Nguồn: “Why do some countries drive on the left side of the road?“, History, 21/10/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng những người La Mã cổ đại có thể đã lái các xe đẩy và xe ngựa của họ ở phía bên trái, và thông lệ này dường như đã được mở rộng sang các khu vực ở châu Âu trung cổ. Nguyên nhân của điều này chưa hoàn toàn chắc chắn, nhưng một số người tin rằng nó phát sinh vì lý do an toàn. Một lý thuyết cho rằng đa số mọi người thuận tay phải, nên việc lái xe hoặc cưỡi ngựa ở bên trái sẽ cho phép họ sử dụng vũ khí với tay thuận của mình nếu họ đối đầu với kẻ thù.
Mãi cho đến những năm 1700, lưu lượng ngựa và xe kéo vẫn còn ít nên quyết định lái xe về phía bên trái hay bên phải thường xuyên thay đổi theo phong tục địa phương. Việc đi về phía bên trái rốt cuộc được pháp luật quy định ở Anh sau khi thông qua các biện pháp của chính phủ vào các năm 1773 và 1835, nhưng truyền thống ngược lại lại chiếm ưu thế ở Pháp, quốc gia ủng hộ việc đi về bên phải vào đầu thế kỷ 18. Hai quốc gia này sau đó đã đưa phong cách đi lại tới các thuộc địa của mình, đó là lý do tại sao nhiều lãnh thổ từng là thuộc địa của Anh như Australia, New Zealand, Nam Phi và Ấn Độ vẫn lái xe bên trái.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về việc bắt đầu đi lại ở bên phải từ thế kỷ 18 cùng với sự nổi lên của các toa xe vận tải được kéo bởi các đàn ngựa lớn. Vì những chiếc xe này thường không có chỗ ngồi cho lái xe, lái xe có xu hướng cưỡi trên con ngựa sau cùng ở bên trái để dễ dàng kiểm soát đàn ngựa với tay phải của mình. Khi xe kéo trở nên phổ biến hơn, một cách tự nhiên giao thông cũng chuyển sang bên phải để lái xe có thể ngồi gần với trung tâm của đường và tránh va chạm với nhau. Tuy nhiên, một tác nhân gây ảnh hưởng lớn là nhà sản xuất xe hơi Henry Ford, người đã sản xuất hàng loạt mẫu xe Model-T với tay lái bên trái, điều này đã buộc mọi người phải lái xe ở phía bên phải của đường.
Ngày nay, lái xe bên trái vẫn là chuẩn mực ở Anh và nhiều nước thuộc địa cũ của của quốc gia này cũng như ở Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan và một số nước khác. Tuy nhiên, với sự gia tăng của ô tô, nhiều nước đã chuyển sang lái xe bên phải để phù hợp với các nước láng giềng của họ. Canada bãi bỏ việc lái xe bên trái vào những năm 1920 để thuận lợi hóa giao thông đi và đến từ Hoa Kỳ. Trong khi đó, năm 1967, chính phủ Thụy Điển đã dành khoảng 120 triệu USD để chuẩn bị cho các công dân của mình chuyển sang lái xe bên phải.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/01/11/tai-sao-mot-quoc-gia-lai-xe-ben-trai/#sthash.Gju0P99S.dpuf
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng những người La Mã cổ đại có thể đã lái các xe đẩy và xe ngựa của họ ở phía bên trái, và thông lệ này dường như đã được mở rộng sang các khu vực ở châu Âu trung cổ. Nguyên nhân của điều này chưa hoàn toàn chắc chắn, nhưng một số người tin rằng nó phát sinh vì lý do an toàn. Một lý thuyết cho rằng đa số mọi người thuận tay phải, nên việc lái xe hoặc cưỡi ngựa ở bên trái sẽ cho phép họ sử dụng vũ khí với tay thuận của mình nếu họ đối đầu với kẻ thù.
Mãi cho đến những năm 1700, lưu lượng ngựa và xe kéo vẫn còn ít nên quyết định lái xe về phía bên trái hay bên phải thường xuyên thay đổi theo phong tục địa phương. Việc đi về phía bên trái rốt cuộc được pháp luật quy định ở Anh sau khi thông qua các biện pháp của chính phủ vào các năm 1773 và 1835, nhưng truyền thống ngược lại lại chiếm ưu thế ở Pháp, quốc gia ủng hộ việc đi về bên phải vào đầu thế kỷ 18. Hai quốc gia này sau đó đã đưa phong cách đi lại tới các thuộc địa của mình, đó là lý do tại sao nhiều lãnh thổ từng là thuộc địa của Anh như Australia, New Zealand, Nam Phi và Ấn Độ vẫn lái xe bên trái.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về việc bắt đầu đi lại ở bên phải từ thế kỷ 18 cùng với sự nổi lên của các toa xe vận tải được kéo bởi các đàn ngựa lớn. Vì những chiếc xe này thường không có chỗ ngồi cho lái xe, lái xe có xu hướng cưỡi trên con ngựa sau cùng ở bên trái để dễ dàng kiểm soát đàn ngựa với tay phải của mình. Khi xe kéo trở nên phổ biến hơn, một cách tự nhiên giao thông cũng chuyển sang bên phải để lái xe có thể ngồi gần với trung tâm của đường và tránh va chạm với nhau. Tuy nhiên, một tác nhân gây ảnh hưởng lớn là nhà sản xuất xe hơi Henry Ford, người đã sản xuất hàng loạt mẫu xe Model-T với tay lái bên trái, điều này đã buộc mọi người phải lái xe ở phía bên phải của đường.
Ngày nay, lái xe bên trái vẫn là chuẩn mực ở Anh và nhiều nước thuộc địa cũ của của quốc gia này cũng như ở Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan và một số nước khác. Tuy nhiên, với sự gia tăng của ô tô, nhiều nước đã chuyển sang lái xe bên phải để phù hợp với các nước láng giềng của họ. Canada bãi bỏ việc lái xe bên trái vào những năm 1920 để thuận lợi hóa giao thông đi và đến từ Hoa Kỳ. Trong khi đó, năm 1967, chính phủ Thụy Điển đã dành khoảng 120 triệu USD để chuẩn bị cho các công dân của mình chuyển sang lái xe bên phải.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/01/11/tai-sao-mot-quoc-gia-lai-xe-ben-trai/#sthash.Gju0P99S.dpuf
Nguồn: “Why do some countries drive on the left side of the road?“,
History, 21/10/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng những người La Mã cổ đại có thể đã lái các xe đẩy và xe ngựa của họ ở phía bên trái, và thông lệ này dường như đã được mở rộng sang các khu vực ở châu Âu trung cổ. Nguyên nhân của điều này chưa hoàn toàn chắc chắn, nhưng một số người tin rằng nó phát sinh vì lý do an toàn. Một lý thuyết cho rằng đa số mọi người thuận tay phải, nên việc lái xe hoặc cưỡi ngựa ở bên trái sẽ cho phép họ sử dụng vũ khí với tay thuận của mình nếu họ đối đầu với kẻ thù. Mãi cho đến những năm 1700, lưu lượng ngựa và xe kéo vẫn còn ít nên quyết định lái xe về phía bên trái hay bên phải thường xuyên thay đổi theo phong tục địa phương. Việc đi về phía bên trái rốt cuộc được pháp luật quy định ở Anh sau khi thông qua các biện pháp của chính phủ vào các năm 1773 và 1835, nhưng truyền thống ngược lại lại chiếm ưu thế ở Pháp, quốc gia ủng hộ việc đi về bên phải vào đầu thế kỷ 18. Hai quốc gia này sau đó đã đưa phong cách đi lại tới các thuộc địa của mình, đó là lý do tại sao nhiều lãnh thổ từng là thuộc địa của Anh như Australia, New Zealand, Nam Phi và Ấn Độ vẫn lái xe bên trái. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về việc bắt đầu đi lại ở bên phải từ thế kỷ 18 cùng với sự nổi lên của các toa xe vận tải được kéo bởi các đàn ngựa lớn. Vì những chiếc xe này thường không có chỗ ngồi cho lái xe, lái xe có xu hướng cưỡi trên con ngựa sau cùng ở bên trái để dễ dàng kiểm soát đàn ngựa với tay phải của mình. Khi xe kéo trở nên phổ biến hơn, một cách tự nhiên giao thông cũng chuyển sang bên phải để lái xe có thể ngồi gần với trung tâm của đường và tránh va chạm với nhau. Tuy nhiên, một tác nhân gây ảnh hưởng lớn là nhà sản xuất xe hơi Henry Ford, người đã sản xuất hàng loạt mẫu xe Model-T với tay lái bên trái, điều này đã buộc mọi người phải lái xe ở phía bên phải của đường. Ngày nay, lái xe bên trái vẫn là chuẩn mực ở Anh và nhiều nước thuộc địa cũ của của quốc gia này cũng như ở Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan và một số nước khác. Tuy nhiên, với sự gia tăng của ô tô, nhiều nước đã chuyển sang lái xe bên phải để phù hợp với các nước láng giềng của họ. Canada bãi bỏ việc lái xe bên trái vào những năm 1920 để thuận lợi hóa giao thông đi và đến từ Hoa Kỳ. Trong khi đó, năm 1967, chính phủ Thụy Điển đã dành khoảng 120 triệu USD để chuẩn bị cho các công dân của mình chuyển sang lái xe bên phải.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/01/11/tai-sao-mot-quoc-gia-lai-xe-ben-trai/#sthash.Gju0P99S.dpuf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét