiên hiện
giờ tuổi già sức yếu, sau không bằng trước, làm không đủ ăn, hai cái
miệng già chịu đói, xem chừng sống không nổi nữa.
Một hôm, trời đã quá trưa mà hai cụ già
vẫn không có gạo cho vào nồi, bếp lò nguội ngắt. Cụ bà ngồi bên bếp lò,
mơ màng sắp ngủ, còn cụ ông tựa vào khung cửa, vừa định chợp mắt.
Lúc này, một hòa thượng điên điên rồ rồ
vừa đến trước cửa, ngó nhìn vào nhà, than thở một tiếng rồi lại nhìn cụ
già ngồi tựa cửa, tâm đầy thông cảm. Hòa thượng giơ tay lên, thấy chiếc
quạt trong tay bỗng nhiên mắt sáng lên, trong tâm đã có chủ ý.
Hòa thượng dùng quạt quạt vào đầu cụ già
một cái. Cụ già giật mình, dụi mắt nhìn thấy một hòa thượng điên đứng
trước mặt, mới hỏi: “Sư phụ có việc gì không?”.
“Ta cần sửa quạt!”, hòa thượng nói rồi giơ cây quạt trước mặt cụ già.
“Được, được, mời vào nhà!”. Cụ già thấy có kế làm ăn, trong lòng cao hứng, vội vàng dẫn người vào nhà.
Tế Công nhấc chân bước vào nhà, ném chiếc quạt lên bàn và nói: “Sửa mau đi, đợi một lát nữa ta tới lấy!”. Nói xong, ông ngoảnh đầu bước đi.
Cụ già cầm chiếc quạt lên xem, trong lòng ngờ vực: “Chiếc quạt này rách thế, nan không ra nan, khung không ra khung, sửa làm sao được”.
Nghĩ rồi định nói với hòa thượng chiếc quạt này rách quá, thực sự không
sửa được, thế nhưng hòa thượng đã đi xa rồi. Cụ già vừa sửa quạt vừa
than, lẩm bẩm một mình: “Ta ở đây có một chiếc quạt mới, lát nữa ông ấy về ta đưa ông ấy là được rồi”.
Một canh giờ trôi qua, hòa thượng điên đã về, vừa đến cửa đã hỏi: “Quạt sửa xong chưa?”.
“Sửa xong rồi”, lão nhân vừa cầm trong tay chiếc quạt mới vừa nói.
“Ha ha, tay nghề không tệ, sửa trông như quạt mới vậy!”, hòa thượng điên hài lòng nói.
Cụ già cười gượng, trong lòng hơi buồn, nói: “Nguyên là một chiếc quạt mới mà!”.
Hòa thượng điên cầm một nén bạc đặt lên
trên án, xoay mình sải bước về phía cửa, rồi lại quay đầu quạt mấy cái
về phía cửa, miệng còn niệm thơ từ nghênh ngang đi.
Cụ già đuổi đến tận ngoài cửa, miệng lắp
bắp không thôi: “Tạ ơn sư phụ!” rồi quay đầu nhìn lại trên cửa, thấy có
câu đối không biết dán từ bao giờ:
Thủ nghệ tinh tâm thiện phúc tích
Phiến tử mỹ thủ cần tài đáo
(Nghĩa là: Đặt tâm rèn luyện tay nghề sẽ tích được thiện và phúc. Cần cù chịu khó làm quạt đẹp thì tiền tài tới).
Cuộc gặp gỡ kỳ lạ của lão nhân bán quạt
không lâu truyền khắp nơi nơi, mọi người đua nhau tới nhà cụ già xem câu
đối, người mua quạt tới nườm nượp. Từ đó, hai cụ già sống trong sung
túc. Ngõ vô danh từ đó được gọi là “ngõ quạt”.
Không lâu sau, mọi người đều tỉnh ngộ, nói: “Hòa thượng điên kia nhất định là Phật sống Tế Công, đến để giải khốn cho hai cụ già nghèo”.
Nam Phương.
(Từ daikynguyen.com)