Tên phố " Mèo câu cá" ở quận 5 Paris@wikipedia/User Kmlz
Paris có tổng cộng hơn 6.000 con phố, đường đi lối lại, quảng trường và những cây cầu. Có những con đường mang tên các danh nhân, vĩ nhân nổi tiếng như phố Voltaire, đại lộ Victor Hugo, đại lộ Haussmann ... Nhưng cũng có những phố mang một cái tên nghe khá lạ tai, khiến người qua lại phải tự hỏi tại sao phố lại có tên như vậy, chẳng hạn rue du chat qui pêche - phố Mèo câu cá, rue des Boulets - phố Những Viên Đạn Đại Bác. Nhưng dù quen thuộc hay ít người biết rõ nguồn gốc, có một điều chắc chắn rằng tên phố Paris là một trong những tấm gương phản chiếu lịch sử của Kinh Thành Ánh Sáng.
Trả lời phỏng vấn của báo Le Figaro, Jean-Marie Cassagne, nhà ngôn ngữ học, tác giả cuốn sách « Paris - Từ điển về tên phố » khẳng
định cũng như tại nhiều thành phố khác trên toàn nước Pháp, những tên
phố đầu tiên của Paris không phải là tên chính thức do nhà chức trách
đặt mà do người dân trong xóm có con đường chạy qua thống nhất gọi với
nhau.
Vào thời Trung Cổ, người Paris thường gọi một con đường theo tên một phường nghề trong khu vực có con đường chạy qua, chẳng hạn, rue des Boulangers - phố Thợ làm bánh mỳ, rue de la Ferronnerie - phố Nghề làm đồ sắt xây dựng, rue des Taillandiers - phố Thợ làm cuốc xẻng, rue des Tanneriers - phố Thợ thuộc da …
Dân chúng cũng hay gọi tên phố dựa theo các công trình lớn gần đó, nhất là các nhà thờ, các công trình tôn giáo hay liên hệ tới một vài chỉ dấu quen thuộc với tất cả mọi người trong khu phố, chẳng hạn phố có cái giếng, lối đi dẫn tới một đài phun nước, quảng trường có một cái tháp hay gần chợ, con đường có khu nhà trọ …
Do phố không có tên gọi chính thức, chỉ là do người dân quen miệng gọi mà thành tên nên chuyện một con phố có nhiều tên gọi khác nhau không phải là hiếm. Chẳng hạn, phố Tirouanne còn được gọi là phố Pirouette, Petonnet, Tironne, Perronnet, Therouanne, Pierret de Terouenne … Theo nhà báo Gérard Muteau, cuốn sách « Phố Paris », ấn bản Colletet năm 1722 cho biết 200/900 đường đi, lối lại ở Paris có ít nhất 2 tên gọi khác nhau.
Ngược lại, đôi khi một cái tên lại được dùng để gọi nhiều con phố khác nhau. Và cũng vì đa phần người dân Paris thời đó mù chữ, nên cũng chẳng ai quan tâm đến việc phải có biển tên phố hay bản đồ thành phố. Những điều này khiến việc tìm ra một con phố không hề đơn giản, chuyện nhầm lẫn cũng thường xuyên xảy ra.
Theo dòng thời gian, Paris được mở rộng, phố xá ngày càng nhiều. Nếu vào cuối thế kỷ XIII, Paris có khoảng 300 con phố, đa phần tập trung ở khu Ile de la Cité, thì tới thế kỷ XVII, Paris có khoảng 800 phố. Cũng chính vào thời này, các vị vua Henri V, Louis XIII và Louis XIV bắt đầu can thiệp vào việc đặt tên đường phố Paris nhằm ca tụng hoàng tộc.
Cách Mạng Tư Sản Pháp 1789 tạo một bước ngoặt lớn trong việc gọi tên đường phố Paris. Ngay khi Cách Mạng nổ ra, nhiều tên đường phố gắn với chế độ quân chủ và Thiên Chúa Giáo bị loại bỏ. Chữ Saint/Sainte -Thánh bị xóa khỏi nhiều tên phố. Các tên gọi vinh danh các nhà hoạt động cách mạng và tôn vinh lý tưởng chính trị, các khái niệm như bình đẳng, nhân quyền, tinh thần hòa hợp … được sử dụng nhiều.
Cũng theo một quy định chỉ ít lâu sau Cách Mạng Tư Sản Pháp, việc đặt tên đường phố, quảng trường ở Paris chính thức thuộc quyền hạn và trách nhiệm của cảnh sát và cơ quan quản lý đường phố thuộc chính quyền Paris.
Ở những thời tiếp theo, sự thay đổi chế độ kéo theo một số thay đổi về các tên phố đang có ở Paris, chẳng hạn dưới thời Đệ nhất đế chế, chính quyền khôi phục lại các tên phố có chữ Saint/Sainte -Thánh vốn bị chính quyền Cách Mạng Tư Sản xóa đi. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, các đường phố có từ trước không bị đổi tên nhiều. Chính quyền mới thường muốn kế thừa tên phố cũ, nhưng chú ý tới cách đặt tên các con đường mới mở.
Khoảng 50% số đường phố mở dưới thời Đệ nhất đế chế được đặt theo tên các cuộc chiến, trận đánh và các tướng lĩnh quân đội. Tên của 200 đường phố mở từ thời Đệ nhất đế chế cũng được vua Louis XVIII giữ nguyên. Vua Louis-Philippe, vốn đề cao tư tưởng hòa giải, hòa hợp, nên ở thời này có xu hướng lấy tên các vĩ nhân ở mọi thời đại để đặt tên cho phố Paris. Các tên gắn với thời Trung Cổ cũng được sử dụng nhiều.
Làn sóng thay đổi tên phố gần đây nhất là sau Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến. Những tên gọi gợi nhớ quá nhiều tới nước Đức bị xóa bỏ. Để vinh danh những anh hùng, những người lính đã góp công giải phóng Paris khỏi ách chiếm đóng của phát xít Đức và để tưởng niệm những người đã anh dũng hy sinh để bảo vệ Paris, chính quyền thành phố dùng tên của nhiều người trong số họ để đặt tên cho các đường phố.
Biển tên phố
Phải tới năm 1728, các con phố Paris mới được gắn biển tên. Chính cảnh sát trưởng Paris đã ra lệnh đóng lên cửa căn nhà đầu tiên và cuối cùng trên mỗi con phố một tấm biển sắt nền màu trắng với tên phố bằng chữ màu đen. 1 năm sau đó, nhiều biển tên phố bị người dân phá hỏng vì họ không thích tên phố do chính quyền đặt, biển tên phố lại được thay bằng một phiến đá có khắc tên phố và được gắn lên góc tường ở hai đầu phố. Chi phí do người dân tự chịu!
Nhưng phải đến đầu thế kỷ XIX, dưới triều hoàng đế Napoléon I thì biển tên phố mới thực sự phổ biến ở Paris : các tấm biển bằng sắt sơn chữ trắng trên nền đen được làm bằng kinh phí do thành phố cấp. Vào năm 1844, do những biển tên cũ bị mờ, không còn đọc rõ chữ, Rambuteau - tỉnh tưởng tỉnh Seine (nay là Paris) ra lệnh thay biển tên phố.
Theo quy định mới, biển tên phố làm bằng sứ tráng men với chữ trắng trên nền xanh lam thẫm và viền xanh lá cây. Lần gần đây nhất Paris ra quy định về mẫu biển tên phố là vào năm 1938 : biển tên phố làm bằng tôn, bằng có bề ngang 70-100cm, chiều cao 35-50cm, chữ trắng trên nền xanh lam thẫm, viền xanh lá cây rộng 3.5cm.
Hiện nay, tại một số ít phố ở Paris, bên cạnh biển tên chính thức, chúng ta có thể thấy biển tên phố cũ sót lại từ thời xưa, chẳng hạn biển tên khắc trên đá ở phố Elzévir, Croix des Petits Champs … hoặc biển tên được thiết kế như bức tranh ghép từ những mảnh gốm nhỏ (mosaïque) ở đại lộ Beauséjour, Monparnasse …
Cách đánh số nhà ở Paris
Dưới thời vua Louis XVI, vào năm 1828, để thuận tiện cho chính quyền kiểm soát việc xây dựng trái phép và việc buôn bán của các thương gia, các khu nhà ở Paris bắt đầu được đánh số. Nhưng phải tới tận đầu thế kỷ XIX, vào năm 1805, dưới thời hoàng đế Napoléon I, cách đánh số nhà chẵn-lẻ như hiện nay mới được đưa vào quy định. Nhưng với 1.337 con phố, lối đi ở Paris vào thời đó, nhà cửa được đánh số theo hướng nào ?
Nguyên tắc cơ bản là lấy sông Seine làm mốc, do vào thời đó các nhà quy hoạch thấy rằng sông Seine chảy qua Paris nên sẽ là mốc định vị lý tưởng. Đối với những con phố chạy dọc theo sông Seine, số nhà được đánh theo chiều từ đông sang tây, xuôi dòng nước, hay nói cách khác, đoạn đầu phố bao giờ cũng nằm ở thượng nguồn sông Seine, đoạn cuối phố nằm ở hạ nguồn. Còn đối với những con phố chạy chéo hay vuông góc với sông Seine, số nhà đầu tiên được đánh từ đoạn phố nằm gần sông nhất trở đi. Số nhà cuối cùng nằm xa sông Seine nhất.
Chỉ có vài con phố như Charenton, Picpus, Reuilly, Wattignies và đại lộ Daumesnil là có số nhà đánh theo chiều ngược lại so với quy định thời Napoléon I, tức là được đánh số tăng dần về phía sông Seine hoặc từ tây sang đông.
Về cách đánh số chẵn-lẻ, cho dù con phố tỏa ra theo hướng nào thì tính từ đầu phố tới cuối phố, nhà số lẻ luôn nằm bên tay trái, nhà số chẵn nằm bên tay phải. Theo sắc lệnh của hoàng đế Napoléon I, trên cửa chính của một ngôi nhà hay một tòa nhà chỉ được ghi một số nhà duy nhất, và Paris có 3 tháng để hoàn thành việc đánh số nhà theo quy định mới.
Sự hiện diện của phụ nữ trong tên đường phố
Trong tổng số 6.000 đường phố, quảng trường ở Paris, chỉ có khoảng 300 phố, quảng trường được đặt theo tên nữ giới, trong khi có tới 4.000 con đường, quảng trường mang tên các nhân vật nổi tiếng là nam giới.
Trong một phóng sự trên kênh truyền hình BFMTV, bà Charlotte Soulary, tác giả cuốn sách « Guide du voyage : Paris », tạm dịch là « Cẩm nang du lịch : Paris », giải thích về sự chênh lệch quá lớn này : « Trong một thời gian rất dài, việc lựa chọn tên phố là do nam giới đảm nhiệm. Thêm vào đó, hình ảnh của phái nữ ít hiện hữu trong lịch sử và trong những điều mà người ta lưu giữ và gọi là lịch sử. Trước đây, phụ nữ không có quyền đi bỏ phiếu, không có quyền được bầu vào các vị trí quan trọng, họ không có quyền được phong làm tướng lĩnh trong quân đội. »
Trong những năm gần đây, chính quyền Paris chủ trương đặt tên đường phố, quảng trường theo tên các nhân vật nữ danh tiếng, chẳng hạn các nữ nghệ sĩ, nữ chính trị gia, nhà tranh đấu nhân quyền nữ. Tính từ năm 2011, tổng cộng có khoảng 140 đường phố, quảng trường mang tên một phụ nữ nổi tiếng. Sắp tới đây, sẽ có một quảng trường và một con phố được đặt theo tên của bà Simone Veil (người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ Bộ trưởng Y tế Pháp và là nữ Chủ tịch đầu tiên của Nghị Viện Châu Âu, người mới được vinh danh tại điện Panthéon, Paris) và nữ danh ca Pháp France Gall.
Bà Catherine Vieu-Charier, trợ lý thị trưởng Paris, đặc trách quản lý di tích và ghi nhớ ký ức lịch sử, nhấn mạnh nỗ lực của thành phố trong thời gian qua : « Chúng tôi đã quyết định và chúng tôi đảm nhận thực hiện mong muốn chính trị, đạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt tên các khu vực công cộng ở Paris theo tên nữ giới. Trên thực tế, 75% đề xuất lên ủy ban chuyên trách việc đặt tên đường phố, quảng trường là dựa theo tên của các nhân vật nữ. »
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc đặt tên đường phố, quảng trường theo tên nữ giới nhiều khi mang tính gượng ép, chủ yếu liên quan đến các con phố nhỏ, các quảng trường nhỏ không mấy người biết tới, chẳng hạn quảng trường mang tên nữ chính trị gia, nhà đấu tranh cho nữ quyền Olympe de Gouges.
Bà Charlotte Soulary, tác giả cuốn « Cẩm nang du lịch : Paris » than phiền : « Quảng trường này (tức là quảng trường Olympe de Gouges) chỉ cách quảng trường Cộng Hòa có vài bước chân. Quảng trường Cộng Hòa rất nổi tiếng, rất lớn. Còn quảng trường này nhỏ xíu. Đây không hẳn là quảng trường, mà chỉ là một ngã tư, chỉ có một cái cây ở giữa, chỉ vì người ta cần tìm một nơi ở Paris để có thể đặt theo tên các nhân vật nữ ».
Paristique - bản đồ tương tác lịch sử tên đường phố Paris
Năm 2015, dựa trên trang dữ liệu mở Open Data của thành phố Paris, Guillaume Delorez, một kỹ sư trẻ người Pháp, 29 tuổi, làm việc cho Google và chuyên về phát triển trang web, đã tạo ra Paristique - một loại bản đồ trực tuyến về nguồn gốc, lịch sử tên gọi của 6.840 đường phố, quảng trường, cầu, phố đi bộ … ở Paris.
Điều đáng nói là đây là công trình cá nhân của riêng Guillaume Delorez, anh làm vì niềm đam mê chứ không có sự tài trợ của thành phố Paris hay một hiệp hội, tổ chức nào. Chỉ cần một cú nhấp chuột máy tính vào một điểm tròn trên bản đồ, chúng ta sẽ được đọc thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa tên con phố, cây cầu hay quảng trường tương ứng. Bản đồ Paristique được kỹ sư Guillaume Delorez thiết kế chỉ trong vòng 8 tiếng khi anh đi máy bay và không hề có wifi. Trong vòng vài tuần sau đó, trong những thời gian rảnh rỗi, Guillaume Delorez hoàn thiện tấm bản đồ trực tuyến.
Khi mới được tung lên trang web Paristique.com vào tháng 05/2015, bản đồ không thu hút nhiều sự chú ý của các cư dân mạng hay khách du lịch, mỗi ngày chỉ có khoảng 100 lượt truy cập. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, khi Guillaume Derolez tung bản đồ Paristique lên trang web cộng đồng Reddit, Paristique đã nhận được vô số bình luận và được trang Huffington Post và blog Big Browser của báo Le Monde nhắc tới. Số người truy cập bản đồ khi đó đã tăng vọt lên thành 48.000 lượt/ngày.
Vừa đi dạo, vừa tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa tên con phố, đối với người yêu Paris, cũng là một cách hiểu thêm về lịch sử của kinh thành Paris qua các thời kỳ.
Paris có tổng cộng hơn 6.000 con phố, đường đi lối lại, quảng trường và những cây cầu. Có những con đường mang tên các danh nhân, vĩ nhân nổi tiếng như phố Voltaire, đại lộ Victor Hugo, đại lộ Haussmann ... Nhưng cũng có những phố mang một cái tên nghe khá lạ tai, khiến người qua lại phải tự hỏi tại sao phố lại có tên như vậy, chẳng hạn rue du chat qui pêche - phố Mèo câu cá, rue des Boulets - phố Những Viên Đạn Đại Bác. Nhưng dù quen thuộc hay ít người biết rõ nguồn gốc, có một điều chắc chắn rằng tên phố Paris là một trong những tấm gương phản chiếu lịch sử của Kinh Thành Ánh Sáng.
Vào thời Trung Cổ, người Paris thường gọi một con đường theo tên một phường nghề trong khu vực có con đường chạy qua, chẳng hạn, rue des Boulangers - phố Thợ làm bánh mỳ, rue de la Ferronnerie - phố Nghề làm đồ sắt xây dựng, rue des Taillandiers - phố Thợ làm cuốc xẻng, rue des Tanneriers - phố Thợ thuộc da …
Dân chúng cũng hay gọi tên phố dựa theo các công trình lớn gần đó, nhất là các nhà thờ, các công trình tôn giáo hay liên hệ tới một vài chỉ dấu quen thuộc với tất cả mọi người trong khu phố, chẳng hạn phố có cái giếng, lối đi dẫn tới một đài phun nước, quảng trường có một cái tháp hay gần chợ, con đường có khu nhà trọ …
Do phố không có tên gọi chính thức, chỉ là do người dân quen miệng gọi mà thành tên nên chuyện một con phố có nhiều tên gọi khác nhau không phải là hiếm. Chẳng hạn, phố Tirouanne còn được gọi là phố Pirouette, Petonnet, Tironne, Perronnet, Therouanne, Pierret de Terouenne … Theo nhà báo Gérard Muteau, cuốn sách « Phố Paris », ấn bản Colletet năm 1722 cho biết 200/900 đường đi, lối lại ở Paris có ít nhất 2 tên gọi khác nhau.
Ngược lại, đôi khi một cái tên lại được dùng để gọi nhiều con phố khác nhau. Và cũng vì đa phần người dân Paris thời đó mù chữ, nên cũng chẳng ai quan tâm đến việc phải có biển tên phố hay bản đồ thành phố. Những điều này khiến việc tìm ra một con phố không hề đơn giản, chuyện nhầm lẫn cũng thường xuyên xảy ra.
Theo dòng thời gian, Paris được mở rộng, phố xá ngày càng nhiều. Nếu vào cuối thế kỷ XIII, Paris có khoảng 300 con phố, đa phần tập trung ở khu Ile de la Cité, thì tới thế kỷ XVII, Paris có khoảng 800 phố. Cũng chính vào thời này, các vị vua Henri V, Louis XIII và Louis XIV bắt đầu can thiệp vào việc đặt tên đường phố Paris nhằm ca tụng hoàng tộc.
Cách Mạng Tư Sản Pháp 1789 tạo một bước ngoặt lớn trong việc gọi tên đường phố Paris. Ngay khi Cách Mạng nổ ra, nhiều tên đường phố gắn với chế độ quân chủ và Thiên Chúa Giáo bị loại bỏ. Chữ Saint/Sainte -Thánh bị xóa khỏi nhiều tên phố. Các tên gọi vinh danh các nhà hoạt động cách mạng và tôn vinh lý tưởng chính trị, các khái niệm như bình đẳng, nhân quyền, tinh thần hòa hợp … được sử dụng nhiều.
Cũng theo một quy định chỉ ít lâu sau Cách Mạng Tư Sản Pháp, việc đặt tên đường phố, quảng trường ở Paris chính thức thuộc quyền hạn và trách nhiệm của cảnh sát và cơ quan quản lý đường phố thuộc chính quyền Paris.
Ở những thời tiếp theo, sự thay đổi chế độ kéo theo một số thay đổi về các tên phố đang có ở Paris, chẳng hạn dưới thời Đệ nhất đế chế, chính quyền khôi phục lại các tên phố có chữ Saint/Sainte -Thánh vốn bị chính quyền Cách Mạng Tư Sản xóa đi. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, các đường phố có từ trước không bị đổi tên nhiều. Chính quyền mới thường muốn kế thừa tên phố cũ, nhưng chú ý tới cách đặt tên các con đường mới mở.
Khoảng 50% số đường phố mở dưới thời Đệ nhất đế chế được đặt theo tên các cuộc chiến, trận đánh và các tướng lĩnh quân đội. Tên của 200 đường phố mở từ thời Đệ nhất đế chế cũng được vua Louis XVIII giữ nguyên. Vua Louis-Philippe, vốn đề cao tư tưởng hòa giải, hòa hợp, nên ở thời này có xu hướng lấy tên các vĩ nhân ở mọi thời đại để đặt tên cho phố Paris. Các tên gắn với thời Trung Cổ cũng được sử dụng nhiều.
Làn sóng thay đổi tên phố gần đây nhất là sau Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến. Những tên gọi gợi nhớ quá nhiều tới nước Đức bị xóa bỏ. Để vinh danh những anh hùng, những người lính đã góp công giải phóng Paris khỏi ách chiếm đóng của phát xít Đức và để tưởng niệm những người đã anh dũng hy sinh để bảo vệ Paris, chính quyền thành phố dùng tên của nhiều người trong số họ để đặt tên cho các đường phố.
Biển tên phố
Phải tới năm 1728, các con phố Paris mới được gắn biển tên. Chính cảnh sát trưởng Paris đã ra lệnh đóng lên cửa căn nhà đầu tiên và cuối cùng trên mỗi con phố một tấm biển sắt nền màu trắng với tên phố bằng chữ màu đen. 1 năm sau đó, nhiều biển tên phố bị người dân phá hỏng vì họ không thích tên phố do chính quyền đặt, biển tên phố lại được thay bằng một phiến đá có khắc tên phố và được gắn lên góc tường ở hai đầu phố. Chi phí do người dân tự chịu!
Nhưng phải đến đầu thế kỷ XIX, dưới triều hoàng đế Napoléon I thì biển tên phố mới thực sự phổ biến ở Paris : các tấm biển bằng sắt sơn chữ trắng trên nền đen được làm bằng kinh phí do thành phố cấp. Vào năm 1844, do những biển tên cũ bị mờ, không còn đọc rõ chữ, Rambuteau - tỉnh tưởng tỉnh Seine (nay là Paris) ra lệnh thay biển tên phố.
Theo quy định mới, biển tên phố làm bằng sứ tráng men với chữ trắng trên nền xanh lam thẫm và viền xanh lá cây. Lần gần đây nhất Paris ra quy định về mẫu biển tên phố là vào năm 1938 : biển tên phố làm bằng tôn, bằng có bề ngang 70-100cm, chiều cao 35-50cm, chữ trắng trên nền xanh lam thẫm, viền xanh lá cây rộng 3.5cm.
Hiện nay, tại một số ít phố ở Paris, bên cạnh biển tên chính thức, chúng ta có thể thấy biển tên phố cũ sót lại từ thời xưa, chẳng hạn biển tên khắc trên đá ở phố Elzévir, Croix des Petits Champs … hoặc biển tên được thiết kế như bức tranh ghép từ những mảnh gốm nhỏ (mosaïque) ở đại lộ Beauséjour, Monparnasse …
Cách đánh số nhà ở Paris
Dưới thời vua Louis XVI, vào năm 1828, để thuận tiện cho chính quyền kiểm soát việc xây dựng trái phép và việc buôn bán của các thương gia, các khu nhà ở Paris bắt đầu được đánh số. Nhưng phải tới tận đầu thế kỷ XIX, vào năm 1805, dưới thời hoàng đế Napoléon I, cách đánh số nhà chẵn-lẻ như hiện nay mới được đưa vào quy định. Nhưng với 1.337 con phố, lối đi ở Paris vào thời đó, nhà cửa được đánh số theo hướng nào ?
Nguyên tắc cơ bản là lấy sông Seine làm mốc, do vào thời đó các nhà quy hoạch thấy rằng sông Seine chảy qua Paris nên sẽ là mốc định vị lý tưởng. Đối với những con phố chạy dọc theo sông Seine, số nhà được đánh theo chiều từ đông sang tây, xuôi dòng nước, hay nói cách khác, đoạn đầu phố bao giờ cũng nằm ở thượng nguồn sông Seine, đoạn cuối phố nằm ở hạ nguồn. Còn đối với những con phố chạy chéo hay vuông góc với sông Seine, số nhà đầu tiên được đánh từ đoạn phố nằm gần sông nhất trở đi. Số nhà cuối cùng nằm xa sông Seine nhất.
Chỉ có vài con phố như Charenton, Picpus, Reuilly, Wattignies và đại lộ Daumesnil là có số nhà đánh theo chiều ngược lại so với quy định thời Napoléon I, tức là được đánh số tăng dần về phía sông Seine hoặc từ tây sang đông.
Về cách đánh số chẵn-lẻ, cho dù con phố tỏa ra theo hướng nào thì tính từ đầu phố tới cuối phố, nhà số lẻ luôn nằm bên tay trái, nhà số chẵn nằm bên tay phải. Theo sắc lệnh của hoàng đế Napoléon I, trên cửa chính của một ngôi nhà hay một tòa nhà chỉ được ghi một số nhà duy nhất, và Paris có 3 tháng để hoàn thành việc đánh số nhà theo quy định mới.
Sự hiện diện của phụ nữ trong tên đường phố
Trong tổng số 6.000 đường phố, quảng trường ở Paris, chỉ có khoảng 300 phố, quảng trường được đặt theo tên nữ giới, trong khi có tới 4.000 con đường, quảng trường mang tên các nhân vật nổi tiếng là nam giới.
Trong một phóng sự trên kênh truyền hình BFMTV, bà Charlotte Soulary, tác giả cuốn sách « Guide du voyage : Paris », tạm dịch là « Cẩm nang du lịch : Paris », giải thích về sự chênh lệch quá lớn này : « Trong một thời gian rất dài, việc lựa chọn tên phố là do nam giới đảm nhiệm. Thêm vào đó, hình ảnh của phái nữ ít hiện hữu trong lịch sử và trong những điều mà người ta lưu giữ và gọi là lịch sử. Trước đây, phụ nữ không có quyền đi bỏ phiếu, không có quyền được bầu vào các vị trí quan trọng, họ không có quyền được phong làm tướng lĩnh trong quân đội. »
Trong những năm gần đây, chính quyền Paris chủ trương đặt tên đường phố, quảng trường theo tên các nhân vật nữ danh tiếng, chẳng hạn các nữ nghệ sĩ, nữ chính trị gia, nhà tranh đấu nhân quyền nữ. Tính từ năm 2011, tổng cộng có khoảng 140 đường phố, quảng trường mang tên một phụ nữ nổi tiếng. Sắp tới đây, sẽ có một quảng trường và một con phố được đặt theo tên của bà Simone Veil (người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ Bộ trưởng Y tế Pháp và là nữ Chủ tịch đầu tiên của Nghị Viện Châu Âu, người mới được vinh danh tại điện Panthéon, Paris) và nữ danh ca Pháp France Gall.
Bà Catherine Vieu-Charier, trợ lý thị trưởng Paris, đặc trách quản lý di tích và ghi nhớ ký ức lịch sử, nhấn mạnh nỗ lực của thành phố trong thời gian qua : « Chúng tôi đã quyết định và chúng tôi đảm nhận thực hiện mong muốn chính trị, đạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt tên các khu vực công cộng ở Paris theo tên nữ giới. Trên thực tế, 75% đề xuất lên ủy ban chuyên trách việc đặt tên đường phố, quảng trường là dựa theo tên của các nhân vật nữ. »
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc đặt tên đường phố, quảng trường theo tên nữ giới nhiều khi mang tính gượng ép, chủ yếu liên quan đến các con phố nhỏ, các quảng trường nhỏ không mấy người biết tới, chẳng hạn quảng trường mang tên nữ chính trị gia, nhà đấu tranh cho nữ quyền Olympe de Gouges.
Bà Charlotte Soulary, tác giả cuốn « Cẩm nang du lịch : Paris » than phiền : « Quảng trường này (tức là quảng trường Olympe de Gouges) chỉ cách quảng trường Cộng Hòa có vài bước chân. Quảng trường Cộng Hòa rất nổi tiếng, rất lớn. Còn quảng trường này nhỏ xíu. Đây không hẳn là quảng trường, mà chỉ là một ngã tư, chỉ có một cái cây ở giữa, chỉ vì người ta cần tìm một nơi ở Paris để có thể đặt theo tên các nhân vật nữ ».
Paristique - bản đồ tương tác lịch sử tên đường phố Paris
Năm 2015, dựa trên trang dữ liệu mở Open Data của thành phố Paris, Guillaume Delorez, một kỹ sư trẻ người Pháp, 29 tuổi, làm việc cho Google và chuyên về phát triển trang web, đã tạo ra Paristique - một loại bản đồ trực tuyến về nguồn gốc, lịch sử tên gọi của 6.840 đường phố, quảng trường, cầu, phố đi bộ … ở Paris.
Điều đáng nói là đây là công trình cá nhân của riêng Guillaume Delorez, anh làm vì niềm đam mê chứ không có sự tài trợ của thành phố Paris hay một hiệp hội, tổ chức nào. Chỉ cần một cú nhấp chuột máy tính vào một điểm tròn trên bản đồ, chúng ta sẽ được đọc thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa tên con phố, cây cầu hay quảng trường tương ứng. Bản đồ Paristique được kỹ sư Guillaume Delorez thiết kế chỉ trong vòng 8 tiếng khi anh đi máy bay và không hề có wifi. Trong vòng vài tuần sau đó, trong những thời gian rảnh rỗi, Guillaume Delorez hoàn thiện tấm bản đồ trực tuyến.
Khi mới được tung lên trang web Paristique.com vào tháng 05/2015, bản đồ không thu hút nhiều sự chú ý của các cư dân mạng hay khách du lịch, mỗi ngày chỉ có khoảng 100 lượt truy cập. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, khi Guillaume Derolez tung bản đồ Paristique lên trang web cộng đồng Reddit, Paristique đã nhận được vô số bình luận và được trang Huffington Post và blog Big Browser của báo Le Monde nhắc tới. Số người truy cập bản đồ khi đó đã tăng vọt lên thành 48.000 lượt/ngày.
Vừa đi dạo, vừa tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa tên con phố, đối với người yêu Paris, cũng là một cách hiểu thêm về lịch sử của kinh thành Paris qua các thời kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét