10 thg 4, 2014

Năng lượng học của thực phẩm...(từ VĐKN).

Từ mối quan hệ giữa thực phẩm và sức khỏe mà chúng ta đã khám phá được, hãy nhớ rằng bên cạnh loại thực phẩm chúng ta ăn thì việc tận hưởng và thưởng thức cũng chính là những yếu tố chính quyết định hiệu quả của tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cuộc sống.
Trong y học và triết học Trung Hoa, sức khỏe là kết quả từ sự cân bằng giữa Âm và Dương – hai lực lượng đối lập nhưng bổ sung cho nhau và tạo nên tất cả diện mạo và hiện tượng của sự sống.
Âm là đất, nữ giới, tối, ẩm, lạnh, sức hút và bị động; Dương là trời, nam giới, sáng, khô, nóng, sức đẩy, và chủ động. Âm và Dương thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau của hai mặt đối lập.
Sự cân bằng giữa Âm và Dương trong cơ thể và môi trường là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và thực phẩm mà chúng ta ăn cũng có sức ảnh hưởng lớn tới sự cân bằng này. Vì vậy, khi lựa chọn và chuẩn bị món ăn, hãy cân nhắc đến thuộc tính Âm và Dương của nó.
Nhìn chung, rau củ quả có nhiều tính âm hơn so với thịt và thực phẩm từ bơ sữa, vốn nhiều tính dương hơn. Tuy vậy, phương pháp nấu nướng cũng ảnh hưởng đến cân bằng Âm – Dương.
Để xây dựng khẩu phần ăn tối ưu, chúng ta nên cân nhắc kỹ lưỡng đến nhu cầu riêng của từng cá nhân, gồm có thành phần cơ bản – đó là thói quen trong suốt cuộc đời và các xu hướng – như là trạng thái hiện tại của thể trạng, tinh thần, sức khỏe cảm xúc, thời tiết lúc này và chuyển biến thời tiết sắp tới.

Vị trí địa lý và Mùa

Triết học Đông phương cho rằng chúng ta nên sử dụng thực phẩm địa phương càng nhiều càng tốt; đây chính là loại thực phẩm hữu cơ, được trồng ở địa phương và được sản xuất đúng mùa vụ hoặc trong điều kiện khí hậu tương tự với khí hậu nơi ta sinh sống.
Cho đến thời hiện đại, các loại hạt ngũ cốc được sản xuất tự nhiên và chưa qua chế biến, các loại rau củ quả theo mùa và được trồng ở địa phương và một số loại thức ăn từ động vật là cấu thành nên khẩu phần ăn thiết yếu của con người trên toàn thế giới.
Khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm nhập khẩu từ các vùng miền và khí hậu khác nhau, chúng ta có thể bắt đầu mất dần khả năng thích nghi với môi trường tức thời xung quanh.
Điều này đặc biệt đúng trong các trường hợp thực phẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới được tiêu thụ quá mức tại những vùng khí hậu lạnh hoặc ôn hòa.
Cũng như vậy, mất cân bằng sức khỏe có thể là kết quả khi những người sống trong vùng khí hậu ấm hoặc ôn hòa tiêu dùng quá đà các loại thực phẩm chủ yếu từ động vật, bởi tính chất của loại thực phẩm này thích hợp hơn với những vùng lạnh.
Từ quan điểm Trung Hoa truyền thống, chúng ta nên xây dựng khẩu phần ăn với ngũ cốc, đậu, các loại rau trên cạn và dưới biển và các loại thực phẩm khác có sẵn và có thể lưu trữ trong tự nhiên.

Nấu ăn theo mùa

Vào những mùa lạnh, chúng ta nên đun nấu trong thời gian lâu hơn và sử dụng nhiều muối hơn. Điều này có lợi cho máu và gan và tăng cường dương tính. Trong thời tiết ấm áp, nên nấu ăn nhẹ nhàng hơn và ít muối hơn để làm mát cơ thể và dưỡng âm.
Rán, chiên kỹ, và rang  làm thay đổi tính chất của thức ăn theo hướng dương tính, giúp làm nóng và cách nhiệt cho cơ thể. Hấp, kho, chần, và luộc làm thay đổi tính chất của thức ăn theo hướng âm hơn, giúp làm mát cơ thể.
Hãy luôn nấu thức ăn nhẹ nhàng và ăn khi còn nóng để hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng hơn.
Susan Krieger, L.Ac, M.S, được chứng nhận về châm cứu và bấm huyệt với hơn 30 năm kinh nghiệm. Bà giảng dạy quốc tế và có một phòng khám tại khu vực Upper East Side của TP. New York, nơi bà làm việc chuyên sâu về dinh dưỡng tổng thể, sức khỏe phụ nữ, châm cứu cho chữa trị các cơn đau cấp và mãn tính, châm cứu ngăn ngừa lão hóa da mặt. Tham khảo thêm tại: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét