Điều trị bệnh từ khi mới chớm sẽ hiệu quả hơn nhiều, tuy
nhiên trên thực tế có một số bệnh âm thầm tiến triển cho đến khi
bạn biết thì đã nặng rồi…
Các bệnh này mặc dù rất nguy hiểm nhưng biểu hiện có thể rất nhẹ hoặc
không rõ ràng khiến người ta dễ dàng bỏ qua. Dưới đây là 6 căn bệnh
như vậy.
1. Tăng huyết áp
Theo một nghiên cứu của Canada đăng trên tạp chí của Hiệp hội
Y khoa Hoa Kỳ năm 2013 thì có đến gần một nửa dân số bị tăng
huyết áp. Tăng huyết áp là một căn bệnh khá thầm lặng ít
biểu hiện ra triệu chứng, và thường bị bỏ qua cho đến khi
người bệnh nhập viện vì đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay mắc bệnh
thận là những biến chứng của tăng huyết áp. Căn bệnh tiến
triển từng ngày dù bạn có biết hay không, và âm thầm làm tổn
thương các mạch máu.
Cách bảo vệ bản thân: Bạn nên đo huyết áp định kỳ ít nhất
một năm một lần, dù là người không có yếu tố nguy cơ như cao
tuổi, béo phì v.v. Để đo huyết áp bạn không nhất thiết phải
đến gặp bác sĩ, bạn có thể đo ở các hiệu thuốc, hay có thể
mua một máy đo huyết áp điện tử để đo cho cả gia đình
2. Ng ừng thở khi ngủ
Ngáy là một dấu hiệu có thể liên quan đến bệnh ngưng thở khi ngủ (Ảnh: Internet)
Theo một nghiên cứu của Thụy Điển năm 2012, có đến một nửa
số phụ nữ từ độ tuổi 20-70 bị mắc hội chứng ngừng thở khi
ngủ. Người bệnh biểu hiện có cơn ngừng thở khi ngủ, thường dễ
bị các bệnh nguy hiểm như tiểu đường loại 2, bệnh tim.
Tuy vậy, biểu hiện của bệnh rất tinh vi khó nhận biết nên
nhiều phụ nữ thường không được chuẩn đoán. Người bệnh thường
cảm thấy đau đầu vào buổi sáng, rối loạn tinh thần và mệt
mỏi.
Ngoài ra một có thể xuất hiện thêm triệu chứng mất ngủ. Nữ
giới thường hay thức giấc lúc nửa đêm do bị ngừng thở trong
khi ngủ.
Bảo vệ bản thân: Cách thiết thực nhất là bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất cứ triệu chứng nào kể trên.
3. Tăng nhãn áp
Đây là một căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, bệnh thường gặp
ở lứa tuổi trung niên và là một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến mù lòa vĩnh viễn, đứng thứ hai sau bệnh đục thủy tinh
thể. Nguyên nhân là do tổn thương dây thần kinh thị giác một
cách từ từ, nên nhiều khi người bệnh không nhận biết được mắt
bị suy giảm thị lực cho đến giai đoạn cuối.
Liệu có một số gợi ý để phát hiện bệnh? Bạn có thể thấy
mình hay bước hụt hoặc hay bước, hay đụng phải các đồ vật như
chén, cốc do giảm tri giác sâu. Bạn cũng có thể gặp khó khăn
khi lái xe ban đêm, vì suy giảm khả năng phân biệt giữa ánh sáng
rất nhẹ và bóng tối.
Cách bảo vệ bản thân: Viện nhãn khoa Hoa Kỳ khuyến nghị
người sau 40 tuổi nên đi sàng lọc bệnh, 2-4 năm một lần tùy theo
yếu tố nguy cơ của từng người. Và người sau 65 tuổi nên đi
kiểm tra thường niên.
4. Tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, có thể gây ra những biến
chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu bệnh
nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo kết quả điều tra của Viện nội tiết Trung ương Hoa Kỳ năm
2012, tỷ lệ đái tháo đường trong cộng đồng chưa được chuẩn
đoán lên đến hơn 60%. Người bệnh có thể có chỉ số đường huyết
bất thường nhưng lại hầu như không có triệu chứng. Một số
triệu chứng tinh tế như mồm khô, hay khát, tiểu nhiều hay nhìn
mờ có thể bị bỏ qua và chỉ coi là mệt mỏi thông thường.
Một triệu chứng khác có thể xuất hiện đột ngột, đặc biệt
ở người thừa cân béo phì là có những vùng da màu nâu sạm
xuất hiện ở lưng, ở cổ hay ở các nếp gấp như nách, háng,
nguyên nhân là do tụy tăng sản xuất insulin để bù trừ khi đường
huyết tăng cao.
Cách bảo vệ bản thân: Sàng lọc phát hiện bệnh mỗi 3 năm một
lần đối với người sau 45 tuổi. Đặc biệt nếu bạn là người có
yếu tố nguy cơ cao như thừa cân, tăng huyết áp hay mỡ máu thì
nên kiểm tra thường xuyên hơn.
5. Ung thư phổi
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đây là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu ở cả nữ giới và nam giới, nhưng giai đoạn đầu của
bệnh có thể hoàn toàn không biểu hiện ra triệu chứng. Triệu
chứng thường chỉ xuất hiện rầm rộ khi bệnh đến giai đoạn
cuối, lúc đó tỷ lệ tử vong cao hơn rất nhiều. Đặc biệt có
đến một nửa số phụ nữ mắc ung thư phổi không bao giờ hút
thuốc, đó là những đối tượng thường không chú ý đến căn bệnh
này.
Bảo vệ bản thân: Nếu bạn đang hút thuốc hoặc đã từng hút
thuốc ít nhất 30 bao năm (tính bằng số bao một ngày nhân số
năm) và trên 55 tuổi thì nên đi chup CT phổi thường niên. Còn nếu
bạn chưa bao giờ hút thuốc thì không khuyến nghị đi tầm soát
bệnh. Nhưng bạn nên cẩn trọng nếu xuất hiện ho khan không biến
mất sau hai tuần, hoặc đột nhiên thở khò khè, đau ngực, khó
thở và khàn giọng.
6. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Có đến 10% trong tổng số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị mắc
hội chứng PCOS, đây là tình trạng cơ thể sản xuất quá nhiều
hooc-môn giới tính nam, ảnh hưởng đến sự rụng trứng và cuối
cùng là làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.
Theo hiệp hội PCOS thì chưa đến 50% phụ nữ bị mắc hội chứng
này được chẩn đoán đúng.
“Căn bệnh có thể bị bỏ qua trong nhiều năm, đặc biệt là
nếu bạn dùng thuốc tránh thai trong những năm 20 hoặc 30 tuổi”,
theo tiến sĩ David Keefe, giám đốc sản phụ khoa thuộc Trung tâm Y
khoa Langone NYU. Một số phụ nữ có thể được chẩn đoán khi đang
tìm cách thụ thai. Điều gây lo ngại là khoảng một nửa phụ nữ
bị PCOS sẽ mắc tiền tiểu đường hoặc tiểu đường trước tuổi
40. Họ cũng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, ngừng thở khi ngủ,
mỡ máu và ung thư niêm mạc tử cung.
Bảo vệ bản thân: Bạn cần chú ý đến cơ thể mình. Triệu
chứng phổ biến nhất của hội chứng là kinh nguyệt không đều
(chu kỳ có thể là 35 hoặc hơn nếu bạn không dùng thuốc). Một
số gợi ý khác là mọc mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành, mọc
lông ở mặt hoặc trên cơ thể, tóc mỏng.
Một tin tốt nữa là nếu được phát hiện, PCOS có thể được
kiểm soát thành công nhờ sự kết hợp trong thay đổi lối sống
và một số thuốc.
Thực tế số bệnh thuộc loại này có thể sẽ còn nhiều hơn nữa, vậy nên
lý tưởng nhất là bạn nên xây dựng một lịch khám đều đặn, đồng thời điều
chỉnh lối sống để tăng cường sức khỏe.
Theo Prevention
Đại Hải biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét