31 thg 3, 2025

YÊN NGHỈ NHÉ, ĐỒNG MÔN ƠI - Đặng Việt Lợi

 Tây Ninh

30/03/2025 - Một Chủ nhật buồn
Đúng 7g00, mọi thân bằng quyến thuộc, cùng các thân hữu, đồng môn đã có mặt trước linh cữu anh Trịnh Mọn - cựu giáo sinh K9_SPSG, quàn tại hẻm 7, đường VTS, P.4, Tp. Tây Ninh, tham dự các nghi thức tôn giáo trang trọng để tiễn anh về nơi an nghỉ sau cùng!
Và xin thay mặt cho các cựu giáo sinh SPSP, xin gửi đến anh “chút ngôn từ” xem như một lời ai điếu.


YÊN NGHỈ NHÉ, ĐỒNG MÔN ƠI

Nhớ vừa trò chuyện, hôm qua
Giờ… hồn phách đã vụt xa nghìn trùng
Anh bay vào cõi hư không
Để lại đây một biển mông mênh sầu
Một núi nhớ, một rừng đau
Một trời tưởng tiếc, biết bao ân tình
Chẳng còn nhận được từ anh
Chuyện xưa sư phạm, chuyện mình hôm nay
Còn đâu những cuộc gọi dài
Cùng trang trải nỗi niềm đầy tâm can
Niềm day dứt, nỗi trở trăn
Thôi, buông bỏ hết nhọc nhằn bủa vây
Cuộc nhân sinh đã an bày
Anh đi, đâu chỉ mỗi Tây Ninh buồn
Anh từ giã chốn vô thường
Gần xa, trăm nén tâm hương gửi về
Thầy Cô, thân thuộc, bạn bè
Từng lời ai điếu vọng nghe chạnh lòng
Đành thôi, vĩnh biệt! Cầu mong…
Chơn thần anh vượt cửu trùng - an nhiên
Xoá bao nghiệp quả, luỵ phiền
Cắt phăng các mối nghiệt duyên cõi người
Yên nghỉ nhé, đồng môn ơi
Trong tình yêu của đất trời Tây Ninh
SG_300325
ĐVL


CÁCH RÁP VẦN CHỬ VIỆT DỄ VÀ NGẮN GON NHẤT - Hồ Thị Đậm

 

 Trống Đồng Đông Sơn
 Bản tóm lược đề tài giảng: 

 Cách ráp vần chữ Việt dễ và ngắn gọn nhất 

 *Phương pháp đánh vần chữ Việt chia làm ba giai đoạn

 1) Giai đọan: I -Chúng ta phát âm mẫu tự tiếng Vệt là: a, b (), c () , d   (), đ (đê), chữ ch, chúng ta phát âm là (xê hát)....... 

 Thỉ dụ: chữ: nga’ chúng ta đánh vần là: anh-giê-a ‘nga. Chữ ‘cha’ chúng ta  đánh vần là: xê-hát-a : ‘cha’. Chữ: ‘nghiêm’ chúng ta đánh vần là: anh-giê-hát-i-ê-m ‘nghiêm’ Cách đánh vần nầy dài dòng, rắc rối cho các em học chữ Việt, là cách đánh  vần khó nhất

2) Giai đoạn: II -Do cách đánh vần chữ Việt thời Pháp thuộc khó cho trẻ em học  chữ Việt, nên sau thời Pháp thuộc, “BỘ GIÁO DỤC” bỏ cách đánh vần nầy, Bấy giờ chúng ta không còn phát âm chữ cái như thời Pháp thuộc, mà đọc chữ cái là: a, b (bờ), c (cờ), l (lờ).... Chữ ch đọc là (chờ), chữ: tr: đọc là (trờ), chữ ‘ng’ đọc là (ngờ ‘đơn’), chữ ngh (ngờ ghép, đọc ‘ngờ’ như ‘ngờ đơn), chữ ‘kh’ đọc là (khờ), chữ ‘ph’ đọc là (phờ)....  Ở giai đoạn nầy, chúng ta cũng không còn đánh vần nguyên chữ mà phân tách  vần riêng rồi ghép với phụ âm. Thí dụ chữ: ‘ngoại” chúng ta không còn đánh vần anh  giê o-a-i, ng-o-a-i nữa. Chúng ta dạy vần oai rồl ghép chữ ng với vần oai. Ta có: ng oai=oai=ngoại. ngoan=ng-oan=ngoan. (Phương pháp nầy ta vẫn phải học 41 vần khó như: uê, oa, oai, oan, oăc, uya, uyên, oăc, oăn, oap..) Phương pháp đánh vần nầy  Bộ giáo dục gọi là:  

 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH VẦN TỔNG HỢP 

3) Giai đoạn: III: Năm 1969 BỘ GIÁO DỤC có xuất bản quyển: “Em học vần lớp năm” (là lớp một bây giờ.) Theo sách nầy, BỘ GIÁO DỤC đã bỏ cách ráp vần cũ ở giai đoạn  I và 2, mà dạy theo phương pháp thật đơn giản, rất dễ học: “chí dạy vần đơn giản,  phân tách chữ và hoà âm” là các em biết đọc tất cả chữ Việt. Phương pháp nầy gọi là:  

 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH VẦN:“HỖN HỢP

 Theo phương pháp đánh vần mới, giáo viên chỉ cần dạy học sinh những vần đơn giản như cách đánh vần ở giai đoạn 2, còn 41 vần khó đọc, khó nhớ không cần dạy, chúng ta chỉ cần mất 10 phút dạy các em phân tách chữ ra làm hai phần (phân tách ngay trước vần đơn  giản mà các em đã học), dạy các em phân tách chữ và hoà âm là các em biết đọc chữ Việt(Xin xem trang 93“Học tiếng Việt1”) Ở Việt nam, trước năm 1969, thầy cô giáo phải dạy năm  hay sáu tháng, học sinh mới đọc được chữ Việt. Sau năm 1969, nhờ áp dụng phương pháp ráp  vần quý báu hỗn hợp, thầy cô chỉ cần dạy ba tháng là các em biết đọc chữ Việt dễ dàng và viết  chánh tả cũng dễ hơn. 

 * Có nhiều người bạn hỏi tại sao cuốn sách Em học vần lớp năm, Bộ Giáo dục không   soạn theo “Mẫu tự a b c” mà soạn chữ i, t, l...–Vì soạn theo cách nầy các em dễ viết,  vì chữ i, t, l... là nhữmg chữ dễ viết hơn các chữ khác và khi học xong năm, sáu chữ cái

như là i, t, o, a, c l. Các em có thể đọc được những câu đơn giản như: “Tí có cá to”,  hay “Tí có lọ to, Tí có cá lạ”, các em sẽ thích học hơn. 

 41 vần sau đây chúng ta không cần dạy 

 (Thay vì thầy cô giáo mất thời gian dạy 41 vần khó đọc, khó nhớ sau  đây, thầy cô giáo không cần mất thời gian dạy, chỉ cần mất 10 phút dạy các  em cách hoà âm là các em đọc tất cả chữ 

  

 Oa (hoa hồng), oe (sức khoẻ), oac (nói khoác), oat (khoảng-khoát),  oai (củ khoai), oay (loay-hoay), oach (kế hoạch), oao (kêu ngoao-ngoao), oeo oai (ngoẹo cổ), oem (ngoem-ngoém), oen (cái khoen), oet (khoét lỗ), oam (nước  vỗ oàm-oạp), oan (ngoan-ngoãn), oang (khoảng-khoát), oanh (khoanh tay), oăc (dấu ngoặc), oăt (ngoắt tay), oăm (sâu hoắm), oăn (thoăn-thoắt), oăng (liến thoắng), oap (oàm-oạp), (trí tuệ), uy (cô Thủy), (thuở xưa), uân (mùa  xuân), uâng (bâng-khuâng), uât (che khuất), uya (đêm khuya), uyu (khuỷu tay),  uây (khuấy động), uôm (nhuốm bệnh), uyên (họ Nguyễn), uyêt (tuyết trắng),  uêch (nguệch-ngoạc), uênh (huênh-hoang), uynh, uych (chạy huỳnh-huỵch), uyt (suýt-soát), uơn (hạ nguơn)  

Chú ý: chỉ 41 vần trên mới hoà âm được, còn những vần khảc là vần đơn  giản, không hoà âm được, các em phải học. 

 Những vần đơn giản gồm có

 Ai, oi, ui, ôi, ơi, ưi, ao, eo, ua, ưa, ia, au, iu, âu, êu, ưu, ay, ây, am, im, um, em,  om, âm, ơm, ôm, ăm, ap, ep, op, up, ăng, âng, ông, ưng, at, et, it, ot, ut, ăt, ât, êt,  ôt, ơt, ưt, an, en, in, an, ân, ên, ôn, ơn. un, ơn, ưn. inh, anh, ênh, ach, ich, êch,  iêm, ươp, iêc, ươc, iêng, uông, ương, iêt, uôt, ươc, uôc, iêng, uông, ương, iêt, uôt,  ươt, ươt, uôn, ươn, iêu, uôi, ươi, ươu, ya, yu, ynh, yêu, yên, yêt, yt, ich. (Tôi có soạn những vần nầy và bài tập đọc ứng dụng cho mỗi vần, trong cuốn Học tiếng  

Việi 1. Xin liên lạc Danh Phan, phone: (832) -455-2598), email: phandanh@hotmail.com    

 * Những vần sau đây các em không cần học, chúng ta chỉ dạy các em hoà âm:  oa, oe, uê, uơ, uy 

Thí dụ những chữ:  

 -Hoa ho-a=hoa -Khoẻkho-e=kho-Thuỷ thu-y =thuỷ  -Huệ hu-ê=huệ -Thuởthu-ơ =thuơ  

   

 * Sau khi thầy cô giáo dạy xong những vần đơn giản như: ao, eo, ôi, iu, iên, iêt,  ương, an, ang, ych, yt, ut, it, ươn, ương, yu, yên…Thầy cô giáo dạy các em  phân tách chữ ra, (Phân tách chỗ nào? - Trước ngay vần đơn giản mà các em đã học.) Chúng ta chỉ cần 10 phút dạy các em hoà âm là các em đọc được tất cả chữ Việt.

 Thí dụ chữ

 -Khoai kho-ai=khoai - Ngoan ngo-an=ngoan  -Khuya khu-ya =khuya - Nguệch ngu-êch=nguệch 

-Sau khi phân tách chữ: kho-ai, ta có 2 âm: âm kho và âm ai, ta hoà âm, tức là  đọc lên: kho-ai=khoai

 -Sau khi phân tách chữ: ngu-êch, ta có 2 âm: âm ngu và âm êch, ta hoà âm:  ngu-êch=nguệch. 

  

 Ba bài tập đọc có những vần khó đọc, khó nhớ: 

Bài số:1 Đống đất sét  

 Đống đất choán một khoảnh sân lò gốm. Tí và Mai ngoẹo cổ đứng nhìn.  Ông chủ lò ngoắt Tí và Mai lại gần. Ông khoét hai cục đất cho Tí và Mai. Tí khoanh tay thưa: “Cám ơn ông!” Mai bắt chước làm theo anh. Tí lấy ngón tay  ngoáy cục đất rồi nói: “Đất nầy nhuyễn quá Mai ơi!” 

 Một nhóm giáo viên (Em học vần lớp năm) 

Cách đọc chữ: 

-Choán cho-an=choán -Khoảnh kho-anh=khoảnh 

 -Ngoẹongo-eo=ngoẹo -Ngoắt ngo-ăt =ngoắt 

 -Khoét kho-et=khoét -Khoanh kho-anh=khoanh  -Ngoáy ngo-ay=ngoáy -Nhuyễn nhu-yên=nhuyễn 

Bài số: 2 Trong lò gốm 

 Mấy người thợ đàn bà loay-hoay vẽ. Một chị lấy cọ khuấy tô nước thuốc.  Chị chấm màu quẹt nhoay-nhoáy mấy vòng. Thế là chị vẽ xong cái hoa huệ. Rồi  chị đưa cọ bảo Mai vẽ thử. Mai nhoẻn miệng cười chăm chỉ vẽ. Nhưng Mai vẽ nguệch-ngoạc không thành hoa. Tí bắt chước mèo kêu ngoao-ngoao và nói: “Mai  vẽ hoa giống mèo quào quá.  

 Một nhóm giáo viên (Em học vần lớp năm) 

 Cách đọc chữ: 

 -Loaylo-ay=loay -Khuấy khu-ây =khuấy  -Hoa ho-a=hoa -Huệ hu-ê=huệ 

 -Nhoẻn nho-en=nhoẻn -Nguệchngu-ệch=nguệch  -Ngoạcngo-ạc=ngoạc -Ngoaongo-ao=ngoao    

 Bài: 3 Cháu xin về với ba 

 Hơn tám giờ tối, mưa mới tạnh. Ễnh-ương kêu uềnh-oang khắp vườn.  Tiếng hát ru em từ xa vọng lại: 

 “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều, 

 Bâng-khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau”

 Tí lại ngồi bên cha thỏ thẻ: “Con nhớ mẹ và em Mai quá ba à!” Bác hai  Hoằng xen vô trêu Tí: “Khuya nay ba cháu về Sài-gòn, cháu ở lại chơi vài bữa  nghe!” Tí thưa: “Cháu xin về với ba!” 

 Một nhóm giáo viên (Em học vần lớp năm)  

 Cách đọc chữ: 

 -Uềnh u-ênh=uềnh -Oang o-ang=oang   -Khuâng khu-âng=khuâng -Hoằng ho-ăng=hoằng  -Khuya khu-ya=khuya  

  

Ghi chú: * Có bạn hỏi: “Học sinh đang học cách ráp vần cũ, bây giờ chuyển qua phương  pháp mới: ‘Hỗn hợp’, chúng tôi ngại là khó cho học sinh? 

*Xin trả lời: “Không trở ngại gì cả, vì khi dạy theo phương-pháp ráp vần cũ, các bạn cũng  phải dạy những vần đơn-giản như phương pháp mới, sau những vần đơn giản, thầy cô  còn phải dạy tiếp 41 vần khó đọc, khó nhớ, mất nhiều thì giờ. Theo phương pháp  đánh vần ‘Hỗn hợp’, sau khi dạy vần đơn giản như quý vị đã dạy, quý vị chỉ mất  mười phút dạy học sinh cách phân tách chữ rồi hoà âm là các em đọc được tất cả chữ Việt. Như vậy càng dễ dàng cho học sinh hơn. 

(Học sinh củng rất sung sướng được thầy cô dạy cách đánh vần nầy, vì khỏi  khổ công học 41 vần khó đọc, khó nhớ, chỉ học vần đơn giản xong là biết đọc tất  cả chữ Việt. Thật là cách đánh vần hay tuyệt vời của Bộ Giáo dục đã tìm ra, chúng ta bỏ quên cả nửa thế kỷ nay!)  

 Louisville, ngày 17 tháng 7 năm 2019 

 Hồ thị Đậm  

  


Giáo viên dự lớp Tu nghiệp Sư phm khoá 31, hè năm 2019, tại trường  Coastline communinity college CA. 

 Giáo sư Song Thuận và tác giả.


Mời Xem :

1./ GIỚI THIỆU SÁCH HỌC TIẾNG VIỆT MỚI IN CỦA CGC .HỒ THỊ ĐẬM