Chắc
hẳn ai cũng từng nghe hoặc từng quen biết một người họ Nguyễn. Trên
trường quốc tế, đó là một dấu hiệu nhận diện người gốc Việt. Nhưng tại
sao gần 40% người Việt lại có chung một họ Nguyễn này?
Nếu căn
cứ theo tỉ lệ này, cứ ba người dân Việt Nam có ít nhất một người mang họ
Nguyễn. Những người mang họ Nguyễn trên toàn thế giới có khoảng 90
triệu người, tức là nhiều thứ ba sau họ Lý và họ Trương của Trung Quốc.
Cấu tạo
tên họ của người Việt khác với người Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tên họ người Việt Nam phân thành 3 phần: Họ – tên đệm – tên. Ở những
trường hợp chính thức, thông thường người ta chỉ gọi tên. Tên người
thường là ba chữ hoặc bốn chữ, cũng có khi là 2 chữ (ví dụ Nguyễn
Trãi).
Vậy thì
tại sao họ Nguyễn lại trở thành dòng họ lớn nhất và đông nhất ở Việt
Nam? Có rất nhiều nguyên nhân lịch sử cho hiện tượng này.
Thời cổ đại
Vào thời
Nam Bắc triều (420 – 589) Trung Hoa thiên hạ đại loạn. Vì để lánh nạn
mưu sinh, một bộ phận gia tộc họ Nguyễn sống tại An Huy, Chiết Giang, Hồ
Bắc… di cư sang Việt Nam.
Bộ phận
người này sinh sống ở Việt Nam, qua thời gian đã đồng hoá cùng dân bản
địa để tạo nên thêm một bộ phận đáng kể người Việt có họ Nguyễn. Sau đó
vào thời Ngũ Đại (5 triều đại nối nhau cai trị Trung Nguyên: Hậu Lương,
Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu 907-960), dần dần lại có nhiều
người họ Nguyễn di chuyển về phía Nam, bổ sung thêm vào số lượng người
họ Nguyễn bản địa ở Việt Nam.
Sự phát triển của dòng họ lớn nhất Việt Nam cũng gắn liền quan hệ với triều đại nhà Trần. Trước
triều Trần là giai đoạn trị vì của nhà Lý (1009 – 1225). Từ khi Lý Công
Uẩn lên ngôi năm 1009 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê
đến khi Lý Chiêu Hoàng bị ép thoái vị để nhường ngôi cho Trần Cảnh, tổng
cộng là 216 năm.
Những
năm đầu tiên, Trần Cảnh còn nhỏ tuổi, toàn bộ quyền hành của nhà Trần
đều do một tôn thất vai chú của Trần Cảnh là Trần Thủ Độ nắm quyền.
Trong thời gian này, Trần Thủ Độ đã làm một việc trực tiếp ảnh hưởng tới
tên họ của người Việt.
Đó là
việc gì? Ðời Trần Thái Tông (1232), sau khi đã đoạt ngôi nhà Lý, Trần
Thủ Ðộ lấy lý do tổ nhà Trần tên Lý, đã bắt tất cả những người họ Lý là
họ dòng vua vừa bị hoán vị còn trốn lẩn trong dân gian phải đổi thành họ
Nguyễn.
Tuy
nhiên ý đồ thật sự của Trần Thủ Độ là khai tử dòng vua Lý để không còn
ai nhớ đến họ Lý nữa. Còn lý do vì sao khi đó ông lại lựa chọn họ Nguyễn
để thay họ Lý, cho tới nay vẫn chưa được lý giải rõ, cũng có thể đó là
lựa chọn một cách ngẫu nhiên.
Tuy nhiên trong sử sách chỉ ghi chép lại đơn giản như sau: “Sau khi nhà Trần nắm giữ quyền lực, tất cả những người mang họ Lý trong đất nước đều phải đổi sang họ Nguyễn”.
Có một
điều càng không thể tưởng tượng được, đó là đổi họ đã trở thành một tục
lệ của người Việt Nam thời cổ đại. Cứ mỗi khi một triều đại mới được
thay thế thì tất cả những người mang họ của triều đại trước sẽ phải sửa
thành họ Nguyễn. Trong lịch sử Việt Nam, đã từng có nhiều sự kiện như vậy khiến số người mang họ Nguyễn đã nhiều lại càng nhiều hơn.
Năm
1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu của dòng họ Lý chuyển
sang họ Nguyễn. Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, ông ấy đã giết hại rất
nhiều con cháu họ Trần. Vì thế, sau khi nhà Hồ sụp đổ, con cháu của họ
Hồ vì sợ trả thù nên tất cả đã đổi sang họ Nguyễn.
Năm
1592, nhà Mạc suy tàn, con cháu của dòng họ Mạc cũng lại đổi họ sang
Nguyễn. Khi triều đại nhà Nguyễn nắm quyền năm 1802, một số con cháu họ
Trịnh cũng vì sợ trả thù nên lần lượt đổi hết họ sang Nguyễn, số còn lại
trốn lên Bắc sang Trung Quốc.
Trong
luật pháp của nhà Nguyễn, những người mang họ Nguyễn được hưởng nhiều
đặc lợi, được triều đình ban thưởng. Vì thế các tội nhân cũng theo đó
đổi họ sang Nguyễn nhằm tránh bị bắt tội, hưởng thêm ân sủng.
Cùng
theo sự thay đổi của các triều đại những người mang họ Nguyễn càng ngày
càng đông lên, cuối cùng lập ra triều Nguyễn. Triều Nguyễn cũng là triều
đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Thời cận đại
Trước
khi đề cập tới quãng thời gian này, cần nhấn mạnh một đặc điểm của các
dòng họ Việt Nam thời cổ đại. Vào thời cổ đại, dân chúng ở tầng lớp thấp
bình dân thường không mang họ, chỉ có các vương tôn quý tộc mới có
họ.
Vào thế
kỷ 19, khi Việt Nam trở thành thuộc địa của người Pháp, lần đầu tiên
người Pháp có cuộc điều tra về dân số với quy mô lớn nhất trên khắp Việt
Nam.
Trong
quá trình điều tra họ gặp phải một vấn đề phiền phức lớn, đó là: Đại bộ
phận người dân ở tầng lớp thấp bình dân đều không có họ, nên không có
cách nào để thống kê tổng kết.
Vào lúc
này phải làm như thế nào? Người Pháp liền nghĩ ra một cách, trước đây
triều Nguyễn chẳng phải là triều đại cuối cùng của người Việt sao, vậy
những người không mang họ đó để họ đều mang họ Nguyễn. Dòng họ này, bởi
thế lại được mở rộng với quy mô lớn chưa từng có thêm một lần nữa.
Kỳ thực
cho dù không có người Pháp, họ Nguyễn vẫn là một dòng họ lớn nhất Việt
Nam, tuy nhiên để chiếm một tỉ lệ lớn 40% như vậy, không thể không kể
tới tác động của người Pháp.
Bây giờ, khi ra đường, bất kể gặp một
người họ Nguyễn nào, bạn hãy nói rằng họ đang có một tên họ đặc biệt
nhất Việt Nam. Còn nếu đang mang họ Nguyễn, có lẽ bạn nên đọc bài viết
này.
Kiên Định.
(daikynguyen.com)
(daikynguyen.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét