GD&TĐ - Năm 2016 qua đi với nhiều
sự kiện có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhân loại. Sau đây là
những sự kiện quốc tế nổi bật do người phụ trách chuyên mục bình chọn:
Hồ:
sơ Panama: Với hơn 11 triệu tài liệu mật liên quan đến việc trốn thuế, rửa tiền
của hàng trăm ngàn công ty được Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế
(ICIJ) công bố vào giữa tháng 5/2016 làm rúng động cả thế giới. Không ít
quan chức chính phủ ở một số nước phải “về vườn” sau khi có kết quả
điều tra liên quan đến “Hồ sơ Panama”.
Bùng nổ virus Zika: Virus Zika gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đã bùng phát ở hàng chục quốc gia từ Mỹ - Latinh đến các nước châu Á kể từ đầu năm 2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát động chiến dịch toàn cầu mang tên “Khuôn khổ ứng phó chiến lược và Kế hoạch hành động chung”, nhằm hướng dẫn các quốc gia trên toàn thế giới thực hiện các biện pháp ngăn chặn virus lây lan, cũng như thông tin đầy đủ về những dị tật và các biến chứng đối với hệ thần kinh mà trẻ sơ sinh có thể gặp phải.
Nước Anh từ giã EU: Ngày 23/6, trong cuộc trưng cầu dân ý phần lớn người Anh đã lựa chọn “Brexit” - ra khỏi EU. Đây là sự kiện lịch sử chấn động thế giới, làm thay đổi bàn cờ địa chính trị của châu Âu, gây bất ổn cả về chính trị lẫn kinh tế cho EU, một tổ chức được coi là hoàn hảo nhất thế giới.
Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ: Trong một cuộc bầu cử Tổng thống gay cấn, tỷ phú Donald Trump, người được cho là chưa có kinh nghiệm trên chính trường đã giành chiến thắng áp đảo trước đối thủ sừng sỏ Hillary Clinton. Chiến thắng gây tranh cãi này khiến dư luận không chỉ ở Mỹ mà cả thế giới ngỡ ngàng và khó đoán trước những chính sách của Nhà Trắng thời Donald Trump.
Tòa Trọng tài bác bỏ yêu sách ở biển Đông của Trung Quốc: Ngày 12/7, giải quyết đơn khiếu kiện của Philippines, Tòa Trọng tài thường trực LHQ (PCA) đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Phán quyết khẳng định: Không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử ở biển Đông và cái gọi là “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra là trái với Luật Biển UNCLOS 1982.
Chủ tịch Cuba Phidel Castro qua đời: Ngày 26/11, lãnh tụ cách mạng Cuba Phidel Castro, nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất của thế kỷ XX đã qua đời ở tuổi 90. Phidel Castro ra đi trong niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân Cuba, Mỹ - Latinh và những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Nhiều nước, trong đó có Việt Nam tổ chức quốc tang tưởng nhớ tới con người huyền thoại trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của nhân loại - Phidel Castro.
Colombia đạt thỏa thuận hòa bình lịch sử: Cuộc đàm phán khó khăn, lâu dài và phức tạp giữa chính phủ Colombia và Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) đã kết thúc bằng lễ ký kết thỏa thuận hòa bình lịch sử chấm dứt 52 năm nội chiến, cướp đi sinh mạng của 260.000 người, 7 triệu người mất nhà cửa. Thỏa thuận hòa bình này được cho là hình mẫu giải quyết xung đột ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực: Với gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ phê chuẩn, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực từ ngày 4/11. Với văn kiện này, khoảng 200 quốc gia sẽ bắt đầu thực hiện các kế hoạch quốc gia nhằm cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo cam kết đã đề ra. Tổng Thư ký của Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Patricia Espinosa nhấn mạnh ngày này đánh dấu mốc quan trọng để các quốc gia cùng với thiện chí và thái độ nghiêm túc hướng tới hoàn thành các mục tiêu trong Hiệp định Paris về biến đối khí hậu.
Bước ngoặt trong cuộc chiến ở Syria: Ngày 12/12, sau khi đẩy toàn bộ các nhóm quân đối lập ra khỏi khu vực phía Đông Aleppo, quân chính phủ Syria tuyên bố: Aleppo đã được giải phóng. Giải phóng Aleppo - thành phố có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, được coi là bước ngoặt trong cuộc chiến 6 năm đau thương, tang tóc ở Syria. Chiến thắng ở Aleppo chứng tỏ vai trò của Mỹ trên chiến trường Syria đã suy yếu, thay vào đó là sự lên ngôi của bộ ba Nga - Iran - Thổ Nhĩ Kỳ.
“Bóng ma khủng bố” bao trùm khắp châu Âu: Vụ khủng bố chợ Giáng sinh ở Đức đêm 19/12 làm 12 người chết, 48 người bị thương. Trước đó, hàng loạt các vụ tấn công khủng bố ở Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ… đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người. Châu Âu vẫn đứng trước những thử thách an ninh hết sức khó khăn.
Bùng nổ virus Zika: Virus Zika gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đã bùng phát ở hàng chục quốc gia từ Mỹ - Latinh đến các nước châu Á kể từ đầu năm 2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát động chiến dịch toàn cầu mang tên “Khuôn khổ ứng phó chiến lược và Kế hoạch hành động chung”, nhằm hướng dẫn các quốc gia trên toàn thế giới thực hiện các biện pháp ngăn chặn virus lây lan, cũng như thông tin đầy đủ về những dị tật và các biến chứng đối với hệ thần kinh mà trẻ sơ sinh có thể gặp phải.
Nước Anh từ giã EU: Ngày 23/6, trong cuộc trưng cầu dân ý phần lớn người Anh đã lựa chọn “Brexit” - ra khỏi EU. Đây là sự kiện lịch sử chấn động thế giới, làm thay đổi bàn cờ địa chính trị của châu Âu, gây bất ổn cả về chính trị lẫn kinh tế cho EU, một tổ chức được coi là hoàn hảo nhất thế giới.
Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ: Trong một cuộc bầu cử Tổng thống gay cấn, tỷ phú Donald Trump, người được cho là chưa có kinh nghiệm trên chính trường đã giành chiến thắng áp đảo trước đối thủ sừng sỏ Hillary Clinton. Chiến thắng gây tranh cãi này khiến dư luận không chỉ ở Mỹ mà cả thế giới ngỡ ngàng và khó đoán trước những chính sách của Nhà Trắng thời Donald Trump.
Tòa Trọng tài bác bỏ yêu sách ở biển Đông của Trung Quốc: Ngày 12/7, giải quyết đơn khiếu kiện của Philippines, Tòa Trọng tài thường trực LHQ (PCA) đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Phán quyết khẳng định: Không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử ở biển Đông và cái gọi là “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra là trái với Luật Biển UNCLOS 1982.
Chủ tịch Cuba Phidel Castro qua đời: Ngày 26/11, lãnh tụ cách mạng Cuba Phidel Castro, nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất của thế kỷ XX đã qua đời ở tuổi 90. Phidel Castro ra đi trong niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân Cuba, Mỹ - Latinh và những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Nhiều nước, trong đó có Việt Nam tổ chức quốc tang tưởng nhớ tới con người huyền thoại trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của nhân loại - Phidel Castro.
Colombia đạt thỏa thuận hòa bình lịch sử: Cuộc đàm phán khó khăn, lâu dài và phức tạp giữa chính phủ Colombia và Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) đã kết thúc bằng lễ ký kết thỏa thuận hòa bình lịch sử chấm dứt 52 năm nội chiến, cướp đi sinh mạng của 260.000 người, 7 triệu người mất nhà cửa. Thỏa thuận hòa bình này được cho là hình mẫu giải quyết xung đột ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực: Với gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ phê chuẩn, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực từ ngày 4/11. Với văn kiện này, khoảng 200 quốc gia sẽ bắt đầu thực hiện các kế hoạch quốc gia nhằm cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo cam kết đã đề ra. Tổng Thư ký của Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Patricia Espinosa nhấn mạnh ngày này đánh dấu mốc quan trọng để các quốc gia cùng với thiện chí và thái độ nghiêm túc hướng tới hoàn thành các mục tiêu trong Hiệp định Paris về biến đối khí hậu.
Bước ngoặt trong cuộc chiến ở Syria: Ngày 12/12, sau khi đẩy toàn bộ các nhóm quân đối lập ra khỏi khu vực phía Đông Aleppo, quân chính phủ Syria tuyên bố: Aleppo đã được giải phóng. Giải phóng Aleppo - thành phố có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, được coi là bước ngoặt trong cuộc chiến 6 năm đau thương, tang tóc ở Syria. Chiến thắng ở Aleppo chứng tỏ vai trò của Mỹ trên chiến trường Syria đã suy yếu, thay vào đó là sự lên ngôi của bộ ba Nga - Iran - Thổ Nhĩ Kỳ.
“Bóng ma khủng bố” bao trùm khắp châu Âu: Vụ khủng bố chợ Giáng sinh ở Đức đêm 19/12 làm 12 người chết, 48 người bị thương. Trước đó, hàng loạt các vụ tấn công khủng bố ở Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ… đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người. Châu Âu vẫn đứng trước những thử thách an ninh hết sức khó khăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét