Kiều
Phong (VNTB) Dữ liệu trên Aqicn.org- một website nổi tiếng về ô nhiễm
không khí ( Air Pollution) tại các thành phố trên toàn cầu theo thời
gian thực ( real-time) cho thấy, Bắc Kinh vừa là nơi có chỉ số ô nhiễm
kinh hoàng, vừa là nơi thường xuyên nằm trong top các thành phố chuyên
“đội sổ”
Dữ liệu ngày 13/06/2017 tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc ( Theo Aqicn.org). |
Cập
nhật dữ liệu ngày 13/06/2017, chỉ số ô nhiễm của thủ đô Trung Quốc lên
đến 119, thuộc vào loại quá mức cho phép, nhất là đối với các nhóm đối
tượng nhạy cảm ( sensitive groups) bao gồm người già, phụ nữ và trẻ
em...
Cùng
chiều ngày 13/06, TP.HCM là 65, và ngạc nhiên thay, chỉ số đó ở Hà Nội
là 05, mức tốt. Nghĩa là, thỉnh thoảng hai thành phố lớn của Việt Nam
trong lành hơn thành phố khổng lồ của Trung Quốc.
Chỉ số ô nhiễm không khí tại TP.HCM ( Sài Gòn) và Hà Nội trong ngày 13/06//2017 (Aqicn.org).
|
Vậy tại sao Pollution Index 2017
lại xếp thứ tự Hà Nội ô nhiễm hơn Sài Gòn và ô nhiễm hơn Bắc Kinh,
trong cùng ngày? Điều này có thể lý giải, chẳng hạn như, vì Bắc Kinh
không dễ lưu thông gió như ở Hà Nội hoặc Sài Gòn. Địa hình của Bắc Kinh,
nói một cách minh họa, thì như lòng cái bát, gió đi vào được nhưng
không đi ra được. Các phân tử bụi công nghiệp và bụi khí thải giao
thông cứ nằm đó lơ lửng, có bao nhiêu sự ô nhiễm thì nhân dân Trung Quốc
sống tại đây lãnh hưởng bấy nhiêu. Với địa thế như vậy, đáng lẽ phương
tiện giao thông ở thủ đô Bắc Kinh phải là tàu điện ngầm hoặc tàu điện
trên cao (métro) như ở Pháp, Đức hay Thái Lan và các nước. Nhưng thay
đầu tư cho những phương tiện không khói và chở được nhiều người như
vậy, họ đã chọn phương tiện giao thông chủ yếu là ô tô cá nhân. Cho dù
tiêu chuẩn khí thải của Trung Quốc áp đặt lên ô tô đã khá cao, thậm chí
cao bằng hoặc cao hơn cả Hoa Kỳ, nhưng với lượng ô tô cá nhân quá nhiều
thì tổng lượng khí thải ở nước này vẫn là kinh khủng. Chất lượng môi
trường ở thủ đô Bắc Kinh giờ khó mà được cải thiện, sự giàu có cũng
không thể bù đắp lại được sai lầm của quy hoạch giao thông và quy hoạch
lối sống. Chế độ xã hội chủ nghĩa, đề cao tính tập thể trên giấy tờ
nhưng trên thực tế ai nấy đều chọn phương tiện đi lại cá nhân, giờ có
hối ra thì cũng hơi muộn, khó mà đảo ngược.
Hãng
tin Thời báo Ấn Độ (Times of India) cho biết dân cư Trung Quốc phải đeo
khẩu trang (face masks) mỗi lúc họ đi ra đường trong những ngày ô nhiễm
ở Bắc Kinh. Không chỉ Bắc Kinh, nhiều địa phương khác cũng đang phải
hứng ô nhiễm không khí, từ đợt ngày tháng 01 năm 2017, và ổn định đến
ngày hôm nay.
Người dân Trung Quốc ra đường là buộc phải đeo khẩu trang- Ảnh Reuters.
|
Trong
thang cảnh báo của Trung Quốc có bốn màu, trong đó màu đỏ là nghiêm
trọng nhất, thứ đến là màu da cam, màu vàng và màu xanh da trời. Chính
quyền vốn bảo thủ nhưng cũng đã phải mở rộng cảnh báo về chất lượng
không khí, thường xuyên ở Bắc Kinh là mức màu da cam (orange alert).
Thậm chí, nhà nước đã tiến hành lắp đặt xong nhiều máy lọc không khí
(air purifier) tại nhiều trường học và các nhà mẫu giáo để chống lại
tình trạng ô nhiễm. Chưa hết, các trường học và viện giáo dục còn được
chỉ thị phải dừng tất cả các hoạt động ngoài trời và ngoại khóa.
Chưa
bao giờ như năm 2017 này, nhân dân thành phố Bắc Kinh dở khóc dở cười
với cuộc sống đến vậy. Hễ ra đường là gặp ngay nỗi sợ ô nhiễm không khí,
nỗi sợ ung thư. Trung Quốc đã thử nhiều biện pháp tổng hợp nhưng không
ăn thua.Nào là phát động ngày môi trường 05/06, nào là giờ tắt điện toàn
thế giới...hết thảy đều như gió đi vào nhà trống, chẳng hề thay đổi
được tình hình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét