Cánh đồng Mả Quan làng tôi thẳng cánh cò bay. Năm hai vụ lúa xanh tốt
bời bời. Vào lúc lúa uốn câu, đêm đêm đi qua nghe tiếng cá rô nhảy lên
đớp thóc, cứ như những tiếng chép miệng của ai đó ở giữa cánh đồng. Sở
dĩ có cái tên đó, là vì ngày trước toàn bộ là lăng mộ của một ông quan
to lắm, giờ chỉ còn sót lại vài cái gò nhỏ lọt thỏm, nhấp nhô giữa biển
lúa xanh. Cái gò nằm chính giữa có một cây cổ thụ già cỗi, mốc meo, dùng
làm chỗ buộc trâu, buộc bò…
Hồi nhỏ học cấp hai, lũ học trò chúng tôi tham gia đào một con mương thủy lợi cắt qua cánh đồng này. Trật ra một tấm bia đá có đục bảy chữ Nho. Ông đồ Tỉnh làng tôi đọc: “nhật nguyệt chứng do dư, Thạch Tổ chi đại trủng”, giảng là mả lớn của ngài Thạch Tổ, có mặt trời, mặt trăng làm chứng. Té ra ông quan kia họ Thạch. Đào xuống dưới nữa gặp quan tài bằng gỗ hương dày cỡ gang tay. Người lớn thì e ngại, trẻ con chúng tôi vốn chả sợ gì, háo hức lấy xà beng bật nắp quan lên, chỉ thấy bên trong toàn bùn đen có mùi thum thủm, mùi gỗ hương ngào ngạt cũng không át nổi, mấy ngày mới tan.
Họ Thạch trong làng biết là mả tổ, bèn ra xin với cán bộ thủy lợi xin tấm bia về lập bàn thờ, rồi mời thầy về cúng mấy ngày, hương khói cứ lặng ngắt như tờ. Đến ngày thứ ba khói hương mới bắt đầu lay động thì đúng lúc ấy, bát hương nhà hàng xóm phía Tây tự dưng bốc hỏa ngùn ngụt, tiếng chân hương cháy lách tách như thể reo vui. Cả làng một phen kinh ngạc, đúng là cúng nhà bên Đông, động nhà bên Tây…
Nhà hàng xóm phía Tây họ Hoàng. Thì ra có dính dáng đến nhà họ Thạch, câu chuyện này giờ trong làng chỉ còn ông đồ Tỉnh là người biết rõ tường tận. Thuở ấy Hoàng Tổ và Thạch Tổ là hai người cùng làm quan to trong triều. Vì tranh chấp đất Cửu Khâu nên hai nhà kình nhau ra mặt, cả nước bấy giờ đều biết. Nguyên ngày trước có một vị là Đỗ Tờ chân nhân, một hôm đi qua vùng này, trỏ vào đất ấy mà bảo rằng có chín con rồng châu đầu vào đấy đùn lên thành cái gò, chính giữa gò có tổ mối rất to, xung quanh có chín cửa, bèn đặt tên đất là Cửu Khâu. Chỗ cái gò chính là nơi kết huyệt đế vương. Hoàng Tổ nghe chuyện bèn tìm cách mua bằng được chỗ đất ấy. Sau Thạch Tổ cũng biết nên tìm cách đoạt lại. Thạch Tổ vừa có thế lực, vừa có lực lượng, kết quả đã đánh gãy sống lưng Hoàng Tổ rồi chiếm lấy cái gò. Thời ấy Cửu Khâu chỉ là một cái gò hoang, trên cây dại thì chim cú làm tổ, dưới bụi rậm thì chồn cáo đào hang… Sau khi chiếm được gò, Thạch Tổ nhân đà cướp thêm những khoảnh ruộng xung quanh rồi mở rộng mãi ra, lại cho làm một con đường đi qua, đào một tuyến kênh đổ thằng ra sông Cái… đất Cửu Khâu bỗng trở thành một nơi sáng sủa, chim cú bỏ đi thì phượng hoàng về đậu, chồn cáo bỏ chạy thì mãng xà tìm đến trấn chạch… trên thì mây lành quấn quýt, dưới thì phong thủy hữu tình… Thạch Tổ chết, con là Thạch Tôn nối nghiệp, liền biến đất Cửu Khâu thành khu lăng mộ, cung điện lộng lẫy, vườn thắm ao quỳnh mênh mông bát ngát rồi đưa cha về táng vào chỗ ấy, đổi tên thành Đại Trủng Cát điền, song dân trong vùng cứ nôm na vụng gọi là Mả Quan.
Đại Trủng Cát điền có hàng rào bao quanh, có người chăm sóc, trông coi đàng hoàng, kể hàng trăm người, bốn mùa hương khói không khi nào dứt. Thạch Tôn làm xong lấy làm mãn nguyện lắm, ung dung ngồi hưởng lộc đợi ngày mả phát, hy vọng con cháu có thể nhòm ngó đến tận ngôi đế vương. Trái với họ Thạch, con Hoàng Tổ là Hoàng Tôn thì lụn bại, trở về làng làm một gã nông phu, tài sản lớn nhất chỉ có một con bò cái. Năm ấy đẻ một con bê đực rất đẹp, mặt chữ “lập”, sừng chữ “miên”, tai như lưỡi liềm, mũi như búa tạ, mõm đỏ như son, răng đen như ngọc… Nó đứng dậy thì cổ như đèo Ngang, lưng như đèo Cả, bước đi thì hếch mõm như trò truyện với giời, móng gõ vang như khánh đá, cốc nước đặt trên bàn thờ cũng phát ra tiếng lanh canh. Hoàng Tôn lấy đó làm cái điềm độc tôn kinh dị, vì thế quý con bê lắm, suốt ngày chăm bẵm, nó lớn nhanh như thổi, chỉ vài năm đã trở thành một con bò vàng lực lưỡng…
Thế rồi có chuyện xảy ra. Một buổi chiều, chẳng hiểu dun dủi thế nào mà con bò vàng ấy lạc vào khu lăng mộ họ Thạch. Qua mặt đám gác cổng, nó chẳng màng gì chỗ có điện thờ mà quay đít thủng thỉnh gõ móng thẳng ra phía chiếc ao bán nguyệt nằm tít xa xa. Lúc đám bảo vệ phát hiện ra thì nó đang phì phò tắm mát dưới ao sen. Mặc kệ bọn người cuống cuồng dùng gậy gộc, gạch đá xua đuổi, con bò từ từ bơi sang bờ ao phía bên kia rồi trèo lên, đạp long cả viên đá xây kè. Lên tới bờ rồi nó nhằm hướng cổng phóng thẳng một mạch, không ai dám chặn đường ngăn cản.
Đám bảo vệ lăng bị một phen hú vía. May mà con bò không phá phách chỗ điện thờ, cũng cho là chuyện nhỏ nên ỉm đi, không bẩm báo gì với gia chủ họ Thạch. Thế nhưng đêm đó, Thạch Tôn nằm mộng thấy cha mình hiện về, Thạch Tổ hình dong tiều tụy, bò bằng bốn chân, hai mắt lồi hẳn ra ngoài mà than với con trai, rằng cha bị dẫm sụm lưng rồi. Thạch Tôn hoảng hồn nhấc cha lên gặng hỏi, nhưng Thạch Tổ không nói gì thêm, chỉ một mực nhắc lại tiếng than như thế.
Đêm hôm sau rồi đêm sau nữa, vẫn giấc mơ kinh hoàng ấy, càng ngày hình dong của Thạch Tổ càng tiều tụy, giọng than càng nhỏ lại như thể muốn hụt hơi. Thạch Tôn biết là cha ở cõi bên kia gặp chuyện, thì con cháu tất bị tai họa, bèn mời thầy về, sắm sửa không biết bao nhiêu hương hoa, đồ lễ, cùng với quần áo, xe ngựa, người hầu… Thầy cúng trổ hết tài lược, hết tụng kinh, đốt sớ, đến thỉnh vong, đuổi quỷ… Mặc, hương khói vẫn lặng như tờ, và những giấc mơ kinh hoàng của Thạch Tôn vẫn hằng đêm diễn ra. Đến ngày thứ bẩy thì biết mình thất bại, gã thầy cúng lắc đầu thu dọn đồ nghề rồi bảo với Thạch Tôn:
“Tôi thế là đã hết cách. Chuyện này e lớn lắm, không còn ở trong phạm vi của ngũ thú đồng cư nữa rồi, mà chắc chắn đã lan đến cả luân hồi, thì lũ thầy bà chúng tôi giỏi mấy cũng phải bó tay. Phải là người có túc mạng thông thì may ra mới giải được kiếp nạn này…”
Thạch Tôn nghe nói thì càng lo sợ, vội vàng hỏi:
“Vậy ông có biết hiện ai là người như thế hay không?”
Thầy cúng ghé tai Thạch Tôn nói nhỏ, dặn cứ đến chỗ ấy, chỗ ấy… tìm người như thế, chắc là xong việc. Thạch Tôn nghe nói đến tên người ấy thì giật nảy mình. Không phải ai xa lạ, chính là Đỗ Tờ chân nhân, hiện đang tu trên núi Bình Hòa. Tại sao Thạch Tôn phải giật mình? Bởi vì chính Đỗ Tờ chân nhân là người đã trỏ ra đất này, thì việc tranh chấp với họ Hoàng ngày trước chắc cũng không qua nổi mắt ngài. Nếu ngài quả có túc mạng, thì việc ngày nay có khác gì trong lòng bàn tay, không như bọn thầy bà kia, phải nhờ vào những thế lực của ma quỷ mới có thể mê hoặc được lòng người. Nhưng túc mạng là trí tuệ, trí tuệ là đạo đức, hẳn Đỗ Tờ chân nhân cũng chả ưa gì chuyện cướp đất của Thạch Tổ khi xưa, liệu ngài có giúp giải cho cái kiếp nạn này của cha mình hay không? Thạch Tôn nghĩ như thế, song việc đã cấp bách, cũng đành phải nhắm mắt muối mặt một phen. Hôm sau sắm sửa lễ vật nhằm thẳng hướng núi Bình Hòa, tìm đến động Tam Minh…
Nguyên Đỗ Tờ chân nhân là người tu luyện phép “thùy tiên hành” (luyện nước bọt) của đạo tiên, thành thục đến mức nói kẻ ngu cũng phải nghe, mắng ma quỷ cũng phát khiếp, lại đắc được một cái định có tên là “túc vương trí tam muội”, có thể nhìn rõ luân hồi trong vòng ba kiếp, rõ nhất là các hạng vua chúa, thứ đến công hầu khanh tướng… dân đen thì chỉ lờ mờ, phải tay sờ, mũi ngửi nữa thì mới rõ được. Hôm ấy ngồi trong động bấm độn, biết Thạch Tôn đang đến tìm mình, bèn làm phép ẩn thân, sai một đạo đồng ra nhận lễ vật, rồi bảo Thạnh Tôn cứ về sửa soạn sẵn đàn tràng, đúng giờ thìn ngày hôm sau sẽ có mặt.
Thạch Tôn nghe lời về lập đàn tràng ngay trước điện thờ lớn của khu lăng mộ. Đúng giờ thìn, đốt hương lên thì Đỗ Tờ chân nhân xuất hiện. Vắt chiếc phất trần lên vai, chân nhân mở thiên nhãn, nhìn xoáy vào trong điện, hồi lâu quay ra bảo Thạch Tôn đang quỳ đội lễ:
“Điện thờ này chẳng qua là cái xác không, chỉ có mấy con chuột, con dán làm chủ, làm gì có chuyện cha ngươi ngự ở đây?”
Thạch Tôn nghe nói thì bủn rủn cả người, chân tay luống cuống làm mâm lễ đổ tung tóe. Vội vàng bò rạp xuống, vái như tế sao, mồm miệng rối rít:
“Dạ dạ, bạch lão tiên sư. Muôn trông lão tiên sư mở thiên nhãn xem cha con hiện đang ở cõi nào?”
Đỗ Tờ chân nhân định thần dùng thiên nhãn đảo một vòng tròn khép kín, lại khịt khịt mũi mấy cái, đoạn bảo:
“Rõ ràng chỉ quanh quẩn đâu đây, không những thế, còn có dấu vết của quả báo để lại, vừa mới đây thôi. Nhưng trong điện thờ này thì tuyệt đối không thấy. Vậy mấy ngày trước, ở đây có xảy ra chuyện gì hay không?”
Thạch Tôn chưa kịp trả lời thì bấy giờ, tên đội trưởng bảo vệ lăng mới vội vàng quỳ xuống, mặt xám ngoét, run rẩy kể lại chuyện con bò nhà họ Hoàng hôm trước. Bấy giờ Thạch Tôn mới biết thì nổi giận đùng đùng, lập tức ra lệnh cho lũ lâu la về lôi cổ con bò ra để cắt tiết, tạ vong linh cha.
Con bò vàng nhà họ Hoàng được dắt vào lăng, Đỗ Tờ chân nhân vừa nom thấy bỗng “Ối!” lên một tiếng, rồi túm ngay cổ tên đội trưởng bảo vệ mà bảo:
“Dẫn ta tới chỗ con bò đạp lên bờ kè hôm nọ.”
Tên bảo vệ dẫn Đỗ Tờ chân nhân và mọi người ra đúng chỗ ấy, trỏ xuống viên đá đã bong hẳn, lộ ra một dấu chân bò. Đỗ Tờ chân nhân sai y bò xuống tận nơi xem cho kĩ, hỏi “Có thấy gì không?”, tên ấy đáp:
“Dạ, thấy.”
“Thấy gì?” - Chân nhân lại quát.
“Thấy một chiếc hang cua”. - Tên ấy trả lời.
“Đem con cua ấy lên đây”. - Đỗ Tờ chân nhân ra lệnh.
Tên đội trưởng bảo vệ run rẩy thò tay vào trong hang, gần tới khuỷu thì moi được một con cua đá, to cỡ ba đầu ngón tay, cái mai bị dẫm vỡ nát. Con cua được mang lên, Đỗ Tờ chân nhân trỏ vào nó mà quay sang bảo nhỏ vào tai Thạch Tôn:
“Con cua đá này kiếp trước chính là… cha của ngươi đấy”.
Thạch Tôn nghe nói thì rụng rời chân tay, song không dám nói gì vì xung quanh còn đầy gia nhân, đệ tử… Chờ đến khi quay lại chỗ đàn tràng, đuổi mọi người ra ngoài hết rồi, Thạch Tôn mới thắc mắc với Đỗ Tờ chân nhân:
“Sao lại có thể như thế được. Tôi xây cho cha tôi cả một khu lăng mộ bề thế như thế này, thì dẫu có phải làm kiếp một con cua đá, thì cũng không đến nỗi phải nằm trong một cái hang nhỏ ở bờ ao…”
Đỗ Tờ chân nhân ngửa mặt lên trời cười một tràng dài rồi bảo:
“Tại ngươi chưa biết đấy thôi. Cha ngươi gây nghiệp nặng, thân phải làm một con cua đá, phước báo lại cạn mỏng, thì lăng mộ dẫu có to bằng giời, cũng chỉ là một cái hang nhỏ, gọi là “mà cua” mà thôi. Ngươi không tin vào chuyện đó ư? Thế ngươi có biết con bò vàng kia là ai không?”
“Là ai ạ?” – Thạch Tôn đờ người ra hỏi.
“Kiếp trước con bò ấy chính là… cái ông Hoàng Tổ bị cha ngươi sai người đánh gãy lưng để cướp cái gò Cửu Khâu này đấy.”
Thạch Tôn nghe đến đây thì hoảng sợ, chả còn hồn vía nào nữa. Chỉ biết lắp bắp hỏi:
“Vậy bây giờ phải làm thế nào, thưa tiên sư?”
Đỗ Tờ chân nhân bảo:
“Chớ động đến một cọng lông của con bò ấy. Hãy mời nhà sư về tụng kinh siêu độ cho con cua đá này. Việc ấy đạo tiên chúng ta không làm được…”
Thạch Tôn nghe lời mời sư về làm lễ siêu độ cho cha. Quả nhiên chấm dứt những giấc mơ kinh hoàng kia. Từ đó giải tán bọn trông coi lăng, dần dần chỗ đó trở nên hoang tàn, phế tích. Vài đời sau thì mất hẳn, chỉ còn lại vài cái gò. Dân làng về sau hầu như không còn ai nhớ nơi đó từng là một khu lăng mộ nữa. Nhưng cái tên Mả Quan thì vẫn còn mãi, đêm đêm, tiếng cá đớp mồi thỉnh thoảng vẫn vang lên, nghe như tiếng chép miệng..
Hồi nhỏ học cấp hai, lũ học trò chúng tôi tham gia đào một con mương thủy lợi cắt qua cánh đồng này. Trật ra một tấm bia đá có đục bảy chữ Nho. Ông đồ Tỉnh làng tôi đọc: “nhật nguyệt chứng do dư, Thạch Tổ chi đại trủng”, giảng là mả lớn của ngài Thạch Tổ, có mặt trời, mặt trăng làm chứng. Té ra ông quan kia họ Thạch. Đào xuống dưới nữa gặp quan tài bằng gỗ hương dày cỡ gang tay. Người lớn thì e ngại, trẻ con chúng tôi vốn chả sợ gì, háo hức lấy xà beng bật nắp quan lên, chỉ thấy bên trong toàn bùn đen có mùi thum thủm, mùi gỗ hương ngào ngạt cũng không át nổi, mấy ngày mới tan.
Họ Thạch trong làng biết là mả tổ, bèn ra xin với cán bộ thủy lợi xin tấm bia về lập bàn thờ, rồi mời thầy về cúng mấy ngày, hương khói cứ lặng ngắt như tờ. Đến ngày thứ ba khói hương mới bắt đầu lay động thì đúng lúc ấy, bát hương nhà hàng xóm phía Tây tự dưng bốc hỏa ngùn ngụt, tiếng chân hương cháy lách tách như thể reo vui. Cả làng một phen kinh ngạc, đúng là cúng nhà bên Đông, động nhà bên Tây…
Nhà hàng xóm phía Tây họ Hoàng. Thì ra có dính dáng đến nhà họ Thạch, câu chuyện này giờ trong làng chỉ còn ông đồ Tỉnh là người biết rõ tường tận. Thuở ấy Hoàng Tổ và Thạch Tổ là hai người cùng làm quan to trong triều. Vì tranh chấp đất Cửu Khâu nên hai nhà kình nhau ra mặt, cả nước bấy giờ đều biết. Nguyên ngày trước có một vị là Đỗ Tờ chân nhân, một hôm đi qua vùng này, trỏ vào đất ấy mà bảo rằng có chín con rồng châu đầu vào đấy đùn lên thành cái gò, chính giữa gò có tổ mối rất to, xung quanh có chín cửa, bèn đặt tên đất là Cửu Khâu. Chỗ cái gò chính là nơi kết huyệt đế vương. Hoàng Tổ nghe chuyện bèn tìm cách mua bằng được chỗ đất ấy. Sau Thạch Tổ cũng biết nên tìm cách đoạt lại. Thạch Tổ vừa có thế lực, vừa có lực lượng, kết quả đã đánh gãy sống lưng Hoàng Tổ rồi chiếm lấy cái gò. Thời ấy Cửu Khâu chỉ là một cái gò hoang, trên cây dại thì chim cú làm tổ, dưới bụi rậm thì chồn cáo đào hang… Sau khi chiếm được gò, Thạch Tổ nhân đà cướp thêm những khoảnh ruộng xung quanh rồi mở rộng mãi ra, lại cho làm một con đường đi qua, đào một tuyến kênh đổ thằng ra sông Cái… đất Cửu Khâu bỗng trở thành một nơi sáng sủa, chim cú bỏ đi thì phượng hoàng về đậu, chồn cáo bỏ chạy thì mãng xà tìm đến trấn chạch… trên thì mây lành quấn quýt, dưới thì phong thủy hữu tình… Thạch Tổ chết, con là Thạch Tôn nối nghiệp, liền biến đất Cửu Khâu thành khu lăng mộ, cung điện lộng lẫy, vườn thắm ao quỳnh mênh mông bát ngát rồi đưa cha về táng vào chỗ ấy, đổi tên thành Đại Trủng Cát điền, song dân trong vùng cứ nôm na vụng gọi là Mả Quan.
Đại Trủng Cát điền có hàng rào bao quanh, có người chăm sóc, trông coi đàng hoàng, kể hàng trăm người, bốn mùa hương khói không khi nào dứt. Thạch Tôn làm xong lấy làm mãn nguyện lắm, ung dung ngồi hưởng lộc đợi ngày mả phát, hy vọng con cháu có thể nhòm ngó đến tận ngôi đế vương. Trái với họ Thạch, con Hoàng Tổ là Hoàng Tôn thì lụn bại, trở về làng làm một gã nông phu, tài sản lớn nhất chỉ có một con bò cái. Năm ấy đẻ một con bê đực rất đẹp, mặt chữ “lập”, sừng chữ “miên”, tai như lưỡi liềm, mũi như búa tạ, mõm đỏ như son, răng đen như ngọc… Nó đứng dậy thì cổ như đèo Ngang, lưng như đèo Cả, bước đi thì hếch mõm như trò truyện với giời, móng gõ vang như khánh đá, cốc nước đặt trên bàn thờ cũng phát ra tiếng lanh canh. Hoàng Tôn lấy đó làm cái điềm độc tôn kinh dị, vì thế quý con bê lắm, suốt ngày chăm bẵm, nó lớn nhanh như thổi, chỉ vài năm đã trở thành một con bò vàng lực lưỡng…
Thế rồi có chuyện xảy ra. Một buổi chiều, chẳng hiểu dun dủi thế nào mà con bò vàng ấy lạc vào khu lăng mộ họ Thạch. Qua mặt đám gác cổng, nó chẳng màng gì chỗ có điện thờ mà quay đít thủng thỉnh gõ móng thẳng ra phía chiếc ao bán nguyệt nằm tít xa xa. Lúc đám bảo vệ phát hiện ra thì nó đang phì phò tắm mát dưới ao sen. Mặc kệ bọn người cuống cuồng dùng gậy gộc, gạch đá xua đuổi, con bò từ từ bơi sang bờ ao phía bên kia rồi trèo lên, đạp long cả viên đá xây kè. Lên tới bờ rồi nó nhằm hướng cổng phóng thẳng một mạch, không ai dám chặn đường ngăn cản.
Đám bảo vệ lăng bị một phen hú vía. May mà con bò không phá phách chỗ điện thờ, cũng cho là chuyện nhỏ nên ỉm đi, không bẩm báo gì với gia chủ họ Thạch. Thế nhưng đêm đó, Thạch Tôn nằm mộng thấy cha mình hiện về, Thạch Tổ hình dong tiều tụy, bò bằng bốn chân, hai mắt lồi hẳn ra ngoài mà than với con trai, rằng cha bị dẫm sụm lưng rồi. Thạch Tôn hoảng hồn nhấc cha lên gặng hỏi, nhưng Thạch Tổ không nói gì thêm, chỉ một mực nhắc lại tiếng than như thế.
Đêm hôm sau rồi đêm sau nữa, vẫn giấc mơ kinh hoàng ấy, càng ngày hình dong của Thạch Tổ càng tiều tụy, giọng than càng nhỏ lại như thể muốn hụt hơi. Thạch Tôn biết là cha ở cõi bên kia gặp chuyện, thì con cháu tất bị tai họa, bèn mời thầy về, sắm sửa không biết bao nhiêu hương hoa, đồ lễ, cùng với quần áo, xe ngựa, người hầu… Thầy cúng trổ hết tài lược, hết tụng kinh, đốt sớ, đến thỉnh vong, đuổi quỷ… Mặc, hương khói vẫn lặng như tờ, và những giấc mơ kinh hoàng của Thạch Tôn vẫn hằng đêm diễn ra. Đến ngày thứ bẩy thì biết mình thất bại, gã thầy cúng lắc đầu thu dọn đồ nghề rồi bảo với Thạch Tôn:
“Tôi thế là đã hết cách. Chuyện này e lớn lắm, không còn ở trong phạm vi của ngũ thú đồng cư nữa rồi, mà chắc chắn đã lan đến cả luân hồi, thì lũ thầy bà chúng tôi giỏi mấy cũng phải bó tay. Phải là người có túc mạng thông thì may ra mới giải được kiếp nạn này…”
Thạch Tôn nghe nói thì càng lo sợ, vội vàng hỏi:
“Vậy ông có biết hiện ai là người như thế hay không?”
Thầy cúng ghé tai Thạch Tôn nói nhỏ, dặn cứ đến chỗ ấy, chỗ ấy… tìm người như thế, chắc là xong việc. Thạch Tôn nghe nói đến tên người ấy thì giật nảy mình. Không phải ai xa lạ, chính là Đỗ Tờ chân nhân, hiện đang tu trên núi Bình Hòa. Tại sao Thạch Tôn phải giật mình? Bởi vì chính Đỗ Tờ chân nhân là người đã trỏ ra đất này, thì việc tranh chấp với họ Hoàng ngày trước chắc cũng không qua nổi mắt ngài. Nếu ngài quả có túc mạng, thì việc ngày nay có khác gì trong lòng bàn tay, không như bọn thầy bà kia, phải nhờ vào những thế lực của ma quỷ mới có thể mê hoặc được lòng người. Nhưng túc mạng là trí tuệ, trí tuệ là đạo đức, hẳn Đỗ Tờ chân nhân cũng chả ưa gì chuyện cướp đất của Thạch Tổ khi xưa, liệu ngài có giúp giải cho cái kiếp nạn này của cha mình hay không? Thạch Tôn nghĩ như thế, song việc đã cấp bách, cũng đành phải nhắm mắt muối mặt một phen. Hôm sau sắm sửa lễ vật nhằm thẳng hướng núi Bình Hòa, tìm đến động Tam Minh…
Nguyên Đỗ Tờ chân nhân là người tu luyện phép “thùy tiên hành” (luyện nước bọt) của đạo tiên, thành thục đến mức nói kẻ ngu cũng phải nghe, mắng ma quỷ cũng phát khiếp, lại đắc được một cái định có tên là “túc vương trí tam muội”, có thể nhìn rõ luân hồi trong vòng ba kiếp, rõ nhất là các hạng vua chúa, thứ đến công hầu khanh tướng… dân đen thì chỉ lờ mờ, phải tay sờ, mũi ngửi nữa thì mới rõ được. Hôm ấy ngồi trong động bấm độn, biết Thạch Tôn đang đến tìm mình, bèn làm phép ẩn thân, sai một đạo đồng ra nhận lễ vật, rồi bảo Thạnh Tôn cứ về sửa soạn sẵn đàn tràng, đúng giờ thìn ngày hôm sau sẽ có mặt.
Thạch Tôn nghe lời về lập đàn tràng ngay trước điện thờ lớn của khu lăng mộ. Đúng giờ thìn, đốt hương lên thì Đỗ Tờ chân nhân xuất hiện. Vắt chiếc phất trần lên vai, chân nhân mở thiên nhãn, nhìn xoáy vào trong điện, hồi lâu quay ra bảo Thạch Tôn đang quỳ đội lễ:
“Điện thờ này chẳng qua là cái xác không, chỉ có mấy con chuột, con dán làm chủ, làm gì có chuyện cha ngươi ngự ở đây?”
Thạch Tôn nghe nói thì bủn rủn cả người, chân tay luống cuống làm mâm lễ đổ tung tóe. Vội vàng bò rạp xuống, vái như tế sao, mồm miệng rối rít:
“Dạ dạ, bạch lão tiên sư. Muôn trông lão tiên sư mở thiên nhãn xem cha con hiện đang ở cõi nào?”
Đỗ Tờ chân nhân định thần dùng thiên nhãn đảo một vòng tròn khép kín, lại khịt khịt mũi mấy cái, đoạn bảo:
“Rõ ràng chỉ quanh quẩn đâu đây, không những thế, còn có dấu vết của quả báo để lại, vừa mới đây thôi. Nhưng trong điện thờ này thì tuyệt đối không thấy. Vậy mấy ngày trước, ở đây có xảy ra chuyện gì hay không?”
Thạch Tôn chưa kịp trả lời thì bấy giờ, tên đội trưởng bảo vệ lăng mới vội vàng quỳ xuống, mặt xám ngoét, run rẩy kể lại chuyện con bò nhà họ Hoàng hôm trước. Bấy giờ Thạch Tôn mới biết thì nổi giận đùng đùng, lập tức ra lệnh cho lũ lâu la về lôi cổ con bò ra để cắt tiết, tạ vong linh cha.
Con bò vàng nhà họ Hoàng được dắt vào lăng, Đỗ Tờ chân nhân vừa nom thấy bỗng “Ối!” lên một tiếng, rồi túm ngay cổ tên đội trưởng bảo vệ mà bảo:
“Dẫn ta tới chỗ con bò đạp lên bờ kè hôm nọ.”
Tên bảo vệ dẫn Đỗ Tờ chân nhân và mọi người ra đúng chỗ ấy, trỏ xuống viên đá đã bong hẳn, lộ ra một dấu chân bò. Đỗ Tờ chân nhân sai y bò xuống tận nơi xem cho kĩ, hỏi “Có thấy gì không?”, tên ấy đáp:
“Dạ, thấy.”
“Thấy gì?” - Chân nhân lại quát.
“Thấy một chiếc hang cua”. - Tên ấy trả lời.
“Đem con cua ấy lên đây”. - Đỗ Tờ chân nhân ra lệnh.
Tên đội trưởng bảo vệ run rẩy thò tay vào trong hang, gần tới khuỷu thì moi được một con cua đá, to cỡ ba đầu ngón tay, cái mai bị dẫm vỡ nát. Con cua được mang lên, Đỗ Tờ chân nhân trỏ vào nó mà quay sang bảo nhỏ vào tai Thạch Tôn:
“Con cua đá này kiếp trước chính là… cha của ngươi đấy”.
Thạch Tôn nghe nói thì rụng rời chân tay, song không dám nói gì vì xung quanh còn đầy gia nhân, đệ tử… Chờ đến khi quay lại chỗ đàn tràng, đuổi mọi người ra ngoài hết rồi, Thạch Tôn mới thắc mắc với Đỗ Tờ chân nhân:
“Sao lại có thể như thế được. Tôi xây cho cha tôi cả một khu lăng mộ bề thế như thế này, thì dẫu có phải làm kiếp một con cua đá, thì cũng không đến nỗi phải nằm trong một cái hang nhỏ ở bờ ao…”
Đỗ Tờ chân nhân ngửa mặt lên trời cười một tràng dài rồi bảo:
“Tại ngươi chưa biết đấy thôi. Cha ngươi gây nghiệp nặng, thân phải làm một con cua đá, phước báo lại cạn mỏng, thì lăng mộ dẫu có to bằng giời, cũng chỉ là một cái hang nhỏ, gọi là “mà cua” mà thôi. Ngươi không tin vào chuyện đó ư? Thế ngươi có biết con bò vàng kia là ai không?”
“Là ai ạ?” – Thạch Tôn đờ người ra hỏi.
“Kiếp trước con bò ấy chính là… cái ông Hoàng Tổ bị cha ngươi sai người đánh gãy lưng để cướp cái gò Cửu Khâu này đấy.”
Thạch Tôn nghe đến đây thì hoảng sợ, chả còn hồn vía nào nữa. Chỉ biết lắp bắp hỏi:
“Vậy bây giờ phải làm thế nào, thưa tiên sư?”
Đỗ Tờ chân nhân bảo:
“Chớ động đến một cọng lông của con bò ấy. Hãy mời nhà sư về tụng kinh siêu độ cho con cua đá này. Việc ấy đạo tiên chúng ta không làm được…”
Thạch Tôn nghe lời mời sư về làm lễ siêu độ cho cha. Quả nhiên chấm dứt những giấc mơ kinh hoàng kia. Từ đó giải tán bọn trông coi lăng, dần dần chỗ đó trở nên hoang tàn, phế tích. Vài đời sau thì mất hẳn, chỉ còn lại vài cái gò. Dân làng về sau hầu như không còn ai nhớ nơi đó từng là một khu lăng mộ nữa. Nhưng cái tên Mả Quan thì vẫn còn mãi, đêm đêm, tiếng cá đớp mồi thỉnh thoảng vẫn vang lên, nghe như tiếng chép miệng..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét