Nói về đất Quảng Ngãi là đang nói đến một vùng đất có nhiều mộ gió để
tưởng nhớ các ngư dân đã bỏ mình trên biển và cũng nói về một làng chài
mà ở đó, đời sống ngư dân chưa bao giờ bình yên.
Nếu như làng chài Lý Sơn luôn bất an bởi ngư dân luôn bị tàu Trung Quốc đâm chìm, thậm chí xả súng thì làng chài Sa Kỳ, đặc biệt là ngư dân xã Bình Châu lại luôn thấp thỏm bởi lựa chọn chẳng đặng đừng của họ. Đó là đánh bắt trộm hải sâm, vú nàng ở các vùng biển của nước khác.
Hầu hết các gia đình có người bị bắt đều ngại tiếp xúc với người lạ và đóng cửa khi có ai đó bước vào xóm.
Hải sâm, vú nàng là tiếng gọi đầy ma lực mà cũng đầy rủi ro.
Ông Khái, ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ với VOA:
“Họ lặn bắt hải sâm thì thu nhập lớn lắm. Một ký họ bán được 700 ngàn. Nếu trúng thì một người được vài trăm triệu, ít thì vài chục triệu.”
Ông Thương, thợ lặn hải sâm xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết:
“Nhà nước không có ủng hộ gì hết, vì nhà nước mình cũng cấm, nhưng mình qua bên đó mình đi ăn trộm.”
Làng chài Bình Châu có ba nhóm đánh bắt cơ bản, nhóm gần bờ, nhóm xa bờ và nhóm bắt trộm hải sâm, vú nàng. Những người không còn đủ sức thì đánh bắt gần bờ, những người không sợ Trung Quốc thì ra ngư trường Hoàng Sa đánh bắt và người muốn đổi đời, liều lĩnh một chút thì đi đánh bắt trộm hải sâm, vú nàng ở vùng biển các nước khác như Papua New Guinea, Philippines, Australia…
“Họ đi lặn hải sâm thì đi hai tháng, ba tháng mới về. Qua tận Pháp, Úc, Papua [New Guinea] mới có,” ông Khái nói. “Còn mình làm lưới ở đây, hồi êm ái thì bình thường nhưng hồi mưa gió, nước chảy thì nguy hiểm lắm!”
Những ngư dân đi đánh bắt trộm không nhận được hỗ trợ gì của nhà nước, theo lời ông Thương. “Vì mình trộm bên nước của họ, mình đi làm bên nước họ mà bị bắt thì mình tự bỏ tiền ra mà chuộc về thôi chứ nhà nước không hỗ trợ đâu, bên Hoàng Sa mới có hỗ trợ,” ông nói.
Hiện nay tại Việt Nam, giá thành một ký hải sâm tươi là 800.000 đồng, một ký vú nàng là 1,6 triệu đồng. Nhưng để có một ký vú nàng hay hải sâm bán ra thị trường, cái giá phải trả của người thợ lặn trộm không hề nhỏ chút nào.
Nếu không bị các nước chủ quyền vùng biển bắt nhốt, phạt tù thì cũng bị chính công việc giết dần giết mòn bởi lặn ở độ sâu 70 mét, 80 mét dưới đáy biển trong vòng vài giờ và tiếp xúc với khí độc, áp suất cao, nguy cơ hỏng bình hơi và vỡ mạch máu rình rập.
Dường như cái chết có thể đến bất kì lúc nào với người lặn hải sâm, vú nàng.
Ông Hùng, người có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong nghề thợ lặn, ở Quảng Ngãi nói:
“Đại đa số người đi lặn về là bị [liệt] hết, vì lý do vì sao, vì không có tiền để chữa bệnh, vì ra ngoài biển, lặn sâu quá, độ độc hại quá nhiều. Từ đó dẫn đến việc họ bị bệnh hết, nằm một chỗ.”
Vì kế sinh nhai, những người thợ lặn bắt hải sâm bất chấp mọi nguy hiểm tới tính mạng của chính mình. Ông Thương chia sẻ thêm:
“Khổ lắm, đi đây thì không đủ xăng dầu, đi ra Hoàng Sa thì bị Trung Quốc dí. Ở biển mình thì không có hải sâm, vú nàng, vậy nên cứ lén lén vượt ra biển nước ngoài để khai thác lén lút.”
Rủi ro nhỏ của người thợ lặn là mất vốn, bị bắt nhốt tù, lao động khổ sai và rủi ro lớn thường là cái chết, mọi sự chấm hết, bỏ lại vợ con, cha mẹ già bơ vơ, lạc lỏng. Như trường hợp cái chết của chồng chị Thúy ở xã Bình Châu là một ví dụ đau lòng.
“Sống ở đây thì không làm biển thì biết làm gì,” chị Thúy nói. “Biết ảnh đi lặn thì nguy hiểm đó nhưng biết làm sao. Một bữa trưa em nghe tin bị sự cố bình hơi, ảnh chết. Từ đó gia đình mất đi ảnh, em phải bươn chải qua ngày để nuôi con.”
Người ta thường nói rằng nghề biển, đặc biệt là nghề lặn hải sâm, vú nàng là nghề giàu có, xài tiền như lá mít và đôi khi vứt tiền qua cửa sổ. Nhưng người ta cũng nói với nhau rằng sự giàu có của nghề biển và thợ lặn hải sâm, vú nàng ở Việt Nam giống như bọt nước, thoáng chốc đã thấy trắng cả vùng và thoáng chốc tiêu tan.
Và có vẻ như hiếm có nơi nào chúng tôi đến lại im vắng đến lạnh lùng như xóm thợ lặn ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Nhóm cộng tác viên của VOA
Nếu như làng chài Lý Sơn luôn bất an bởi ngư dân luôn bị tàu Trung Quốc đâm chìm, thậm chí xả súng thì làng chài Sa Kỳ, đặc biệt là ngư dân xã Bình Châu lại luôn thấp thỏm bởi lựa chọn chẳng đặng đừng của họ. Đó là đánh bắt trộm hải sâm, vú nàng ở các vùng biển của nước khác.
Hầu hết các gia đình có người bị bắt đều ngại tiếp xúc với người lạ và đóng cửa khi có ai đó bước vào xóm.
Hải sâm, vú nàng là tiếng gọi đầy ma lực mà cũng đầy rủi ro.
Ông Khái, ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ với VOA:
“Họ lặn bắt hải sâm thì thu nhập lớn lắm. Một ký họ bán được 700 ngàn. Nếu trúng thì một người được vài trăm triệu, ít thì vài chục triệu.”
Ông Thương, thợ lặn hải sâm xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết:
“Nhà nước không có ủng hộ gì hết, vì nhà nước mình cũng cấm, nhưng mình qua bên đó mình đi ăn trộm.”
Làng chài Bình Châu có ba nhóm đánh bắt cơ bản, nhóm gần bờ, nhóm xa bờ và nhóm bắt trộm hải sâm, vú nàng. Những người không còn đủ sức thì đánh bắt gần bờ, những người không sợ Trung Quốc thì ra ngư trường Hoàng Sa đánh bắt và người muốn đổi đời, liều lĩnh một chút thì đi đánh bắt trộm hải sâm, vú nàng ở vùng biển các nước khác như Papua New Guinea, Philippines, Australia…
“Họ đi lặn hải sâm thì đi hai tháng, ba tháng mới về. Qua tận Pháp, Úc, Papua [New Guinea] mới có,” ông Khái nói. “Còn mình làm lưới ở đây, hồi êm ái thì bình thường nhưng hồi mưa gió, nước chảy thì nguy hiểm lắm!”
Những ngư dân đi đánh bắt trộm không nhận được hỗ trợ gì của nhà nước, theo lời ông Thương. “Vì mình trộm bên nước của họ, mình đi làm bên nước họ mà bị bắt thì mình tự bỏ tiền ra mà chuộc về thôi chứ nhà nước không hỗ trợ đâu, bên Hoàng Sa mới có hỗ trợ,” ông nói.
Hiện nay tại Việt Nam, giá thành một ký hải sâm tươi là 800.000 đồng, một ký vú nàng là 1,6 triệu đồng. Nhưng để có một ký vú nàng hay hải sâm bán ra thị trường, cái giá phải trả của người thợ lặn trộm không hề nhỏ chút nào.
Nếu không bị các nước chủ quyền vùng biển bắt nhốt, phạt tù thì cũng bị chính công việc giết dần giết mòn bởi lặn ở độ sâu 70 mét, 80 mét dưới đáy biển trong vòng vài giờ và tiếp xúc với khí độc, áp suất cao, nguy cơ hỏng bình hơi và vỡ mạch máu rình rập.
Dường như cái chết có thể đến bất kì lúc nào với người lặn hải sâm, vú nàng.
Ông Hùng, người có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong nghề thợ lặn, ở Quảng Ngãi nói:
“Đại đa số người đi lặn về là bị [liệt] hết, vì lý do vì sao, vì không có tiền để chữa bệnh, vì ra ngoài biển, lặn sâu quá, độ độc hại quá nhiều. Từ đó dẫn đến việc họ bị bệnh hết, nằm một chỗ.”
Vì kế sinh nhai, những người thợ lặn bắt hải sâm bất chấp mọi nguy hiểm tới tính mạng của chính mình. Ông Thương chia sẻ thêm:
“Khổ lắm, đi đây thì không đủ xăng dầu, đi ra Hoàng Sa thì bị Trung Quốc dí. Ở biển mình thì không có hải sâm, vú nàng, vậy nên cứ lén lén vượt ra biển nước ngoài để khai thác lén lút.”
Rủi ro nhỏ của người thợ lặn là mất vốn, bị bắt nhốt tù, lao động khổ sai và rủi ro lớn thường là cái chết, mọi sự chấm hết, bỏ lại vợ con, cha mẹ già bơ vơ, lạc lỏng. Như trường hợp cái chết của chồng chị Thúy ở xã Bình Châu là một ví dụ đau lòng.
“Sống ở đây thì không làm biển thì biết làm gì,” chị Thúy nói. “Biết ảnh đi lặn thì nguy hiểm đó nhưng biết làm sao. Một bữa trưa em nghe tin bị sự cố bình hơi, ảnh chết. Từ đó gia đình mất đi ảnh, em phải bươn chải qua ngày để nuôi con.”
Người ta thường nói rằng nghề biển, đặc biệt là nghề lặn hải sâm, vú nàng là nghề giàu có, xài tiền như lá mít và đôi khi vứt tiền qua cửa sổ. Nhưng người ta cũng nói với nhau rằng sự giàu có của nghề biển và thợ lặn hải sâm, vú nàng ở Việt Nam giống như bọt nước, thoáng chốc đã thấy trắng cả vùng và thoáng chốc tiêu tan.
Và có vẻ như hiếm có nơi nào chúng tôi đến lại im vắng đến lạnh lùng như xóm thợ lặn ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Nhóm cộng tác viên của VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét