26 thg 9, 2013

Tai biến mạch máu não và sự phục hồi (p.2)


CHƯƠNG 7
PHÒNG TRỊ LIỆU THẦN KINH
Khỉ các bác sĩ hài lòng về công việc cứu sống tôi đã xong, họ cho lệnh chuyển tôi   sang khu điều trị Thần kinh. Ỏ đây, tôi nhìn mọi người có mặt như những khối năng lượng di động. Bác sĩ, y tá đến và đi như những luồng ánh sáng chói chang. Ai cũng vội vã và họ không biết làm sao để “trao đổi” với tôi. Bỏi vì tôi không nói được và cũng không hiểu họ nói gì. Tôi thật là mệt mỏi và mất nhiều năng lực khỉ phải tiếp xúc với họ trong 48 tiếng đồng hồ đầu: Họ muốn thử xem các tế bào thần  kinh của tôi đã thiệt hại đến đâu. Lẽ ra họ chỉ cần làm một cuộc thử nghiệm, rồi chia sẻ dữ kiện với nhau thì tôi đỡ mệt biết bao. Đằng này,ai cũng muốn có kết quả thử nghiệm của mình một cách riêng lẻ. Tôi tuy không hiểu họ nói gì, nhưng cũng đoán được bằng cách nhìn vẻ mặt và cử chỉ của họ. Có người quan tâm tới an nguy 
của bệnh nhân khiến tôi thấy dễ chịu với họ. Họ như mang lại cho tôi niềm tin và nhiều năng lượng. Cũng có người rất lơ là, làm việc lấy lệ khiến tôi không an tâm và tôi như bị cướp bớt năng lượng đi. Như một y tá mang một khay thức ăn sáng, để “kịch” lên bàn trước mặt tôi, rồi quay đi vội vã. Tôi muốn uống nước mà không biết làm sao mỏ hộp với chỉ có một tay. Tôi phải nhấn chuông gọi người khác vào giúp.Tinh trạng của tôi bây giờ có khá hơn ỏ vài lĩnh vực: máu không còn chảy, đầu không còn đau, một vài nơi của não bộ Trái vẫn chưa bị tàn phá; nhưng sự phục hồi không phải là đơn giản. Điều đáng lo nhất là, mặc dù sự xuất huyết đã cầm, bán cầu não Trái vẫn còn im lặng. Điều đó không có nghĩa là tôi không suy nghĩ được, nhưng là suy nghĩ khác với bình thường, không còn theo đường thẳng (quá khứ, hiện tại, vị lai) và chỉ bằng hình ảnh. Nghĩa là chỉ còn có não bộ Phải làm việc.
Chẳng hạn, một bác sĩ trắc nghiệm tôi bằng câu hỏi,“Ai là Tổng thống của nước Mỹ?”. Để cho tôi chú ý, trước hết ông ta phải làm cho tôi biết đó là câu hỏi dành cho tôi. Khi tôi đã chú ý và nhận biết mình bị hỏi, người hỏi phải lặp lại để tôi chú ý đến những âm thanh đã phát ra và nhìn đôi môi xem họ đã nhóp nhép như thế nào. Nếu có ngưòi khác đang nói ồn ào, tôi không thể nghe được. Điều này cũng tương tự như bạn nói chuyện qua điện thoại di động mà gặp phải tiếng ồn kế bên. Cho nên người nói phải nói thật chậm và phát âm thật rõ ràng. Sau khi nhận diện được câu hỏ rồi, vì não bộ Trái đã bị thương, não bộ Phải mới làm việc và đi tìm trong bộ nhớ xem hình ảnh một ‘Tổng thống” là như thế nào. Biết được ý niệm đó rồi, đi tìm tiếp theo hình ảnh “nước Mỹ“ ra làm sao. Rồi, mới sang tìm hiểu cách hỏi. Cách hỏi đây ỏ thì “hiện tại“, vậy người hỏ muốn hỏi về ông tổng thống hiện tại, không Phải ông nào khác. Xong, mới tới phàn trả lời. Lại phải đi tìm hình ảnh của ông tổng thống đương nhiệm. Như vậy, tất cả nghĩa lý của câu hỏi và câu trả lời, tôi chỉ tìm bằng hình ảnh, không Phải bằng chữ nghĩa. Thành ra kết quả rất lâu và rất mệt mỏi cho tôi. Mọi người cho rằng tôi trả lời câu hỏi quá chậm, chậm hơn thời gian quy định. Thế là tôi “thất bại” trong cuộc thử nghiệm. Vì chỉ có não bộ Phải làm việc và chỉ cung cấp “hình ảnh”, nên sự tìm kiếm hình ảnh trong não thùy Phải rất là chậm chạp. Tôi rất lấy làm tiếc là những ngưòi trong giới Y học chưa hề biết điều này. Nên họ đã không đủ hiểu biết và kiên nhẫn để xử sự thích hợp với những trường hợp bệnh nhân như tôi. Tai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu làm con người trỏ nên bất lực trong sự vận hành cơ thể. Và trong số người bị tai biến, có gấp 4 lần tai biến xảy ra ỏ não bộ Trái khiến khả năng ngôn ngữ của họ bị tê liệt và không còn nói năng hay đọc viết được.Những người bị tai biến mà sống sót, vì vậy nên chia sẻ kinh ngiệm với nhau để biết bộ óc của mình đã phục hồi đến đâu và cách nào.
Nếu các bác sĩ biết để ý hơn trong sự trị liệu ỏ những giờ phút đầu thì sẽ giúp ích cho bệnh nhân phục hồi nhiều hơn. Tôi muốn các bác sĩ phải chú ý xem xét bộ óc của bệnh nhân còn đang hoạt động như thế nào, chứ không phải xem bộ óc có hoạt động hay không, thì mới giúp ích bệnh nhân phục hồi được. Mỗi bệnh nhân một khác. Bác sĩ không nên dùng một tiêu chuẩn chung để phán định mọi người. Như
trường hợp tôi, kiến thức của tôi rất mênh mông sau những năm dài học hỏi và nghiên cứu -nhưng không làm sao “lấy ra” được từ bộ óc tê liệt. Nói cách khác, tôi không phải là người dốt hay ngu; tôi chỉ là người “bệnh”.
Hãy tưỏng tượng, bỗng nhiên bạn bị mất dần các khả năng tiếp nhận và phản ứng với ngoại cảnh của mình. Trước hết, bạn không còn phân biệt nghĩa lý của âm thanh đến tai bạn. Bạn không phải điếc, nhưng bạn chỉ nghe tiếng người nói với bạn như tiếng ồn ào, không nghĩa lý gì. Bạn muốn nói, lại nói không ra tiếng; hoặc ra tiếng mà không ai hiểu được; hoặc nói ý này mà ra lời kia. Rồi, bạn không còn
thấy được hình dáng của mọi vật chung quanh. Bạn không phải đui, nhưng chỉ vì không còn ý thức về không gian ba chiều và các màu sắc. Bạn không còn khả năng phận biệt sự di chuyển của các vật, cũng như hình vóc giới hạn lớn nhỏ của chúng.
Cũng không phân biệt được các mùi thơm thúi, hôi tanh xung quanh; chỉ biết cái khí quyển bao trùm đó làm bạn ngộp thỏ. Rồi ánh sáng mọi loại, từ ánh sáng đèn đến ánh sáng mặt trời, cho bạn cảm giác như chúng là những mũi dao bén đâm vào óc bạn, đau nhức không thể chịu nổi. Đó mới là một vài mô tả về tình trạng người bị tai biến não!
 
Cả buổi chiều hôm đó, tôi trốn vào giấc ngủ. Chỉ có giấc ngủ mới làm ý thức của tôi khép lại trước thế giới bên ngoài. Mới không còn bị các y tá, bác sĩ quấy rầy làm tiêu tan hết những năng lượng rất ít còn sót lại trong tôi. Thật tình nếu tôi còn ỏ bệnh viện lâu hơn sự cần thiết, tôi đã không bao giờ hoàn toàn hồi phục. Vậy mà, vì tình trạng quá nặng, tôi cũng đã mất 8 năm, trong kiên trì và cương quyết để phục hồi.

CHƯƠNG 8
NGÀY THỨ HAI SÁNG HÔM SAU
Tôi giật mình thức giấc thật sớm sáng hôm sau chỉ vì một sinh viên y khoa chạy vội vào phòng để lấy lịch sử bệnh lý. Tôi nghĩ thật là vô lý, vì cô sinh viên này không hề biết tôi là một bệnh nhân sống sót sau trận xuất huyết não; tức là tôi không còn khả năng nghe, hiểu và nói được điều gì. Tôi nghĩ nhiệm vụ hàng đầu của bệnh viện là phải làm cho bệnh nhân cảm thấy an tâm để phục hồi năng lực.
Cô bé sinh viên này không khác nào con dơi Dracula bay đi hút sinh lực của người bệnh. Cô ta muốn mọi thứ từ tôi, mặc dù tình trạng tôi rất mong manh; nhưng không chia sẻ với tôi được điều gì Cô ta đang chạy đua với đòng hồ, vì sợ trễ thì bị giáo sư khiển trách, nhưng rõ ràng cô ta đã thất bại. Trong hối hả, cô rất thô lỗ trong cung cách đối xử vớí bệnh nhân. Cô ta nói nhanh với tốc đô một trăm dặm một phút và hét to với tôi như tôỉ là người lảng tai! Rốt cuộc cô không lấy được tin tức nào từ tôi, vì tôi phải nhắm mắt lại để bảo vệ số năng lượng còn ít ỏi trong người. Bài học lớn nhất tôi học được vào ngày hôm đó là tôi phải là người điều khiển công cuộc phục hồi của tôi; không nên để tùy thuộc vào bác sĩ, y tá hay chuyên viên nào hết. Chữa trị Tai biến mạch máu não ỏ bệnh viện chỉ là: 
1- Nếu xuất huyết, thì cho thuốc cầm máu và thuốc chống sưng; 
2- Nếu nghẽn mạch máu, thì cho uống thuốc loãng máu và thông động mạch. 
Thế là bác sĩ đã xong nhiệm vụ.
Còn lại việc lớn lao và lâu dài là phục hồi các chức năng của cơ thể: như tai nghe, mắt thấy, miệng nói, tay chân cử động... là việc của chính bệnh nhân và người trong gia đình. Việc quan trọng nhất của người bệnh là... Ngủ! Ngoài việc vận động tay chân và bắp thịt, bệnh nhân Phải ngủ cho đủ giờ, ngủ bất cứ khỉ nào cảm thấy mệt; ngủ càng nhiều càng tốt, vì giấc ngủ giúp cho não bộ có thời giờ phục
hồi các chức năng.
Đối với mọi người, sự phục hồi lại chức năng để trỏ lại bình thưònq là vấn đề ý muốn và ý chí. Phần tôi, đây là một sự lựa chọn khó khăn, phức tạp của một người trí thức. Một đằng thì, sau khỉ bệnh ỏ bán cầu não Trái, tôi được sống trong tâm trạng vô cùng an vui và hạnh phúc, không còn lo lắng, buòn phiền hay bị áp lực của công việc. Ỏ đó, mọi sự mọi vật đều tốt đẹp. Tinh thần tôi lúc nào cũng tự do
và bay bổng trong an lành. Trong niềm an lạc vô bờ đó, tôi tự hỏi biết bao nhiêu lần rằng mình hồi phục để làm chi? Mặc dù, nếu có được bộ óc Trái vận hành trỏ lại, thì nó sẽ trả lại tôi những tài năng vốn có từ bao năm để thi thố với đời. Nhưng trong tình trạng bất lực của tôi, tôi quan sát hiện tại ỏ bệnh viện và nhận thấy mọi người, từ bác sĩ đến y tá, lao công, đều là những người đầy mệt mỏi và khổ sỏ vì
áp lực công việc. Thì thử hỏi tôi có nên trỏ lại đời sống bình thường như họ để mà tiếp tục chịu khổ sỏ hay không? Có một người nổi danh nào đó đã viết rằng: “Có nên tham gia cuộc chạy đua của bầy chuột, bằng cách trỏ thành con chuột?”.
Thành thật mà nói, những cảm nhận về một đời sống an lạc như tôi vừa trải nghiệm trong mấy hôm nay làm tôi quá đổi yêu thích, hơn là trỏ lại cuộc sống đầy áp lực của mấy mươi năm qua. Tôi nhất quyết không từ bỏ cuộc sống mới này chỉ vì nhân danh hồi phục. Tôi rất thích được biết rằng mình chỉ là chất loãng, biết tâm mình là một với vũ trụ và sống hòa điệu với mọi vật chung quanh. Tôi thấy
mình bị mê hoặc với cách sống không cần những ngôn ngữ giả dối và sai lệch, mà chỉ cần nhìn vào điệu bộ là đã hiểu nhau với tất cả chân tình. Mà trên hết là tôi say mê cái cảm giác an lành từ trong sâu thẳm của tâm hồn lúc nào cũng tràn ngập cả người tôi.
Đến chiều cùng ngày, người bạn vào cho hay ngày mai mẹ tôi sẽ đến bằng máy bay và ỏ lại lo cho tôi. Mới đầu, tôi không hiểu ý niệm “mẹ” là gì. Tôi đã mất hẳn ý niệm này và Phải lục lọi, tìm kiếm trong đầu cả buổi cho tới trước khi đi ngủ. “Mẹ, mẹ... Mẹ là gì?” Tôi cứ lặp đi lặp lại mãi như người lục kiếm tài liệu trong mấy ngăn kéo đựng hồ sơ. Sau cùng tôi hiểu ra, biết Mẹ là ai, và mừng rỏ biết ngày mai bà sẽ đến. Tôi mang cả niềm vui vào giấc ngủ an lành.

CHƯƠNG 9 
NGAY THU BA, ME TU XA DEN GIUP
Vào buổi sáng ngày thứ ba, tôi được đưa sang phòng khác và nằm chung với một bệnh nhân khá đặc biệt. Ngưòi này bị chứng “phong giật” (kinh phong) nên cả đầu được quấn khăn trắng với các điện cực chung quanh để theo dõi phản ứng của các mạch thần kinh. Bà ta trông rất khỏe về thể chất. Có lẽ quá buồn chán vì bị bắt nằm ỏ đây, bà tìm cách bắt chuyện với bất cứ ai bước vào phòng thăm tôi. Phần tôi
thì chỉ muốn im lặng để được yên nghỉ. Ngoài những chuyện phiếm của bà, tiếng máy truyền hình ồn ào do bà mỏ cũng làm tôi tiêu tán hết năng lực. Tôi nghĩ bệnh viện chẳng hề quan tâm tới sự hồi phục của tôi, mới đưa tôi vào chung phòng với bệnh nhân này. Bỏi không nói được, tôi không có lời phản đối nào cả với ban giám đốc.
Hôm nay, các giáo sư về não bộ - bạn của tôi và các bác sĩ của bệnh viện đã họp mặt trong phòng tôi, nghiêm trọng bàn về kế hoạch chữa trị sắp tới. Vừa lúc ấy thì mẹ tôi bước vào. Sau khi lên tiếng chào mọi người, bà đến bên giường nhìn thẳng vào tôi như ước định bệnh tình, rồi bà dỡ chăn êm đềm nằm sát xuống bên tôi, choàng tay ôm chặt lấy như che chỏ tôi những ngày còn bé. Trong mắt ngưòi mẹ,
tôi không còn là một giáo sư tiến sĩ của đại học nổi tiếng Harvard nữa, chỉ là đứa con gái bé bỏng của mẹ đang bệnh nặng và cần được mẹ chăm sóc, dỗ dành. Tôi chui rúc vào lòng êm ấm của bà với tất cả sự biết ơn. Tôi có cảm giác được mẹ tôi sinh ra lần thứ hai. Bấy lâu nay tôi vẫn nghĩ mình đã trưỏng thành và có thể sống đời độc lập. Giờ mới biết trong hoàn cảnh này, tình mẹ quý báu biết là dường nào!
Các bác sĩ bệnh viện và các bạn chuyên môn của tôi, căn cứ trên đồ hình đã chụp được, quyết định rằng tôi phải được mổ sọ ra để lấy đi khối máu khô lớn bằng trái banh golf và cắt bỏ mạch máu dị hình đã tạo ra cơn xuất huyết vừa rồi. Nếu không làm vậy, tôi sẽ có cơ nguy bị vỡ mạch máu lần thứ hai. Họ còn nói thêm rằng trước kia tôi hay bị nhức đầu nhưng uống thuốc không bao glờ hiệu quả.
Đó là vì, như đồ hình cho thấy, tôi đã có những lần bị xuất huyết nhỏ và máu tự đông đặc nên không có chuyện gì xảy ra. Cho nên, mẹ tôi đồng ý với quyết định của mọi người. Nhưng tôi lắc đầu phản đối. Mổ sọ ra là chuyện tối nguy hiểm đối với bất kỳ nhà thần kinh não bộ học nào. Mẹ tôi cảm nhận được ỏ tôi nỗi bất an trong đôi mắt, nên nói: “Không sao đâu con! Con không phải giải phẩu gì cả. Mẹ sẽ bảo vệ
con và chống lại sự quyết định của mọi người. Bất cứ điều gì sẽ xảy ra, mẹ sẽ chăm sóc con. Nhưng mà, nếu con không lấy mạch máu hư hỏng trong đầu ra, rồi bị xuất huyết não lần nữa, mẹ sẽ mang con về ỏ chung với mẹ và lo lắng cho con suốt đời!”. Mặc dù tôi rất yêu mẹ và biết bà là người mẹ tuyệt vời, cái ý nghĩ phải ỏ chung với mẹ cả đời làm tôi “hết hồn”! Con cái trưỏng thành không bao giò ỏ chung và
phụ thuộc vào cha mẹ trong văn hóa Mỹ; nhất là đối với người có ăn hoc như tôi. Cho nên hai ngày sau, tôi đồng ý cuộc giải phẩu. Bây giờ, bổn phận của tôi là phải làm sao cho sức khỏe khá hơn để đủ sức trãi qua cuộc mổ xẻ này. Điều quan trọng cần biết là : Bệnh nhân sống sót sau cơn tai biến Phải biết bổn phận là tự mình tập vận động để phục hồi các chức năng của cơ thể, đừng đợi chờ lệnh của bác sĩ. Phải tập vận động ngay sau khi đã được cấp cứu. Tức là ngay sau khi bác sĩ đã giúp cho thoát khỏ tử thần. Đừng có mãi nằm một chỗ dù mệt đến đâu. Cố gắng ngồi dậy cử động, đi đứng; càng ráng sức chừng nào, càng tốt cho sự hồi phục. Tôi bắt đầu vận động bằng cách lúc lắc mình như người khỏe
ngồi ghế xích đu. Nằm thẳng trên giường, không còn hơi sức, mà ráng lúc lắc rướn mình lên thì thật khó lắm. Lúc lắc độ mươi phút thì đã thấy mệt, nghỉ hoặc ngủ một chút rồi tiếp tục. Phải kiên nhẫn và có ý chí. Rướn mình lên như muốn ngồi dậy là để tập bắp thịt hông mạnh lên và vận động trỏ lại. Tập như vậy đôi ba ngày thì đã tự mình ngồi dậy được khi đang nằm trên giường. Thành ra phải tập với sự hăm hỏ và quyết tâm! Đứa trẻ sơ sinh tập lật, tập ngồi, trườn, bò, đứng chựng, đi lẩm đẩm... như thế nào và mất mấy năm thời gian, thì người sống sót sau tai biến mạch máu não cũng phải làm gần như vậy. Tùy theo bệnh nặng nhẹ mà kết quả mau hay chậm. Người nuôi bệnh phải biết rằng người bệnh là một đứa
bé trong thân thể người lớn. Đối xử với đứa bé như thế nào. thì đối với người  bệnh thế ấy. Không được nặng lời, to tiếng hay chẽ bai. Phải vui vẻ, bày tỏ sự thương yêu, dịu dàng, kính trọng và không tiếc lời ngợi khen khỉ người bệnh thành công trong việc tập ngồi, tập đứng, tập đi, tập nói, tập viết...
Vận động một lúc cảm thấy mệt, tức là đã hết năng lực. Người bệnh này không có năng lực nhiều nên luôn luôn cảm thấy mỏi mệt. Cách bồi bổ năng lực là... ngủ. Vừa thoát chết thì phải ngủ nhiều lần trong một ngày. Tôi hay thưỏng cho tôi sau mỗi lần vận động là nằm nhắm mắt ngủ. Đó là cách để bộ óc sắp xếp lại các mạch tế bào thần kinh, giúp cho ta có thêm năng lực hơn. Cũng như văn phòng làm việc
ngổn ngang giấy tờ. Ngưng làm việc một lúc, lo sắp xếp trật tự trỏ lại thì việc làm có hiệu quả hơn. Phải ngủ bao nhiêu giờ một ngày đêm tùy theo lệnh của bộ óc, không phải lệnh của bác sĩ hoặc bất kỳ ai. Ngủ một đêm 9 giờ hoặc 11 giờ cũng không sao, mỉễn thấy trong người khỏe khoắn khỉ tỉnh giấc. Và ngủ thêm giấc trưa vài ba giờ nữa. Đó là cách để cho năng lực phục hồi mau chóng.

CHƯƠNG 10
CHUẨN BỊ CUỘC GIẢI PHẪU
Năm ngày sau, tôi đã được về nhà để dưỡng sức hai tuần, rồi trỏ lại bệnh viện để mổ sọ lấy khối máu đông và mạch máu hư ra. Bây giờ tôi phải tập tành và học hỏimọi thứ lại từ đầu như đứa trẻ thơ. Về phương diện thể chất: tập ăn nói, đi đứng.Về phương diện trí tuệ: tập đọc, viết, suy luận. Tôi phải cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Vì nếu không cố gắng thử làm; sai, thử lại cho đến khỉ thành công thì sẽ
không thể hồi phục được. Cho nên nhiều bệnh nhân sống sót tai biến não đã nằm yên trên giường chờ chết, bỏi không ai phụ giúp để biết phục hồi từ đâu.Tôi cảm thấy được ân sủng của thượng đế khi có mẹ đến ỏ săn sóc. Bà lúc nào cũng khiêm tốn nói với mọi người là bà không biết làm gì cho tôi. Bà chỉ theo dõi ủng hộ tinh thần, khuyến khích tôi trong mọi việc tôi cố gắng tập làm, với tình thương vô bờ của người mẹ như ngày xưa tôi mới chập chửng biết đi. Mọi thứ tôi Phải bắt đầu từng bước. Như muốn ngồi dậy từ trên giường nằm thì tôi Phải tập nhấc nửa thân mình lên mấy trăm lần trong một vài ngày cho hai bắp thịt hông khỏe mạnh rồi mới ngồi lên được. Những lúc đó mẹ tôi khen ngợi khuyến khích
không tiếc lời và tôi như đứa trẻ thơ, rất phấn khỏi khi được khen. Điều quan trọng là tôi biết cố gắng. Tôi luôn luôn tự kỷ ám thị bộ óc mình bằng cách nói với nó: “Nè, tôi cảm ơn và đánh giá cao việc nối kết các mạch thần kinh này và muốn những cố gắng khác cũng được như vậy”. Có những thực tập tôi phải lặp đi lặp lại cả ngàn lần mới được như ý. Nhưng nếu tôi không cố gắng, không có gì tốt đẹp sẽ xảy ra. Mẹ tôi tập tôi đi bằng cách vịn cho tôi từ giường ngủ tới phòng tắm, cách chừng 10 thước. (Lúc bấy giờ chưa có walker - kiểu xe tập đi của trẻ con). Mà tôi phải đi tới đi lui mấy ngày mới chập chửng đi được một mình. Mệt quá thì tôi lăn ra giường mà ngủ! Rồi từ giường ngủ tập đi tới phòng khách.
Công việc thực tập nào cũng mất rất nhiều năng lượng và tôi mệt mỏi vô cùng. Nhưng ngủ một giấc độ 2, 3 tiếng thì khỏe lại; và tôi tiếp tục nữa. Cứ vậy mà tôi bận rộn tập suốt ngày. Rồi tháng này qua năm khác không chút xao lảng. Mục tiêu đã đề ra, nhất định phải đạt được. Nếu tôi không cố gắng, ai có thể phục hồi giùm tôi?
Một trong nhũng lý do cho sự thành công của tôi, là mẹ tôi lúc nào cũng kiên nhẫn và dịu dàng. Không bao giò bà tỏ ra mệt mỏi hoặc cáu kỉnh vì sự lặp đi lặp lại chẳng nên thân của tôi. Khỉ tôi vụng về nhiều lần trong thực tập, bà luôn miệng khuyến khích, “Đáng lý còn tệ hơn nữa; con như vậy là giỏi rồi!”. Và bà khen lấy khen để những khi tôi thành công. Thái độ từ ái của mẹ làm tôi vô cùng cảm động và phấn khỏi. Tôi đạt kết quả khả quan trên đường phục hồi, phần lớn nhờ sự kiên nhẫn của mẹ. Bà lúc nào cũng cho thấy tôi giỏi vì hôm nay đã làm được việc mà hôm qua chưa. Bà biết lựa những việc dễ, cần ít năng lực cho tôi thực tập trước, rồi sau đó tới việc khó hơn, như ông thầy biết phuơng pháp Sư phạm. Mà thật vậy, mẹ tôi là một cô giáo dạy Toán! Và hai mẹ con luôn luôn ăn mừng những thành tựu tôi đạt
được. Có nhiều người sống sót sau Tai biến não than thở là họ không có khả năng phục hồi và bỏ cuộc. Tôi nghĩ một là vì họ không kiên nhẫn và không có người giúp họ một cách kiên nhẫn. Hai là họ không có mục tiêu rõ rệt, không biết phải chọn làm cái nào trước, cái nào sau. Nên khỉ “học” làm một việc mà thất bại, họ nghĩ tại họ không có khả năng để phục hồi.
Trong tuần lễ đầu tôi đã có thể đi lại từ phòng ngủ sang phòng tắm và ra tới phòng khách tương đối dễ dàng. Rồi mẹ hướng dẫn tôi đi vòng khắp nhà. Sang phòng vẽ với nhiều tranh ảnh, mẹ bảo đó là những tác phẩm của tôi. Sang phòng nhạc, tôi thấy mấy loại đàn, từ piano tới guitar và mấy thứ khác nữa. Mẹ nói thứ nào tôi chơi cũng giỏi. Những phát hiện này làm tôi vô cùng thích thú. Rồi mẹ còn bảo tôi là nhà Khoa học Não bộ nổi tiếng, muốn đem kiến thức của mình phục vụ con người. Nghe kể về cuộc đời tôi sao nhiều màu sắc và dễ thương quá, tôi càng quyết tâm nỗ lực phục hồi nhanh chóng để sống lại cuộc đời đầy ý vị của chính tôi.
Mỗi ngày tôi nhận được rất nhiều thư và thiệp gỏi từ khắp nơi trong nước. Tuy tôi chưa đọc được,nhưng mẹ tôi đọc giùm. Hầu hết họ chúc tôi mau lành bệnh để trỏ lại làm việc. Có người viết: ‘Tiến sĩ Jỉll, Tuy cô không biết tôi là ai, nhưng tôi biết khỉ cô diễn thuyết ỏ thành phố Phoenix. Xin hãy mau hết bệnh để trỏ lại với chúng tôi. Chúng tôi yêu quý cô. Công việc của cô rất cần và quan trọng đối với chúng tôi lắm!”. Tôi treo các thiệp chúc lành này lên tường khắp nhà. Tôi nhìn đâu cũng cũng thấy tình yêu thương của mọi người tỏa sáng quanh tôi. Điều này cũng là động lực giúp tôi phải nhanh chóng phục hồi. Rồi tôi học về màu sắc, phân biệt hình ảnh trong không gian ba chiều, trả lời câu hỏi có tính cách suy luận, diễn dịch hoặc loại suy. Mục đích của những thực tập này là để kích động lại sự nối kết các mạch thần kinh bị tê liệt. Tôi biết tất cả kiến thức của tôi nằm trong não thùy Trái, nhưng tôi chưa mỏ được những ngăn tủ chứa đựng các kiến thức này. Tôi chưa biết được các mạch thần kinh nào đã tê liệt
và hư hại tới đâu.
Rồi tôi học đọc. Đây là một công việc hết sức khó khăn. Làm sao mà những nét vẽ ngoằn ngoèo (chữ) li ti lại có thể đọc ra thành tiếng được? Trước hết, nhận diện và phát âm các mẫu tự. Xong rồi ráp vần. Những âm kép, âm đầu và âm cuối. Thật là rắc rối; thật là kỳ lạ. Chữ lại có thể phát ra thanh! Đôi khi có những chữ khó phát âm quá, vì đã tập mãi mà không xong, tôi cãi lại mẹ: “Không phải đâu mẹ; chữ nàv không thể phát ra âm thanh được!”. Mẹ tôi chỉ mỉm cười, trìu mến lặp lại mấy lần đến khi tôi nhìn miệng mẹ và nghe cách phát âm thật rõ, rồi lặp lại đúng hệt. Mẹ tôi reo lên và khen tôi “giỏi quá”!
Tiếp theo phần phát âm, tôi học về nghĩa lý của chữ. Làm sao nhớ hết mỗi chữ có một nghĩa khác nhau? Và nhiều chữ có cùng một âm mà nghĩa lại khác? Rồi những chữ chỉ vật cụ thể còn dễ nhớ; những chữ chỉ các ý niệm trừu tượng thật là nhức đầu. Trung tâm ngôn ngữ của não bộ Trái đã đóng kín, nên kho “ngữ vựng” của tôi không mỏ ra được. Thật là thiên nan vạn nan. Tôi rất mệt mỏi và mất nhiều năng lực cho việc thực tập này.
Tôi mất vài tháng để thực tập đọc và hiểu khá thông suốt, vì những mạch thần kinh ỏ phần này được nối kết lại và sau cùng “kho” ngữ vựng được mỏ ra. Tôi như người đã tìm được “chìa khóa” mỏ kho, tôi đã có thể đọc tất cả các sách báo một cách tự nhiên.
Mẹ lại dẫn tôi ra đường học “đi bộ”. Thế nào là đi trên lề đường, tránh dẫm lên sân cỏ. Thế nào là mặt đường cao thấp, Phải bước cẩn thận. Thế nào là đi trên tuyết, dễ trơn trợt; Phải cẩn thận hơn. Thế nào là dấu hiệu đèn xanh đỏ khi băng qua đường. Xem ra tôi học lần này nhanh. Chứng tỏ các mạch thần kinh ỏ đây không bị thiệt hại lắm.
Rồi mẹ dẫn đi chợ học mua sắm. Thật là khổ sỏ và mệt mỏi khi phải tiếp xúc với người lạ. Ánh sáng và âm thanh trong chợ làm tôi khó chịu. Con người lại đối xử với nhau không phải lúc nào cũng dễ thương. Phần lớn họ phân biệt trong đối xử. Họ nhìn cung cách ngơ ngác của tôi thì biết là tôi bất thường. Có người tỏ ra hiểu biết, nhưng cũng có người chen lấn không nhường nhịn. Họ không biết tôi bệnh và đang học hỏi. Họ nghĩ là tôi ra đường làm cản trở sinh hoạt của họ.
Tới phần học trả tiền, tôi lại gặp khó khăn không ít. Tôi nhìn tiền của nước mình mà như một ngưòỉ ngoại quốc, không biết giá trị chúng như thế nào. Lại không biết cộng trừ ra sao. Cuối cùng, với các bài tập “đếm số” xuôi và ngược, tôi nhận ra mạng thần kinh về ‘Toán học” đã bị thiệt hại nặng. Phải mất mấy năm, bộ phận này mới phục hồi.

CHƯƠNG 11
GIẢI PHẪU SỌ
Khoảng 6 giờ sáng ngày 27 tháng 12 năm 1996, tôi lại vào bệnh viện với mẹ để mổ sọ, lấy ra khối máu khô bằng trái banh golf trong đầu và cắt bỏ mạch máu đã hư. Mỗi khi nói về lòng can đảm, tôi không thể không nhắc đến tâm trạng tôi buổi sáng đi mổ sọ này. Bỏi vì tôi biết trước rằng, nếu bác sĩ thận trong và khéo tay, mọi việc sẽ êm xuôi và tôi sẽ thấy đầu tôi trở lại nhẹ nhàng và tinh thần sảng khoái. Còn bác sĩ chỉ vụng về và sơ hở một chút, tôi sẽ trở thành người bại xuội và vĩnh viễn không bao giờ nói được. Nhưng tôi không còn chọn lựa. Dù sao, họ cũng là những bác sĩ tài giỏi nhất của Hoa Kỳ.
Khi bác sĩ chuẩn bị gây mê, để tự trấn an, tôi khôi hài: “Nầy bác sĩ, tôi là nhà khoa học 37 tuổi, còn độc thân. Tôi để tóc dài từ nhỏ. Xin đừng cạo trọc đầu tôi coi xấu tội nghiệp”. Nói tới đó thì tôi đã thiếp đi. Mẹ tôi sốt ruột ngồi đợi bên ngoài cả ngày. Đến mãi xế chiều, các bác sĩ mới tươi cười xuất hiện báo với mẹ tôi ca mổ đã thành công và tôi đang nằm ở phòng hồi sức.
Khi tỉnh lại, tôi cảm thấy khác hẳn trong người. Đầu nhẹ nhàng, tâm hồn êm ả, vui tươi. Tôi thấy lạc quan, yêu đời. Sờ lên đầu phía trái, mới hay phần tóc ỏ đây đã bị cạo sạch. Một vết mổ hình chữ U vuông vức, cạnh khoảng 5 phân, đã được vá lại trông khá xấu xí nhưng rất gọn gàng và sạch sẽ. Với lại, phần tóc nửa đầu bên kia vẫn được chừa nguyên, nên trông không đến nỗi tệ lắm!
Mẹ tôi vừa đến bên giường ở phòng hồi sức, đã hỏi liền: “Hãy nói với mẹ vài tiếng”. Điều bà sợ nhất là nếu bác sĩ chạm tới thần kinh ở Trung tâm ngôn ngữ và phải cắt bỏ đi một phần, thì tôi sẽ không còn nói được suốt đời. Tôi đã trả lời bà được vài tiếng rất nhỏ. cả hai đều mừng đến rơi nước mắt. Vậy là ca mổ đã quá thành công. Tôi phải ỏ lại 5 đêm để bác sĩ yên tâm là vết mổ hoàn toàn không phản ứng. Tuy nhiên trong 48 tiếng đồng hồ đầu, lúc nào tôi cũng yêu cầu y tá cho mấy túi nước đá áp vào vết mổ thì đầu mới yên; nếu không, bên trong đầu như bị lửa đốt!
Đêm cuối cùng tôi ỏ lại bệnh viện là Giao thừa năm 1996 bước sang 1997. Ngồi một mình bên cửa sổ giữa khuya, nhìn ánh đèn rực rỡ của thành phố Boston đang đón mừng Năm mói, tôi ngẫm nghĩ không biết năm mới sẽ mang lại cho tôi điều gì. Chỉ mỉa mai và nực cười cho tôi là: một nhà khoa học chuyên về não bộ mà lại bị Tai biến xuất huyết mạch máu não! Nhưng tôi cũng tự chúc mừng niềm An lạc tôi đã tìm được, và bài học quý báu học được về sự vận hành của não bộ. Tôi cũng bàng hoàng trước một thực tế hãi hùng: tôi là người sống sót sau cơn xuất huyết não!
Minh Tâm dịch (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét