28 thg 1, 2013

Lễ hội Tết truyền thống Nhật bản Oshougatsu 2013 tại Hà Nội


nguồn Vietnamnet.
Những hình ảnh về con người, phong tục tập quán, nét văn hóa trong Tết cổ truyền Nhật Bản có thể mang đến cho người xem những cảm nhận mới.
Những hình ảnh này nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Tết truyền thống Nhật Bản Oshougatsu 2013, Triển lãm Đất nước – Văn hóa – Con người Nhật Bản qua tranh ảnh và hiện vật do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Câu lạc bộ Tiếng Nhật Hedspi Nichibu tổ chức.
Khác với Việt Nam cũng như các nước bạn châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đón năm mới vào Tết dương lịch.
Tranh ảnh về con người Nhật Bản trong Tết truyền thống
Các trò chơi dân gian 
Oshougatsu là thời gian yêu thích của trẻ em Nhật Bản. Tết truyền thống ở Nhật: trẻ em được nhận “lì xì”, chơi các trò chơi dân gian mang niềm tự hào của nước Nhật như đánh cầu, thả diều, chơi quay…
Những chiếc vợt cầu lông của người Nhật với kích thước và kiểu dáng khác nhau
Những chiếc diều của trẻ em Nhật trong mùa lễ hội
Với những phong tục tập quán 
Đến với triển lãm tranh ảnh và hiện vật Đất nước – Văn hóa – Con người Nhật Bản, hẳn là các bạn sẽ bắt gặp hình ảnh của Việt Nam với phong tục lì xì cho trẻ em đầu năm mới và đi lễ chùa để cầu những điều may mắn, tốt lành. Phong tục này trong tiếng Nhật gọi là Hasumode. Người ta sẽ tới ngôi chùa nằm ở hướng được cho là hướng tốt của năm đó. 
Phụ nữ Nhật đi chùa cầu may mắn và tốt lành cho gia đình mình
Ở Việt Nam, búp bê đơn thuần chỉ là một món đồ chơi cho các bé gái. Song với người Nhật, búp bê còn mang nhiều giá trị tâm linh sâu sắc. Nếu như búp bê Daruma tượng trưng cho thịnh vượng và ước mơ, búp bê Teru teru bozu được xem như một loại bùa có khả năng mang lại thời tiết tốt và làm cho trời mưa tạnh thì búp bê Hina đại diện cho các bé gái. Vào ngày Lễ các bé gái Hina Masuri (ngày 3/3 hàng năm), búp bê được gia đình các bé gái Nhật sử dụng để trang trí.
Búp bê Hina được sử dụng khi người Nhật có tập quán làm sạch cơ thể để xua đuổi những điều không may mắn vào lúc giao mùa (tháng 3)
Đến với Nhật Bản, ta không thể không nhắc đến trang phục truyền thống: Kimono và Jukata. Giải thích về sự khác biệt của hai trang phục truyền thống này, chị Huyền (ĐH Hà Nội) chia sẻ: “Kimono được mặc chủ yếu vào mùa đông và mùa xuân, Jukata được mặc vào mùa hè với chất liệu mỏng hơn và thoáng hơn”.
Trang phục Kimono truyền thống
Nét ẩm thực Nhật Bản
Sushi (cơm trộn giấm và cá sống) và Sashimi (gỏi cá) được xem là hai món ăn truyền thống và điển hình của Nhật Bản.
Sushi kết hợp cùng trà đạo
Những chiếc mặt nạ trong những vở kịch Kabuki- một trong 3 loại hình sân kháu chính của Nhật Bản
Nghệ thuật gấp giấy Origami tạo ra các sản phẩm tinh xảo
Bức tranh Nhật Bản vào mùa lá đỏ
“Lễ hội Tết truyền thống Nhật Bản Oshougatsu 2013” thu hút sự quan tâm của các bạn sinh viên của các trường ĐH như: ĐHQG Hà Nội, Ngoại thương, ĐH Hà Nội, ĐH Xây dựng…
  • Đỗ Dung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét