Những Người Bạn Sư Phạm Saigon
25 thg 1, 2017
Tệ nạn nhậu nhẹt làm suy đồi tha hóa đạo đức xã hội
Zô, Zô, Zô…. Những tiếng hò hét ầm ĩ nhốn nháo khắp các quán xá, chúng uống như chưa từng bao giờ được uống. như sợ ngày mai không còn gì đẻ uống, hết ly này dến ly khác, hết chai đầy lại chai vơi, chúng chuốc nhau, ép nhau nốc cho đến khi say bét nhè nôn mửa ra, chúng hả hê nhìn đối tác, đối thủ, đồng nghiệp, bạn nhậu…. đổ gục, xuống, nói năng lè nhè lảm nhảm, chúng dương dương tự đắc về khả năng uống tốt, chúng thi nhau giống lên những cái giọng khàn khàn, nhừa nhựa hát những câu ngô nghê vô nghĩa tự chế ra, chúng hân hoan hưởng lạc sau khi đã ăn của dân không từ thứ gì.
Xã hội Việt Nam hiện nay đã trở thành một xã hội ăn nhậu, khắp nơi từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, từ công sở tới đường phố, từ ma chay cưới hỏi đến lễ lạt hội hè, từ kỷ niệm sự kiện đến quan hệ giao tiếp… đâu đâu cũng đua nhau nhậu nhẹt bia rượu. Những con số thống kê đã cho thấy một tình trạng kinh hãi là Việt Nam đã trở thành một quốc gia tiêu thụ rượu bia đứng đầu Đông Nam Á và hàng đầu thế giới với 3,4 tỷ lít bia và 70 triệu lít rươu năm 2015, vậy mà con số dự tính của nghành bia rượu còn là 4 tỷ lít bia/năm đến 2020.
Một tệ nạn dễ thấy đã trở thành lan tràn trong toàn xã hội là hầu như tất cả mọi công chuyện làm ăn đều được quyết định trên bàn nhậu hoặc sau các chầu nhậu. Việc này đưa tới hầu hết công chức đều phải thường xuyên ăn nhậu để lôi bè kết cánh hình thành các đường dây, ê kíp, nhóm lợi ích…. để cấu kết, nâng đỡ, bao che, tham nhũng, hối lộ… Từ đây dẫn đến toàn bộ các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiện tư nhân vừa và nhỏ đều phải chạy theo việc nhậu nhẹt ăn chơi để tạo các mối quan hệ làm ăn, lobby, sắp đặt thầu… theo đó các tầng lớp thanh niên cũng a dua đua nhau ăn nhậu để bắt chước lối sống của tầng lớp quan chức ăn trên ngồi chốc, để hy vọng sau này đáp ứng được các nhu cầu tạo quan hệ công việc làm ăn hoặc sỹ diện ta đây là dân ăn chơi sành điệu. Lối sống và làm việc này tệ hại đến mức trong nhiều cuộc tuyển dụng nhân viên kinh doanh các nhà tuyển dụng đều hỏi các ứng viên có nhậu được không, như vậy ăn nhậu đã trở thành một tiêu chí tuyển dụng nhân viên làm việc.
Thâm chí người ta còn thấy và đưa lên các trang mạng xã hội nhiều hình ảnh các công chức đang làm việc trong tình trạng vừa ăn nhậu xong, mặt mũi vẫn còn đỏ gay gắt, kể cả các công chức tòa án, kiểm sát, cán bộ các cơ quan tiếp dân…. Những lực lượng quân đội, công an cũng đua nhau ăn nhậu, mà chính họ là những người có mặt nhiều nhất trong các quán bia, karaoke… Vì họ đang là lực lược được hưởng chế độ cao nhất xã hội, lương hưu của họ còn cao hơn lương người đi làm ở các lĩnh vực khác.
Một anh bạn người Đức sang công tác ở Việt Nam đi đường mới 10h00 sáng đã thấy các quán bia đông đức hỏi tôi sao mới sáng quán đã đông thế, ai là người tụ tập ăn nhậu sớm thế? Tôi bảo các quan chức họ đi ăn nhậu đấy. anh bạn kia lại hỏi thế họ làm việc lúc nào? Ai là người làm các công việc cơ quan? Tôi bảo đấy họ đang làm việc đấy, họ thích rủ nhau ra quán làm việc hơn. Anh bạn kia bảo à bây giờ thì tao hiểu tại sao nước mày nghèo rồi.
Tệ nạn nhậu nhẹt lan tràn khắp xã hội còn gây ra nhiều hậu quả tai hại, thảm thương. Tai nạn giao thông gia tăng có sự góp phần của những người tham gia giao thông say xỉn. Bạo lực gia đình, trẻ em cũng đa phần do rượu bia. Lười biếng lao động, thất nghiệp đói kém nhât là ở các vùng miền núi cũng do nghiện ngập bia rượu. Bất kỳ chuyện gì người ta cũng lấy cớ tụ tập ăn nhậu, sinh nhật, mua đồ mới, lâu ngày gặp mặt, lên chức, lên lương, ma chay cưới hỏi, cờ bạc, cá độ… thậm chí chẳng có lý do gì thì cũng tụ tập ăn nhậu vì là ngáy thích gặp nhau. Nghiện ngập lâu ngày làm con người ta bê tha suy đồi dẫn đến mất ý chí rèn luyện phấn đấu, dần dần hình thành những thói quen kém cỏi, mất tư cách, làm hỏng dần con người, một phần không nhỏ của tội phạm hình sự cũng do ma men gây ra.
Muốn nề nếp xã hội cải thiện, chấn chỉnh lại đạo đức, kỷ cương đất nước phải bắt đầu từ việc ngăn cấm nhậu nhẹt ở các cơ quan, công sở, công chức nhà nước, chính quyền các cấp, các nghành, kết hợp với giáo dục vận động ở khắp các môi trường gia đình, xã hội, trường học với sự tham gia của toàn dân và các đoàn thể. Đây là việc cần làm gấp, làm ngay và có kế hoạch lâu dài hình thành một quá trình tu dưỡng rèn luyện cho cả xã hội.
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Nguyễn Xích Long.
Ảnh: từ Google
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét