2 thg 5, 2024

Thơ Nguyễn Cang: BUỒN RIÊNG AI


BUỒN RIÊNG AI
 
Hạ thoi thóp nắng vàng rơi cuối phố
Thu vội vàng theo gió chuyển mùa sang
Nụ hôn thầm trỗi giọng khúc tình tang
Đem nhung nhớ ép vào trang nhật ký
 
Bao hy vọng đợi chờ qua thế kỷ
Nay lại về sưởi ấm những phôi pha
Nghe không gian trầm lắng bóng trăng tà
Đêm Khắc khoải thắp lên niềm hy vọng
 
Trong nỗi nhớ xanh xao còn ứ đọng
Mối ân tình chan chứa mảnh tim côi
Bóng cô liêu rớt xuống những phận người
Đời nghiêng ngả biết đâu là bến đỗ
 
Nương theo gió đưa ta về xóm nhỏ
Ngồi bên nhau tâm sự suốt đêm thâu
Nghe con tim thổn thức mối ưu sầu
Mai cách biệt xin đừng than đừng trách
 
Cuộc dâu bể bao giờ thôi ngăn cách
Còn đêm nay ta uống cạn chung trà
Mai bình minh anh về lại phương xa
Nghe nức nở âm vang miền cô quạnh!
Nguyễn Cang (Mar. 3 , 2024)


Mời Xem :

HỒI ỨC THÁNG TƯ , NẮNG SÀI GÒN _Nguyễn Cang

Lũ lụt ở Dubai - Minh chứng thất bại trong chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Nhiều ngày sau trận mưa lịch sử, Dubai vẫn chìm trong lũ - một ví dụ sâu sắc về việc thế giới đang thua trong cuộc chạy đua "nước rút" với biến đổi khí hậu.

Trận lũ lụt ở Dubai tuần trước đã chứng minh kỹ thuật xây dựng đô thị đang thất bại trong cuộc thử nghiệm lớn về biến đổi khí hậu. Trong thế giới đang chứng kiến các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng tăng, cho dù đô thị có quy mô và hiện đại đến đâu, nó cũng đang thể hiện sự thua cuộc trước những trận lụt vô tiền khoán hậu.

Thành phố giàu có của UAE và những đô thị tương tự khác vốn được xây dựng trên khu vực trước đây không thể ở được. Thành quả này trớ trêu thay lại phản ánh rằng ý tưởng phát triển đô thị của thế kỷ 20 đã dẫn tới việc "bóp nghẹt" các hệ thống hấp thụ nước tự nhiên.

                     Một chiếc xe cấp cứu bị bỏ lại trong lũ sau trận mưa lịch sử ở Dubai. (Ảnh: Getty).

Gia tăng dân số, kéo theo nhiều rác thải hơn, từ đó cần thêm các bãi chôn lấp và các phương pháp xử lý rác thải khác. Công thức này khiến quá trình thoát nước trở thành thách thức của các thành phố lớn trên toàn cầu như Dubai. Đặc biệt là khi chúng sẽ phải đối mặt với những trận mưa lớn và thường xuyên hơn.

Hôm 15-16/4 vừa qua, UAE hứng chịu lượng mưa hơn 250 mm ở một số nơi và gần một nửa số đó ở Dubai. Đó vốn là mức tương đương lượng mưa trung bình cả năm ở UAE. Mưa thường xuyên hơn trong những năm gần đây ở UAE dự kiến sẽ còn tồi tệ hơn trong những năm tới, đặc biệt là khi lượng mưa hàng ngày sẽ càng tăng cao.

Tuần trước đã có những tuyên bố rằng các thí nghiệm gieo mưa mà UAE đang tiến hành đã góp phần tạo ra trận mưa lịch sử, nhưng thông tin này đã được chính quyền đất nước và nhiều chuyên gia bác bỏ.

Thành phố sa mạc không được thiết kế để thoát nước trong những trận mưa lớn bất thường; trong ảnh, người dân đang đi lại trên đường phố Dubai hôm 17/4. (Ảnh: Reuters)

Cần biết rằng Dubai được xây dựng trên cát, một môi trường tự nhiên khiến nước thấm vào đất rất dễ dàng. Nhưng bằng cách xây dựng một lượng lớn bê tông lên trên địa hình tự nhiên của thành phố, các nhà phát triển đô thị đã ngăn đất hút nước một cách hiệu quả. Lượng mưa tuần trước là lượng mưa lớn nhất được ghi nhận kể từ khi nước này bắt đầu theo dõi dữ liệu vào năm 1949.

Kiến trúc sư Ana Arsky, CEO của công ty khởi nghiệp môi trường 4 Habitos Para Mudar o Mundo, một trong số các chuyên gia khí hậu được CNBC phỏng vấn về Dubai vào tuần trước, cho biết: “Thành phố từng có những nơi thoát nước tự nhiên đưa nước trực tiếp đến các tầng ngậm nước và sau đó vào nguồn nước dự trữ. Nhưng sau khi lát đường nhựa, chúng không còn tồn tại nữa".

Bùng nổ dân số gắn liền với xu hướng đô thị hóa toàn cầu làm tăng thêm rác thải và mặc dù rác không xuất hiện trên đường phố Dubai, chúng phải được đổ đi đâu đó - thường là ở những địa điểm không lý tưởng. Rác nhựa không hấp thụ nước và khi chúng được xả vào các bãi chôn lấp trên khắp thế giới, những đống phế liệu khổng lồ đó góp phần làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước tự nhiên.

Ngay cả những thành phố lâu đời với hệ thống thoát nước ổn định cũng đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự, như người dân New York đã chứng kiến vào mùa thu năm ngoái khi trường học, đường sá và nhà cửa bị ngập lụt, còn giao thông công cộng đình trệ sau khi lượng mưa trong một ngày đạt từ 125 mm đến 200 mm.

                    New York ngập nước và rác sau trận lụt tháng 9/2023. (Ảnh: Getty).

Tiago Marques, đồng sáng lập và CEO của Greenmetrics.AI cho biết: “Hệ thống thoát nước mưa không đáp ứng được xu hướng biến đổi khí hậu và lượng mưa cực kỳ tập trung hiện nay. Lượng nước thừa cuối cùng dẫn đến lũ lụt đô thị, ở ngay trong đường hầm, cao tốc hay những địa điểm thấp nhất trong các thành phố".

Marques nhận định người dân có xu hướng đổ lỗi cho các quan chức thành phố khi lũ lụt xảy ra vì đã không làm sạch hệ thống thoát nước đúng cách, nhưng ở Porto, Bồ Đào Nha đã xảy ra lũ lụt nghiêm trọng tại một số khu vực vào năm ngoái dù hệ thống thoát nước đã được làm sạch. Ông nói thêm: “Lượng nước dâng cao và bất thường đến mức về cơ bản nó cuốn trôi tất cả cành cây, thậm chí cả rác vào hệ thống thoát nước vốn sạch sẽ trước đó và làm tắc nghẽn chúng. Khi lượng nước này bắt đầu dồn ứ lên, chính quyền sẽ rất khó nắm tình hình ở mọi nơi cùng một lúc".

"Những hiện tượng từng xảy ra 100 năm một lần… bắt đầu xảy ra sau mỗi 10 năm. Thế rồi, lũ lụt xảy ra 10 năm một lần giờ đây lại bắt đầu xảy ra vài năm một lần. Thích ứng với biến đổi khí hậu yêu cầu chúng ta phát triển những công nghệ tiên tiến hơn" - vị CEO này nhấn mạnh.

Đường phố Seoul "thành sông" sau trận mưa lịch sử năm 2022. (Ảnh: Reuters).

Arsky kết luận, lũ lụt thường xuyên hơn ở những môi trường đông dân nhất thế giới là một lời nhắc nhở sâu sắc về thách thức toàn cầu: Không có nơi nào thoát khỏi bàn tay tác động của biến đổi khí hậu.


1 thg 5, 2024

THÁNG TƯ TRỞ MÙA - Thơ Trần Phong Vũ

Tranh của Hermann Seager(1857-1945)

Mời Xem :

ĐI - Thơ Trần Phong Vũ

K.9-SPSG tại Tây Ninh Dự Tang Lễ Đồng Môn Nguyễn Kim Thoa

 9h sáng ngày 01-5-2024 Nhóm K9- Gia đình Sư phạm Sài Gòn(Tây Ninh) đến thắp hương tiễn biệt bạn NGUYỄN KIM THOA lớp nhị 7- K9 SPSG về nơi yên nghỉ cuối cùng.

Thông tin và ảnh:Nhường Nguyễn,Sáu Lê

Vườn Thơ Mới Kỳ 145 - Bài Xướng : KHÔNG TÊN của Tâm Quả


Xướng:


Không tên

Trúc xinh đứng đầu đình trước gió
Thời hoàng kim giữ khó thân ngay
Ngoại giao bẩy nợ cho vay
Chực chờ bắt chẹt một ngày không xa

Ngoài sức trả, xe nhà chúng lấy
Thế lực mềm, nhìn thấy mà đau
Chiến tranh lạnh vốn muôn màu
Khổ thân nhược tiểu, cơ cầu khúc nôi.

Đặt vào thế đã rồi, lệ thuộc
Như trâu kia bị cột mủi thôi
Lặng nghe một chiếc lá rơi
Trúc xinh kia hởi... Đến hồi... Đắng cay!

TQ


Họa 1:


Kiếp đoạ đày

Tên cướp nước như thằng phải gió
Dân chúng mình chịu khó tránh ngay
Cuộc đời có trả có vay
Rồi ra quân đó đến ngày chạy xa

Chàng cán ngố cái nhà cũng lấy
Bà con ta nhìn thấy mà đau
Mong cho sắc máu thay màu
Thế gian bớt khổ, địa cầu an nôi

Đám lãnh đạo xong rồi Bắc thuộc
Đưa nước nhà trói cột mãi thôi
Giang san gấm vóc rụng rơi
Chừng nào mới đặng đến hồi thái lai ?!.

THT

Họa 2:

Sa cơ thất thế

Người thất thế như mành chắn gió
Sa cơ rồi cũng khó đứng ngay
Đời người có trả có vay
Huống chi địa vị có ngày cũng xa

Nghề yêu thích để rồi bị lấy
Bỏ ra đi sao thấy nhói đau
Trên trời dưới đất sậm màu
Trước cơn giông bảo nguyện cầu nắng nôi.

Nghĩ số phận thôi rồi phụ thuộc
Tấm thân này dựa cột mà thôi
Hạn lâu rồi cũng mưa rơi
Qua cơn lận đận vãn hồi chua cay!

PTL
April 2024


Họa 3:

Thế sự

Lăn tăn sóng nước theo ngọn gió
Trong bùn sen mọc đứng thẳng ngay
Đời người vay trả trả vay
Làm sao biết trước được ngày đi xa

Thăng trầm thế sự thời chiếm lấy
Lẫn lộn vàng thau thấy đớn đau
Đổi thay thời cuộc biến đủ màu
Khai sinh đất tổ thuở còn nằm nôi

Đọa đày tư tưởng nên lệ thuộc
Thế sự thăng trầm dựa cột thôi
Nên thà như giọt mưa rơi
Bay qua song cửa quên hồi đắng cay

HLO


Họa 4:


Giữ trọn tình quê

Ta đứng ngắm hoàng hôn lặng gió

Mái tranh nghèo khốn khó về ngay
Cuộc đời vay trả trả vay
Phải lo tính trước chọn ngày phòng xa

Bỏ công sức cửa nhà giữ lấy
Chớ ngại ngùng cảm thấy lòng đau
Thế gian cảnh sắc trăm màu
Thờ cha kính mẹ mượn cầu nối nôi

Thân lữ thứ gặp rồi quyến thuộc
Tình dồng hương trói cột chẳng thôi
Thu tàn chiếc lá rụng rơi
Thương người chốn cũ tới hồi mắt cay !

Nguyễn Cang
Apr. 17, 2024


Họa 5:


Cháy nhà

Mỗi năm đến mùa khô lộng gió,
Nạn cháy rừng thật khó dập ngay.
Căn nhà tiền nợ còn vay,
Bỗng dưng cháy rụi một ngày xót xa.

Đành phải chịu căn nhà lửa lấy,
Ai nhìn vào cũng thấy sầu đau.
Thiên tai giáng xuống nhiệm màu,
Lại thêm nhân họa gẫy cầu nước nôi.

Nơi đất khách đâu rồi thân thuộc,
Tình đồng hương như cột nhau rồi.
Bầu ơi thương bí rụng rơi,
Ra tay giúp đỡ những hồi chua cay.

Mỹ Ngọc
Apr. 27, 2024


Tranh Mai Tâm


Mời Xem :


Vườn Thơ Mới Kỳ 144 -Bài Xướng :XUÂN SANG của Mỷ Ngọc

Nghe Nhạc


Lẻ bạn_Trần-Lâm Phát

Hoa Cúc Xanh - Thơ Xuân Quỳnh


Hoa cúc xanh có hay là không có’
Trong đầm lầy tuổi nhỏ của anh xưa
Một dòng sông lặng chảy về xa
Thung lũng vắng sương bay đầy cửa sổ

Hoa cúc xanh có hay là không có
Một ngôi trường bé nhỏ cuối ngàn xa
Mơ ước của người hay mơ ước của hoa
Mà tươi mát mà dịu dàng đến thế

Cỏ mới mọc con chim rừng thơ bé
Nước trong ngần thầm thì với ngàn lau
Trái tim ta như nắng thuở ban đầu
Chưa chút gợn một lần cay đắng
Trên thềm cũ mùa thu vàng gió nắng

Đời yên bình chưa có những chia xa
Khắp mặt đầm xanh biếc một màu hoa
Hương thơm ngát cả một vùng xứ sở

Những cô gái da mịn màng như lụa
Những chàng trai đang độ tuổi hai mươi
Người yêu người, yêu hoa cỏ đất đai
Những câu chuyện xoay quanh mùa hái quả…

Hoa cúc xanh có hay là không có
Tháng năm nào ấp ủ thuở ngây thơ
Có hay không thung lũng của ngày xưa
Anh đã ở và em thường tới đó

Châu chấu xanh, chuồn chuồn kim thắm đỏ
Những ngả đường phơ phất gió heo may
Cả một vùng vương quốc tuổi thơ ngây
Bao mơ ước mượt mà như lá cỏ…

Xuân Quỳnh

Xem Thêm :

Nhà Thơ Xuân Quỳnh

30 thg 4, 2024

Trên lưng trời

Một thứ mùi đặc biệt như chẹn lấy ngực Duy, thứ mùi nồng nặc, oi ả toát ra từ da thịt, từ lớp lông mịn màng của hàng chục thú rừng nằm gọn trong hàng cũi xếp dọc thân phi cơ.

Đây không phải lần đầu Duy chở súc vật, nhưng lần này, loại hành khách rừng rú hơi nhiều. Cũng chẳng có gì lạ: đi đường biển phải cả tháng trời, trong khi dùng phi cơ chỉ mất chừng 2 ngày; các tay săn thú cho vườn bách thú ngoại quốc luôn luôn nhờ cậy Duy trong việc chuyên chở thứ hàng hóa phải chăm sóc này.

Gã phi công phụ vừa lẩm nhẩm đếm vừa gật gù thán phục:

– 3 con hổ … 4 con beo, không kể đười ươi với rắn … Kể ra bắt sống được của quái này mà không hề hấn gì cũng phải là tay cừ lắm!

Duy mỉm cười:

– Chứ sao!… Can đảm không đủ đâu, còn phải kiên nhẫn ghê gớm nữa kìa!… Chú coi con đười ươi kia: khôn kinh khủng, mà vẫn sa bẫy như thường … Họ đặt cũi tre khuất trong bụi cây, chiếc cửa sập được nối với đống xoài chín thơm phức … Chú khỉ tham ăn chui đầu vào cạm như con chuột!…

Duy quay đầu ra phía sau, nháy mắt cười với 2 đứa bé đang lúi húi bên mấy lồng chim sặc sỡ:

– Sẵn sàng chưa … mấy cháu? Ta lên đường, nghe!

Tom và Mi vẫy tay chào người chú vui tính, mắt ánh lên chút tinh nghịch … Cả hai là con tay thợ săn nổi tiếng trong vùng; lần này anh em Tom mới đi phi cơ là một, nên có chút bỡ ngỡ.

–oOo–

Tiếng động cơ nổ ròn … Phi đạo rút ngắn lại … Con chim sắt lướt lên cao, thân hình óng ả nổi bật trên nền trời xanh màu lơ … Giờ phút đầu tiên thực thú vị: Tom nhìn xuống thành phố nhỏ dần, hàng cây như những vết chìm đậm nhạt, dòng sông bạc lấp lánh quanh co …lòng nhẹ lâng.

Nhưng Duy và người phi công phụ không có được niềm vui thơ ngây của 2 đứa nhỏ. Duy liếc nhìn bàn lái chi chít những mặt kiếng tròn, những máy đo, những nút bấm, băn khoăn:

– Chắc gặp bão mất!… Nhìn phong vũ biểu coi!

Gió bắt đầu mạnh hơn … Từng đợt mây đen kịt mọng hơi nước xuống thấp dần, và vừa lúc chạng vạng tối thì giông bão thực sự bắt đầu.

Anh em Tom đã biết thế nào là bão rừng, nhưng chưa lần nào 2 đứa thấy mưa gió dữ dội tới mức đó.


Trời không tối đen như chúng ta tưởng mà luôn đỏ rực màu lửa lóe ra từ bức thành mây dày đặc… Mưa như trút nước xuống lớp tôn cứng đang rung lên như sợi dây đàn căng thẳng … Tom nghĩ chừng không phải hạt nước mà là hàng ngàn viên đạn rào rào tỉa vào thân phi cơ.

Rồi còn chớp nữa chớ!… Những làn chớp xanh lè, dài vô tận, vạch ngang dọc vòm trời, dữ dằn như thứ dây điện cao thế phát ra từ chiếc máy bao trùm vũ trụ … Mi run lên, ngồi sát vào anh: nó tưởng tượng chỉ một tia lửa xẹt trúng, cũng đủ làm phi cơ bùng cháy như ngọn đuốc!

Thảm thương nhất là đàn thú rừng: hàng cũi sắt lắc lư như sóng nhồi, va chạm vào nhau, xô giạt đàn hổ báo vào một phía; những sợi xích sắt loảng xoảng, quăng lên quật xuống, nhịp với tiếng nổ sấm sét ngoài trời làm chúng gần như điên loạn.

Tom lo xoắn ruột gan: nó chỉ lo một chiếc cũi nào đó sút vài thanh sắt, vài con ác thú xổng ra… Lúc đó chẳng biết xoay xở làm sao!… Nhưng ngoài mặt, thằng bé vẫn thì thào với đứa em mặt xám ngoét, cắt không còn hạt máu:

– Không hề gì đâu, cưng!… Bão sắp tan mà!… Sấm sét thưa rồi đấy nhé! Thấy không!

Thằng Mi thấy gì đâu… Tai nó còn ù lên vì tiếng ì ầm như trọng pháo nổ ngoài trời kia!

–oOo–

Duy nới lỏng cần lái, thở phào nhẹ nhõm … Chiếc phi cơ được điều khiển khéo léo, đã vượt khỏi vùng nguy hiểm… Gió nhẹ dần, mưa cũng tạnh hạt, vòm trời sáng lên đôi chút dưới ánh sao lấp lánh trên từng cao.

Anh nghĩ chừng 2 đứa bé vừa trải cơn giông gió khủng khiếp chắc sợ hãi lắm.

– Bây giờ còn gì đâu mà lo … Nhưng cũng phải cho chúng biết chứ.

Duy với tay cầm chiếc máy nói, giọng vui vẻ:

– Thế nào các cháu?… Phi cơ vừa khiêu vũ một hồi, có cậu nào sợ không?

Anh hơi ngạc nhiên về câu trả lời của Tom: tiếng thằng bé thều thào như hết hơi … Chắc nó còn hốt hoảng về cơn bão vừa qua!… Rõ ràng nó lắp lắp:

– Chú Duy … Chú cho nghe nhạc đi!

Duy phì cười. Anh quay lại phía người phi công phụ:

– Cậu bắt đài phát thanh nào cho nổi nhạc chơi… 2 thằng nhỏ yêu cầu!


Vào giờ đó chỉ còn đài Ấn Độ … Điệu sáo lanh lảnh cất lên, dìu dặt, đều đều … Thứ âm thanh xa lạ gợi cho người nghe cảnh rừng rú man rợ với những phong tục kỳ quái … Nhưng không hiểu sao, Duy vẫn thấy băn khoăn về giọng nói thất thanh của đứa cháu. Anh lẩm bẩm:

– Xưa nay có thấy thằng nhỏ đòi nghe nhạc bao giờ! Phải có chuyện gì đây!

Anh trao cần lái cho bạn, mở cửa bước sang phòng hành khách. Cảnh tượng hiện ra trước mắt khiến Duy sững sờ, người lạnh ngắt, muốn đứng tim: 2 đứa bé co ro trên băng, thằng Tom ngồi phía trước đưa mình che cho em… Nó lặng lẽ nhìn thẳng vào chiếc đầu hình tam giác có cặp mắt vàng khè, long lanh như thứ đồng nguyên chất mới đun chảy… của một con hổ mang đen, loại đặc biệt. Con độc xà quái đản này lắc lư theo nhịp sáo thoát ra từ máy vi âm trên trần … Chiếc cổ có làn da mỏng với vành kính trắng bạnh ra, đu đưa một cách thích thú… Tiếng sáo vẫn lảnh lót đôi lúc vút lên cao …

Duy thoáng nghĩ tới cảnh đàn rắn múa nhảy theo điệu kèn man rợ của gã phù thủy có vành khăn trắng quấn nhiều vòng trên đầu, vẫn thường gặp trên lề đường ở Ấn Độ … Dứt tiếng kèn, lũ rắn ngoan ngoãn chui vào chiếc giỏ tre đặt cạnh đó, hiền lành như rắn nước.

Nhưng anh thừa rõ hành động của con rắn hổ mang đen đang múa men trước mặt: tới lúc không còn nhịp sáo quyến rũ, bản tính hung hãn cố hữu thức tỉnh, và khi đó… Duy rút nhanh khẩu súng lục bên sườn, anh phải hạ ngay con vật, giữa lúc nó chưa kịp tác quái mới được!… Giọng nói bình tĩnh của Tom giữ tay anh lại:

– Đừng bắn, chú!… Nghe cháu!

2 đứa bé nhích từng chút ra khỏi ghế, lùi dần về phía Duy. Con rắn vẫn mê man với nhịp sáo trên cao… Nó vươn mình say sưa uống từng âm thanh tỏa xuống. Duy có cảm tưởng con vật giống sợi thừng ma quái dựng đứng theo tiếng kèn điều khiển của một pháp sư vô hình.

Bàn tay nhỏ nhắn của Tom níu chặt cánh tay cầm súng. Thằng bé vừa nuốt nước bọt một cách khó khăn, vừa nói thực nhanh:

– Con hổ mang này hiếm có lắm… Phải cả tháng trời vất vả Ba cháu mới bắt được nó … Đừng bắn, chú!

Không sao … Duy đã nghĩ được cách hạ nó không cần súng. Anh vuốt lưng đứa bé:

– Yên tâm … Chú cho nó ngủ vậy!… 2 cháu đeo mặt nạ dưỡng khí vào đi… Chú Bích, Bích là tên người phi công phụ, chú kéo cần lái cho lên 10000 bộ coi!

Bích hiểu ngay anh định làm gì. Chú ta cũng chẳng cần hỏi lý do, lẳng lặng làm theo lời Duy, như cái máy.

Chiếc phi cơ lồng lên như ngựa bất kham … Duy nhìn đồng hồ chỉ độ cao: 3000 … 4000 … 6000 bộ… Anh liếc về phía con rắn: nhịp lắc lư của chiếc đầu tam giác dịu dần… Trong phi cơ giá buốt, phần lượng dưỡng khí giảm đi khiến đàn thú rừng hết gầm gừ … Con hổ mang uốn mình xuống thấp, mỏi mệt nằm cuộn tròn, èo uột như nắm giẻ rách trên sàn nhôm bóng loáng.

Duy chưa biết nên làm gì, tất nhiên anh nghĩ tới chuyện nhốt con rắn rồi nhưng biết nó có ngủ say không?… Hay chờ tới khi anh đụng tay vào người còn cố tỉnh để ghim 2 nanh nhọn như mũi kim, bơm vào cơ thể anh cả túi nọc có sức mạnh vật chết con bò mộng trong 2 phút, rồi mới chịu nằm im đây?

Tom tránh cho chú công việc khó khăn ấy: thằng bé nhanh như cắt đã chồm vào con vật, chịt lấy gáy, quăng vào chiếc hộp sắt, đậy lại. Hành động của nó vừa nhanh vừa gọn, thành thạo như tay nhà nghề.

Bây giờ nó mới cười ra tiếng được… Nó kéo tay Duy:

– Chú khoan xuống thấp vội … Để cháu coi lại xem có chiếc cũi nào sút thang không?… Vài ba con hổ mà xổng chuồng thì chú cháu mình mệt!

May quá!… Chỉ có chiếc hộp đựng rắn bị đụng rớt lúc nãy thôi. 2 chú cháu xoa tay hể hả:

– Bình an vô sự, phải không chú?…

Duy nhìn đứa cháu trai mới 12 tuổi, lòng tràn ngập mến phục. Anh quay ra với người phi công phụ:

– Không ngờ thằng bé thế mà gan dạ … Y như ba nó vậy. Của này sau lại nổi tiếng cho coi!

–oOo–

Anh đoán có phần đúng: bình tĩnh và sáng suốt là đức tính hiếm hoi, mà 2 thứ đó Tom đều có, vậy không thành công sao được!

NMT phóng tác

(Theo J.L.Galet)

Trần Vũ đánh máy lại tháng 2-2024 từ tuyển tập 15 Truyện Mạo Hiểm của Nxb Sống Mới in tại Sàigòn trước 75.