Ở Syria có rất nhiều di tích cổ
xưa, trong đó có 4 dấu chân dài 1 mét trong đền thờ Ain Dara phía tây
bắc Aleppo, đến nay vẫn là một bí ẩn. Điều này làm các nhà khoa học đặt
ra giải thuyết thời cổ xưa đã từng tồn tại loài người cao lớn hơn con
người hiện đại ngày nay rất nhiều lần. Có nhà khảo cổ học suy đoán rằng,
nếu những dấu chân này là của người khổng lồ, thì việc họ muốn xây dựng
kim tự tháp không phải là một chuyện quá khó.
Di tích đền thờ Ain Dara được phát hiện
vào năm 1955, nằm ở phía tây bắc Aleppo, có thể đã có từ thời kỳ đồ đá
của mấy ngàn năm trước đây. Người khai quật đền thờ Ali Abu Assaf cho
biết, ngôi đền thờ này tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 1300 trước
Công Nguyên đến năm 740 trước Công Nguyên, thời gian xây dựng còn sớm
hơn cả thánh điện Solomon.
Thánh điện Solomon là trung tâm tín
ngưỡng Do Thái giáo nằm ở khu Jerusalem cổ xưa, nó được ghi chép trong
“Thánh Kinh Hebrew”, do vua Solomon xây dựng. Đặc điểm kiến trúc của đền
thờ Ain Dara, có vài chỗ giống với thánh điện Solomon.
▼ Đền thờ Ain Dara tại Syria
Giả sử cho rằng thánh điện Solomon và
đền thờ Ain Dara đều được cấu thành bởi 3 khu vực chính yếu như đền thờ
Ain Dara, tổng cộng chia làm 3 bộ phận: cửa ra vào, sảnh trước và đại
điện (có bàn thờ Thần). Bên trong bày trí mấy trăm tượng đá điêu khắc
như là: sư tử, thiên thần, động vật thần bí, sơn thần, các thiết kế hình
học v..v.., có thể làm chứng cho thời kỳ huy hoàng của quá khứ.
▼ Một góc đền thờ Ain Dara tại Syria.
▼ Một tượng điêu khắc trong đền thờ Ain Dara tại Syria.
Điểm đặc trưng nhất của đền thờ Ain
Dara, chính là trên bề mặt tảng đá có 4 dấu chân khổng lồ, dài mỗi
khoảng 1 mét. Trong đó có 2 dấu chân nằm ở hành lang cửa ra vào, mỗi bên
trái phải một dấu chân và thẳng hàng; một dấu chân khác thì ở phía
trước hai dấu chân này; dấu chân còn lại thì nằm ở lối ra vào đại điện.
▼ Dấu chân khổng lồ thần bí trong đền thờ Ain Dara tại Syria, dài đúng 1 mét.
Do dấu chân ở trước hai dấu chân trái và
dấu chân phải, chúng có khoảng cách gần 9 mét, vì vậy có người suy
đoán, đây có thể là dấu của một người khổng lồ để lại khi bước đi. Nếu
như khoảng cách một bước chân của người khổng lồ này là 9 mét, vậy thì
chiều cao của người khổng lồ này, chắc có thể đạt đến khoảng 20 mét.
▼ Dấu chân khổng lồ thần bí trong đền thờ Ain Dara tại Syria, dài đúng 1 mét.
Các nhà khảo cổ học phân tích, nếu như
thời cổ đại thực sự có tồn tại người khổng lồ, thì chiều cao cơ thể của
người khổng lồ thực sự có thể cao 20 mét, vậy thì việc khiêng vác các
tảng đá khổng lồ dùng để xây kim tự tháp Ai Cập, và các tảng đá khổng lồ
dùng để xây dựng đền thờ Ain Dara, đều không phải là một chuyện vô cùng
khó khăn nữa. Các nhà khảo cổ học hy vọng việc nghiên cứu từ điểm này
có thể đạt được tiến triển đột phá, để làm sáng tỏ vô số bí ẩn chưa thể
giải đáp tương quan đến thế giới ngày nay.
▼ Người lớn và người nhỏ trong hình ảnh
bí mật khiến các nhà khảo cổ học đoán rằng thời xưa từng tồn tại người
khổng lồ cao hơn loài người bình thường vô số lần.
Nhưng những dấu chân khổng lồ này có
phải là do người khổng lồ để lại hay không, hoặc là do Thần Thánh hay
động vật để lại? Còn có nguồn gốc nào khác nữa không? Điều này mang ý
nghĩa ra sao? Những câu hỏi bí ẩn này cho đến ngày nay vẫn chưa ai biết
được đáp án chính xác.
▼ Một góc đền thờ Ain Dara tại Syria.
Video liên quan:
▼ Dấu chân khổng lồ thần bí trong đền thờ Ain Dara tại Syria, dài đúng 1 mét.
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét