Hoa Văn
Một "hệ mặt trời" mới vừa được các nhà khoa học phát hiện, được đặt tên là Gilese 1061. Ở đó đang tồn tại một hành tinh rất giống Trái đất của chúng ta về điều kiện tồn tại sự sống (những hành tinh như vậy thường được gọi là "siêu trái đất"). Điều này tiếp tục mở rộng hơn nữa những hy vọng về mục tiêu tìm được một "vùng đất mới" - để loài người chúng ta có thể kịp thời di tản khỏi Trái đất, trước thảm họa diệt vong trong tương lai.
<< Hãy tìm hiểu về khoa học vũ trụ để thấy rằng loài người nhỏ nhoi lắm (minh họa của Bình luận án Blog)
Như chúng ta đã biết, trong Vũ trụ bao la rộng lớn vô vô cùng cùng, có hàng tỷ tỷ tỷ tỷ các Thiên Hà. Trong mỗi Thiên Hà, lại có hàng tỷ tỷ các Ngôi sao. Mỗi Ngôi sao là một thiên thể phát ra ánh sáng rực rỡ từ những phản ứng hạt nhân bên trong nó. Các Ngôi sao thường có khối lượng rất lớn, đủ tạo ra lực hút hấp dẫn để "trói" các hành tinh xoay vòng vòng xung quanh nó, mà không bao giờ thoát ra được. Mỗi một hệ thống như vậy - gồm Ngôi sao và các Hành tinh xoay vòng vòng quanh nó, được gọi là một "Hệ mặt trời".
Hệ mặt trời nơi có Trái Đất mà loài người đang sống gồm một ngôi sao là Mặt Trời, và 9 hành tinh xoay vòng vòng xung quanh, trong đó có Trái Đất.
Mới đây tháng 9/2019, một nhóm các nhà khoa học do giáo sư Georg Drezler (Đại học Georg-August, Đức) đã xác định được một ngôi sao, đặt tên là Gilese 1061. Gilese 1061 là một sao lùn đỏ, có khối lượng chỉ bằng 0,12 lần Mặt Trời, còn rất trẻ và có mức hoạt động yếu hơn nhiều so với Mặt Trời của chúng ta.
Ngôi sao Gilese 1061 thu hút xung quanh nó ba hành tinh, tạo thành "hệ mặt trời" Gilese 1061. Ba hành tinh này có khối lượng từ 1,4 đến 1,8 lần khối lượng Trái đất của chúng ta.
Xét về độ gần, Gilese 1061 là ngôi sao xa thứ 20 tính từ vị trí Hệ mặt trời của chúng ta. Tức là từ Trái đất quan sát ra xa, sau Mặt Trời, chúng ta đã phát hiện ra 19 ngôi sao khác gần hơn, rồi ở vị trí thứ 20 là Gilese 1061.
Xét về độ xa, hệ mặt trời Gilese 1061 cách Trái đất của chúng ta chỉ 12 năm ánh sáng. Tức là ánh sáng phát ra từ Gilese 1061 sẽ mất 12 năm để đi tới Trái đất chúng ta. Để so sánh: Trái Đất cách Mặt Trời 150.000.000 km, và thời gian để ánh sáng đi từ Mặt trời đến Trái Đất mất 8 phút 19 giây.
Điều đặc biệt đáng quan tâm, là trong trong số 3 hành tinh trong Hệ mặt trời Gilese 1061, có một hành tinh, được đặt tên là Gilese 1061d - là một hành tinh đá. Hành tinh này nằm hoàn toàn trong vùng có khả năng tồn tại sự sống của ngôi sao mẹ (Gilese 1061) và trên hành tinh này có thể có các đại dương (nước) giống y như trái đất!
Cụ thể hơn, hành tinh Gilese 1061d có khối lượng khoảng 1,7 lần trái đất và có mức năng lượng tương đương năng lượng Trái đất của chúng ta đang nhận từ Mặt trời. Các nhà khoa học tin rằng bề mặt Gilese 1061d có nhiệt độ cân bằng (tức là không biến đổi đột ngột và chênh lệch quá lớn giữa ngày và đêm) và xấp xỉ nhiệt độ của Trái đất.
Chúng ta cũng biết rằng, để có thể tồn tại sự sống (người ngoài hành tinh) trên một hành tinh như Trái đất, điều kiện cơ bản và tiên quyết là phải có ánh sáng mặt trời (từ ngôi sao mẹ phát ra) và có nước; cũng như có nhiệt độ thích hợp (vừa phải - khoảng từ 0 độ C - 40 độ C).
Trong khi đó, kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy Gilese 1061d có những điều kiện khá chuẩn như vậy, để là một hành tinh có thể tồn tại sự sống. Hay ít nhất là một nơi mà loài người có thể đến đây sinh sống được trong tương lai.
Tất nhiên trên đây chỉ là những thông tin đầu tiên và chưa thể khẳng định chắc như bắp (nghiên cứu chi tiết sẽ được công bố trong số sắp tới của Monthly Notices of the Royal Astronomical Society), nhưng rõ ràng đã mở ra những hy vọng mới đầy tiềm năng, trên hành trình vĩ đại của loài người đi tìm một quê hương/vùng đất mới trong Vũ trụ.
Với khoảng cách chỉ 12 năm ánh sáng, biết đâu được, khoảng 500 năm nữa, những người đầu tiên của nhân loại sẽ đặt chân lên vùng đất mới này. Họ sẽ ở lại đây, sinh con đẻ cái, và tạo ra một Trái đất mới trong Vũ trụ. Điều này hoàn toàn không phải là chuyện viển vông.
Trong khi chờ đợi, vui lòng đọc:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét