12 thg 11, 2018

Chuyện gì xảy ra nếu các phi hành gia tử nạn ngoài vũ trụ?

AuthorVietNews


Cái chết ngoài không gian là một khái niệm đáng sợ vượt quá cả sức tưởng tượng của mỗi người. Bạn không chỉ đơn giản là mất dưỡng khí rồi chết mà sẽ trôi nổi ngoài vũ trụ, một cách đơn độc.
Cái chết ngoài không gian là một khái niệm đáng sợ vượt quá cả sức tưởng tượng của mỗi người. Mặc dù những ý tưởng về việc khám phá không gian luôn dễ dàng làm cháy lên khát khao của con người nhưng đằng sau đó vẫn là hiểm họa chết chóc không ai đoán được. Thế giới đã mất đi 18 phi hành gia về tay khoảng không đen đặc ngoài kia (trong đó có 14 phi hành gia của NASA) kể từ khi con người bắt đầu biết tự buộc mình vào tên lửa vũ trụ.
Vũ trụ là một chiến trường vô cùng khắc nghiệt. Phi hành gia như chúng tôi chỉ là những kẻ thám hiểm chứ không đứng ở vị trí kẻ chinh phục. " - Phi hành gia Luca Parmitano cho biết - " Tôi từng suýt chết ngạt trong chiếc mũ bảo hộ của mình vì nước trong bộ đồ tràn vào đó. Nếu cởi mũ để tránh chết đuối, tôi có thể ngất đi vì thiếu dưỡng khí. "
Trái đất đã là điều quá bí ẩn đối với con người. Vũ trụ ngoài kia còn là một khái niệm khủng khiếp hơn rất nhiều.
Cái chết ngoài không gian là một khái niệm đáng sợ vượt quá cả sức tưởng tượng của mỗi người. Việc rơi khỏi trạm vũ trụ hoặc phi thuyền là cơn ác mộng khủng khiếp mà phi hành gia không bao giờ dám nhắc tới. Mất kiểm soát trong môi trường không trọng lực, cơ thể xoay tròn bất định giữa không gian đen đặc, trôi nổi tới bất kì tọa độ nào tới khi chết vì hết dưỡng khí hoặc thậm chí là va chạm vào các mảnh rác vũ trụ. Tệ hơn nữa, phi hành gia có thể lao thẳng vào bầu khí quyển Trái đất và bùng cháy như ngọn lửa sống do cơ thể cọ xát với không khí. 3 nhà du hành Vũ trụ người Nga Georgy Dobrovolsky, Vladislav Volkov và Viktor Patasyev từng bỏ mạng khi cách mặt đất khoảng 168 km. Khoang lái nơi họ ở gặp sự cố rò rỉ không khí ra không gian. Cả phi hành đoàn chỉ có đúng 13 giây để tìm ra khe hở và hàn nó trong vòng 52 giây trước khi mất ý thức kiểm soát con tàu. Nếu không, 3 phi hành gia sẽ bất tỉnh sau đó 60 giây và bỏ mạng trong vỏn vẹn 2 phút.
Đáng buồn thay, đội phi hành gia dũng cảm không thể sống sót và đã bỏ mạng ngoài không gian. Không ai hay biết về tai nạn thương tâm này cho tới khi con tàu được đưa về đất mẹ. Thi thể của một trong ba người vẫn còn hơi ấm.
Cái chết ngoài vũ trụ là sự kết hợp giữa đau đớn thể xác và cô đơn trong tinh thần.
Thông thường, trang phục của các phi hành gia được trang bị hệ thống đẩy SAFER giúp họ không bị quay tròn trong trường hợp bị rơi vào không gian. Họ có thể dùng hệ thống phản lực trên trang phục để trở lại trạm vũ trụ hoặc phi thuyền.
Trong trường hợp xấu hơn, phi hành gia phải cậy nhờ tới các đồng nghiệp đang làm việc bên ngoài vũ trụ. Nếu không thể, họ chỉ còn cách chờ chết đầy bất lực bởi phi thuyền sẽ không tiếp cận những tọa độ không được lập trình trước. Vào những giây phút cuối cùng bên trong bộ đồ bảo hộ, phi hành gia thường nhớ về gia đình, bạn bè, nói lời cuối cùng với trung tâm điều khiển trước khi ngất lịm đi vì cạn dưỡng khí.
Họ sẽ chỉ có 15 giây suy nghĩ trước khi thực sự mất đi ý thức. 10 giây tiếp theo, sự tiếp xúc với chân không ngoài vũ trụ sẽ làm nước trong da và máu bốc hơi. Cơ thể họ sẽ phình to như quả bóng, phổi sẽ nổ tung và 30 giây sau, họ lịm đi. Cái chết đến nhanh chưa từng thấy.
Phi hành gia người Ý Luca Parmitano suýt chết vì ngạt nước trong chiếc mũ bảo hộ trong khi đang thực hiện cuộc đi bộ ngoài không gian của mình.
Vậy việc xử lí xác phi hành gia tử nạn ngoài vũ trụ được diễn ra như thế nào?
Để xử lí những thi thể của phi hành gia tử vong, NASA từng đề xuất ý kiến xây dựng một khoang chứa thi thể riêng trên tàu vũ trụ. Tuy nhiên điều này không khả thi bởi chi phí quá lớn, lại ảnh hưởng tới tâm lí và thể chất của cả phi hành đoàn.
Cũng có ý kiến cho rằng nên để các phi hành gia "ngủ lại" ngoài "nghĩa địa không gian" nhưng khả năng các thi thể va chạm với các vật thể khác ngoài vũ trụ, gây ra nhiều chuỗi tai nạn là điều quá ư khủng khiếp. Thêm vào đó, việc bỏ rơi xác ai giữa không gian đen đặc là quá nhẫn tâm. Cuối cùng, NASA chọn phương pháp có tên "Body hack", tức là đưa xác người tử nạn vào túi cách li. Sau các nghi thức tang lễ, họ sẽ đưa cái xác được bọc kín ra ngoài không gian, nơi nó sẽ bị đóng băng bởi nhiệt độ thấp. Một cánh tay robot sẽ rung cơ thể người ấy trong 15 phút. Và rồi thi thể vỡ tan thành bột vụn. Bột hài cốt được khử nước, đặt vào trong hộp gắn bên ngoài tàu vũ trụ để đưa về Trái đất.
NASA rất ít khi nhắc tới những trường hợp "nhỡ như". Trong suốt 16 năm làm phi hành gia, tôi không còn nhớ nổi mình đã bao nhiêu lần nói về cái chết với đồng nghiệp. Chúng tôi đều hiểu tình huống xấu có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng một vấn đề "to như con voi" chưa bao giờ được mang ra giữa cuộc họp để bàn bạc. " - Phi hành gia Terry Virts hiện đang thực hiện nhiệm vụ trên trạm ISS cho biết.
"Xác người phân hủy nhanh hơn trong môi trường vũ trụ. Do đó khi phát hiện người tử nạn, chúng tôi thường giữ họ ở nguyên cùng bộ đồ bảo hộ, tránh mùi tử thi tràn ra khoang và đặt họ ở nơi lạnh nhất ." - Chris Hadfield, phi hành gia người Canada nói - " Kịch bản nào cũng có thể xảy ra. Bạn có thể bất ngờ bị tấn công bởi một mảnh thiên thạch trôi nổi trong vũ trụ. Nó đâm thủng vài lỗ trên bộ đồ bảo hộ và bạn mất khả năng kiểm soát chỉ sau có vài giây. "
Sự khai phá luôn đi kèm với sự hy sinh. Càng tiến tới các vì sao, chúng ta phải đối diện nhiều hơn với việc con người sẽ chết ngoài không gian. Nhân loại đang tiến rất gần tới mục tiêu tạo ra sự sống trên sao Hỏa , nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc rất nhiều thử nghiệm cần phải được thực hiện kĩ lưỡng, đặc biệt là trong môi trường khắc nghiệt trên hành tinh đỏ.
NASA từng tuyên bố sẽ không đưa bất kì phi hành gia nào đặt chân lên sao Hỏa nếu chưa tìm được thức ăn phù hợp. Bởi lẽ, chỉ cần bất kì vấn đề nào phát sinh ngoài tầm kiểm soát, như vấn đề kĩ thuật hay thực phẩm, cũng sẽ khiến toàn bộ phi hành đoàn mắc kẹt hoặc thậm chí bỏ mạng đầy đơn độc ngoài không trung. Và trong số chúng ta, chẳng ai mong một cái kết bi kịch như vậy cả.
Tổng hợp
 (H.Phi chuyển)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét