29 thg 4, 2013

Thực phẩm Trung Quốc- từ báo Người đưa tin


Tháng 9/2012, sông Dương Tử, đoạn chảy xuyên qua thành phố Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc, đã bất ngờ chuyển thành màu đỏ vàng chỉ sau 1 đêm.
TIN LIÊN QUAN

Quỷ satan dẫn lối doanh nhân Trung Quốc
Hỏi tại sao câu chuyện này lại liên quan đến thủy sản Trung Quốc mà bạn ăn ở Hoa Kỳ, hãy nhớ rằng chính những đống mùn rác trên dòng Dương Tử, cũng như nước từ những con sông Châu Giang và Hoàng Hà bất hạnh, đang đổ vào những cơ sở nuôi trồng thủy sản nhập cảng ở bờ Đông Trung Quốc. Lẽ dĩ nhiên, vì lươn, cá, tôm của Trung Quốc được nuôi trong điều kiện độc hại như vậy, các loài này sẽ bị nhiễm đủ loại vi trùng và ký sinh trùng.

Học giả Trung Quốc Lưu Thành Tâm (Liu Chenglin) ghi nhận: 'Các điều kiện để nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc thật tệ hại: Những người sản xuất dồn chặt vào bể nuôi hàng ngàn cá, tôm để có sản lượng cao nhất. Điều này tạo ra một lượng lớn chất thải làm ô nhiễm nước và truyền những bệnh có thể giết hết cả mẻ cá nếu không được giải quyết hợp lý. Cho dù căn bệnh không giết hết tôm cá trong bể nuôi, thì những loại vi trùng còn lại như Vibrio, Listeria, hay Salmonella vẫn có thể làm cho những người ăn phải tôm cá bị nhiễm bệnh'.
Để giải quyết điều kiện nuôi, những người nuôi cá Trung Quốc thường bơm đủ loại kháng sinh, kháng nấm, thuốc kháng vi rút và thuốc nhuộm bị cấm vào nước đã bị ô nhiễm. Những độc chất này, bao gồm từ chất nhuộm màu lục malachit, chloramphenicol, fluoroquinolones cho tới nitrofurans, thuốc ngừa thai, thuốc tím gentian không tránh khỏi việc ngấm vào thịt sinh vật. Chúng có thể gây ra đủ thứ bệnh từ ung thư, các bệnh hiếm gặp như bệnh thiếu máu cho tới việc làm suy giảm khả năng sử dụng kháng sinh chữa bệnh của cơ thể con người.
Trên cả những sự vi phạm trắng trợn này, các nhà máy chế biến thủy sản Trung Quốc còn thường xuyên dùng những chất như khí carbon monoxide để làm cho miếng cá có màu đỏ tươi. Việc này không những làm tăng vẻ ngoài hấp dẫn của sản phẩm mà còn che dấu được những sản phẩm đã hư thối. Bạn hãy nhớ kỹ trò lừa đảo nhỏ mọn này mỗi khi bạn thấy một miếng cá Trung Quốc đỏ tươi và nghĩ rằng nó được 'đông lạnh lúc còn tươi nguyên'.
Bằng mắt thường, người tiêu dùng không thể phân biệt thịt 'bẩn' khi đã được tẩm hóa chất.
Tất nhiên là ở Trung Quốc, 'cái gì người Mỹ dùng được thì thường lại không phải là cái mà dân Tàu dùng được'. Thật vậy, cái kiểu 'tô son điểm phấn' này chịu những hình phạt rất nặng nếu dùng cho thủy sản phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc.
Bây giờ là điểm quan trọng hơn trong câu chuyện về thủy sản Trung Quốc – và mới thực sự là điều duy nhất bạn cần nhớ: Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ thiếu nhiều nhân viên đến nỗi mặc dù họ kiểm soát 80% nguồn cung thực phẩm của Hoa Kỳ, họ chỉ có thể kiểm tra dưới 1% thực phẩm nhập cảng. Chính vì lý do này mà mỗi khi bạn ăn bất cứ thứ gì xuất xứ từ Trung Quốc thì có nghĩa là bạn đang chơi 'trò may rủi chết người với thức ăn Trung Quốc' đấy. Và chính phủ Trung Quốc cũng như nhà chức trách Hoa Kỳ muốn nói thế nào cũng không thể cho bạn tin được là bảo đảm an toàn.
Gạo giả Trung Quốc gây suy thận, hỏng xương
Một vài công ty Trung Quốc hiện đang sản xuất và bán số lượng lớn gạo giả cho những dân làng không mảy may nghi ngờ (mời bạn xem thêm: Gạo Trung Quốc gây suy thận, hỏng xương). Theo một báo cáo đăng trên tờ Tuần san Hong Kong ấn bản tiếng Đại Hàn, những người sản xuất đã trộn khoai tây, khoai lang và nhựa công nghiệp để làm gạo giả. — Natural News
Chúng tôi có thể sẽ thiếu trách nhiệm khi kết thúc chương này mà không chia sẻ với bạn hai trong số những ví dụ về trò giả mạo sản phẩm vô liêm sỉ gần đây của Trung Quốc. Những ví dụ này đưa ra lời cảnh báo là nếu các thương gia Trung Quốc sẵn sàng làm giả đối với dân chúng của họ, thì sao chúng ta lại mong họ cung cấp cho mình những sản phẩm, thực phẩm và dược phẩm an toàn?
Kết quả điều tra của một tờ báo tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) cho biết gạo Trung Quốc gây suy thận, hỏng xương.
Ví dụ thứ nhất là về âm mưu làm gạo giả bán cho dân quê nghèo. Trong trò lừa lợi dụng lòng tin của người dân này, những kẻ làm giả trộn một hỗn hợp khoai tây và khoai lang rồi ép khuôn thành hình những hạt gạo. Sau đó nhựa tổng hợp được thêm vào để giữ nguyên hình cho hạt gạo. Kết quả là bạn có thể nấu thứ gạo này hàng giờ mà nó vẫn cứng và sượng. Một viên chức của Hiệp hội Nhà hàng Trung Quốc cho rằng ăn ba bát gạo quỉ quái này cũng bằng nuốt hết một cái túi plastic. Thế mà trước đây bạn cứ nghĩ là ăn cám lúa mì làm hư đường tiêu hóa!
Gạo Trung Quốc được làm bằng nhựa tổng hợp xuất ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam
Trong ví dụ thứ hai, âm mưu rất phổ biến trong những tỉnh lớn của Trung Quốc, bao gồm các tỉnh Cam Túc, Hà Nam, Thanh Hải, Sơn Tây và Tứ Xuyên. Trong trò lừa đảo này, người ta thêm hương vị và mùi thơm giả vào gạo thường để làm cho nó có hương vị giống như loại gạo thơm Vũ Xương đắt tiền.
Chỉ cần thêm nửa ký hương thơm thì người chế biến gạo gian Trung Quốc có thể tạo mùi hương cho 10 tấn gạo. Âm mưu này bị bại lộ khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc công bố một báo cáo thống kê khôi hài: Mỗi năm, nông dân trồng được 800,000 tấn gạo Vũ Xương, nhưng bán ra thị trường những hơn 10 triệu tấn!
Không hề thấy một sự hối hận nào từ thủ phạm của những trò lừa đảo này. Khi buộc phải đối chất, phát ngôn viên của một công ty bị bắt quả tang làm giả chỉ nói: 'Gạo giả bán rất chạy vì giá rẻ so với gạo thật'. Đây là lời của những kẻ vô đạo đức đội lốt doanh nhân.
Death by China - Chết vì tay Trung Quốc: Đây là một nguy cơ hết sức thật mà tất cả chúng ta giờ đây đều phải đối mặt, khi mà quốc gia đông dân nhất thế giới và sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới nhanh chóng biến thành kẻ ám sát hiệu quả nhất hành tinh.
Diệp Thanh

Ba đồng một mớ mộng mơ-Nguyễn Ngọc Tư



Ba đồng một mớ mộng mơ
Nguyễn Ngọc Tư

Khi bước qua cái cửa xiêu của căn nhà xiêu, khi mắt chị còn chưa quen với cái không gian tối tăm bên trong nhà, cái mà chị nhìn rõ nhất là ánh mắt sáng quắc của thằng bé. Nó nằm cong queo trên giường, héo như một đứa trẻ lên năm. Xương nó nhô ra mẩu nào cũng bén ngót. Miệng liên tục đớp không khí, nước dãi ri rỉ chảy ra bên khóe môi sần sùi, thằng bé nối một sợi nhìn bền dai vào chị, hút chị đến ngồi với nó. Và từ đó, nó không buông tay chị ra nữa. Cứ níu lấy, cứ ghì chặt, mắt ầng ậc nước, cổ họng phát ra những âm thanh gru gru vô nghĩa… thằng bé tỏ ra quyến luyến không rời.
Bà mẹ xoắn quần ống cao ống thấp, chân rơi ra những mảng bùn khô, nói thằng nhỏ đã hai mươi mấy tuổi rồi, bà không nhớ rõ vì có nghĩa gì đâu, nó bao nhiêu tuổi thì mãi mãi như đứa trẻ như vầy thôi. Chị bỗng có cảm giác cách nắm tay này, cách nhìn da diết này là của một chàng trai. Máu mơ mộng trỗi dậy.
Nên chị nán thêm chút nữa trong khi những tình nguyện viên khác trong nhóm công tác xã hội đã lên xe ngồi chờ. Chị muốn biết thằng bé sẽ nói gì với chị. Cái sự chị sắp đi khiến nó kích động dữ dội, cơ thể co giật, mặt méo xệch, miệng há to và nước dãi chảy ra ròng ròng. Nó đang cố nói. Chị cố đợi một âm thanh khác với những tiếng gru gru tuyệt vọng. Chị ghé tai vào gần, rồi gần hơn nữa, đến nỗi tai chị gần như chạm môi nó.
Và nó nói bật thành tiếng. Bằng tất cả tinh lực.
Chị ra xe, quệt nước mắt chị gượng đùa, trời đất, tưởng đâu nó mê mình. Đùa, vì chị không mơ mộng đến vậy, chị mong nó nói “Ở chơi!”, nhưng suốt buổi ngồi với thằng bé, thấy nó nhìn mình khi dịu dàng khi rát bỏng, làm những cử chỉ khi trìu mến khi riết róng, chị không bao giờ tưởng tượng là nó nói “TIỀN!”.
Có người nghe chuyện nói đáng đời, ai biểu lãng mạn chi.
Nhớ hồi mới lấy chồng, chị mua tặng mẹ chồng ở quê cái nồi cơm điện. Mẹ đem cất vì “nấu cái này không có cơm cháy với nước cơm cho tụi nhỏ chan…”. Tặng mẹ mấy bộ đồ bà cũng khổ sở phân trần, “màu sáng quá má ra vườn sợ dính mủ chuối…”. Chị mua truyện tranh đem về cho bầy em, tụi nó háo hức cầm lên rồi hỏi bằng giọng háo hức hơn nữa, “chị hai có mua bánh mì không?”. Cứ trớt quớt vậy. Mỗi lần nhìn bình hoa vải chị mang về mẹ lấy túi ni lông bọc lại cho khỏi bụi, cho nó đỡ chói lên đơn độc giữa căn nhà vách lá, chị có chút mắc cỡ. Giờ thì chị chỉ mua đường, nước mắm… và chắc chắn chúng được hồ hởi đón nhận. Đôi lần chị thấy hơi cay đắng, đời người sao chỉ quẩn quanh với những thứ tầm thường bột ngọt, xà bông…
Trước hôm mẹ chồng qua đời, bà viết cái thư. Chị vừa đọc vừa khóc. Thư chỉ dặn chuyện tiền nong, đất đai. Lời cuối cùng, như chị vẫn thường quen đọc ở đâu đó, rằng “mẹ để lại muôn vàn tình yêu thương cho các con”, thì mẹ chồng chị viết “bỏ lỗi cho má, vì má mót được có nhiêu đó, chia cho tụi con hơi khó…”. Chị biết là mẹ thương con theo kiểu của mẹ, biết đâu còn nhiều hơn những bà mẹ kia, nhưng vẫn hơi bẽ bàng.
Biết là đời giờ ô trọc, nhưng chị thích mua vé đi tàu mơ mộng, không hay giờ tàu đó cũng chở vịt, gà… mất rồi. Lảo đảo xuống tàu mới biết tại mình hay tưởng mà ra nông nỗi. Có lần chồng chị dúi tiền vào túi kêu vợ đi mua kem dưỡng da tay. Chị sướng suốt buổi chiều, miệng tủm tỉm cười bâng quơ không đừng được. Sau đó anh còn khiến chị ràn rụa nước mắt khi bảo “nhìn cái tay nhăn nheo đi nhào trộn thức ăn là thấy hết ham, thấy mất ngon rồi…”
Chị ngồi ngắm mãi bàn tay, nghĩ, người ta nói yêu nó một câu thì có mất gì đâu. “Tôi xin người cứ gian dối, cho tôi tưởng người cũng yêu tôi…”, câu hát đã có thời chị ghét, sao giờ thấy đúng ý mình.
  

Xem ảnh Lê Nguyên Anh (SPSG.k.1)

Bạn Lê Nguyên Anh,nguyên là GS SPSG.K.1.
Là người rất mê nhiếp ảnh nên anh đã dùng máy ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trên những nẽo đường mình đã đi qua...
Mời các bạn xem những tác phẩm của Lê Nguyên Anh...trích trong tập ảnh đen trắng  ::""Giữa đời thường".









28 thg 4, 2013

Đời còn dễ thương




Ngày cuối tuần mời bạn đọc 1 truyên  do Từ Cảnh st và chuyển
 ĐỜI CÒN DỄ THƯƠNG
Một hôm một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị 'pan' đậu bên đường. Tuy trời đã sẩm tối, anh vẫn có thể thấy bà đang cần giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề, đậu phía trước chiếc xe Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe Pontiac cũ kỹ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại. Trước đó khoảng một tiếng đồng hồ, không một ai dừng xe lại để giúp bà. Người đàn ông này liệu có thể hãm hại bà không? Trông ông không an toàn cho bà vì ông nhìn có vẻ nghèo và đói.
Người đàn ông đã có thể nhận ra nỗi sợ hãi của bà cụ đang đứng bên ngoài chiếc xe giữa trời lạnh. Anh biết cảm giác lo sợ của bà như thế nào rồi. Cái run đó, nỗi lo sợ trong lòng đó mới là lý do tự nó thành hình trong ta.
Anh nói: 'Tôi đến đây là để giúp bà thôi. Bà nên vào trong xe ngồi chờ cho ấm áp? Luôn tiện, tôi tự giới thiệu tôi tên là Bryan Anderson.'
Thật ra thì xe của bà chỉ có mỗi vấn đề là một bánh bị xẹp thôi nhưng đối với một bà già thì nó cũng đủ gây phiền não rồi. Bryan bò xuống phía dưới gầm xe tìm một chỗ để con đội vào và lại bị trầy da chỗ khuỷ tay cũng như lòng bàn tay một hai lần gì đó.
Chẳng bao lâu anh đã thay được bánh xe. Nhưng anh bị dơ bẩn và hai bàn tay bị đau rát.
Trong khi anh đang siết chặt mấy con ốc bánh xe, bà cụ xuống cửa kiếng và bắt đầu nói chuyện với anh. Bà cho anh biết bà từ St. Louis đến và chỉ mới đi được một đoạn đường. Bà không thể cám ơn đầy đủ về việc anh đến giúp đỡ cho bà. Bryan chỉ mỉm cười trong lúc anh đóng nắp thùng xe của bà lại. Bà cụ hỏi bà phải trả cho anh bao nhiêu tiền. Bryan chưa hề nghĩ đến điều là sẽ được trả tiền, đây không phải là nghề của anh. Anh chỉ giúp người đang cần được giúp đỡ, vì Chúa, Phật hay chính bản thân anh cũng biết rằng đã có rất nhiều người trong quá khứ ra tay giúp anh. Anh đã sống cả đời mình như thế đó, và chưa bao giờ anh nghĩ sẽ làm chuyện ngược lại.
Anh nói với bà cụ nếu bà thật sự muốn trả ơn cho anh thì lần khác khi bà biết ai cần được giúp đỡ, bà có thể sẵn sàng cho người ấy sự giúp đỡ của bà, và Bryan nói thêm: 'Và hãy nghĩ đến tôi'.
Anh chờ cho bà cụ nổ máy và lái xe đi thì anh mới bắt đầu lên xe của mình đi về. Hôm ấy là một ngày ảm đạm và lạnh lẽo nhưng anh lại cảm thấy thoải mái khi lái xe về nhà.
Chạy được vài dặm trên con lộ, bà cụ trông thấy một tiệm ăn nhỏ.. Bà ghé lại, tìm cái gì để ăn và để đỡ lạnh phần nào, trước khi bà đi đoạn đường chót về nhà. Đó là một nhà hàng ăn trông có vẻ không được thanh lịch. Bên ngoài là hai bơm xăng cũ kỹ. Cảnh vật rất xa lạ với bà.
Chị hầu bàn bước qua chỗ bà ngồi, mang theo một khăn sạch để bà lau tóc ướt. Chị mỉm cười vui vẻ với bà dù đã phải đứng suốt ngày nay để tiếp khách. Bà cụ để ý thấy chị hầu bàn này đang mang thai khoảng tám tháng gì đó nhưng dưới cái nhìn của bà, bà thấy chị không bao giờ lộ ra sự căng thẳng hay đau nhức mà làm chị thay đổi thái độ.
Rồi tự nhiên bà lại chợt nhớ đến anh chàng tên Bryan hồi nãy. Và bà cụ vẫn còn thắc mắc, không hiểu tại sao một người có ít đến độ thiếu thốn mà lại sẵn lòng cho một người lạ mặt rất nhiều...
Sau khi ăn xong, bà trả bằng tờ giấy bạc một trăm đô la. Chị hầu bàn mau mắn đi lấy tiền để thối lại tờ bạc một trăm của bà cụ. Nhưng bà cụ đã cố ý nhanh chân bước ra khỏi cửa mất rồi. Lúc chị hầu bàn quay trở lại thì bà cụ đã đi khuất. Chị hầu bàn thắc mắc, không biết bà cụ kia có thể đi đâu. Khi dọn dẹp, chị để ý trên bàn thấy có dòng chữ viết lên chiếc khăn giấy lau miệng.
Nước mắt vòng quanh khi chị đọc dòng chữ mà bà cụ viết: 'Cô sẽ không nợ gì tôi cả. Tôi cũng đã từng ở vào tình cảnh thiếu thốn giống như cô hiện nay. Có ai đó đã một lần giúp tôi, giống như bây giờ tôi đang giúp cô. Nếu cô thực sự nghĩ rằng muốn trả ơn lại cho tôi thì đây là điều cô nên làm: Đừng để cho chuỗi tình thương này kết thúc ở nơi cô.'
Bên dưới tấm khăn giấy lau miệng, bà cụ còn lót tặng thêm bốn tờ giấy bạc 100 đô la nữa.
Thật ra, còn có những bàn ăn cần lau dọn, những hũ đường cần đổ đầy, và những khách hàng để phục vụ. Và chị hầu bàn đã hoàn tất những việc ấy để sửa soạn cho qua ngày mai.
Tối hôm đó,dù khi đi làm về và leo lên giường nằm, chị vẫn còn nghĩ về số tiền và những gì bà cụ đã viết cho. Làm thế nào mà bà cụ đã biết chị và chồng của chị hiện đang cần số tiền ấy?  Với sự sanh nở đứa bé vào tháng tới, điều ấy sẽ là khó khăn.
Chị biết chồng chị lo lắng đến mức nào, và trong lúc anh ta nằm ngủ cạnh chị, chị cho anh một cái hôn nhẹ và thì thào bên tai anh, 'Mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả. Em thương anh, Bryan, ạ.' (Chị đâu có biết anh Bryan đã thay bánh xe cho bà già tội nghiệp trước đó).
Có một cổ ngữ 'NHÂN NÀO QUẢ NẤY'. Hôm nay tôi gửi bạn câu chuyện này, và tôi mong bạn chuyển tiếp nó. Hãy để cho ngọn đèn này chiếu sáng. Đừng xóa nó, đừng gửi nó trở lại. Chỉ việc chuyển câu chuyện này đến một người bạn. Những người bạn tốt, giống như những vì sao. Bạn không luôn luôn trông thấy họ, bạn biết họ luôn luôn có mặt ở đó.[]
VP.PHTQ.CANADA
TRÂN TRỌNG KÍNH CHUYỂN



27 thg 4, 2013

Thông tin : blog Đào anh Dũng

Chúc mừng bạn Đào Anh Dũng khai trương blog  cá nhân tại :
http://anhdungdao.blogspot.com/

Các bạn bè gần xa có thể vào đây đọc chuyện ngắn,thơ..... và chia sẽ tâm sự cùng bạn của mình.
Chúc mọi người luôn được vui khỏe

25 thg 4, 2013

Mèo...Cọp - Cop...Mèo



       10 điều Mèo hấp dẫn hơn Cọp
Thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi ngồi tán gẫu, các ông lại kháo nhau: "Phở ngon hơn cơm". Nhưng vì sao như vậy?
 Không phải vô cớ mà người ta gọi bồ bịch là mèo, còn gọi vợ là cọp cái, sư tử Hà Đông.... Tất nhiên cũng có người thế này, người thế khác. Đôi khi ta cũng gặp những con cọp ... hiền lành, còn trong đám mèo cũng không hiếm những con dữ dằn, ghê gớm.
 Cọp và mèo tuy cùng một ... phái tính (giới), nhưng đi vào chi tiết, sau những cuộc thăm dò và nhiều năm "nghiên cứu", người ta đã tìm ra 10 lý do khiến đàn ông thích "mèo" hơn “cọp.”
 1. Mèo không bao giờ cáu gắt, quát tháo ầm ĩ hay gầm gừ như cọp, mà luôn luôn dịu dàng, âm yếm kêu "meo meo" nghe thật êm tai, dễ chịụ
 2. Mèo bao giờ cũng sạch sẽ thơm tho, trong khi cọp  nhà thì đầu bù tóc rốị
 3. Mèo thích được dắt đi chơi, thường xuyên biết nũng nịu, mơn trớn chứ không mau quên thuở mới yêu nhau như cọp.
 4. Vuốt ve mèo mang lại cảm giác mềm mại, sung sướng trong khi ít ai có đủ can đảm vuốt vẹ.. .cọp.
 5. Mèo ăn uống nhỏ nhẹ, từ tốn (đôi khi từ từ nhưng rất tốn, mà điều này không đáng kể). Còn cọp chẳng biết giữ gìn ý tứ, lắm khi còn ra điều "thuyết giáo" ngay trong bữa ăn.
 6. Mèo biết (hoặc tỏ ra biết) nghe lời, làm cho đàn ông có cảm tưởng mình là chuá tể sơn lâm, trong khi cọp thì chỉ muốn thống trị.
 7. Mèo không lục túi sau mỗi kỳ lương, không càu nhàu khi đàn ông đi về trễ.
 8. Mèo không bao giờ chì chiết,  kể lể, hay làm mất mặt đàn ông giữa đám đông, nhất là mỗi khi có bạn đến chơi nhà...
 9. Mèo có thể dự thi hoa hậu, nhưng cọp thì không. Trên thế giới đã có những cuộc thi hoa hậu dành cho mèo, cho chó nhưng không có cuộc thi hoa hậu nào dành cho ...cọp cả !
 10. Nếu có lúc nào đó không may lỡ bị mèo quào, thì cũng chỉ thêm thi vị cho cuộc sống. Còn cọp mà nhe nanh thì chỉ có từ chết tới bị thương thôi !


                      10 điều Mèo thua xa Cọp
 Hmmmm, chỉ có vậy thôi đấy à. Để tiểu muội cống hiến thêm cho kho "tàn" của quí ông nhá.
 1. Mèo biết danh phận chỉ là temporary thôi, cho nên mèo phải làm hết khả năng để "lượm" cái committment của mí ông. Mèo rất ư là "thủ đoạn". Khi mí ông committed rồi, thì mèo sẽ hóa ra cọp đấy!
 Nếu mèo mà 1 ngày làm 8 tiếng, về nấu cơm (hôi mùi đồ ăn ) cho chồng cho con, và rửa chén, dạy cho con làm homework, cuối tuần phải clean nhà, chở con đi chơi ... thời gian mình dành cho chính bản thân mình thì ... chả còn bao nhiêu để làm đẹp... cho nên dễ bực mình ... thì mèo sẽ biến thành cọp.
 2. Nếu thời gian của cọp đã dành hết cho những người thân thương như chồng và con, thì chả còn thời gian để điểm phấn tô son thì làm sao mà thơm tho như Mèo. Còn mèo thì ăn không ngồi rồi (vì có mí ông nuôi mà lỵ ) chỉ trông mong thời gian mau qua để gặp mặt mí ông vào những buổi hẹn, cho nên mèo ráng cố gắng làm đẹp, thơm tho cho mí ông khoáị Nhưng nếu mèo gần mí ông 24/24 thì cũng một rứa như cọp.
 3. Nếu mí ông xôm tụ muốn đi chơi thì hỏi cọp trước coi cọp có muốn đi không? Bảo đảm là muốn, nhưng với điều kiện là mí ông giúp cọp làm xong công chuyện cho cọp đỡ mệt thì cọp đi mới enjoy được.
 4. Ngày xưa mí ông không muốn vuốt ve cọp thì làm sao mí ông muốn rước cọp về làm vợ? Đúng là có mới nới cũ, không như cọp -- chung tình ... cứ nghĩ rằng chồng mình sẽ thương mình dù thời gian có đổi thay .
5. Cọp thuyết giáo trong buổi ăn là tại vì cọp nấu cơm tối xong rồi mời mí ông vào bàn mà mí ông cứ tỉ tê với computer không chú ý mà thèm vào bàn ăn, hoặc bận .... ngồi mơ màng về mèo .
 6. Mèo chưa muốn vuốt móng làm trời vì dĩ nhiên mí ông sẽ sợ ... gài số de . Mèo thì dĩ nhiên "ham mỡ" cho nên mấy ông thử không chi "mỡ" ra thì mèo sẽ vuốt tay, phủi lẹ ra đi .... theo ông khác. Hey, who says life has to be fair ?
 7. Mèo không có quyền lục túi sau những kỳ lương vì mèo không có cái mốc nối như cọp qua những mí cọp con. Mèo không càu nhàu vì  mèo không có mèo con để hỏi "Bố đâu?" khi khuya mà chưa thấy mí ông về nhà.
 8. Mèo muốn được điểm của bạn của mí ông để tẩy chay cọp.
 9. Mèo chỉ là loại " thú " bình thường (tuy có vài giống rất quí) cho nên dư dả để đi thi hoa hậu . Nhưng cọp là giống quý, khó tìm và được bảo vệ cho nên không bao giờ sẽ được đi triễn lãm, mất màu hết thì sao ? Dù sao đi nữa, thì quí zị trả tiền vào sở thú để coi cọp chớ có bao giờ vào sở thú mà nói để gặp mèo bao giờ nhỉ ? Muốn nuôi mèo cũng dễ vì chạy tọt vào Humane Society là có FREE ngay .
 10. Cọp có dữ mấy thì cũng không ăn thịt con. Và dĩ nhiên thương chồng thì dù có càu nhàu cách mấy thì cuối cùng vẫn thương quí ông như thường dù quí ông đã bao lần làm tổn thương đủ mọi mặt với cọp.
 Nhưng dù khoái mèo cho mấy, quí ông cũng bỏ cọp hông đành. Vì thà có còn đỡ hơn không mà hỉ ? Phở ngon hơn cơm hay không thì không biết, nhưng quí ông tham quá thì có ngày không có phở hoặc cơm để lót lòng đó.




Ảo thuật của người Nhật

Mời  các bạn  xem.
Hết sức  kỳ lạ
http://www.youtube.com/watch_popup?v=JsTBma3JEqY&NR=1
http://www.youtube.com/watch_popup?v=JsTBma3JEqY&NR=1


Người được mệnh danh "Máy tính sống" qua đời (nguồn Yahoo tin tức


Shakuntala Devi, thiên tài toán học Ấn Độ, người được mệnh danh là "máy tính sống" vừa qua đời ở tuổi 83.

Bà Shakuntala Devi. Ảnh: Hindustan Times.
Bà Shakuntala Devi qua đời hôm chủ nhật  (21/4/2013) tại bệnh viện ở Bangalore, sau khi gặp vấn đề liên quan đến tim và đường hô hấp.
Bà Devi là thiên tài toán học và được đánh giá là người phụ nữ thông minh nhất thế giới. Năm 1977, tại Đại học Southern Methodist ở Dallas, Mỹ, bà khai căn bậc 23 của một số có 201 chữ số chỉ 50 giây, nhanh hơn máy tính thời điểm đó là 12 giây.
Năm 1980, khi biểu diễn ở trường Đại học Thực nghiệm London, Anh, bà thực hiện nhân hai số có 13 chữ số trong 28 giây. Hai con số là 7.686.369.774.870 x 2.465.099.745.779; 28 giây sau bà đưa ra đáp án chính xác là 18.947.668.177.995.426.462.773.730.
Với tài tính nhẩm siêu phàm trên, bà Devi được ghi danh trong sách Kỷ lục Thế giới Guinness.
Một bài báo trên tờ New York Times từng viết: "Nếu bạn đưa một ngày nào đó bất kỳ trong thế kỷ trước, bà Devi sẽ cho bạn biết chính xác các ngày đó là thứ mấy, thuộc tuần nào chỉ trong vài giây".
Shakuntala Devi sinh ra ở Bangalore ngày 4/11/1929 trong gia đình không mấy dư dả. Cha bà là nghệ sĩ nhào lộn làm việc trong rạp xiếc. Ông là người phát hiện ra khả năng "thần đồng" về toán học của Devi khi ông ngồi chơi bài với con gái mới 3 tuổi nhưng ông liên tục thua. Cô con gái thắng ông là nhờ khả năng ghi nhớ tất cả các con bài.
Lên 5 tuổi, Devi trở thành "chuyên gia" khi giải quyết hầu hết các phép tính khó của toán học.
Phát hiện tài năng của con gái, cha mẹ bà đã cố gắng cho bà đi học nhưng họ không đủ khả năng, vì thế bà phải bỏ học và dùng khả năng "trời phú" để biểu diễn kiếm tiền trên đường phố lúc mới 6 tuổi.
"Tôi trở thành trụ cột duy nhất của gia đình và trách nhiệm đó không hề nhỏ với một đứa trẻ", New York Times dẫn lời bà từng nói khi còn sống.
BBC dẫn lời Devi khi nói về khả năng của bản thân: "Đó là món quà của Thượng đế, vì không ai trong gia đình tôi có sở trường về toán".
Bà Devi đã đi vòng quanh Ấn Độ và châu Phi để cổ động trẻ em học toán.
Tân Trung

Tư Mã Thiên với điển cố:"Cửu ngưu nhất mao"


Mã Thiên với điển cố “Cửu ngưu nhất mao”
Tư Mã Thiên là nhà sử học, nhà văn kiệt xuất của Trung Quốc cổ đại. Ông người đất Long Môn, Thiểm Tây, là con trai Tư Mã Đàm một thái sử công uyên bác. Hồi nhỏ Tư Mã Thiên học với cha trong ý thức truyền nghề, học rất thông minh.  Mười tuổi ông đã thông cổ văn. Hai mươi tuổi đã đi khắp miền Đông Bắc Trung Quốc. Từ 23 tuổi đến 38 tuổi nhân đi công cán cho triều đình, Tư Mã Thiên đã làm những cuộc công du khắp mọi miền đất nước từ những danh thắng cổ tích, danh nhân kim cổ, ghi chép kỹ lưỡng. Có thể nói ông là nhà du lịch lớn nhất thời cổ. Suốt ba mươi năm ông đã tích lũy được kho tư liệu đồ sộ với quyết tâm xây dựng một bộ thông sử cho dân tộc. Sau khi cha mất, ông thừa hưởng chức Thái sử lệnh của cha, Tư Mã Thiên bắt tay khởi thảo bộ Sử ký. Viết được 5 năm thì mắc phải vạ Lý Lăng, bị cung hình tuyệt đường sinh  sản.
Chuyện xẩy ra như thế này: Theo lệnh vua, Lý Quảng Lợi và Lý Lăng xuất chinh ra biên cương diệt Hung Nô. Lý Quảng Lợi kém cỏi, dốt nát, chẳng hiểu  mô tê cách dụng binh, chỉ dựa vào thế hoàng thân quốc thích, tính tình lại ngạo mạn. Hắn sai Lý Lăng tiến quân vào đất hiểm hậu phương quân địch mà không cho quân tiếp ứng. Kết quả cánh quân rơi vào vòng vây, bị đối phương diệt sạch, Lý Lăng bị bắt sống, rồi đầu hàng. Tin dữ cáo cấp về triều, Hán Võ đế buồn rầu muốn làm cỏ nhà nhà Lý Lăng. Thái sứ công Tư Mã Thiên vì muốn bảo vệ công lý, đã tâu:
-  Lý Lăng dẫn năm nghìn binh mã tiến sâu vào đất giặc, cự với vạn hùng binh của chúng luôn mười ngày, giết được vô số. Vua tôi Vu Thuyền hoảng sợ dốc hết kỵ mã cả nước bao vây. Lăng một mình chiến đấu ở ngoài nghìn dặm, cứu binh của Lý Quảng không tới, thất bại là hiển nhiên. Lý Lăng dù can trường nhưng đơn thương độc mã tác chiến thì quả bất địch chúng. Tên đạn hết, lương thảo kiệt, đường về bị cắt, người chết và người bị thương chất chồng, nhưng khi nghe lời hô hào của Lý Lăng, đều phấn chấn, vuốt máu mặt, giơ nắm tay không xông vào huyết chiến. Thần cho rằng Lý Lăng rất xứng danh với các dũng tướng thời xưa. Tuy thân bại nhưng ông ta vẫn nuôi chí có dịp báo đền ơn nước.
Trước mặt Hán Võ đế, là chị ruột của Lý Quảng Lợi, ái cơ Lý phu nhân nũng nịu bênh che  em, yêu cầu nhà vua trị tội kẻ sàm báng. Hán Võ đế vốn tin yêu nàng, liền hạ lệnh tống ngục Tư Mã Thiên, khép vào tội khi quân, giao cho Đỗ Chu xét xử, phạt cung hình (thiến).
Đau đớn về thể xác, bại hoại về tinh thần, Tư Mã Thiên vô cùng khổ nhục muốn tự kết liễu đời mình. Nhưng chết giữa lúc bộ Sử ký mới viết được một nửa thì uổng quá, bao nhiêu tâm huyết gửi vào trong đó, mất toi đi sao ? Ta có chết thì chỉ là “cửu ngưu nhất mao” (chín con trâu chỉ mất một sợi lông). Ta mà chết thì chẳng ai khen là tử tiết, người đời sẽ chê cười vì xấu hổ mà tự sát ? Nghĩ vậy, ông tĩnh tâm, tĩnh trí, phấn đấu trở lại, ngày đêm nuốt hận suốt 10 năm trời quyết hoàn thành bộ Sử ký.
Tư Mã Thiên kể lại chuyển biến trong nhận thức của mình với người bạn Nhâm Thiểu Khanh. Hậu thế đã căn cứ vào câu nói đó Cửu ngưu nhất mao, biến nó thành một thành ngữ điển cố hay để răn đời về nghị lực, về hy sinh cái nhỏ để lấy cái lớn.
Sử ký dài 526.000 chữ, chia làm ba mươi chương. Nó không những là pho sử chính trị, xã hội, kinh tế mà còn là lịch sử đầy đủ về học thuật, văn hóa, các gương mặt danh nhân đất nước từ vua chúa, triết gia, chính trị gia, nhà văn, thương gia, hiệp khách… Nó là một kho tư liệu vô giá và chính xác được làm bởi một năng lực tổng hợp cao những tư tưởng vĩ đại, những hình tượng chân thật và sống động, những tâm sự đau đáu mang sức mạnh thi ca. Tư Mã Thiên là người tổng kết văn hóa Trung Quốc lần thứ hai sau Khổng Tử với công lao không kém gì vị sư biểu này. Tác phẩm không nhằm viết ra để cầu lợi cầu danh. Nó được công bố sau khi ông qua đời khá lâu, do người cháu ngoại Dương Vận thời Tuyên đế thực hiện.
Sử ký là một kiệt tác về lịch sử, đồng thời là một kiệt tác về văn học cổ điển mang tầm nhân loại, một tập “Ly tao không vần” ( Lỗ Tấn). Về sau, suốt 2.000 năm các sử gia khác của Trung Quốc đã theo gương ông để viết Nhị thập tứ sử (24 bộ chính sử).

Nghị lực sống chiến thắng tất cả, Tư Mã Thiên đã nêu cho đời một tấm gương sáng: hy sinh cái nhỏ để phụng sự mục đích lớn.
 http://trannhuong.com/tin-tuc-15449/tu-ma-thien-voi-dien-co-%E2%80%9Ccuu-nguu-nhat-mao%E2%80%9D.vhtm
(tranh vẽ Tư Mã Thiên : sinh 145 TCN,mất  86 TCN)


24 thg 4, 2013

Những lý do khiến đàn ông (thích) đi chợ- Lê thị Liên Hoan



Những lý do khiến đàn ông ( thích ) đi chợ !!
 
 
Nhìn chung, xưa nay đi chợ là việc của phụ nữ.  Xã hội mặc nhiên công nhận điều này và nhiều người còn cho đó là quy luật bất biến.  Nhưng thực ra, e chả phải như vậy, không thiếu gì đàn ông đi chợ và họ có lý do riêng.  Gần đây, tòa soạn đã thu thập, tập hợp suy nghĩ của những người đàn ông đi chợ và tổng hợp được nhiều kết luận quý giá.
 
1_  Đàn ông đi chợ vì ở chợ gặp được nhiều cô gái đẹp.  Ở chợ phần lớn là chị em, đã thế, chị em còn trong các trang phục và điệu bộ hết sức tự nhiên, rất có lợi cho đàn ông quan sát, đánh giá. Gặp một cô người mẫu trên sân khấu sẽ không chính xác bằng gặp cô ấy ở chợ.  Đó là lý do quan trọng nhất.
 
2_ Đàn ông đi chợ là để khỏi phải làm việc nhà. Mặc dù đi chợ cũng là làm việc nhà, nhưng là làm giữa đám đông, có gặp ai cũng trầm trồ khâm phục. Còn nếu lao động âm thầm, rửa bát, lau sàn trong gia đình thì nặng nhọc chả kém gì, lại chả được ai nhìn thấy cả.
3_  Đàn ông đi chợ vì không đi thì chả ai đi.  Đấy là sự thực.  Có một số bà vợ ngày nay rất lười.  Nếu chồng không mua đồ ăn mang về thì họ suốt ngày mua đồ làm sẵn hoặc đi ăn tiệm, cho nên ông chồng buộc phải ra tay.
 
4_  Đàn ông đi chợ để được gặp bồ cũ.  Các bà vợ rất cảnh giác với loại phụ nữ này.  Họ hay canh chừng chồng ở rạp chiếu phim hay quán cà phê.  Họ nhầm to.  Rất dễ gặp bồ cũ ở chợ và chả có gì lãng mạn hơn khi bốn mắt nhìn nhau, hai tay lại cầm hai bó rau muống.
 
5_  Đàn ông đi chợ để được mua những món ăn mình thích, nếu không, suốt đời phải ăn các món vợ hay mẹ vợ thích.
 
6_  Đàn ông đi chợ vì có thể đi thứ khác.  Thời gian ở chợ luôn co giãn, vì vậy, không ai cấm đàn ông trước hoặc sau khi đi chợ đi thêm vài chỗ nữa cho riêng mình.
 
7_  Đàn ông đi chợ vì không đi cũng phải nộp tiền.   Tiền – tiền – tiền, nộp – nộp – nộp là điệp khúc các bà vợ hay la lên trong mọi gia đình.  Thôi, thay vì đưa (mà đưa bao nhiêu cũng không đủ), các ông tự đi chợ quách cho xong.
 
8_  Đàn ông đi chợ vì ở chợ mới được ăn quà.  Cứ tưởng chỉ có phụ nữ thích ăn hàng như bánh cuốn, bún bò hoặc chè trôi.  Thực ra, rất nhiều đàn ông cũng thích ăn, nhưng không dám ngồi ở đầu hẻm ăn.  Vậy, ăn ở chợ thì vui hơn cả.
 
9_  Đàn ông đi chợ vì trong chợ có nhiều cô bán hàng rất trẻ đẹp, lại ăn nói ngọt ngào.  Các cô rất thích đàn ông do đàn ông ít trả giá.  Và đàn ông cũng thích các cô do các cô không tra hỏi như vợ mình.
 
10_  Đàn ông đi chợ vì chợ đông vui.  Dân gian có câu: ồn ào như cái chợ, miêu tả cảnh tấp nập, đầy âm thanh, đầy màu sắc trong chợ.  Còn ở gia đình, nhiều khi không khí căng thẳng, lạnh nhạt và im ắng rất đáng sợ.
 
11_  Đàn ông đi chợ vì không muốn họp chợ trong nhà.  Nhiều khi, muốn mua hoặc không mua cái gì, các bà luôn góp ý, phản đối, nhận xét bàn cãi om lên, vừa mất thời gian vừa nhức đầu nhức óc.  Thôi thì mình cứ đi, cứ mua quách cho xong.
 
12_  Đàn ông đi chợ vì muốn bảo vợ: “không có mợ thì chợ vẫn đông”.
 
13_ Cuối cùng, đàn ông đi chợ vì sợ nếu không đi, vợ mang mình ... đem đi bỏ ... chợ!
ảnh :1phut30giay.net

                                 Lê Thị Liên Hoan 

 

Một mình -Thơ Hiền Hòa,Trần Lâm Phát bình


MỘT MÌNH
Thơ Hiền Hòa/ Lời bình Trần Lâm Phát



Mt mình 
     Mt mình ta rót cho ta, 
  Bn gđi vng bn xa chưa v
      Bđi xuôi ngược trăm b
                         Một mình ta rót đề huề cùng ai                                        
HinHòa[1]

Hin Hòa din tả tâm trng cô đơn ca  1  người bn chân tình khi bn bè đãđôi ngã đôi b, bn rn vi cuc sng và quêđi người bn cũ:
          Mt mình ta rót cho ta,     
   Bn gđi vng bn xa chưa v
Đọc hai câu thơ này, ai ai cũng thy  1 ni bun bang khuâng khó t, nómang đến cho ngườđọc  mơ  tdĩ  dĩ vãng  xa  xôi  mà nhà thơ sông  Đà núi Tđã  1 ln làm chđộng nn văn hc:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm đôi chim nhn tung tri mà bay
Tuỳ theo cách ngt câu, ngườđọc có hai tâm trng khác nhau:
“Mt mình  ta,  rót cho ta” cho thy sự chán chường ngo mn trong cô đơn
Nhưng nếu ngt câMt mình,  ta rót cho ta”  ngườđọc cm thong sự  cô đơn bun bã ca tác gi.
Đip ngữ ta” nhn mnh bn ngã cô đơn;  nó khác hđip ngđồng âm dnghĩa mà văn hc bình dân  hay  dùng:
Trúc vi mai, mai về trúc nh
Mai  trúc v, trúc nhớ mai không
Ti sao Bn gđi vng?
Cuc sng khó khăn trong xã hi con vua thì được làm vua,  con sãở chùaphải quét lá đa. Ai ai cũng đầu tt mt ti , chđôn chđáo, lo miếng ăn hang ngày, đâu còn thi gian cho bn.  Xã hđó đã giếđi tình  bng hu mà ta tng nghe trong nhng ngàđủng đỉnh trên ghế nhà trường khi học về
Lun ngữ ca Khng T:
Hu bng tự vin phương lai, bt dic lc h? (有朋自遠方來,不亦樂乎)
Còn “bn xa chưa v
Xa là  đâu? Cùng lm là “anh đi ba ba anh v” nhưng sao tác giả kêu lên ni bi thương, nhớ nhung người bn cũ.
Biến cố lch sử gây ra biết bao cnh  con mt  cha, vợ xa chng, thy xa trò, bn bè ly tán.  Tác giả đơđộc bên chén trà, bên ly rượđắng, git mt khô  khan, tiếng không ra  li.   Bn bè giờ đây trăm phương ngàn hướng, xa  nhau cả  ½ vòng tráđất, biết bao giờ có dchén tc chén thù” .  Ni nhớ thương bn cũ qua li than bn xa chưa v” không tránh sự lệ rơi cđộc gi.
Tác giả thương cho cuc sng tha phương cu thc ca bn mình, mc dù tác giả cũng sng trong cnh khố rách áôm.
            Bđi xuôi ngược trăm b
Từ xuôi ngược” cho ta thy trăm ngàn khó khăn ca ngườli dòng nước ngược. Tuy nhiên,  kẻ tha hương còn có dòng nước ngượđể li, cuđời còn có cơ hi vươn lên không như tác gi, bị gió cun theo dòng và chu cnh  bi quan.
Ng
ày xưa Nguyn Khuyến nói lên tm chân tình ca bè bn:
Rượu ngon không có bn hin
Không mua không phi không tin không mua
Và TĐà cũng đã tng lên tiếng Đồ ăn ngon, chỗ ngăn ngon nhưng không có người cùng ăn cho ngon, không ngon!
Th
ì ngày hôm nay Hin Hòa cũng không thoát khi hoàn cnh chung ca người dân Vit:
    Mt mình  ta róđề huề cùng ai!
Hin Hòơi!
Nơi bêy bn gn thì có
Ở bên này bn li khó tìm
M
c dù trong túi có tin
Nh
ưng bu rượu thđợi thuyn bn sang
                                                        Virginia  ngày 6 tháng 8 năm 2010
                                                        Trn-LâmPhát