Năm
1976, thành phố Đường Sơn, Trung Quốc, hứng chịu một trận động đất mạnh
kỷ lục, cướp đi tính mạng của hàng trăm nghìn người. Bên cạnh những đau
thương mất mát to lớn về người và của, người ta còn truyền tai nhau về
những hiện tượng kỳ dị xảy ra trước, trong và sau trận động đất.
Động đất Đường Sơn xảy ra vào 3 giờ sáng ngày 28 /7/ 1976 , với chấn tâm
nằm gần thành phố Đường Sơn , Hà Bắc (Trung Quốc) . Với cường độ lên
đến 7,8 độ Richter, đây thường được coi là trận động đất gây thương vong
nhiều nhất thế kỷ XX, xếp trên cả Động đất Ấn Độ Dương 2004. Theo thống
kê của chính phủ Trung Quốc, ước tính có đến 255.000 người thiệt mạng,
khoảng hơn 160.000 người bị thương. Các khu dân cư lân cận như Thiên Tân
và thậm chí là Bắc Kinh đều phải hứng chịu thiệt hại nhẹ. Chấn động của
cơn động đất đã lan tới tận cố đô Tây An nằm cách chấn tâm hơn 760 km.
Thiên tai này đã hủy diệt gần như toàn bộ thành phố công nghiệp Đường
Sơn, gây thiệt hại kinh tế lên tới 10 tỷ Nhân dân tệ.
Tuy nhiên, nhắc đến đến trận động đất, song song với những cảnh tượng
hãi hùng khắc sâu trong tâm trí, người ta còn lưu truyền nhau về những
trải nghiệm siêu thường xảy ra từ trước, trong, và sau sự kiện thảm họa.
Cụ già tiên tri trước thảm họa
Khoảng 10 tiếng trước trận động đất, một cụ già 70 tuổi tại một ngôi
làng nhỏ ở Đường Sơn bằng cách nào đó đã biết trước được thảm họa khủng
khiếp sắp xảy đến nơi này. Cụ đã đến và cảnh báo cho Bí thư Đảng ủy
thành phố, khuyên ông hay cùng gia đình di tản ngay tức khắc trước khi
quá muộn. Cụ cũng thuyết phục được một viên chức địa phương khác di dời.
Sáng sớm hôm sau, trận địa chấn kinh hoàng xảy đến, trong ngôi làng chỉ
có cụ và hai viên chức kia là may mắn thoát nạn.
Những cảnh báo từ giới tự nhiên
Trên thế giới vẫn thường ghi nhận những trường hợp này, rằng trước khi
thảm họa xảy ra, nhiều loài động vật đã rục rịch không mời mà cùng nhau
chạy trốn, bất kể là chim, cá, chó, mèo, ếch,…
Và động đất Đường Sơn cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Thực ra con người cũng có khả năng dự đoán siêu nhạy này, nhưng thường
phải khi ở trong một số trường hợp hay trạng thái đặc thù thì mới bộc
phát. Nhìn chung, giới khoa học cho rằng đây là một dạng của “giác quan
thứ 6”, bởi tại thời điểm đó, không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy sắp
xảy ra thảm họa – những dấu hiệu được thu thập thông qua 5 giác quan
thông thường.
Những trải nghiệm cận tử phi thường
Cảm giác khi chết sẽ ra sao? Đó là câu hỏi dường như không ai có thể trả
lời, bời người đã chết chẳng thể nào sống lại mà nói cho người sống
biết rốt cục cảm giác đó như thế nào. Tuy nhiên, không phải mọi trường
hợp đều vậy. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp “chết đi sống
lại”, những người đã tiếp cận lằn ranh sinh tử, rồi được may mắn cứu
sống lại, họ đã kể lại những trải nghiệm sâu sắc của bản thân. Giới khoa
học gọi đó là những trải nghiệm cận tử. Và trong nhiều trường hợp,
chúng không quá đáng sợ như nhiều người nghĩ.
Tại trận động đất Đường Sơn, người ta cũng đã ghi nhận được rất nhiều
trường hợp như vậy. Điều kỳ lạ, những người trong cuộc không những không
cảm thấy đau khổ, mà trái lại cảm thấy “rất hưng phấn, tự tại” (?!!!),
nhiều người đã nhìn thấy những cảnh tượng chấn động tâm can ở không gian
khác.
Hiện tượng “âm binh mượn đường”
Sau trận địa chấn, nhiều đoàn cứu trợ đã được điều đến hiện tượng, có
một đoàn, trên hành trình đã gặp phải một cảnh tượng rất lạ. Họ đã nhìn
thấy một toán xe ngựa chạy trong khu vực, quanh xe lớt phớt ánh lửa màu
xanh nhạt, trên xe có toàn đầu người, duy chỉ đầu người (?!!!). Đã có cả
trăm chiếc xe ngựa như vậy chạy qua. Một vị tiền bối khi nghe kể đã cho
biết, đấy chính là hiện tượng “âm binh mượn đường”.
Tượng Phật nhắm mắt, rơi lệ
Trong cùng tỉnh Tứ Xuyên, gần núi Nga Mi, có một bức tượng Phật Di Lạc
khổng lồ được chạm vào núi, gọi là Lạc Sơn Đại Phật. Được tạc vào thời
nhà Đường, bức tượng này có cặp mắt hơi mở, từ bì nhìn xuống khúc sông
bên dưới.
Một điều vô cùng kỳ lạ là, sau trận động đất Đường Sơn, hai mắt bức
tượng này đột nhiên “nhắm lại và chảy nước mắt”, bức tượng Phật cũng
biểu lộ một thần thái nghiêm nghị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét