Sự Lây Lan Và Cách Phòng Ngừa
Virus và vi khuẩn đều là những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu khi hệ
miễn dịch của con người bị suy yếu.
Chúng ta nên biết rõ sự khác nhau giữa virus và vi khuẩn để có cách
phòng và điều trị bệnh hợp lý khi bị bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây
ra.
1. Vi khuẩn là gì
?
Vi khuẩn thuộc loại đơn bào, có ở khắp mọi nơi, chỉ một giọt
sữa chua là có thể chứa 100 triệu vi khuẩn. Hầu hết các vi khuẩn sinh sản bằng
cách phân bào (một tế bào tách làm đôi).
Vi
khuẩn giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa của người và vật, giúp hóa
mùn cây cối và súc vật chết, giúp cho tiến trình lên men hiệu
quả.
Vi khuẩn có vai trò quan trọng trong tái chế chất dinh dưỡng
như cố định nitơ từ khí quyển và gây thối rữa sinh vật khác.
2. Virus (Vi rút) là gì ?
Vi rút lớn lên và phát triển chỉ khi chúng sống trong tế bào
sống. Sống ngoài tế bào sống, vi rút sẽ tự hủy diệt, không thể phát triển, trừ
khi chúng sống trong tế bào động vật, thực vật hay vi khuẩn.
Vi rút gây bệnh cho người và vật, do thở hay nuốt vào, đột nhập vào
lỗ hổng trên da.
Virus bao gồm vật liệu di truyền (DNA hoặc RNA) bao quanh bởi
một lớp phủ bảo vệ của protein. Có khả năng bám vào các tế bào và nhận được bên
trong chúng.
Virus có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động
vật, thực vật cho tới vi khuẩn và vi khuẩn cổ.
3. Sự khác nhau giữa vi khuẩn và virus
?
(Chú thích: dấu + là Có, dấu – là Không)
* Vi khuẩn (Bacteria) - Gây viêm
nhiễm nhưng diệt được
Vi khuẩn còn được gọi là vi
trùng, chúng hiện diện khắp nơi trong đất, nước và ở dạng cộng sinh
với các sinh vật khác. Một số là tác nhân gây bệnh và gây ra bệnh uốn ván, thương hàn, giang mai,
tả, bệnh lây qua thực phẩm và
lao.
Một số nhiễm khuẩn có thể lan rộng ra khắp cơ thể và trở thành
bệnh toàn thân.
Bệnh do vi khuẩn lây nhiễm qua tiếp xúc, không khí, thực phẩm,
nước và côn trùng.
Vi khuẩn gây viêm nhiễm nhưng diệt được mầm
bệnh, bệnh do bị nhiễm khuẩn có thể trị bằng
thuốc kháng sinh, được chia làm hai nhóm là diệt khuẩn (bacteriocide) và kìm
khuẩn (bacteriostasis), với liều lượng mà khi phân tán vào dịch cơ thể có thể
tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi
khuẩn.
* Virus - Thuốc kháng sinh
vô tác dụng với virus
Vi rút chỉ có thể sống và phát triển được khi xâm nhập vào bên
trong tế bào của sinh vật khác (người, động vật và cây cỏ) và khi ra khỏi ký
chủ, vào môi trường ngoài (nước, không khí…) chúng sẽ không sống được
lâu.
Ngày nay, khoa học đã phát hiện có khoảng 2.000 loài vi rút
khác nhau, trong đó có khoảng 300 loài có khả năng gây bệnh cho người như
AIDS, viêm gan B và C, sốt xuất huyết, bại liệt,
bệnh dại, đậu mùa, cúm…
Khác với vi khuẩn, vi rút đánh vào hệ miễn dịch của cơ thể nên
điều trị bằng kháng sinh không có tác dụng mà chỉ có thể chống lại bằng cách
tiêm vaccin.
Riêng các loại vi rút gây cúm, vì chúng biến chủng rất nhanh
nên vaccin chế từ virus năm này lại không hữu hiệu với cùng virus ấy cho năm
tới. Vì thế các loại vaccin hiện có không ngừa được virus cúm A
(H1N1).
Khi thời tiết chuyển mùa hay trở lạnh sẽ là điều kiện thuận
lợi để vi rút gây bệnh.
4. Tại sao thuốc kháng sinh (antibiotic) không
điều trị được bệnh do virus gây ra ?
Năm 1928, tại Bệnh viện Saint Mary (London), Alexander
Plemming phát hiện ra chất kháng sinh (antibiotic) diệt khuẩn và đặt tên là
penicillin.
Loại kháng sinh này được tìm ra từ nấm Penicillium notatum.
Sau đó có rất nhiều nhà nghiên cứu về kháng sinh penicillin và đến năm 1943, dự
án sản xuất penicillin được Chính phủ Mỹ chấp nhận và từ đây kháng sinh
penicillin chính thức ra đời, cứu sống được vô vàn người mắc bệnh nhiễm
khuẩn.
Từ penicillin, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm tòi ra vô vàn các
loại kháng sinh khác nhau và đã xếp chúng thành nhiều nhóm dựa vào cấu tạo và cơ
chế tác dụng đối với vi khuẩn.
Kháng sinh (Antibiotic) đối với virut thì như thế
nào?
Do cấu tạo virut hoàn toàn khác biệt với tế bào vi khuẩn và nó
không phải là một tế bào hoàn chỉnh bởi cấu tạo đơn giản hơn rất nhiều so với tế
bào vi khuẩn chỉ là bộ gen (hoặc DNA hoặc RNA) bao quanh là lớp vỏ protein chứa
nhiều kháng nguyên, vì vậy được gọi là “phi tế bào”.
Do cấu tạo đặc biệt đó nên bắt buộc virut phải sống ký sinh
bên trong tế bào túc chủ mà nó xâm nhiễm, bởi vì virut không có hệ thống enzym
hoàn chỉnh nên không thể tự tạo ra năng lượng cho mình hoặc tự sinh sôi nảy nở
được.
Do đó, để tồn tại và phát triển thì virut phải xâm nhập vào
trong các tế bào khác (tế bào túc chủ) và “gửi” các vật liệu di truyền của
mình.
Khi vào cơ thể, áo protein bị loại bỏ, chỉ hoạt động bởi ARN
hoặc ADN của nó, không có cách gì để nhận biết. Hơn nữa, kháng sinh diệt được vi
khuẩn vì vi khuẩn ký sinh ngoài tế bào nên kháng sinh có thể diệt nguyên vi
khuẩn, còn virut nằm trong vật chất di truyền của tế bào túc chủ cho nên nếu
kháng sinh diệt virut thì đồng nghĩa với diệt cả tế bào của túc chủ (người hoặc
động vật).
Vì vậy, nếu thuốc kháng sinh muốn tấn công virut sẽ phải biết
chọn lọc không tấn công vào các bộ phận “tầm gửi” này (tức là không tấn công vào
tế bào túc chủ) và đây thực sự là cản trở cực lớn.
Hơn thế nữa, virut còn có khả năng nằm ẩn mình vài năm trong
tế bào trước khi phát bệnh.
Để thay vì dùng kháng sinh không có tác dụng đối với virut,
các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công một số thuốc diệt virut dựa trên cơ sở
sự hiểu biết về cấu trúc và cơ chế xâm nhiễm, nhân lên trong tế bào túc chủ của
virut.
Tuy vậy, virut luôn thay đổi hình dạng và do đó luôn có khả
năng kháng lại thuốc, đó là những điều bất lợi cho việc dùng thuốc tiêu diệt
chúng.
5. Virus và vi khuẩn lây lan như thế nào
?
– Một người bị lạnh có thể lây nhiễm vi khuẩn hoặc virus bằng
cách ho hoặc hắt hơi.
– Vi khuẩn hoặc virus có thể được lây lan bằng cách chạm hoặc
bắt tay với người khác.
– Chạm vào thức ăn với bàn tay bẩn cũng sẽ cho phép virus hoặc
vi khuẩn từ ngoài lây lan tới ruột.
– Lây qua dịch cơ thể: như máu, nước bọt và tinh dịch, có thể
chứa các vi sinh vật, ví dụ bằng cách tiêm hoặc quan hệ tình
dục (đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng do virus như viêm gan hoặc
AIDS).–
Virus lây lan theo nhiều cách;
virus thực vật thường được truyền từ cây này sang cây khác qua những loài
côn
trùng hút nhựa cây như rệp vừng; trong khi
virus động vật lại có thể được truyền đi nhờ những côn
trùng hút máu. Những sinh vật mang mầm bệnh như vậy được gọi là
những vector.
Virus cúm lan truyền thông qua ho và hắt hơi. Norovirus và
rotavirus, nguyên nhân chính của bệnh viêm dạ dày-ruột siêu vi, lây lan qua
đường phân-miệng và truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc, cũng
như xâm nhập vào cơ thể qua thức
ăn hay nước uống.
HIV là một trong vài loại virus lây nhiễm thông qua quan hệ
tình dục và tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh. Mỗi
virus chỉ có thể xâm nhiễm vào một số dạng tế bào vật chủ nhất định, gọi là
“biên độ vật chủ” (host
range); biên độ này có thể rất hẹp hoặc rất rộng, tùy vào số lượng
những sinh vật khác nhau mà virus có khả năng lây
nhiễm.
Sự xâm nhập của virus trong động vật đã kích hoạt một phản ứng
miễn dịch nhằm loại bỏ virus xâm nhiễm. Những phản ứng miễn dịch cũng có thể
được tạo ra bởi vaccin, giúp tạo ra miễn dịch thu được nhân tạo đối với một
virus xâm nhiễm nhất định.
Tuy nhiên, một số virus, bao gồm những loại gây
ra AIDS
và viêm gan siêu vi, lại có thể trốn tránh những phản ứng trên và gây ra sự nhiễm
bệnh mãn tính. Đa phần các chất kháng sinh không có hiệu quả đối với virus, dù
vậy cũng đã có những loại thuốc kháng virus được phát
triển.
6. Làm thế nào để tránh nhiễm trùng
?
- Rửa tay thật kỹ (thường là một trong những cách tốt
nhất để tránh bị cảm cúm).
– Bắt tay với người bị cảm lạnh là nguy hiểm, do đó, tránh dụi
mắt hoặc mũi của bạn sau đó.
– Thức ăn phải được nấu chín hoặc làm lạnh càng nhanh càng
tốt.
– Rau và thịt phải được lưu giữ riêng và chuẩn bị trên thớt
riêng biệt.
– Khi bị cảm cúm, hoặc hắt hơi, sổ mũi cần chuẩn bị khăn giấy,
khăn cá nhân để ngăn chặn đưa virus, vi khuẩn ra ngoài môi trường. Cần luyện
thói quen ho vào cánh tay áo (nếu không có khăn giấy) và khạc nhổ vào giấy vệ
sinh rồi gói lại cho vào thùng rác.
– Một số sinh vật bị giết khi thức ăn được nấu chín, nhưng
chúng vẫn có thể để lại các chất độc hại có thể gây ra tiêu chảy và nôn mửa. Hạn
chế ăn các thức ăn để qua đêm, vì dù đun sôi, vi khuẩn có thể chết, nhưng độc tố
gây bệnh do vi khuẩn tạo ra trong thực phẩm vẫn còn.
– Việc sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục làm giảm khả
năng lây lan bệnh qua đường tình dục.
– Giữ phong cách sống và tinh thần tốt để có hệ miễn dịch khỏe
mạnh.
7. Một số bệnh do vi rút gây ra và cách phòng
bệnh
Tiêu chảy do vi rút: Bệnh tiêu chảy mùa đông do Rota vi rút gây ra và thường chỉ
kéo dài trong 3 – 7 ngày. Khi bị bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ, hơi mệt, nôn,
tiêu chảy, ở trẻ em có quấy khóc… Người bệnh đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, màu
vàng chanh hoặc trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải.
Là một bệnh thông thường, nhưng nếu bị tiêu chảy kéo dài
dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được
bù nước, bù điện giải kịp thời.
Sốt do vi rút: Các triệu chứng sốt vi rút điển hình là ban đầu sốt nhẹ khoảng
38 – 38,5 độ C, sau đó bùng lên sốt cao đến 39 độ C hoặc cao hơn. Nhiều người
đau họng, ho hắng nhẹ, đau nhức mình mẩy, vã mồ hôi, mệt mỏi. Thường sau 5 – 6
ngày, bệnh sẽ tự khỏi.
Về điều trị, chỉ cần dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, hoặc dùng
các loại thuốc cảm để chữa triệu chứng đau nhức, sổ mũi, ho… Ngoài ra nên súc
miệng nước muối và nhỏ mũi thường xuyên. Không nên
dùng kháng sinh.
Sốt vi rút là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và công sở,
nơi dùng điều hòa không khí. Do đó, người bị sốt vi rút nên hạn chế tiếp xúc với
người khác, nhất là trẻ em. Nếu mệt nặng, nên nghỉ làm. Những người xung quanh
nên phòng bệnh bằng cách nhỏ nước muối, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C và bảo
vệ sức khỏe. Để cơ thể có sức đề kháng tốt cần ăn uống phong phú, đủ dinh dưỡng,
ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, súp… ngoài ra nên uống nhiều nước, nước lọc, nước
hoa quả…
8. Cách phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn và virus
gây ra
Bạn cần có một phong cách sống lành mạnh, tinh thần tích cực
để giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Vì khi hệ miễn dịch yếu thì vi khuẩn hoặc virus nào cũng có
thể tấn công bạn.
Bạn cần thực hiện 8 điều
tốt sau đây nhé:
– Ăn
tốt: đủ dinh dưỡng, cân bằng, hợp lý, tươi, sạch, an
toàn,
– Uống đủ nước và đúng cách.
– Ngủ tốt: ngủ đúng giờ, phòng thoáng khí, đông ấm, hè mát, ngủ sâu
giấc.
–
Tập tốt: Tập thể dục và vận động hàng ngày, để thúc đẩy quá trình trao
đổi chất và đào thải độc tố.
– Nghĩ tốt: suy nghĩ tích cực, lạc quan, để có sức khỏe tinh thần
tốt.
– Môi trường sống tốt:
xanh, sạch, đẹp.
–
Học tốt: học các kiến thức chăm sóc, bảo vệ và phòng bệnh mỗi
ngày.
–
Làm tốt: Làm tốt công việc của bạn để có tài chính tốt đảm bảo cho bản
thân và gia đình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét