Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, hoa
đào lại rực rỡ khoe sắc khắp đất trời xứ Bắc. Từ trong nhà, ngoài vườn
và cả trên đường phố, người ta đều bắt gặp sắc hồng của loài hoa này.
Thế nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của nó. Và tại sao hoa đào lại là biểu tượng của ngày xuân phương Bắc?
1. Sự tích cây đào ngày Tết
Người thì bảo đào có nguồn gốc từ Ba Tư, nhưng cũng lại có ghi chép cho rằng tổ tiên của đào là từ đất Trung Quốc,
tên khoa học là Prunus persica thuộc họ Rosaaceae. Đào được nhắc đến
không chỉ là một loại cây phổ biến ở vùng châu Á mà còn gắn liền với câu
chuyện tín ngưỡng giải thích tại sao đào là loại cây không thể thiếu
trong ngày Tết cổ truyền.
Tương truyền, trên ngọn núi Sóc Sơn có
một cây đào cổ thụ cành lá xum xuê che phủ một vùng đất rộng lớn. Ở đó
có hai vị thần là Trà và Uất Lũy cư ngụ, dùng quyền năng của mình bảo hộ
người dân khỏi sự quấy rối của ma quỷ, do đó chỉ cần nhìn cây đào thôi
cũng đủ khiến tà ma phải khiếp sợ bỏ chạy. Vì thế, dân làng nơi đây
quanh năm có một cuộc sống bình yên và sung túc. Nhưng đến những ngày
cuối năm, hai vị Thần phải về thiên đình trình báo Ngọc Hoàng thì bọn
yêu ma được dịp hoành hành can nhiễu tới cuộc sống người dân. Khi hai vị
Thần quay lại, sau khi nghe dân làng kể lại sự tình, Thần bảo con người
ngày Tết hãy chặt những cành đào rồi cắm trong nhà, nhìn thấy đào cũng
như thấy Thần, tà ma sẽ khiếp sợ cũng phải tránh xa. Do vậy, cứ đến Tết,
hầu như nhà ai cũng có cành hoặc cây đào, không chỉ để trang trí mà còn
vì ý nghĩa sâu xa này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét