Một báo cáo của Viện nghiên cứu Internet Oxford, Anh Quốc (Oxford Internet Institute) mới đăng lên trên trang tin Techcrunch
của Anh, cho biết, có ngày càng nhiều các chính phủ và các đảng chính
trị sử dụng truyền thông xã hội, công nghệ tự động hóa và hệ thống dữ
liệu lớn (big data) để thao túng dư luận.
Hai năm trước, có 28 quốc gia tiến hành
loại hoạt động thao túng dư luận này, hiện nay con số đã tăng đáng kể,
có tới 70 quốc gia và Facebook đã trở thành nền tảng hàng đầu được lựa
chọn.
Các phương pháp được sử dụng
Theo báo cáo, do ảnh hưởng toàn cầu của
truyền thông xã hội, sự lan truyền của tin tức giả và những câu chuyện
độc hại đã trở thành “chuyện bình thường” của các chủ thể chính trị toàn
cầu. Các công cụ và công nghệ điện toán phục vụ tuyên truyền trên toàn
cầu là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền tảng dân chủ.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những
kỹ thuật tuyên truyền chính trị này bao gồm: Sử dụng nick ảo để lan tỏa,
phóng đại lời nói căm hận hoặc các hình thức thao túng nội dung; Thu
thập dữ liệu hoặc tiến hành định vị bất hợp pháp; Sử dụng đội quân trực
tuyến để bắt nạt và quấy rối sự khác biệt chính kiến trên Internet.
Báo cáo cảnh báo rằng, các kỹ thuật này
đã được sử dụng để tuyên truyền, đồng thời theo dõi, kiểm duyệt và hạn
chế không gian công đồng kỹ thuật số, và giúp các chính quyền độc tài
toàn cầu nhân cơ hội mở rộng quyền kiểm soát đời sống công dân.
Báo cáo còn chỉ ra một phát hiện quan
trọng, là cả các quốc gia dân chủ cũng như các quốc gia độc tài chuyên
chế đều sử dụng các công cụ và kỹ thuật phi pháp này.
Ở 45 quốc gia dân chủ, các chính trị gia
và các đảng chính trị thông qua sử dụng công cụ tuyên truyền trên mạng
để giành được sự ủng hộ của cử tri, như xây dựng lực lượng những người
theo dõi giả mạo hoặc truyền bá việc mình được sự ủng hộ của người dân
trên các phương tiện truyền thông đã bị thao túng.
Ở 26 quốc gia chuyên chế, chính phủ đã
sử dụng Internet như một công cụ kiểm soát thông tin để đàn áp dư luận
và tự do báo chí, làm mất uy tín, chỉ trích và lấn át tiếng nói của phe
đối lập.
Trong đó có 7 quốc gia sử dụng các lực
lượng mạng để thao túng dư luận bao gồm Trung Quốc , Ấn Độ, Iran,
Pakistan, Nga, Ả Rập Saudi và Venezuela. 7 nước này đã mở rộng tầm ảnh
hưởng dư luận của họ sang cả các quốc gia khác thông qua Facebook và
Twitter.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng
các tài khoản ảo được sử dụng rộng rãi trong tuyên truyền chính trị, có
80% các quốc gia khảo sát sử dụng tài khoản loại này.
20 quốc gia đã ký một thỏa thuận ngăn chặn tin tức giả
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ cho biết, tại Đại
hội đồng Liên Hợp Quốc, 20 quốc gia trong đó có Vương quốc Anh, Pháp và
Ấn Độ đã ký một thỏa thuận được khởi xướng bởi Tổ chức Phóng viên không
biên giới vào ngày 26/9 vừa qua, để ngăn chặn việc phổ biến tin tức giả
trên Internet.
Tuần trước, phương tiện truyền thông xã
hội Twitter đã cho đóng hàng ngàn tài khoản lan truyền thông tin giả
trên khắp thế giới, bao gồm cả các tài khoản giả mạo của Trung Quốc đưa
thông tin sai lệch về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
Quay trở lại báo cáo, các nhà nghiên cứu
nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc là “người chơi chính” trong cuộc
chiến tin giả toàn cầu. Họ sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để
tuyên truyền các thông tin sai lệch và từ lâu họ đã dùng cách này để đối
xử với người dân của mình.
27 quốc gia đã ký một tuyên bố chung tại
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào thứ Hai (23/9) để làm rõ lập trường của
họ về “các quy tắc cơ bản” của không gian mạng, về các hacker được nhà
nước bảo trợ và cách tiến hành cạnh tranh công bằng trên Internet. Các
bên ký kết bao gồm: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc, New Zealand, Canada,
Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước lớn ở châu Âu.
CNN báo cáo rằng 27 quốc gia nói trên
cũng đã ký một tuyên bố lên án hai quốc gia, tuy không nêu tên, nhưng
giới quan sát cho biết nhiều quốc gia trong số này đã từng lên án Trung
Quốc tấn công mạng trong hơn 10 năm qua, đồng thời lên án việc Nga sản
xuất Petya, một biến thể phần mềm gián điệp (ransomware) khiến nhiều máy
tính trên khắp thế giới bị tấn công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét