3 thg 6, 2017

Một nửa câu chuyện không có trong sách giáokhoa

Bởi sự lừa dối rất tinh vi khiến nhiều người Trung Quốc  ngày nay vô cùng hứng thú với khẩu hiệu “Tri thức chính là tài phú.”
Đây là phần nửa đầu của câu chuyện
Khoảng đầu thế kỷ 20, công ty Ford của Mỹ đang trên đà phát triển, các nhà xưởng liên tục được mở rộng, khách đặt hàng ngày càng tăng, rất nhiều người chờ mua từng chiếc ô tô Ford khi xuất xưởng.
Đột nhiên máy phát điện của công ty ngừng hoạt động. Toàn bộ dây truyền sản xuất phải tạm ngưng, công tác xản xuất bị đình trệ. Rất nhiều người đã đến kiểm tra tu sửa. Công ty cũng đã mời nhiều chuyên gia đến xem. Nhưng họ đều không tìm ra nguyên nhân nên không thể sửa chữa được.
Ban giám đốc công ty Ford đã rất sốt ruột, chỉ cần ngừng hoạt động một phút, thiệt hại gây ra cho công ty đã vô cùng lớn.
Lúc này, có người đề nghị mời nhà vật lý nổi tiếng –  chuyên gia máy phát điện Stan Clements đến giúp. Mọi người nghe xong thấy có lý, họ vội vàng phái nhân viên mời Stan Clements.
Stan Clements đã ngày đêm bên cạnh máy phát điện để tìm hiểu nguyên nhân. Ông đã phải tập trung tinh thần mất 2 ngày 1 đêm. Sau đó ông dùng một chiếc thang leo lên leo xuống một hồi, cuối cùng trên bảng mạch của máy phát điện vẽ một đường. Sau khi vẽ xong, tại vị trí đó ông quấn 16 vòng dây. Điều kỳ lạ là máy phát điện đã hoạt động trở lại, dây truyền sản xuất lập tức khôi phục hoạt động.
Quản lý công ty Ford hỏi Stan Clements về mức thù lao. Ông đã trả lời: “Không nhiều lắm, chỉ cần 10.000 Đô la là đủ.” Quản lý đã ngạc nhiên hỏi lại “10 nghìn Đô? Cho một việc vô cùng đơn giản là vẽ một đường mạch!” Công ty Ford lúc đó là một công ty trả lương cao nhất, mức lương của nhân viên cũng chỉ đạt 5 Đô la 1 tháng. Rất nhiêu chuyên gia của Mỹ đã vì mức lương này mà đua nhau gửi hồ sơ đến.
Vẽ một đường mạch, 10 ngàn Đô la, mức thu nhập này bằng tiền lương của một viên chức trong 100 năm.
Stan Clements thấy tất cả mọi người bối rối với mức chi này. Ông đã lật ngược lại tờ hóa đơn, 1 Đô la cho đường vẽ, 9.999 Đô la cho việc tìm ra vị trí vẽ ở chỗ nào.
Quản lý công ty Ford đọc xong, không chỉ thanh toán theo giá, mà còn ngỏ lời muốn thuê Stan Clements.
Rất nhiều người đem câu chuyện dừng lại ở đây, ngay cả sách giáo khoa giành cho giảng dạy học sinh trung học cũng vậy. Điều này khiến cho nhiều người vô cùng hứng thú với khẩu hiệu “Tri thức chính là tài phú.”
Theo khẩu hiệu tuyên truyền này, để cho thể hệ trẻ ra sức đi thu hoạch tri thức, sau đó, thông qua tri thức mà thu hoạch tài phú. Còn về làm như thế nào để có tài phú thì không ai chỉ dạy, không ai quản.
Trên thực tế, câu chuyện này vẫn còn một nửa, sách giáo khoa của Trung Quốc không đăng, gần đây đã được lưu truyền trên mạng.
Dưới đây là nửa còn lại của câu chuyện

tan Clements vốn là nhân viên kỹ thuật công trình của Đức. Bởi vì thời điểm đó, Đức bị khủng hoảng kinh tế, nên những người thất nghiệp đã lưu lạc đến Mỹ. Không có sự quen biết, Stan Clements đã rất khó để tìm được việc làm. Ông phải mất nhiều thời gian lang thang các nơi, sau đó mới xin được vào làm công nhân trong một công ty nhỏ chuyên về sản xuất mô tơ điện.

                                                  Stan Clements. (Ảnh: Internet)

Stan Clements vô cùng cảm ơn ông chủ của mình, ông ngày đêm nghiên cứu, rất nhanh đã nắm vững kỹ thuật chế tạo mô tơ, hơn nữa còn giúp nhà xưởng có thêm nhiều đơn đặt hàng.  
Sau khi biết được hoàn cảnh của Stan Clements, quản lý công ty Ford đã rất yêu mến ông, không chỉ trả 10 ngàn Đô la, mà còn tự mình mời ông về làm cho hãng Ford.
Tuy nhiên, Stan Clements đã nói rằng, ông không thể bỏ lại nhà xưởng nhỏ, nơi mà ông đang làm. Bởi vì, ông chủ đã giúp đỡ ông rất nhiều khi ông gặp khó khăn. Hiện tại, nếu ông đi, thì xưởng sản xuất nhỏ kia phải đóng cửa.
Quản lý của công ty Ford cảm thấy tiếc nuối nhưng lại càng yêu mến Stan Clements hơn. Công ty Ford là một trong những công ty lớn nhất của Mỹ, nhân viên làm việc ở đây đều cảm thấy rất tự hào. Vậy mà, ông lại vì một công ty nhỏ mà bỏ qua cơ hội này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét