Nguồn gốc của một tiếng nói là nguồn gốc của từng tiếng một cọng lại với nhau. Thí dụ như tiếng Việt ta có chừng 10 ngàn tiếng một thì mỗi tiếng phải có một nguồn gốc nào đó mà sinh ra, và nếu góp lại mà thấy nó quanh quất ở Đông Nam Á mà thôi thì nguồn gốc nó là ở Đông Nam Á.
Tiếng Pháp cũng vậy, từ cái gốc La Tinh là domus (cái vòm) mà sinh ra dome, domestique, domesticité, domestiquer v. v… nó bắt nguồn ở Âu châu xưa (Hy Lạp/La Mã). Đất Gaulois xưa thì cũng cách La Mã, Hy Lạp vài tram cây số là cùng.
Tiếng Tàu chưa có tìm ra nguồn gốc nên chỉ có điển tích mà họ hiểu lầm tưởng là nguồn gốc. Thí dụ hồn tinh vệ hay bồng lai tiên cảnh (bồng là gì, lai là gì, họ không biết) Trong tiếng Việt cũng có điển tích như là hồn Trương Ba, da hàng thịt/sáo đội long công hay đầu gà đít vịt v. v..). Hơn nữa, Tàu gốc gác trên song Hoàng Hà cách Hà Nội mấy ngàn cây số, khó mà nhìn lạm nguồn gốc.
Vì vậy, ta cần phân biệt rõ điển tích với nguồn gốc của từng tiết một (mot/word) mà ta gọi là etymon (ý nghĩa lúc đầu). Thí dụ như sao lại nói đau đớn (đớn là gì), đẹp đẽ (đẽ là gì) thẹn, trẽn, bẽn lẽn (bẽn lẽn là gì)? Tóm tắt lại, ta phải học lại hết cả tiếng Việt, vì thật ra, ta nói tiếng nói của ông bà ta mà ta không hiểu gì cả.
Mà ông bà ta khi xưa, họ nói họ có hiểu không? Xin thưa là có hiểu. Bằng chứng là hiện nay rất nhiều tiếng nói cùng một gia đình ngôn ngữ lớn với ta ở xung quanh tiếng Việt như tiếng Kmar, Lào, Thái, Chàm, Miến, Malay, Indonesia vẫn nói những tiếng Việt xưa đó mà họ hiểu rõ ý nghĩa của tiếng đó, còn ta thì không! Thí dụ như Thái Lào nói làlai láng, trẻo veo thì họ hiểu ngay từng chữ một: lai là chảy, láng là chảy mạnh, trẻo là trong, veo là trong suốt dù cho đó là người Thái hay người Lào mà chưa bao giờ được đi học. Trái lại, ta nói như thế mà ta chẳng hiểu gì cả: đau đớn là gì? Tại sao lại đớn? Rộn là gì? Tại sao lại rịp? Chả ai biết mà cũng chẳng ai buồn tìm hiểu!
Ngay các Văn Khoa Đại Học Việt cũng mắc phải cái bịnh văn hóa kinh niên là vọng ngoại chữ Tàu nên chỉ biết dạy cho sinh viên mấy ngàn chữ Tàu và mấy ngàn chữ Nôm rồi tự cho đó là tất cả tinh hoa văn chương của tiếng Việt rồi.
Hóa ra lầm to! Đó chỉ là cái áo quần, không hề là cái da thịt của tiếng Việt bao giờ.
Văn khoa đại học các nước khác ở Đông Nam Á không hề mắc phải cái mặc cảm 2000 năm về ngôn ngữ, trong khi ta thì lại dầm dề mặc cảm. Không những là vì các quan lại xưa của ta tự cho tiếng Việt là nôm na mách qué mà còn vì cho đến hiện nay ta nói tiếng Việt mà chừng 50% những tiếng ta nói, ta không hiểu là gì, một cái mặc cảm gấp đôi, trong khi các ngôn ngữ khác ở Đông Nam Á không hề mắc phải!
Ta nói rộn rịp mà không hiểu tại sao lại rịp trong khi người Lào Thái nói rịp là họ hiểu ngay là bận rộn! Khi ta nói tôi đang bận rộn thì người Thái nói là phủm càm lăng rịp (viết và đọc y hệt). Trong trẻo có nghĩa là trong vì trẻo là trong, trong veo có nghĩa là trong suốt vì veo là trong suốt và vắng vẻ có nghĩa là trống vắng vì vẻ là vắng/trống.
Có cả thảy 270 ngàn tiếng đồng nguyên (cognates) chung một nguồn gốc làm chứng cho sự ra đời hay thôi nôi của chừng 27 ngàn tiếng Việt trong ngôn ngữ của ta mà trong đó không có một tiếng Tàu nào xen vào. Cái tiếng mà ta gọi là Hán Việt đó chỉ là những vay mượn mà qua hơn 2000 năm rồi ta và Tàu cứ tưởng lầm là của nhau (sic)! Thật ra, dù ta có vay mượn 24 ngàn tiếng Tàu mà nói thì qua 24 ngàn tháng (2000 năm), ta chỉ cần mượn mỗi tháng một chữ, có chi mà gọi là nhiều? Vì vậy xin chớ có la hoảng là trong tiếng Việt có quá nhiều tiếng Tàu.
Hơn nữa, trong số chừng 7500 tiếng gốc (roots) của Tàu thì người Việt xưa, qua 1000 năm bị đô hộ toàn diện (quân sự chính trị, hành chánh văn hóa, kinh tế, pháp luật và chi chi nữa), chỉ mượn có chừng một phần ba mà thôi, khoảng 2800 tiếng Việt (xem số đếm trong Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt), chứ không hề là một bản rập khuôn của tiếng Tàu bao giờ cả!
Thí dụ ta nói là con nhện chứ đâu có nói con tri thù (sic) hồi nào? Ta nói là con nòng nọc hay con óc nóc chứ đâu có nói làcon khoa đẩu hồi nào đâu. Mấy ai bây giờ còn thích nói là dòng thanh thủy nữa, trong khi dòng nước trong thì vẫn muôn đời!
Cái chữ Tàu mà ta mượn viết nay đã bị đánh gục, không phải là nhờ ở chữ Nôm hay chữ quốc ngữ abc mà thôi. Đó là còn nhờ ở cái tính ‘kình chống’ của dân Việt từ bà Trưng bà Triệu cho đến Quang Trung, Nguyễn Huệ, không chịu thua hay về hùa với những cách sống khác với cách sống của họ, không chịu thua hay về hùa với tiếng Tàu, vì tiếng nói của người Việt quá khác với tiếng Tàu đã từ mấy chục ngàn năm rồi chớ không phải đợi đến khi Tàu qua mới khác! Nó khác từ cái thuở ta chưa
phải là ta mà Tàu cũng chưa phải là Tàu. Từ cái thuở mới thôi nôi của người Tàu và cái thuở mới thôi nôi của người Việt, hai cái tiếng nói đó đã khác nhau một trời một vực rồi!
Hãy xem người Gaulois (Pháp xưa), chỉ mới thua La Mã có một trận lớn, đã vội đầu hàng La Mã về mọi mặt. Cả tiếng nói của ông bà họ, họ cũng vất đi để chạy theo nói tiếng La Tinh ba trật ba vuột mà chính mấy ông thầy tu của họ cũng từng chế nhạo là le Français du pauvre. Miệng thì cứ lảm nhảm nos ancêtres les Gaulois... mà nói thì nói 100% tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp!
Trái lại, sau 2000 năm ê chề với cái mà ta gọi là chữ Tàu và văn hóa Tàu, tiếng Việt vẫn còn nguyên vẹn, mặc dầu giặm thêm nhiều vay mượn của Tàu, nhưng mà ta đã thay đổi cách phát âm của Tàu mà đọc theo giọng của ta, đó là Hán Việt!
Tôi đã đếm từng chữ một trong kho tàng tiếng Việt ta và tính ra chỉ có 20% là gốc Tàu. Gọi là gốc Tàu vậy thôi vì chẳng qua đó chỉ là những tiếng vay mượn (borrowing) như các nhà ngôn ngữ học thế giới đã xác nhận từ lâu, trong khi dân Pháp vay mượn gốc La Tinh đến 90%, ngay chính họ công nhận thế! Họ chỉ là một thứ sáo đội lông công về mặt ngôn ngữ của ông bà họ, tiếng nói của người Gaulois mà họ đã bỏ rơi trên bước đường sống còn.
Còn chúng ta thì sao? Qua 2000 năm, những người có học cũng mắc phải cái rởm đời đó! Mấy trăm thế hệ quan lại Hán Việt chỉ biết chữ Tàu mà coi thường tiếng mẹ đẻ, nhưng mà khi gần chết, vợ con bu lại xung quanh thì họ trối bằng tiếng gì?
Mỗi khi họ làm tình với vợ hai vợ ba của họ thì họ nói tiếng gì?
Mỗi khi họ nựng con đàn cháu đống của họ thì họ nói tiếng gì và mỗi khi họ chưởi bới hàng xóm thì họ nói tiếng gì? Ai cũng biết, mỗi khi họ quỵ lụy quan thầy Tàu của họ nơi chốn cửa công thì họ lại viết chữ Tàu. Khi họ ngâm nga ca vịnh thì họ lại viết chữ Tàu. Khi họ lều chõng đi thi thì họ làm bài bằng chữ Tàu. Khi họ thi rớt về làng làm ông đồ, dạy ba đứa con nít ê a thì họ cũng lại dạy chữ Tàu! Chứ còn những khi họ thực sự sống cho đáng sống cái đời của họ, thì như đã nói ở trên... họ nói tiếng Việt (sic)!
Cái nếp sống (mà Thái và Lào gọi là song viết*, cụ Nguyễn Trãi cũng nói và viết bằng chữ Nôm là song viết. Giả tạo như vậy kéo dài đã 2000 năm hơn, mà giờ đây, như một phiên chợ chiều ế khách, vẫn còn có một vài ông Hán Việt muốn làm sống lại thuở vàng son bất đắc dĩ ấy!
Cách đây hai năm trong một cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ bên Việt Nam, họ đã hỏi tôi về việc có đôi người muốn dạy lại chữ Tàu cho học trò trung học bên ấy, lấy cái cớ giổm là giúp cho học sinh Việt hiểu thêm được tiếng Việt (sic)! Tôi bảo: "Cũng được thôi. Học được cái gì hay cái đó, nhưng phải hiểu rằng, các anh có học tiếng Tàu mười đời đi nữa thì các anh chỉ biết tiếng Tàu thôi, sức mấy mà các anh giỏi tiếng Việt được
vì giữa tiếng Tàu và tiếng Việt khác nhau một trời một vực, cũng như giữa con quạ với con sáo"! (sic)
Họ không hiểu, và muốn tôi đưa ra một vài thí dụ thì tôi bảo:
"Có ngay, tôi chấp một ngàn triệu người Tàu và chừng mấy trăm ông học giả Hán Việt bên đó, sau khi học tiếng Tàu bạc đầu bạc tóc và bạc luôn cả cái óc suy xét nữa có hiểu được đau đớn là gì không, sạch sẽ là gì không, xuề xòa là gì không, lôi thôi là gì không? Nếu có ai, nhờ học thêm tiếng Tàu mà hiểu được nghĩa của mấy ngàn tiếng Việt như vậy, tôi sẽ xin đi đầu xuống đất trước mặt họ ngay!’’
Họ thôi, không đòi hiểu nữa!
(Trang 118-121)
Bài Hay nên Chia sẽ cho mọi người xemXIN LỖI : CHƯA TÌM RA TÊN TÁC GIẢ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét