Một vị giáo viên người Mỹ đang sinh sống và làm việc tại Trung Quốc đã kể câu chuyện như sau:
Buổi sáng sớm sau cơn bão, trong lúc đi
dạo bên bờ biển, người đàn ông nhìn thấy ở vũng nước cạn trên bờ cát có
rất nhiều cá nhỏ bị cơn bão đêm qua thổi trôi dạt vào bờ. Những vũng
nước trên bãi biển này sẽ nhanh chóng bị cát hút khô hoặc bị ánh mặt
trời làm cạn kiệt. Khi ấy thì mấy trăm ngàn con cá nhỏ này sẽ bị chết
khô.
Người đàn ông này đột nhiên phát hiện
trên bờ biển ấy có một bé trai không ngừng nhặt những con cá nhỏ trong
vũng nước cạn thả về biển lớn.
Thấy tò mò, anh bước tới hỏi: “Cậu bé, trong vũng nước cạn này có mấy trăm ngàn con cá nhỏ, cháu không cứu hết được đâu.”
“Cháu biết chứ.”, cậu bé trả lời mà không ngoảnh đầu lại nhìn.
“Ồ? Vậy tại sao cháu vẫn còn thả cá đi? Có ai quan tâm đâu?”
“Con cá nhỏ này quan tâm!”, cậu bé vừa trả lời vừa nhặt con cá nhỏ thả về biển lớn.
Câu chuyện này mang ý nghĩa rất hay, lại còn tương ứng với một câu nói của nhà thơ Tagore: “Mục đích của giáo dục là phải truyền tải hơi thở của cuộc sống cho con người.”
Vì vậy, giáo dục nên bắt đầu từ việc tôn
trọng sinh mệnh, làm con người hướng thiện, mở rộng tấm lòng, giúp con
người tự đánh thức “thiện căn” tốt đẹp sẵn có bên trong.
Làm vậy cũng chính là để học sinh có được suy nghĩ “con cá này quan tâm”. Có
nghĩa là việc làm của cậu bé không nhất thiết để người khác nhìn nhận,
đánh giá ra sao, chỉ cần cậu làm một việc có ích, xuất phát từ tấm lòng
lương thiện của mình để cứu những sinh mệnh đang cần giúp đỡ.
Làm việc tốt cần xuất phát từ trái tim chân thành, chứ không phải làm để người khác thấy và khen ngợi (Ảnh minh họa)
Một người may mắn sống sót tại trại tập trung của Đức Quốc Xã được bầu lên làm hiệu trưởng của một ngôi trường trung học ở Mỹ.
Mỗi lần có một vị giáo viên mới đến trường, ông luôn đưa cho vị giáo viên đó một bức thư. Trong thư viết rằng:
Gửi cô/ thầy,
Tôi đã tận mắt nhìn thấy những cảnh
tượng mà con người không nên nhìn thấy: Phòng hơi ngạt được kỹ sư có
chuyên môn tạo ra; trẻ em bị bác sĩ có học thức uyên bác đầu độc; trẻ sơ
sinh bị y tá được huấn luyện chuyên môn sát hại.
Chứng kiến tất cả những điều này, tôi suy nghĩ rằng: “Giáo dục rốt cuộc là vì cái gì?”
Lời thỉnh cầu của tôi là: “Xin hãy
giúp đỡ học sinh lớn lên trở thành người có nhân tính thực sự. Chỉ có
trong tình huống đó thì khả năng đọc-viết-tính toán mới có giá trị.”
Rõ ràng là con người có mặt tốt và mặt
xấu, mặt độc ác và mặt lương thiện. Tuy vậy bản chất của con người là
lương thiện, bởi vậy người xưa luôn nói câu “Nhân chi sơ, tính bản
thiện”.
Tuy vậy trong quá trình trưởng thành,
người ta phải đối mặt với những cám dỗ về danh-lợi-tình, phần thuần
chân, thuần thiện, trong sáng trong bản tính dần bị “mài mòn”. Thay vào
đó là sự khôn khéo, lõi đời, tính toán, đố kỵ… Vì vậy, mục đích của
người làm giáo dục là rèn luyện con người, khắc phục ác-xấu để chuyển
hóa về mặt lương thiện, tốt đẹp.
Con người có mặt độc ác và mặt lương thiện. (Ảnh minh họa)
Cốt lõi của giáo dục là cần thay đổi tâm
hồn, thay đổi bản chất của con người chứ không phải chỉ đơn giản là
việc truyền đạt khối lượng kiến thức khổng lồ và nắm bắt tri thức.
Chỉ có như vậy con người mới có thể duy
trì tiêu chuẩn đạo đức cao thượng để đối đãi với những vấn đề xảy ra
trong cuộc sống, chứ không bị cuốn theo dòng chảy của cảm xúc hoặc ngoại
cảnh.
Chỉ có như vậy con người mới có thể dùng
tấm lòng chân thành để lắng nghe cảm xúc của người khác, dùng trái tim
thiện lương để tha thứ cho lỗi lầm của người khác, dùng thái độ bao dung
để chấp nhận sự khiếm khuyết của người khác.
Chỉ có bồi dưỡng đạo đức, con người
mới có thể giữ được tấm lòng chân thành, trái tim thiện lương và thái độ
bao dung với người khác (Ảnh minh họa)
Thực tế cũng từng có những bài học quá
đau thương về việc không coi trọng bồi dưỡng đạo đức mà chỉ chú trọng
thành tích và kiến thức.
Một học trò xuất sắc của một vị Tiến sĩ
vì bị loại trong giải thưởng luận văn không ngờ đã nổ súng bắn chết 4
nhà vật lý học không gian, rồi tiếp tục sát hại bạn học được giành giải
của mình. Đó là do sự thất vọng về bản thân, sự đố kỵ với người khác đã
tạo nên những hành động thiếu lý trí như vậy. Một người có nhiều trí
thức nhưng tâm hồn lại không thánh thiện, mang nhiều tâm không tốt thì
sẽ tạo họa khôn lường.
Một thiếu niên vì cãi nhau với bạn gái
đã chán nản nên lái xe hơi đâm thẳng vào đám người đi bộ trên đường, dẫn
đến 2 người chết và 13 người bị thương. Đây cũng là một ví dụ đáng sợ
khi con người không có nhân tâm lương thiện.
Ngày nay, giáo dục trong nhà trường
chúng ta nhiều khi vẫn bỏ sót vấn đề nhân cách, đạo đức và sự trưởng
thành trong tình cảm cơ bản của học sinh. Điều đó dẫn đến sự lạnh lùng
và vô cảm đáng sợ của một số học sinh khi đối xử với người khác.
Một nhà giáo dục Nhật Bản từng nói rằng chúng ta phải đào tạo học sinh để chúng “đối mặt với một đám hoa cục dại mà cảm xúc dâng trào phấn khích”. Loại cảm xúc này cũng giống như cảm xúc mà cậu bé quan tâm đến sinh mệnh của mỗi một con cá nhỏ trên bãi cát có được.
Trân trọng con người, kính nể vũ trụ,
trời đất là điều mà con người nên làm. Con người không nên vô cớ sát hại
những sinh mệnh khác, cho dù nó vô cùng thấp kém. Một người không có
chút lòng thương xót đối với động thực vật bậc thấp vốn không có khả
năng phản kháng thì có thể mong đợi người đó tôn trọng sinh mệnh khác
sao? Ngược lại, khi một người chứa đầy tình yêu thương đối với cỏ cây,
hoa lá thì đối với sinh mệnh con người, anh ta có thể không tôn trọng
sao?
Người xưa nói: “Không gì đáng buồn hơn trái tim nguội lạnh”. Một
người lạnh nhạt vô tình đối với thế giới bên ngoài là người ích kỷ,
không quan tâm đến người khác, không biết hy sinh vì người khác. Nếu như
cả một thế hệ, hoặc cả một dân tộc trở nên lạnh lùng, thờ ơ thì dân tộc
ấy tương lai sẽ như thế nào đây?
Những người làm giáo dục có rất nhiều
kiến thức cần truyền đạt cho học sinh. Nhưng bồi dưỡng phẩm chất tư
tưởng và giá trị nhân văn tốt đẹp cho học sinh là điều tối quan trọng,
đặc biệt là việc đánh thức thiện niệm cơ bản, sự tôn trọng các sinh mệnh
trong tâm hồn học sinh.
Châu Yến Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét