Từ một câu chuyện hành xử thiếu
văn minh nơi công cộng, người dân Trung Quốc đã bàn luận sôi nổi về
những hành vi đáng xấu hổ của dân tộc mình, từ đó kêu gọi phục hồi đạo
đức đang xuống dốc tại mảnh đất 5000 năm văn hiến.
Cách đây
không lâu, một cư dân mạng Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện của bản
thân, trong một lần đi máy bay, anh đã gặp một người dẫn chương trình
nổi tiếng. Người nổi tiếng này ngay khi vào chỗ ngồi của mình liền thuận
thế gác chân lên tường cabin máy bay, thậm chí còn cà qua cà lại. Lúc
đó nhiều người trong máy bay đã nhìn anh ta, hành vi như vậy được tác
giả Sát Phương viết trên kênh Khán Trung Quốc là “biểu hiện của không có
tố chất” (từ “tố” có nghĩa là trắng nõn, “tố chất” là người có phẩm
hạnh cao sang, thanh khiết, chứ không phải là “yếu tố cơ bản của con
người” như trong tiếng Việt).
Sau khi
hình ảnh của mình bị bàn tán quá nhiều, anh chàng nổi tiếng kia liền xin
lỗi về hành động của mình. Anh giải thích rằng lúc đó bị những cơn giãn
tĩnh mạch ở chân nên anh cần phải đặt chân lên cao để thúc đẩy quá
trình tuần hoàn máu. Anh nghĩ rằng mình đang ngồi ở hàng đầu, không có
ai phía trước hoặc ở bên cạnh, và bản thân cũng đã thay dép sạch rồi nên
không làm bẩn bức tường. Lời xin lỗi cũng được cư dân mạng chấp nhận,
nhưng các bình luận tiếp tục quay sang chủ đề về đạo đức nơi công cộng
của người Trung Quốc ngày nay.
Những người lớn không chịu lớn
Câu
chuyện mở rộng sang các hành vi khác nữa, như một số người thích vứt rác
ở bất kỳ đâu mà họ thích. Hay như vụ việc cách đây không lâu ở cửa hàng
nội thất IKEA Tây Hồng Môn, do thời tiết nóng bất thường, nhiều người
dân đã lũ lượt kéo vào đây, nằm ngồi trên hàng mẫu trưng bày, người thì
trợn mắt ngoác mồm, người lại ngả ngốn lướt internet. Quá đáng hơn nữa,
có cha mẹ để con cái mông trần lăn lộn trên giường ngủ trắng sạch vốn là
hàng mẫu, thậm chí một vài đứa trẻ biến giường thành tấm bạt lò xo để
chơi đùa.
Có người
nói, “ban đầu tôi đến IKEA để mua đồ nội thất. Tôi thấy một cô lớn tuổi
mặc đồ ngủ nằm trên ghế sofa, nên tôi nhất thời tưởng mình nhầm lẫn đã
đi nhầm vào phòng khách nhà cô ấy”. Còn
có cặp đôi kia nằm dài trên ghế, tình tứ ôm nhau như chốn không người.
Tác giả Sát Phương đã nhận định rằng những việc làm này không chỉ ảnh
hưởng đến người khác ở nơi công cộng mà đây còn là thể hiện của việc
thiếu hụt tu dưỡng đạo đức cơ bản nhất.
Lâm Ngữ Đường từng nói: “Một
số người Trung Quốc chỉ biết gia đình mình, họ không biết xã hội mình.
Không có ý thức công cộng, càng không được dạy dưỡng về ý thức công
cộng”.
Tác giả
Sát Phương cho rằng, những cảnh sau đây giờ đã không hề hiếm trong xã
hội Trung Quốc: Bật nhạc thật to khi đang đi trên tàu điện ngầm cùng
biết bao nhiêu người, để chuông điện thoại hoặc thậm chí nói chuyện
trong khi đang xem phim trong rạp, trẻ em la hét đạp thình thịch vào ghế
đằng trước khi đi máy bay mà người lớn không dạy bảo hoặc xin lỗi người
bị làm phiền…
Tác giả bài viết trên Khán Trung Quốc đã phải cảm thán:
Quá nhiều người Trung Quốc đại lục, vì lợi ích của chính họ, từ lâu đã mất đi tố chất cần thiết cùng sự hàm dưỡng. Càng đáng sợ hơn, là họ cũng không nhận ra hành vi của mình là sai. Họ giữ tâm lý của những đứa trẻ lớn, tự lấy mình làm trung tâm, coi sự thô lỗ như dũng cảm, nhổ nước bọt như vinh quang.
Trên một
chuyến tàu điện ngầm An Huy, Hợp Phì, có một vị đại gia một mình chiếm 4
chỗ ngồi. Trước bao người, ông này cởi giày và nằm xuống ghế, bất kể
bên cạnh có một cô gái trẻ. Một thanh niên nhìn thấy, không trực tiếp
lên án nhưng lịch sự bước tới hỏi: “Bác khó chịu trong người ạ? Khó chịu
thì đi gặp bác sĩ, đừng nằm ở đây…”
Ông chú
kia lập tức ngồi bật dậy, nhanh chóng hét lên. Tất cả các loại từ chửi
thề được văng ra với cậu thanh niên tội nghiệp. Sau đó, dường như vẫn
chưa đủ, ông ta bắt đầu thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Chàng trai trẻ
không đánh trả cho đến khi các hành khách khác tách hai người ra.
Có một cô
kia ở Thượng Hải. Trong xe điện ngầm vài năm trước, không chỉ ngồi gặm
chân gà trong xe mà nhổ cả xương ra sàn tàu. Khi bị nói, cô này không
những không nhận lỗi, mà thái độ còn vô cùng kiêu ngạo. Và cô ấy là một
giáo viên dạy đàn violin tại một tổ chức giáo dục. Trong
hai năm qua, người ta đã ghi nhận được nhiều lần cô này ăn đồ ăn trên
tàu điện ngầm và vứt đồ bừa bãi. Sự nổi tiếng của cô thậm chí còn sinh
ra vô số người, như “Anh trai tôm hùm” của Bắc Kinh.
“Da mặt
của những người này thực sự rất dày. Không gian công cộng cũng vì họ mà
thêm phần ô yên chướng khí, bọn họ bất chấp mọi thứ và tinh thần tự tôn
của họ là không thể chấp nhận được”, tác giả Sát Phương cho biết, kèm
theo lời lý giải:
“Rốt
cuộc, những người thiếu đạo đức công cộng không có gì hơn là: Thứ nhất
là vô minh. Thứ hai, thiếu giáo dục. Nói tóm lại, họ không thể tự đặt
mình vào vị trí của người khác. Nếu ta có thể đồng cảm, để nghĩ cho
người khác, thì sẽ không cư xử như vậy”.
Mọi sự giáo dục đều phải bắt nguồn từ việc này…
Nhà văn
Trung Quốc nổi tiếng Dư Thu Vũ đã từng chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của
mình. Có dịp, anh sang Đức trải nghiệm cuộc sống và chuẩn bị thuê nhà.
Khi anh muốn ký hợp đồng thuê nhà dài hạn ngay, ông chủ nhà đã nói: “Bạn
chưa sống thử, không biết tốt hay xấu, vì vậy trước tiên hãy ký hợp
đồng ngắn hạn để có trải nghiệm một chút, sau đó hãy quyết định có nên
sống lâu ở đây hay không”.
Vì vậy,
nhà văn sống trong nhà 5 ngày và cảm thấy rất hài lòng. Ông nhấc điện
thoại và thảo luận về việc thuê nhà dài hạn với ông già.
Bất ngờ, anh vô tình làm rơi kính xuống đất và tấm kính vỡ tan. Nhà văn đã nhanh chóng nói: “Xin lỗi, tôi đã làm vỡ kính”.
Ông già
nói với lòng bao dung: “Không thành vấn đề, bạn không cố tình. Tôi sẽ
lấy thêm một cái nữa”. Sau khi nhà văn cúp điện thoại, anh quét dọn kính
vỡ và loại rác khác cho vào túi rác và đặt bên ngoài nhà.
Một lúc
sau, ông lão đi đến và nhìn thấy túi rác đầy những mảnh thủy tinh vỡ bên
trong. Thật bất ngờ, ông lập tức nói với nhà văn: “Anh có thể chuyển đi
vào ngày mai, tôi sẽ không cho anh thuê nhà nữa”.
Nhà văn rất ngạc nhiên hỏi: “Tôi làm vỡ kính và làm ông không vui?”
Ông già lắc đầu: “Không phải, là bởi vì anh không biết nghĩ đến người khác”.
Sau đó,
ông lão phân loại lại rác và bỏ các mảnh thủy tinh vào một chiếc túi
riêng, ghi một dòng chữ bên ngoài túi: “Có thủy tinh bên trong, nguy
hiểm!”.
Ông lão dùng hành động của mình để nói với nhà văn Dư rằng: “Người
sống trên đời, không thể chỉ nghĩ tới bảo hộ mình. Biết dùng lòng tốt
mà nghĩ đến người khác, chính là một người được dạy dỗ tốt nhất”.
Carnegie đã viết trong Nhược điểm của nhân tính rằng:
Người chỉ nghĩ cho bản thân mình là không thể cứu được. Cho dù anh ta có được trải qua loại giáo dục như thế nào, anh ta vẫn là không được dạy làm người.
Tác giả
Sát Phương đã kết lại một câu như khẩn cầu người Trung Quốc, “tôi hy
vọng rằng tất cả chúng ta có thể có ý thức không gây rắc rối cho người
khác, và dùng lòng tốt suy nghĩ cho người khác”.
Từ những
câu chuyện của người Trung Quốc đại lục và nỗi buồn tủi của họ, chúng ta
có thể dễ dàng nhận thấy sự tương đồng trong xã hội Việt ngày nay.
Những người lớn chưa trưởng thành vẫn đang hàng ngày hành động tùy tiện ở
mọi nơi, từ chỗ xếp hàng trong siêu thị, rạp chiếu phim, bệnh viện, nhà
hàng cho tới trên đường phố, cơ quan hành chính, công sở…
Những nỗi
buồn và hổ thẹn giống nhau, thì cũng cần những lời kêu gọi giống nhau.
Tôi muốn kể lại câu chuyện này để lời cầu khẩn được lan tỏa hơn nữa, bởi
chúng ta, những người Việt, cũng cần đốc thúc nhau làm người tử tế.
Thuần Dương (daikynguyen.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét