Người
máy Mindar này có trị giá gần một triệu đô la, là kết quả của một dự án
chung, giữa ngôi chùa Kodaiji với nhà chế tạo robot nổi tiếng Hiroshi
Ishiguro, Đại học Osaka.
Mindar cao 1
mét 95, nặng gần 60 kg, không giới tính, làm bằng thép không gỉ. Ngoài
một phần đầu, mặt, cổ và đôi bàn tay phủ nhựa silicon trông giống như da
người, Mindar có dây nhợ chằng chịt quanh người, không hề che giấu mình
là người máy.
‘Quán Thế Âm Bồ Tát’
Mindar, với giọng nói mang thanh sắc kim loại, không mệt mỏi xướng lên
hết đoạn kinh này đến đoạn kinh khác, phê phán những thói kiêu ngạo, sân
hận, tham lam và ái kỉ của nhân sinh.
Trường
Đại học Osaka đã thăm dò phản ứng của các Phật tử, sau khi nghe người
máy Mindar giảng kinh. Một số người cho biết có “cảm giác ấm áp gần gũi”
khi tiếp xúc với ‘Quán Thế Âm Bồ Tát’ máy, ngược lại nhiều người thấy
khó chịu “khi nghe những diễn đạt rất không tự nhiên của robot”.
Trao
đổi với phóng viên, trụ trì của ngôi chùa là nhà sư Tensho Goto đã nói
rằng, robot không phải là “mánh khóe” giúp quảng bá cho ngôi chùa để
kiếm thêm thu nhập từ khách du lịch.
“Nhiều
bạn trẻ thường nghĩ rằng chùa chỉ là nơi dành cho đám tang hoặc đám
cưới. Sẽ rất khó để giới trẻ có thể thấu hiểu được ý nghĩa Phật giáo,
một nhà sư như tôi mong robot sẽ giúp có thể kết nối họ với tôn giáo.” Sư Goto chia sẻ.
Nhà sư Tensho Goto cho rằng: “Mục
tiêu của đạo Phật là giúp giảm bớt khổ đau. Mục tiêu vẫn luôn luôn là
như vậy kể từ hơn 2.000 năm nay, cho dù xã hội hiện đại giờ đây có mang
lại những hình thức căng thẳng mới…. Theo Phật không phải là tin vào một
đấng thánh thần, mà là đi theo con đường của Phật, dấn thân theo con
đường của Phật, dù đại diện cho Phật pháp có là một cỗ máy, một cục sắt
hay một cái cây”.
Tuy nhiên, “sự
khác biệt lớn giữa một nhà sư và một người máy, đó là con người như
chúng tôi thì đều sẽ chết, trong lúc người máy thì bất tử. Người máy sẽ
có cơ hội được gặp gỡ nhiều người, thu thập được vô số thông tin, và có
khả năng tiến hóa đến vô cùng”– sư Goto nói thêm.
Được
biết, hiện tại ngôi chùa Kodaiji đang phải đối mặt với những lời chỉ
trích chủ yếu từ những du khách nước ngoài, vì điều này bị coi là làm
ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của Phật giáo. Nhà sư Goto cho hay, người
phương Tây đã không hài lòng khi ngôi chùa sử dụng robot để giảng kinh
Phật, nhiều người còn so sánh nó với quái vật Frankenstein.
“Người
dân Nhật Bản không có bất kỳ định kiến nào đối với robot. Chúng tôi đưa
robot vào những tập truyện tranh và coi đó như người bạn của mình, còn
người phương Tây lại nghĩ khác” sư Goto nêu quan điểm.
Được
biết, không chỉ Nhật Bản, ở Việt Nam cũng từng xuất hiện robot chú tiểu
Giác Ngộ 4.0, có thể tụng kinh và trả lời khoảng 3000 câu hỏi về Phật
pháp. Robot này đã được ra mắt vào tối ngày 4/2 ở chùa Giác Ngộ.
Robot
chú tiểu Giác Ngộ 4.0 này là do Tiến sĩ – kỹ sư Nguyễn Bá Hải, Trưởng
Khoa Sáng tạo khởi nghiệp, Giảng viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh thiết kế.
Tuy
vậy, trên mạng xã hội, một số blogger là Phật tử tỏ ý không đồng tình
với ‘phát minh’ này. Theo họ, đó chỉ là ‘robot giả cầy’ được khoác cho
chiếc áo ‘cách mạng công nghệ 4.0’. Có người lại ví von đây là ‘con ma
nơ canh gắn loa chứ không phải robot’. Không những thế, tạo hình của
robot chú tiểu còn làm một số người cảm thấy sợ khi nhìn vào.
Dù
sao thì việc dùng robot để giảng kinh vẫn sẽ khó được Phật tử chấp nhận
rộng rãi, bởi vì Phật giáo nhấn mạnh vào phần linh hồn chứ không phải
thể xác, việc phải ‘cung kính’ nghe một cái máy không hồn giảng dạy sẽ
là một điều gì đó thật kỳ lạ.
Minh Huy (t/h)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét